Thuốc gây tê màng cứng có tác dụng bao lâu

Cập nhật: 19/12/2018 16:22 | Thu Hương

Thuốc gây tê dùng trong phẫu thuật

Tác dụng và thời gian gây tê

Gây tê cục bộ (gây tê tại chỗ)

Gây tê cục bộ hay gây tê tại chỗ là phương pháp dùng thuốc làm tê liệt một vùng trên cơ thể. Để thực hiện gây tê các bác sĩ, y tá sẽ sử dụng một kim tiêm để đưa thuốc vào cơ thể hoặc sử dụng thuốc bôi. Thuốc sẽ có tác dụng ngay sau một vài phút và tan hết chỉ sau một vài tiếng đồng hồ.

Gây tê vùng

Gây tê vùng sẽ làm tê liệt một vùng lớn trên cơ thể, người bệnh vẫn tỉnh táo trong quá trình gây tê. Gây tê vùng được chia thành 2 loại:

  • Gây tê tủy sống: sẽ được đưa vào vùng cột sống bằng loại kim chuyên dụng có tác dụng nhanh sau khi tiêm và tan hết trong một  vài tiếng. Người bệnh sẽ không thể cử động chân cho đến khi thuốc mê tan hết.
  • Gây tê ngoài màng cứng: Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ đặc biệt là ống thông để đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng. Sau khi đưa thuốc vào, ống thông vẫn sẽ được giữ trong cơ thể bạn để giảm đau trong khoảng thời gian kéo dài vài tiếng hoặc vài ngày.

Gây mê toàn thân

Phương pháp này thường được sử dụng với những ca phẫu thuật kéo dài và phức tạp. Bạn sẽ mất nhận thức hoàn toàn khi đã thực hiện tiêm thuốc mê. Hiện nay, có 2 cách để đưa thuốc vào cơ thể: thuốc dạng lỏng đưa vào bằng ống và thuốc dạng khí được đưa vào thông qua mặt nạ. Bạn có thể hồi phục lại trạng thái bình thường sau một vài giờ tiêm thuốc mê.

Có nhiều loại thuốc gây tê khác nhau

Các loại thuốc tê thường dùng

Cocain

Cocain là thuốc tê duy nhất có nguồn gốc thực vật bằng việc sử dụng lá cây Erythroxylon coca có nhiều ở Nam Mỹ. Thuốc có tác dụng thấm qua được niêm mạch, kích thích dây thần kinh trung ương giảm mệt mỏi, ảo giác,..trên dây thần kinh thực vật cocain cường giao cảm gián tiếp làm tim đập nhanh, co mạch và tăng huyết áp. Một số độc tính của thuốc có thể kể đến như: co mạch mạnh, dễ gây quen thuốc, gây nghiện,  mặt nhợt nhạt,...

Procain (novocaine)

Thuốc tê procain là loại thuốc tê mang đường nối este có thể tan trong nước, có tác dụng gây tê kém hơn so với cocain khoảng 4 lần và ít độc hơn khoảng 3 lần. Thuốc này không thấm qua niêm mạch, có thể làm giãn mạch do tác dụng phong tỏa hạch, hạ huyết áp.

Khi sử dụng bác sĩ có thể sử dụng với adrenalin để làm co mạch, tăng thời gian gây tê. Procain có thể được sử dụng làm thuốc gây tê dẫn truyền với dung dịch 1%-2% và không được quá 3mg/kg. Độc tính của thuốc là có thể gây ra dị ứng, co giật, ức chế thần kinh trung ương. Hiện nay, thuốc này ngày càng được ít dùng.

Lidocain (xylocain)

Lidocain là thuốc được dùng rộng rãi hiện nay. Đây là thuốc tê mang đường nối amid có thể tan trong nước, có bề mặt và gây tê dẫn truyền tố, có tác dụng mạnh gấp 3 lần procain nhưng độc hơn 2 lần. Thuốc chuyển hóa chậm nên có tác dụng nhanh và kéo dài với 2 chất chuyển hóa trung gian là monoethylglycin xylidid và glycin xylidid. Bên cạnh đó, thuốc có những độc tính như: gây lo âu, vật vã, nhức đầu, run,...trên dây thần kinh trung ương, tim đập nhanh, tăng huyết áp,...trên tim mạch và thở nhanh, khó thở,...trên hô hấp.

Bupivacain (Marcain)

Thuốc Bupivacain là nhóm thuốc tê có đường nối amid như lidocain. Thuốc có thời gian gây tê chậm, tác dụng gây tê lâu, cường độ gây tê mạnh gấp 16 lần so với procain với nồng độ cao phong tỏa cơn động kinh vận động. Thuốc được sử dụng để gây tê từng vùng, gây tê thân thần kinh, đám rối thần kinh và gây tê tuỷ sống.

Đây là loại thuốc tê dễ tan trong mỡ, gắn vào protein huyết tương 95%, hoàn toàn chuyển hóa ở gan do Cyt.P   450 và thải trừ qua thận. Bên cạnh đó có những độc tính như gây loạn nhịp thất nặng và ức chế cơ tim, do bupivacain gắn mạnh vào kênh Na+ của cơ tim và ức chế cả trên trung tâm vận mạch.

Ethyl clorid (Kélène) C2H5Cl

Thuốc Ethyl Clorid C2H5Cl  là dung dịch không màu, sôi ở nhiệt độ 12 0C có tác dụng gây mê nhưng ức chế mạnh hô hấp, tuần hoàn nên không dùng. Do bốc hơi ở nhiệt độ thấp, nên có tác dụng làm lạnh rất nhanh vùng da được phun thuốc, gây tác dụng tê mạnh, nhưng rất ngắn. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị trích áp xe, mụn nhọt, chấn thương thể thao. Bạn nên bảo quản thuốc đựng trong lọ thủy tinh, có vặn kim loại, để tiện sử dụng khi phun vào nơi cần gây tê.

Trên đây là những thông tin cần thiết về các loại thuốc tê thường được sử dụng trong phẫu thuật và điều trị các bệnh lý. Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn hi vọng bài viết hữu ích với các bạn trong quá trình tìm hiểu thông tin và cải thiện kiến thức về y dược.

Gây tê ngoài màng cứng đôi khi không đạt được hiệu quả như mong đợi. Tình trạng này có thể xảy ra khi:

  • Khó tìm thấy khoang ngoài màng cứng
  • Thuốc gây tê không lan tỏa đều khắp khoang ngoài màng cứng
  • Ống thông ngoài màng cứng rÆ¡i ra ngoài

Trường hợp gây tê ngoài màng cứng không giảm đau được cho bệnh nhân, bác sĩ gây mê có thể thay thế bằng các phương pháp giảm đau khác hoặc thực hiện lại thủ thuật này. Gây tê ngoài màng cứng thường an toàn; tuy nhiên, cũng như hầu hết các thủ thuật y khoa, tác dụng phụ đôi khi có thể xảy ra.

HẠ HUYẾT ÁP

Tác dụng phụ thường gặp nhất của gây tê ngoài màng cứng là hạ huyết áp. Nguyên nhân là do thuốc tê ảnh hưởng đến các dây thần kinh chi phối mạch máu, dẫn đến hạ huyết áp. Điều này có thể gây buồn nôn, chóng mặt và choáng váng (bệnh nhân có cảm giác như sắp ngất xỉu, cảm thấy cơ thể nặng nề trong khi đầu của mình có cảm giác như bị thiếu máu).

Huyết áp của bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ trong lúc thực hiện gây tê ngoài màng cứng. Nếu cần thiết, thuốc có thể được truyền qua tĩnh mạch của bệnh nhân để ổn định huyết áp .

Thuốc gây tê màng cứng có tác dụng bao lâu

MẤT KIỂM SOÁT BÀNG QUANG

Sau gây tê ngoài màng cứng, bệnh nhân sẽ không có cảm giác khi bàng quang căng đầy nước tiểu vì thuốc tê đã tác động đến các dây thần kinh xung quanh.

Ống thông tiểu sẽ được đặt vào bàng quang của bệnh nhân giúp dẫn lưu nước tiểu. Khả năng kiểm soát bàng quang của bệnh nhân sẽ trở lại bình thường ngay khi hết thuốc tê.

NGỨA DA

Trong quá trình gây tê ngoài màng cứng, thuốc giảm đau kết hợp với thuốc gây tê thỉnh thoảng có thể làm cho da của bệnh nhân bị ngứa. Tình trạng này có thể được điều trị dễ dàng.

BUỒN NÔN

Bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn (hoặc nôn ói) sau gây tê ngoài màng cứng. Nếu huyết áp của bệnh nhân bình thường, thuốc chống nôn sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

ĐAU LƯNG

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010 cho thấy không có sự gia tăng nguy cơ gây đau lưng kéo dài khi áp dụng phương pháp gây tê ngoài mạng cứng.

Đội ngũ nhân viên y tế thực hiện gây tê ngoài màng cứng sẽ cố gắng chăm sóc để đảm bảo bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong và sau thủ thuật, nhưng nếu bệnh nhân phải nằm cùng một tư thế trong thời gian dài có thể làm cho tình trạng đau lưng có sẵn trước đó trở nên trầm trọng hơn. Sau thủ thuật, nếu bệnh nhân bị đau lưng dữ dội, bệnh nhân nên thông báo ngay cho nhân viên y tế, giúp họ sớm tiến hành đánh giá tình trạng đau lưng của bệnh nhân.

ĐAU ĐẦU DỮ DỘI

Cơn đau đầu dữ dội thỉnh thoảng có thể xảy ra sau gây tê ngoài màng cứng – được gọi là đau đầu do thủng, rách màng cứng.

Tình trạng này xảy ra khi lớp màng tủy sống (màng cứng) của bệnh nhân vô tình bị thủng, rách.

Tình trạng đau đầu thường sẽ khỏi theo thời gian, một thủ thuật gọi là “dán máu” có thể được sử dụng sẽ giúp bịt kín chỗ thủng. Thủ thuật được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ máu của bệnh nhân để bơm vào khoang ngoài màng cứng. Khi máu đông lại (dày lên), lỗ thủng, rách sẽ được bịt kín và cơn đau đầu của bệnh nhân sẽ không còn.

Đau đầu do thủng, rách màng cứng sau gây tê ngoài màng cứng thường rất hiếm, khả năng xảy ra từ 1/100 đến 1/500 trường hợp.

NHIỄM TRÙNG

Nhiễm trùng có khả năng xảy ra tại vị trí tiêm trong một vài tuần sau gây tê ngoài màng cứng và có thể dẫn đến việc hình thành áp xe. Rất hiếm khi áp xe hình thành trong khoang ngoài màng cứng. Tình trạng này có thể gây tổn thương thần kinh, bao gồm việc mất hoàn toàn khả năng vận động của nửa dưới cơ thể (liệt chi dưới).

TỤ MÁU NGOÀI MÀNG CỨNG

Khối máu tụ ngoài màng cứng là một biến chứng rất hiếm gặp sau gây tê ngoài màng cứng. Tụ máu xảy ra là do sự tổn thương ở thành mạch máu.

Nếu tĩnh mạch bên trong khoang ngoài màng cứng bị đâm thủng, máu có thể tích tụ và hình thành khối máu tụ, gây chèn ép tủy sống của bệnh nhân.

Tình trạng này có thể gây tổn thương thần kinh như liệt chi dưới nhưng rất hiếm khi xảy ra.

CÁC BIẾN CHỨNG KHÁC

Các biến chứng khác có thể xảy ra sau gây tê ngoài màng cứng dù hiếm gặp, bao gồm:

  • Ngất xỉu (co giật)
  • Khó thở
  • Tổn thÆ°Æ¡ng thần kinh
  • Tá»­ vong

Tuy nhiên, các biến chứng nghiêm trọng sau gây tê ngoài màng cứng là rất hiếm. Ước tính nguy cơ gây tổn thương vĩnh viễn từ phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi sinh con là từ 1/80,000 đến 1/320,000 trường hợp.

Trước khi quyết định thực hiện gây tê ngoài màng cứng, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ gây mê về thủ thuật. Bác sĩ gây mê sẽ trao đổi thêm thông tin về các nguy cơ biến chứng như mô tả ở trên.