Thuốc tăng đề kháng cho trẻ bị COVID

Trong danh mục hướng dẫn này có 7 nhóm thuốc, gồm: thuốc hạ sốt, giảm đau; thuốc cân bằng điện giải; thuốc hỗ trợ nâng cao sức khoẻ, tăng sức đề kháng; thuốc sát khuẩn hầu họng; thuốc kháng virus; thuốc chống viêm corticosteroid; thuốc chống đông máu

Thuốc tăng đề kháng cho trẻ bị COVID

Trao túi thuốc đến tận tay F0 đang điều trị tại nhà ở quận Phú Nhuận

Bộ Y tế vừa hành hướng dẫn tạm thời "Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm Covid-19 tại nhà". Theo đó, trong danh mục hướng dẫn này có 7 nhóm thuốc, gồm:

1. Thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol: cho trẻ em, gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg; cho người lớn: viên nén 250mg hoặc 500mg.

2. Thuốc cân bằng điện giải: Dung dịch Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.

3. Thuốc hỗ trợ nâng cao sức khoẻ, tăng sức đề kháng: Vitamin tổng hợp có một trong các thành phần sau: vitamin B1, B6 và B12; vitamin C (có thể bao gồm kẽm); vitamin D.

4. Thuốc sát khuẩn hầu họng: Natri clorit (dung dịch 0,9% hoặc viên pha nước muối); Thuốc sát khuẩn hầu họng khác.

5. Thuốc kháng virus: Sử dụng theo đề cương nghiên cứu lâm sàng được Bộ Y tế phê duyệt hoặc theo thông tin tờ hướng dẫn sử dụng thuốc sau khi thuốc được cấp giấy phép lưu hành sản phẩm tại Việt Nam.

6. Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: có thể lựa chọn một trong các thuốc: Dexamethason 0,5mg (viên nén); Methylprednisolon 16mg (viên nén) và Prednisolon 5mg (viên nén).

7. Thuốc chống đông máu đường uống, lựa chọn một trong 2 thuốc sau: Rivaroxaban 10mg (viên), hoặc Apixaban 2,5mg (viên).

Thuốc tăng đề kháng cho trẻ bị COVID

Người mắc Covid-19 điều trị tại nhà có thể sử dụng 7 loại thuốc trong danh mục theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Trong hướng dẫn, Bộ Y tế nêu rõ, thuốc kháng virus hiện chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trong tình huống khẩn cấp hoặc cấp phép lưu hành chính thức. Thuốc được dùng trong chương trình thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu tại cộng đồng theo đề cương nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học - Bộ Y tế thông qua và Bộ Y tế cho phép triển khai.

Đối với thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu, Bộ Y tế đề nghị thực hiện kê đơn điều trị ngoại trú theo quy định. Việc này thực hiện trên nguyên tắc chỉ định điều trị kết hợp đồng thời thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi người bệnh có bất kỳ dấu hiệu sớm của suy hô hấp mà chưa kịp chuyển đến cơ sở thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch. Người bệnh không thuộc phạm vi chống chỉ định của thuốc. Khi kê đơn, các bác sĩ lưu ý kiểm tra kỹ các chống chỉ định, khai thác thông tin về các thuốc người bệnh đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc nghiêm trọng khi kê đơn. Tư vấn cho người bệnh hoặc người chăm sóc nhận biết một số tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí phù hợp trong quá trình sử dụng.

MINH KHANG

Nguồn: www.sggp.org.vn

Thuốc tăng đề kháng cho trẻ bị COVID

Một mẩu quảng cáo đông trùng hạ thảo cho trẻ F0 trên mạng - Ảnh: THU HIẾN chụp lại

Tuy nhiên nhiều phụ huynh đã ngộ nhận trong chăm sóc dinh dưỡng cho con, cứ nghĩ "đồ đắt tiền là đồ tốt", sẵn sàng bỏ tiền triệu mua tổ yến, sâm, đông trùng hạ thảo... về tẩm bổ cho con.

Theo TS.BS Trương Thị Ngọc Lan - phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - khi trẻ đang mắc COVID-19, không nên tẩm bổ bằng đông trùng hạ thảo và sâm, chỉ dùng những bài thuốc đông y có công dụng giải cảm.

Ngay cả khi trẻ đã khỏi COVID, cha mẹ cũng không nên dùng đông trùng hạ thảo và sâm vì có thể khiến trẻ dễ bị chảy máu cam.

Bà giải thích: theo y học cổ truyền, cơ thể trẻ em có tính nhiệt nhiều hơn so với hàn, người rất nóng, trong khi sâm và đông trùng hạ thảo đều là những bài thuốc nóng nên không phù hợp để tẩm bổ cho trẻ. 

Cũng theo TS Lan, sau khi trẻ khỏi COVID-19, có thể tẩm bổ bằng bài thuốc đông y, song phải có bác sĩ bắt mạch, kê toa, cho thuốc. Nếu dùng sai thuốc, sai cách, trẻ sẽ thêm nóng, người bứt rứt, khó ngủ, khó tập trung.

TS.BS Nguyễn Thị Thu Hậu - trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết đa số trẻ mắc COVID-19 đều ở thể nhẹ, nên chăm sóc trẻ như thế nào để trẻ không mệt mỏi và mau phục hồi là điều rất cần thiết. Việc tăng cường miễn dịch, sức khỏe cho trẻ sẽ giúp trẻ mau phục hồi và chống lại dấu hiệu kéo dài của hậu COVID-19 về sau. Theo đó, phụ huynh nên chọn chế độ ăn đầy đủ chất, mềm và dễ tiêu hóa hơn.

"Chế độ dinh dưỡng cần đầy đủ chất dinh dưỡng với 8 nhóm thực phẩm gồm nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm; cung cấp đầy đủ các vi chất, đảm bảo dinh dưỡng để giúp cho hệ miễn dịch của trẻ tốt hơn và mau khỏi bệnh. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, tránh uống nước ngọt công nghiệp làm tăng phản ứng viêm, làm cơ thể mệt mỏi", TS Thu Hậu khuyến nghị.

TS Hậu cũng chia sẻ thêm: trẻ mắc COVID-19 đa phần là mắc biến chủng Omicron. Biến chủng này nằm ở đường hô hấp trên nên phụ huynh cần cung cấp đủ nước cho trẻ để tống đàm ra, giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn.

Hiện nay trong mùa dịch, rất nhiều sản phẩm được quảng cáo sẽ giúp nhanh phục hồi bệnh, thậm chí diệt COVID-19. Song đến nay chưa có bất kỳ sản phẩm nào có thể diệt được COVID-19, chỉ có thể dùng chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, có lợi cho hệ miễn dịch để trẻ chống lại bệnh.

"Nhiều phụ huynh không ngần ngại bỏ ra khoản tiền lớn để mua tổ yến bồi bổ cho con, tuy nhiên tổ yến mang giá trị về mặt tinh thần, tâm lý nhiều hơn, bởi qua phân tích, trong thành phần của tổ yến có chứa các axit amin thiết yếu và chất xơ nhưng hàm lượng ít. Còn cảm giác khỏe hơn khi ăn tổ yến là do khi nấu tổ yến, người ta thường cho thêm đường phèn, cơ thể đang mệt mỏi khi ăn đường phèn vào cảm thấy khỏe hơn", bà giải thích.

Theo Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, cha mẹ cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ để xác định xem trẻ có khả năng bị suy dinh dưỡng cấp hay không:

- Theo dõi cân nặng định kỳ cho trẻ, nếu có thể được 3-5 ngày/lần. Nếu trẻ sụt cân từ 1-2%/1 tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp.

- Đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hằng ngày của trẻ như: chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng bởi chúng sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ.

- Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào dưới 70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế.

Thuốc tăng đề kháng cho trẻ bị COVID
Trẻ mắc COVID-19 đến khám đông đúc ở các bệnh viện nhi TP.HCM

THU HIẾN

Sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại những tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể. Đối với trẻ em, sức đề kháng vẫn còn yếu do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Vì vậy trẻ thường bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp hay tiêu hóa đặc biệt là trong mùa dịch bệnh. Do đó, cha mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ để phòng ngừa bệnh tật.

Sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện và sức đề kháng còn kém nên trẻ thường hay mắc những bệnh lý về đường hô hấp hoặc tiêu hóa,... Đây cũng là một trong những biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp.

Khi trẻ còn nằm ở trong bụng mẹ đã có một sức đề kháng nhất định do mẹ cung cấp giúp chống lại những tác nhân bất lợi. Khi trẻ mới sinh ra, sức đề kháng của trẻ chưa phát triển toàn diện mà phải tiếp xúc với môi trường sống mới nên rất dễ bị bệnh. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, việc tăng sức đề kháng cho trẻ là một việc làm thiết yếu để tạo điều kiện cho trẻ có thể thuận lợi phát triển một cách tốt nhất và phòng ngừa mắc bệnh đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Thuốc tăng đề kháng cho trẻ bị COVID

Tăng sức đề kháng mùa dịch cho bé bằng cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Tăng cường sức đề kháng cũng như tăng hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa dịch là hết sức cần thiết. Một trong những cách giúp tăng sức đề kháng mùa dịch như:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều nhất có thể. Bởi vì sữa mẹ không chỉ một nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn chứa rất nhiều kháng thể giúp bé phòng ngừa được nhiều loại bệnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sức mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng và bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi virus, vi khuẩn gây hại, đồng thời hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh. Những dưỡng chất có trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ một cách hiệu quả.
  • Đối với trẻ lớn hơn cần cho trẻ uống đủ nước, ăn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất. Đồng thời tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm như cua, tôm, gan động vật, các loại ngũ cốc, thịt bò và bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin E, C. Những loại trái cây như cam, bưởi, chanh,... là những nguồn có chứa nhiều vitamin C, uống thêm các loại nước ép sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.
  • Tạo cho trẻ một thói quen sống lành mạnh, đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc và rèn luyện cơ thể thường xuyên hơn. Bởi vì, giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc cải thiện và củng cố sức đề kháng của trẻ. Việc thiếu ngủ sẽ khiến cho em bé dễ mắc bệnh hơn do giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên và khiến cho trẻ khó chịu, tinh thần không tỉnh táo.
  • Cha mẹ cần thường xuyên cho trẻ vận động bằng những hoạt động như bơi lội, đạp xe, đá bóng,...
  • Ngoài ra, trong tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (COVID-19) đang diễn biến hết sức phức tạp cha mẹ cần phải giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng nhà cửa, đồng thời đeo khẩu trang, hạn chế đưa trẻ tới nơi tụ tập đông người và rửa tay thường xuyên,...
  • Bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa

Tóm lại, sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại những tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể. Đối với trẻ em, sức đề kháng vẫn còn yếu do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Vì vậy trẻ thường bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp hay tiêu hóa đặc biệt là trong mùa dịch bệnh nếu hệ miễn dịch yếu. Do đó, tăng sức đề kháng trong mùa dịch là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết nhằm phòng ngừa bệnh tật cho trẻ.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

XEM THÊM: