Thủy tổ dòng họ là gì

Thủy Tổ (chữ Hán 始祖) là miếu hiệu do các vị quân chủ đời sau truy tôn cho có công khai sáng ra triều đại đó, ngoài ra Thủy Tổ còn là cách gọi những người đầu tiên lập ra một dòng tộc ở một nơi nhất định mà trong văn khấn vẫn gọi là Thủy Tổ Khảo và Thủy Tổ Tỷ.

Show

Danh sách

  • Chu Thủy Tổ (truy tôn)
  • Thương Ân Thủy Tổ (truy tôn)
  • Tây Hán Thủy Tổ (truy tôn)
  • Đông Ngô Thủy Tổ (truy tôn)
  • Tân Thủy Tổ (truy tôn)
  • Thành Thủy Tổ
  • Hậu Lương Thủy Tổ Lã Vọng (do Hậu Lương Thái Tổ truy tôn)
  • Hậu Tần Thủy Tổ
  • Đại Thủy Tổ
  • Hán Thủy Tổ (Hán Đế Hầu Cảnh truy tôn)
  • Nam Chu Thủy Tổ (Đại Chu Thánh Thần Hoàng Đế truy tôn)
  • Kim Thủy Tổ
  • Cao Câu Ly Thủy Tổ
  • Tân La Thủy Tổ
  • Cao Ly Thủy Tổ (còn có miếu hiệu khác là Quốc Tổ)
  • Mạc Thủy Tổ (Mạc Thái Tổ truy tôn)
  • Đại Tây Thủy Tổ (có sách khác ghi là Thái Tổ)
  • Thanh Thủy Tổ (truy tôn)

Xem thêm

  • Thái Tổ
  • Thái Tông
  • Thánh Tổ
  • Thánh Tông
  • Thế Tổ
  • Thế Tông
  • Cao Tổ
  • Cao Tông
  • Độ Tổ
  • Hán Thủy Tổ
  • Chu Thủy Tổ
  • Kim Thủy Tổ
Thủy tổ dòng họ là gì

Đây là trang định hướng liệt kê các bài hay chủ đề về những người có cùng tên gọi. Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn cần quay lại bài đó để sửa lại liên kết đến đúng trang cần thiết.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thủy_Tổ&oldid=63966210”

Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?


Thủy tổ dòng họ là gì

Nhiều người trong dòng họ đã có ý kiến là cần xây dựng cuốn Tổng phả họ Tô Việt Nam. Đây là việc cần thiết và quan trọng. Ta đã xác định gia phả là một trong ba báu vật của chi họ để đoàn kết, xây dựng  và phát huy truyền thống của chi họ. Cuốn Tổng phả cũng có ý nghĩa như vậy với dòng họ Tô Việt Nam và còn quan trọng hơn vì đây là báu vật của cả dòng họ lớn.

Trong lễ kỷ niệm 10 năm chắp nối dòng họ vừa qua tại đền Văn Hiến, về phương hướng hoạt động chắp nối dòng họ Tô Việt Nam, ban liên lạc họ Tô Việt Nam đã xác định sẽ biên tập cuốn sách “Họ Tô Việt Nam” sẽ hoàn thành vào năm 2015 hoặc 2020. Cũng như việc viết tộc phả của một chi họ, viết tổng phả họ Tô Việt Nam cũng phải bắt đầu từ Thuỷ tổ hay Khởi tổ.

Vì vậy việc cần làm ngay là phải xác định được Thuỷ tổ họ Tô Việt Nam là ai? Như bài phát biểu của cụ Tô Gĩ trong cuộc hội thảo đầu tiên của dòng họ ngày 12 tháng Sáu năm Mậu Dần (03-8-1998) là các nhánh họ Tô không nhiều như các họ Nguyễn, Trần, Lê…; Trong lịch sử cũng không có một triều đại nào, họ Tô trải qua hưng vong phải thay tên đổi họ nên chúng ta tin rằng chúng ta là người cùng một họ. Vì vậy nếu tìm được ai là người họ Tô có danh tính rõ ràng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử thì ta có thể tôn Người là thuỷ tổ (Khởi tổ) cùa dòng họ Tô Việt Nam. Tìm trong sử sách thấy người mang họ Tô đầu tiên có tên trong chính sử là Tô Định nhưng Tô Định là người Trung Quốc sang làm Thái Thú Giao Châu chỉ một thời gian đã bị hai chị em Bà Trưng nổi lên đánh đuổi về phương Bắc chắc không còn dòng giống gì trên đất nước ta. Vừa qua ta tôn vinh Đức Tô Hiến Thành người họ Tô Đầu tiên có tên trong chính sử lại là danh nhân kiệt xuất của đất nước là biểu tượng tinh thần để tập hợp dòng họ. Nhưng Đức Tô sinh năm 1102  tức là đầu thiên niên kỷ thứ II. Vậy trong thiên niên kỷ thứ I đã có người họ Tô sinh sống trên dải đất này chưa? Có một số ý kiến nói là “Tô Lịch là thuỷ tổ của họ Tô Việt Nam” nhưng Tô Lịch là con người có thật hay là con người huyền thoại?

Thủy tổ dòng họ là gì

  Thông tin họ Tô Việt Nam đã nhận được nhiều bài viết và đã đăng một số bài nói về thần Tô Lịch. Một trong những bài viết đó là của giáo sư sử học Lê Văn Lan. Ông đã khẳng định “Thần song Tô Lịch là một nhân thần” và như vậy Tô Lịch là con người có thật. Các bài viết đó có nội dung khá trùng nhau và trong đó có các cứ liệu lịch sử lại dần xen với huyền thoại. Đây là vấn đề khoa học lịch sử. Nếu ta xác định Tô Lịch là người có thật và tôn Ngài là Thuỷ tổ của họ Tô Việt Nam thì không phải chỉ trong họ thống nhất với nhau là được, mà cần được các cơ quan khoa học lịch sử và người ngoài dòng họ công nhận.

Vì vậy việc cần thiết phải tổ chức hội thảo khoa học lịch sử. Đây là việc làm khó khăn, nếu không có phương pháp khéo léo thì khó thành hiện thực. Nhưng trước hết tự chúng ta phải chuẩn bị tư liệu làm luận cứ khoa học.

Thông tin họ Tô Việt Nam đề nghị mọi người trong họ quan tâm tới việc này tìm hiểu các tài liệu lịch sử (cả chính sử, cả huyền thoại) trích ra những câu, những đoạn nói về Tô Lịch gửi cho TTHTVN để chúng tôi tập hợp lại thành hệ thống làm tài liệu ban đầu cho cuộc hội thảo.

THỜ CÚNG TỔ TIÊN Ở TỪ ĐƯỜNG THỦY TỔ

Gia đình Việt Nam theo chế độ phụ hệ, lấy quan hệ huyết thống cha làm chủ đạo. Những người cùng chung huyết thống chia thành hai bậc:

-  Dòng tộc: gồm tất cả mọi người cùng chung Thủy tổ sinh ra, kể cả người chết và người sống. -  Gia (nhà): gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ và quan hệ hôn nhân. Thực chất, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên chỉ có 2 nơi thờ cúng: -  Từ đường Thủy tổ: Nhà thờ chung dòng tộc -  Gia từ: Nhà thờ tại gia đình

XÁC ĐỊNH THỦY TỔ CỦA DÒNG TỘC

Dòng tộc có mối quan hệ chung huyết thống kể từ vợ chồng Thủy tổ sinh hạ trở xuống.Thủy tổ (始 祖) là ông tổ đầu tiên (đời thứ nhất) của một dòng tộc, có tên, tuổi, lịch sử bản thân, công trạng, mồ mả ghi trong gia phả. Ông  bà  Thủy  tổ là  người  khai  sinh ra dòng tộc. Mỗi dòng tộc chỉ có một ông bà Thủy tổ. Cha của ông Thủy tổ là “Thái thủy tổ”. Cha của ông Thái thủy tổ là “Thái  thái thủy tổ”  và  nhiều bậc bề trên nữa, gọi chung là “Lịch đại Thái thủy tổ”. Từ ông Thái thủy tổ trở lên không có tên trong gia phả. Từ một vị Thủy tổ sinh hạ các đời kế tiếp là đời thứ hai, đời thứ ba, v.v... cho đến đời hiện tại (đời còn gọi là thế hệ). Thủy tổ còn gọi là Sơ tổ, Triệu tổ, Tị tổ - Sơ tổ 初 祖 (sơ là mới, trước)   - Triệu tổ 肇 祖 (triệu: xây dựng ban đầu) - Tị tổ  鼻 祖 (tị: đầu tiên, khởi thủy) Thủy tổ sinh cư gắn liền với địa danh (thôn, làng, xã) mà gia đình vị Thủy tổ sinh sống lâu dài trở thành nguyên quán, sinh quán và lâu dài về sau trở thành tổ quán của một dòng tộc.  Ví dụ: Nguyễn Tiên Điền (tổ quán Tiên Điền - dòng tộc của Nguyễn Du); Nguyễn Tây Sơn (tổ quán Tây Sơn - dòng tộc của Nguyễn Huệ).

Thủy tổ (Sơ tổ, Triệu tổ) do con cháu đời sau trong dòng tộc xác định và truy tôn khi lập phả hệ hay lăng miếu.


TỔ QUÁN

Nguyên quán (còn gọi sinh quán, quê quán, cựu quán) là cấp làng, xã sinh sống lâu dài của ông cha trải qua ít nhất là 3 đời. Mỗi người đều gắn bó tinh thần và vật chất với nguyên quán.

Ở nước ta mối quan hệ này rất đa dạng. Có những làng đầu tiên là nơi cư trú của một dòng họ rồi về sau các dòng họ khác tiếp tục đến cư trú. Có làng chỉ có vỏn vẹn một dòng họ cư trú.

Thủy tổ dòng tộc sinh cư lâu dài ở một vùng đất, khai nghiệp để lại con cháu. Địa danh của vùng đất là nguyên quán của Thủy tổ.     

Tổ quán là nguyên quán của Tổ tiên. Tổ quán xác định địa danh cấp làng, xã, xóm, thôn lập nghiệp đầu tiên của một dòng tộc. Tổ quán là tiêu chí để phân biệt các dòng tộc với nhau, xác định cội nguồn truyền thống.

Ví dụ: Tộc Nguyễn Văn, tổ quán xã Phước Trung; Tộc Nguyễn Văn, tổ quán tại xã Cẩm Phô; Tộc Trần, tổ quán tại xã Kim Bồng - Hội An. v.v…

Là người Việt Nam, sinh cư lâu đời trên đất nước Việt Nam, tất nhiên có tổ quán của mình - là một địa danh Việt Nam. Chẳng nên lấy tổ quán trong “Bách gia tính” được soạn ra ở Trung Quốc (như họ Phạm là Cao Bình quận, họ Nguyễn là Trần Lưu quận. v.v…)

THỜ CÚNG TẠI TỪ ĐƯƠNG THỦY TỔ

Từ đường Thủy tổ là nhà thờ chung toàn tộc thờ 4 thành phần chính:

-  Ông bà Thủy tổ (đời thứ 1)

-  Các đời ông bà Cao tổ hữu tự

-  Các đời ông bà Cao tổ vô tự

-  Thành phần vô danh suất sảo, tảo thương…

Từ  đời  Cao  tổ trở lên được thờ cúng chung ở từ đường Thủy tổ. Đây là hình thức hợp tự.

Hàng năm từ đường Thủy tổ (nhà thờ toàn dòng tộc) tổ chức hai lễ cúng thường niên gọi là “Xuân kỳ, Thu tế”, có nghĩa cúng tế vào mùa Xuân và mùa Thu. (Kỳ  : cầu xin ; Tế: dâng cúng).

Như vậy, mỗi dòng tộc chỉ cần chung sức lập một từ đường Thủy tổ để phụng thờ từ ông Cao Tổ trở lên đến ông Thủy tổ.

Không nhất thiết xây dựng những từ đường Phái, từ đường Chi, từ đường Nhánh... và tổ chức cúng tế nhiều lần, nhiều nơi, gây trùng lặp, tốn kém lãng phí công và của trong thân tộc.

 THẦN VỊ TỪ ĐƯỜNG THỦY TỔ

Nhà thờ Thủy tổ phải có các bài vị thích hợp biểu thị nhà thờ chung của toàn tộc.

Nhà thờ toàn tộc thờ bài vị cao nhất là Thủy tổ. Bài vị đó gọi là “vĩnh tế thần chủ”.

Từ đường Thủy tổ có 3 hoặc 5 gian thờ.

Gian giữa: thờ bài vị ông bà Thủy tổ. Phía trên đầu bài vị ghi tổ quán là tên xã hoặc thôn nơi Thủy tổ khai cơ lập nghiệp ban đầu, nhằm phân biệt nguồn gốc phát tích của mỗi dòng tộc.

Gian tả (bên trái): thờ các thế hệ ông bà Cao tổ có con cháu nối đời cho đến hiện tại (gọi là hữu tự) gồm: Các thế hệ ông bà Cao tổ của bản thân, ông bà Cao tổ bác, ông bà Cao tổ chú và bà Cao tổ cô.

Các bà Cao tổ cô đã có chồng con, nhưng vẫn được phụng thờ chính thức, mặc dù thành phần này đã được dòng tộc nhà chồng thờ cúng với vai trò là những người mẹ.

Gian hữu (bên phải): thờ các thế hệ ông bà Cao tổ không con cháu nối đời (gọi là vô tự) gồm: Các thế hệ ông bà Cao tổ bác, ông bà Cao tổ chú và bà Cao tổ  cô  đã có chồng, có vợ nhưng không còn con cháu nối đời.

Nếu các bà Tổ cô đã có chồng con, nhưng bị chồng ruồng rẫy, ly dị không có con cháu thì được phụng thờ chính thức trong nhà thờ tộc của mình.

Thành phần này gọi là các bà “Tổ cô quy tông” tức các bà Tổ cô trở về được thờ cúng chính thức trong dòng tộc của mình.

- Gian thờ tùng tự: Tùy theo không gian nội thất, từ đường Thủy tổ còn có hai bàn thờ:

+  Tả tùng tự 左 從 祀 (thờ cúng theo hàng tả/trái)

+  Hữu tùng tự 右從祀 (thờ cúng theo hàng hữu/phải)

Thiết đặt thêm hai bàn trên để thờ các vong hồn vô danh, suất sảo, yểu tử, tảo vong tức các thành phần chết trong bào thai, chết lúc nhỏ tuổi chưa có vợ con…. Các vong hồn này qua rất nhiều đời đều quy tụ theo Tổ tiên tại từ đường.

- Miếu (am) "Bà tổ cô" trong nhà thờ tộc

Trong khuôn viên nhà thờ tộc thường có một ngôi miếu (am) rất nhỏ tọa lạc về phía hữu (phải) theo hướng mặt  tiền của từ đường. Vì miếu thờ phụ nữ nên theo vị trí cổ truyền “nam tả, nữ hữu”.

Bà Tổ cô là người phụ nữ trong dòng tộc, tài giỏi, xinh đẹp, nhưng bị chết oan uổng khi còn trẻ tuổi. Vong linh ở cõi vô hình (cõi âm) có nhân duyên tu tập theo đạo Mẫu đạt được sự linh thông. Bà Tổ cô thường xuất hiện răn dạy và độ trì con cháu trong dòng tộc.

Trong mỗi thế hệ có rất nhiều bà Tổ cô, cũng có nhiều bà chết trẻ, chết oan không xác định danh tánh chính xác. Vì vậy, dân gian gọi chung là Bà Tổ cô. Theo cổ lệ, tất cả các bà Tổ cô (hữu tự, vô tự) đã được phụng thờ trong nội thất từ đường, là hậu sinh của Thủy Tổ.

Thực chất, miếu Tổ cô trong nhà thờ tộc là hình thức ảnh hưởng thờ Mẫu/Mẹ/Đàn Bà của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, thường cầu hồn, lên đồng ở miếu Tổ cô.

Ngày nay, tất cả vong linh (kể cả bà Tổ cô) đều được thờ phụng chung trong nội thất từ đường.

                   Tác giả Phạm Thúc Hồng