Thượng viện tiếng anh là gì

Ngày nay, nhu cầu quan tâm đến các tình hình chính trị thế giới ngày càng cao, thể hiện sự quan tâm của người dân đối với Nhà nước, đồng thời thể hiện tốc độ phát triển của đất nước. “Thượng viện hạ viện” là thuật ngữ không còn xa lạ khi tìm hiểu về tình hình chính trị của các nước phương Tây. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này. Vậy thượng viện hạ viện là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu và phân tích nhé.Nội dung bài viết:1. Thượng viện là gì?Tại một số quốc gia, Thượng viện có tên là Viện nguyên lão bắt nguồn từ tên gọi của Viện nguyên lão La Mã cổ đại. Ở La Mã cổ đại, thượng viện là một trong những cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nó được tạo ra từ số hội đồng trưởng lão của các gia tộc quý tộc của vị vua La Mã đầu tiên Romulus. Ban đầu thượng viện bao gồm khoảng một trăm người.

Các thành viên của Thượng viện dự kiến ​​sẽ được gọi là thượng nghị sĩ. Việc sử dụng đầu tiên của thuật ngữ senate để chỉ định thượng viện bắt nguồn từ Hiến pháp Hoa Kỳ, sau đó được bắt chước bởi nhiều nước khác trên toàn thế giới. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng nguồn gốc của khái niệm này gắn liền với một trong những hình thức trật tự xã hội lâu đời nhất trên thế giới, trong đó quyền lực ban đầu thuộc về những người được gọi là trưởng lão bộ lạc. Khái niệm này đã trở nên phổ biến sau khi Thượng viện được luật hóa ở La Mã cổ đại. Nó được thành lập vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên và không còn tồn tại vào thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên.

Thượng viện tiếng anh là gì

Thượng viện hạ viện là gì

Thượng viện với tư cách là một cơ quan nhà nước lập pháp lần đầu tiên xuất hiện ở La Mã cổ đại. Về bản chất, thượng viện là một sự tiến hóa của Hội đồng trưởng lão. Thượng viện đã có một tác động rất lớn đến chính sách công và tài chính, các quyết định của nó có hiệu lực của pháp luật.

2. Hạ viện là gì?

Hạ viện (Hạ nghị viện hoặc Chúng nghị viện) là một trong hai viện của Quốc hội ở tại các Quốc gia lưỡng viện. Các thành viên của Hạ viện được chọn lựa qua bầu cử. Hạ viện có chức năng lập pháp. Quyền lực của hạ viện so với thượng viện là khác nhau tùy theo hiến pháp.

Đại biểu quốc hội tại hạ nghị viện thường là do người dân trực tiếp bầu, nên còn gọi là dân biểu hoặc “hạ nghị sĩ”, và hạ nghị viện còn được gọi là viện dân biểu. Trong khi đại biểu quốc hội tại thượng nghị viện thường được gọi là nghị sĩ, hay là thượng nghị sĩ.

  • Tại các quốc gia theo thể chế dân chủ nghị viện, hạ viện có quyền lập ra thủ tướng và chính phủ. Đảng nào có nhiều ghế trong hạ viện có quyền thành lập chính phủ. Ví dụ: Anh, Canada, Úc…
  • Quốc hội tại những quốc gia có một viện được coi là tương đương với hạ viện. Ví dụ: Việt Nam, Trung Quốc…
  • Hạ viện Hoa Kỳ bao gồm 435 dân biểu được bầu chọn dựa trên tỷ lệ dân số của mỗi tiểu bang.

3. Mối quan hệ giữa thượng viện hạ viện

Thượng viện có những quyền lực riêng mà hạ viện không có và ngược lại hạ viện cũng có những quyền lực riêng. Điều này thay đổi tuỳ thuộc vào hiến pháp từng quốc gia sẽ quyết định quyền hạn của thượng viện.

  • Thượng viện có quyền xem xét các vấn đề được đưa ra bởi hạ viện nhưng ở một số nước, thượng nghị sĩ không có vai trò khởi xướng hay phủ quyết lập pháp, riêng ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ có quyền đề xướng luật, nhưng luật chi tiêu và đánh thuế phải xuất phát từ hạ viện.
  • Thượng viện có quyền đặt vấn đề với nhánh hành pháp, sau khi các nghị quyết được thông qua bởi hạ viện.
  • Bên cạnh đó ở nhiều nước, các thành viên thượng viện thường không phải được bầu đại chúng mà quyền thành viên có thể do kế thừa hoặc do bổ nhiệm.
  • Các thành viên đại diện cho các đơn vị hành chính của một liên bang. Trong trường hợp này, Thượng nghị viện còn được gọi là Viện bang biểu, các thành viên được chỉ định bởi các bang và đại diện cho quyền lợi các tiểu bang của một liên bang.
  • Thượng viện có ít ghế hơn hạ viện.
  • Nhiệm kỳ thành viên thượng viện thường dài hơn của hạ viện, thậm chí cả đời.
  • Các thành viên được bầu theo từng phần, tức là mỗi năm một phần trong thượng viện sẽ được bầu lại, chứ không phải cả viện. Tuy nhiên, điều này thay đổi tùy thuộc vào các quốc gia khác nhau.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để trả lời cho câu hỏi thượng viện hạ viện là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình phân tích, tìm hiểu tình hình chính trị trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: