Thuỷ ngân ở đâu trong nhiệt kế

Nhiệt kế thủy ngân là thiết bị đo nhiệt độ kiểu truyền thống, được sử dụng từ xa xưa cho đến ngày nay. Tuy nhiên, nhiệt kế có cấu tạo bằng thủy tinh, đầu đo nhiệt có độ nhạy cao, chỉ số đo được xem qua lượng thủy ngân trong ống. Trong quá trình sử dụng, nếu không cẩn trọng, thiết bị này bị rơi vỡ và làm rơi thủy ngân ở bên trong có thể rơi ra ngoài môi trường. Chính vì đó, câu hỏi được đặt ra chính là: Lượng thủy ngân trong nhiệt kế có nhiều không? Có nguy hiểm không?

Lượng thủy ngân trong nhiệt kế có nhiều không?

Rất có thể nhiều người sử dụng nhiệt kế thủy ngân và sẽ đưa ra chung một thắc mắc chính là: lượng thủy ngân trong nhiệt kế có nhiều không? Bởi vì, ví dụ như thân nhiệt của bạn là 39 độ, lượng thủy ngân trong thiết bị sẽ dâng lên từ vạch0 cho đến vạch 39 độ. Dựa vào đó, nhiều người đưa ra thắc mắc trên. Câu trả lời đó chính là không.

Tuy nhiên, tùy thiết kế mà lượng thủy ngân trong dụng cụ này khác nhau. Điểm chung đó chính là lượng này rất ít.

Thuỷ ngân ở đâu trong nhiệt kế

Lượng thủy ngân trong nhiệt kế có nhiều không?

Vậy, lượng thủy ngân trong nhiệt kế có độc không? Câu trả lời đó chính là có. Thủy ngân, dù ít dù nhiều, dù ở trạng thái lỏng hay khí đều được đánh giá là chất độc, ảnh hưởng trực tiếp tới con người.

Thủy ngân ở trong nhiệt kế bị vỡ có nguy hiểm không?

Thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ có nguy hiểm không? Là vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay. Câu trả lời đó chính là có. Lượng thủy ngân này tuy ít, nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp tới người sử dụng.

Theo nghiên cứu, tiếp xúc với thủy ngân dù chỉ lượng nhỏ có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt nếu phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, chất này còn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Nó còn ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch,… đặc biệt ảnh hưởng tới cơ quan nội tạng, da và mắt.

Thuỷ ngân ở đâu trong nhiệt kế

Thủy ngân ở trong nhiệt kế bị vỡ có nguy hiểm không?

Cách giảm thiểu ảnh hưởng của thủy ngân trong nhiệt kế

Thủy ngân là chất độc, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Nếu bạn sử dụng nhiệt kế thủy ngân, bạn cần đặc biệt lưu tâm điều này. Cần chú ý một số điểm dưới đây:

  • Luôn bảo quản dụng cụ này tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Khi gặp sự cố ngoài ý muốn như rơi vỡ, nhanh chóng xử lý để đảm bảo ảnh hưởng của thủy ngân đến bạn một cách nhỏ nhất.

Thuỷ ngân ở đâu trong nhiệt kế

Bảo quản nhiệt kế thủy ngân đúng cách

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng nhiệt kế điện tử, thiết bị hoạt động bằng pin, vỏ được làm từ chất liệu cao cấp, hạn chế rơi vỡ, hỏng hóc. Máy đo bằng cảm ứng hồng ngoại, cho kết quả có độ chính xác đảm bảo.

Đặc biệt, nhiệt kế điện tử nói không với thủy ngân nên có tính thân thiện cực cao. Sử dụng máy đo nhiệt độ giúp bạn an toàn hơn khi tránh xa được thủy ngân. Đây là thiết bị được biết đến và tin dùng sử dụng nhiều, đặc biệt tại gia đình có trẻ nhỏ hoặc các bệnh viện, trường học,…

Thuỷ ngân ở đâu trong nhiệt kế

Sử dụng nhiệt kế điện tử thay cho loại thủy ngân

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm được đánh giá cao dưới đây:

Chúng tôi vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi lượng thủy ngân trong nhiệt kế có độc không khi bị vỡ. Bạn nên tham khảo và mua nhiệt kế điện tử để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm này còn có nhiều tính năng nổi trội, cụ thể là đo nhanh. Để được tư vấn thêm về thiết bị đo nhiệt độ điện tử, bạn có thể liên hệ ngay với maydochuyendung.com ngay hôm nay!

Nhiệt kế là thiết bị y tế không thể thiếu trong mỗi gia đình giúp đo nhiệt độ cơ thể. Có nhiều loại nhiệt kế trong đó nhiệt kế thủy ngân là loại thông dụng có độ chính xác khá cao. Tuy nhiên vật dụng này lại dễ vỡ, khiến thủy ngân lọt ra ngoài rất nguy hiểm.

Thuỷ ngân ở đâu trong nhiệt kế

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Thủy ngân là một loại hóa chất rất độc tồn tại dưới nhiều dạng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ dàng ở nhiệt độ phòng. Ngay cả khi một lượng rất nhỏ thủy ngân trong nhiệt kế lọt ra ngoài không khí cũng có thể gây độc cho những người xung quanh, nhất là trẻ nhỏ.

Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ gây ra nhiều nguy hiểm khôn lường. Triệu chứng ngộ độc thủy ngân cấp tùy thuộc vào thời gian, nồng độ và dạng ngộ độc. Bệnh nhân hít phải thủy ngân có thể dẫn đến bệnh phổi cấp tính nặng, khiến nạn nhân ho, khó thở, đau ngực, sốt… Ở thể nặng, bệnh nhân có biểu hiện mất trí nhớ, viêm miệng, co giật, nôn, viêm ruột. Nếu phụ nữ mang thai hít phải thủy ngân phát tán trong không khí, chúng có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung, gây hại cho cả thai nhi.

Do vậy cần có cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ phù hợp để bảo đảm sự an toàn của bạn và mọi người xung quanh. Trong trường hợp không may bị vỡ nhiệt kế bằng thủy ngân, chúng ta nên bình tĩnh xử lý tình huống, nếu mất bình tĩnh có thể khiến trẻ em nuốt sâu hơn thủy ngân hoặc sặc thủy ngân dẫn tới đe dọa tính mạng. Cần khẩn trương làm một số việc sau:

          - Đưa trẻ và mọi người ra khỏi phòng, tránh trường hợp thủy ngân bay hơi tan trong không khí làm hại phổi.

          - Thay toàn bộ quần áo đề phòng trường hợp thủy ngân dính vào người.

          - Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý.

          - Thu dọn hạt thủy ngân trên sàn bằng cách đeo găng tay, dùng bông tăm ướt hay giấy mỏng đặt sát xuống nền để gạt thủy ngân vào.

          - Thủy ngân sau khi được thu gom xong phải để trong hộp kín, tránh đổ thủy ngân xuống cống vì có thể làm ô nhiễm nguồn nước.

          - Làm sạch quần áo dính thủy ngân.

          - Khi trẻ có dấu hiệu bị nhiễm thủy ngân như ngậm cặp nhiệt kế bị vỡ, không nên tìm mọi cách lấy thủy ngân như móc họng hoặc bắt trẻ nôn ra, hãy cho trẻ uống thật nhiều nước và lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp giải độc kịp thời.

          Để tránh sự cố vỡ nhiệt kế thủy ngân xảy ra:

          - Không nên cho trẻ ngậm nhiệt kế thủy ngân nhằm tránh tình trạng nhiệt kế bị vỡ.

          - Sau khi sử dụng nên đặt trong hộp bảo quản, để ở vị trí an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.

          - Sử dụng nhiệt kế điện tử thay thế nhiệt kế thủy ngân./.

Trần Hoàng Kim - TTKSBT Lạng Sơn