Thuốc chống cắn mổ ở gà

Gà cắn mổ nhau là một hiện tượng rất phổ biến. Có nhiều nguyên nhân như di truyền, chế độ chiếu sáng, mật độ nuôi, phương pháp quản lý chăm sóc v.v... Cách khắc phục hoặc giảm tình trạng này như thế nào? Mời bạn theo dõi video để khám phá nhé!

Mất cân đối dinh dưỡng: Như thiếu Vitamin, acid amin, thức ăn thô, xanh, thiếu nguyên tố vi lượng (lưu huỳnh, măng gan, iod), lai giống cận huyết.

Do môi trường nuôi: Mật độ nuôi quá đông, ánh sáng quá mức, chuồng nóng trong khi độ ẩm cao.

Chăm sóc nuôi dưỡng: Vi phạm qui trình chăm sóc nuôi dưỡng như cho ăn muộn, đàn đông trong khi thiếu máng ăn, thiếu nước uống, không phân lô phân đàn hợp lý.

Nguyên nhân khác: Có thể do các bệnh truyền nhiễm, giun sán, dùng kháng sinh dài ngày, rối loạn hocmon trong thời kỳ sinh sản, kho gà bị tổn thương gây chảy máu,… cũng gây kích thích mổ cắn nhau.

2. Triệu chứng

Gà mổ cắn nhau ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, cánh, đuôi, hậu môn… gây chảy máu. Khi máu chảy tiếp tục là nhân tố kích thích càng mổ cắn nhau mạnh. Khởi đầu chỉ một vài con trong đàn mổ cắn, nhưng nếu không can thiệp sớm có thể bùng phát trong toàn đàn, gây thiệt hại rất nhiều về kinh tế.

3. Kiểm soát bệnh

Bước 1: Vệ sinh và sát trùng

Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.

Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.

Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.

Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.

Chất độn chuồng: Phun Ecotru trực tiếp trong chuồng nuôi khi xuất hiện mùi hôi 100g/1000m2; đặc biệt pha nước cho uống là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.

Bước 2: Bổ trợ dưỡng chất tác động vào bên trong cơ thể

Dùng Calpho/Canxipro: Kích thích tạo khung xương giai đoạn úm pha 100ml/1000gà/lần. Giai đoạn 50-70 ngày tuổi dùng 200ml/1000 gà/lần/ngày.

Amilyte: Kích thích tăng trọng, bung lông bật cựa đỏ tích kích mào, nhanh đẻ, pha 1g/2lít nước uống.

Soramin/Livercin: Tăng chức năng gan thận và giải độc, pha 1ml/1-2lít nước, cho uống 5-7 ngày.

Zymepro: Tăng cường khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn, giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm tiêu chảy… Pha 1g/1lít nước, cho uống 5-7 ngày.

Bước 3: Tác động bằng cơ học

Thuốc chống cắn mổ ở gà
Thuốc chống cắn mổ ở gà
Thuốc chống cắn mổ ở gà

 

Là mỏ hoặc cắt mỏ: Giai đoạn 7 ngày tuổi, dùng máy cắt 1/2 mỏ hoặc vào lúc 7 tuần tuổi.

Trước khi cắt mỏ khoảng 2-5 giờ cho gà uống Super K100 liều 1g/5kg TT để phòng chảy máu.

Đeo kính cho gà: Là giải pháp tổng hợp để ngăn chặn tối đa bệnh mổ lông nhau ở gà.

Với cấu tạo đơn giản và nguyên lý hoạt động cũng đơn giản. Đeo kính cho gà với mục đích che chắn tầm nhìn, chúng nhìn những vật chuyển động phía trước kém đi rất nhiều, trong khi đó những vật cố định như: Sạp đỗ, thức ăn, nước uống gà vẫn sử dụng bình thường và không hề ảnh hưởng.

4. Khắc phục bệnh

Tách riêng những con mổ cắn nhau.

Tuỳ nguyên nhân mà xử lý bằng 1 trong các cách sau:

Bước 1: Nếu do nguyên nhân thiếu dưỡng chất

Thì xử lý bằng cách cho uống Calpho/Canxipro pha 200ml/1000gà/ngày, dùng liên tục 5-7 ngày sẽ hết hẳn hiện tượng mổ cắn. Sử dụng thức ăn chăn nuôi phù hợp.

Amilyte: Kích tích tăng trưởng, hạn chế mổ căn, chống stress… Pha 1g/2lít nước, cho uống 5-7 ngày.

Soramin/Livercin: Tăng chức năng gan thận và giải độc pha 1ml/1-2lít nước, cho uống 5-7 ngày.

Productive E/Se/Zn: Kích thích thành thục về tính, bung lông, bật cự, đỏ tích, kích mào pha 1ml/1-2lít nước, cho uống 5-7 ngày.

Bước 2: Nếu do nguyên nhân khác

Loại trừ các nguyên nhân kích thích gà mổ cắn nhau.

Dùng phương pháp cắt mỏ cho gà (Phương pháp này tuy hạn chế được hiện tượng mổ cắn, nhưng sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của con gà, đặc biệt khi dùng sản phẩm phục vụ hoạt động tín ngưỡng. Ngoài ra, nếu cắt mỏ không tốt thì dễ dẫn tới hiện tượng dập mỏ làm ảnh hưởng tới ăn uống và sức  khỏe của gà).