Tính cách của gấu trúc

Các chuyên gia đã nỗ lực giải đáp những thắc mắc xung quanh gấu trúc lớn, loài vật đáng yêu chuyên ăn lá trúc nhưng số lượng quá ít ỏi vì cực lười giao phối.

Bí ẩn loài gấu trúc lớn

Có thể nói sự tồn tại của gấu trúc lớn là điều khó hiểu của tự nhiên. Những con gấu thân cồng kềnh chỉ ăn mỗi lá trúc, một dạng thực phẩm dinh dưỡng vô cùng thấp mà chúng phải mất nhiều công sức mới tiêu hóa được sau mỗi bữa ăn. Vậy thì những con vật được Trung Quốc tôn vinh là "quốc bảo" làm thế nào tồn tại được khi phải duy trì thân hình vĩ đại bằng chế độ ăn quá kén chọn như thế?

Tính cách của gấu trúc

Gấu trúc lớn là loài động vật rất lười

Về mặt cơ bản, chúng được tiến hóa để lười biếng, để cho con người chiêm ngưỡng và cưng chiều. Trên thực tế, nếu nhìn từ khía cạnh khoa học, gấu trúc lớn là loài ăn thịt vì hệ tiêu hóa của chúng có thể xử lý thịt, nhưng ai cũng biết là loài vật này lại chuộng ăn lá trúc. Để tìm hiểu bí ẩn của loài gấu trúc lớn, các nhà khoa học của Viện Động vật học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh đã gắn vòng vô tuyến cho một nhóm gấu trúc lớn gồm cả đực cái ở núi Tần Lĩnh và quan sát chúng trong suốt 6 năm trước khi hoàn tất báo cáo đăng trên tạp chí uy tín Science. Họ phát hiện các đối tượng chỉ hấp thu 38% năng lượng cần thiết so với các loài động vật có kích thước tương tự, có nghĩa là 5,2 megajoule (MJ) thay vì 13,8 MJ như dự kiến. Điều này có nghĩa là một con gấu trúc nặng 90 kg cần không đến phân nửa số năng lượng mà một người cùng trọng lượng phải ăn để duy trì sự sống. Và 38% số năng lượng này đến từ 9 - 18 kg tre trúc mà gấu trúc buộc phải ăn mỗi ngày.

Các chuyên gia đã theo dõi năng lượng tiêu tốn mỗi ngày ở 5 gấu trúc trong điều kiện nuôi nhốt và 3 con trong tự nhiên. Kết quả cho thấy loài sinh vật này hầu như chẳng màng đến chuyện phải nhúc nhích. Các thông số tiêu thụ năng lượng của gấu trúc lớn “thuộc dạng chậm nhất trong tự nhiên nếu so với kích thước cơ thể”. Theo đó, gấu trúc nuôi nhốt dành khoảng 1/3 thời gian trong ngày để động đậy thân hình mập mạp, trong khi gấu trúc hoang tích cực hơn khi dùng đến phân nửa thời gian để vận động nhẹ. Nói cách khác, nếu xét về khía cạnh năng lượng, gấu trúc lớn không khác con lười là mấy.

Bên cạnh chuyện nằm ì suốt ngày, những đặc điểm khác góp phần vào tốc độ trao đổi chất chậm chạp của gấu trúc lớn là lượng hormone tuyến giáp có thể so sánh với gấu đen đang ngủ đông. Kích thước nhỏ ở các cơ quan nội tạng như não, gan và thận cũng có thể đóng góp vào tình trạng trao đổi chất hiếm thấy ở loài này. Trong khi một số loài động vật chuyển sang trạng thái uể oải hoặc ngủ đông để kéo chậm lại tốc độ trao đổi chất, loài gấu trúc lớn có thể duy trì thân nhiệt cao nhờ vào lớp lông dày của chúng.

Theo phát hiện của giới chuyên gia, gấu trúc lớn từng ăn cả thịt lẫn thực vật cho đến khi bắt đầu chuyển sang chế độ ăn toàn tre trúc cách đây khoảng 2 triệu năm. Cho đến nay, hệ tiêu hóa của chúng vẫn chưa thể thích ứng với chế độ ăn mới. Đó là lý do tại sao đường dạ dày - ruột của chúng tương tự như loài ăn thịt. Một cuộc nghiên cứu khác được đăng trên chuyên san mBio trong năm nay cũng đã cho thấy mức độ tệ hại trong việc tiêu hóa thức ăn của gấu trúc lớn. Chúng chỉ tiêu hóa được khoảng 17% trong số lượng tre trúc ăn mỗi ngày.

Nói tóm lại, cuộc sống của gấu trúc lớn đảm bảo 3 cực khoái của đời người, nhưng chúng lại chê “chuyện ấy”. Đây cũng là lý do sinh vật dễ thương đang lọt vào danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, với chỉ còn khoảng 1.600 cá thể trong tự nhiên.

Theo Thanh Niên

Gấu trúc khổng lồ hay còn gọi là gấu panda, loài động vật có vú giống gấu sống trong rừng tre ở vùng núi miền Trung Trung Quốc. Bộ lông nổi bật của nó với màu đen và trắng, kết hợp với một cơ thể to lớn và khuôn mặt tròn, mang lại cho nó một vẻ ngoài quyến rũ đã được yêu thích đối với mọi người trên toàn thế giới. Dưới đây là dàn ý và một số bài văn mẫu thuyết minh về gấu trúc – giúp các bạn học sinh hiểu hơn về loại động vật này cũng như có thể làm tốt được đề bài thuyết minh về động vật.

Dàn ý thuyết minh về gấu trúc

Những bài văn mẫu thuyết minh về gấu trúc

Bài văn số 1

Trong xã hội bất ổn ngày nay, hiện có rất nhiều loài động vật được đưa vào sách đỏ, được bảo tồn vì có nguy cơ tuyệt chủng, thậm chí có những con vật được ghi nhận là di sản thế giới, là biểu tượng của một nền văn hóa của quốc gia đó, tiêu biểu trong số đó phải kể đến gấu trúc.

Gấu trúc là một loài động vật có nguồn gốc từ Trung Quốc, được UNESSCO công nhận là di sản thế giới, tuy được xếp vào động vật ăn thịt nhưng gấu trúc lại có tập tính ăn thức ăn giống động vật ăn tạp như tre, trúc, cỏ dại,…Trong điều kiện sống tại môi trường tự nhiên, gấu trúc vì là loài vật sống cạn nên chúng sống trong các khu rừng tre rừng trúc – nơi cung cấp thức ăn chủ yếu cho gấu trúc, và là loài không sống theo bầy đàn thường đơn độc kiếm ăn.

Giống như các loài vật hoang dã sống trong tự nhiên, gấu trúc cũng phân chia lãnh thổ rất rạch ròi, không cho phép loài vật nào xâm phạm ranh giới đó nếu không bộ mặt gần gũi hiền lành có chút bất cần đời sẽ bị thu lại thay vào đó là sự hung dữ hiếm thấy đặc biệt là gấu trúc cái. Sự phân chia ranh giới được chúng dựa vào đánh dấu mùi trên cơ thể hoặc nước tiểu, giao tiếp với đồng loại bằng tiếng kêu.

Tuy được xếp vào họ Gấu nhưng gấu trúc lại không ngủ đông khi mùa đông đến để bảo quản năng lượng bởi chúng không có tập tính làm tổ tại một vị trí nhất định mà luôn di chuyển, vì thế lúc trời trở lạnh gấu trúc sẽ làm tổ ở nơi khác có khí hậu ấm hơn, chúng thường làm tổ chủ yếu ở các hốc cây.

Bởi tập tính thích sống một mình mà gấu trúc trong thời kỳ sinh sản sẽ không ở thành đôi mà con đực sẽ rời đi để lại mình con cái đẻ và nuôi con. Bản chất của gấu trúc rất hiền, không hung dữ như bất cứ loài gấu lớn hoang dã, nhưng nếu có kẻ trêu chọc chúng vậy hãy cẩn thận với móng vuốt sắc nhọn cùng cơn thịnh nộ mang mùi nguy hiểm. G

ấu trúc gồm hai loài chính được phân loài dựa vào đặc điểm màu lông, một loài có hai màu trắng – đen còn một loài mang màu nâm sẫm – nâu nhạt, nhưng được biết đến nhiều nhất là loài gấu trúc có bộ lông màu trắng – đen.

Về đặc điểm hình dáng, gấu trúc có một thân hình khá to lớn và mũm mĩm cao tầm 150 cm, trọng lượng con trưởng thành khoảng tầm 135kg. Ở phần đầu, gấu trúc có hai cái tai khá nhỏ, nhỏ hơn loài gấu bình thường mang màu đen nằm trên đỉnh đầu, hai con mắt đen tròn, nhỏ có viền mắt màu đen tuyền hay được sử dụng hình tượng để ví những người có quầng mắt thâm. Phần mõm của gấu trúc có đôi nét na ná gấu mèo khi có một chút nhô ra phía trước, mõm rộng, chiếc mũi đen ươn ướt hình tam giác.

Chúng có bốn chân ngắn được phủ lớp đen đậm, trái ngược lại thân mình chú lại mang màu trắng sữa, phần bụng hơi phình do cơ thể chứa lượng mỡ lớn để một phần giữ ấm cơ thể một phần cung cấp năng lượng cho gấu trúc. Về sinh sản, gấu trúc cái mang thai và sinh con sau 5 tháng, mỗi lẫn sinh chỉ từ 1-2 con.

Tuy nhiên nếu gấu trúc sinh hai con chúng sẽ chỉ chọn nuôi con được sinh ra đầu tiên mà từ bỏ con sau cùng bởi gấu trúc cái không có đủ sữa để nuôi hai con cùng lúc nên thay vì đánh mất cả hai chúng chọn từ bỏ một. Gấu trúc con khi được chỉ có màu trắng và trong quá trình trưởng thành mà màu đen dần xuất hiện.

Với Trung Quốc, gấu trúc là biểu tượng đặc trưng của đất nước này, nhắc đến miền đất đông dân nhất thế giới, hầu hết người ta sẽ nghĩ ngay đến gấu trúc. Ngoài ra gấu trúc còn mang lại nguồn lợi nhuận du lịch lớn cho địa phương bởi lượng người khổng lồ đổ về để được nhìn thấy những chú gấu trúc dễ thương, có phần tinh nghịch này.

Với thế giới, gấu trúc còn là biểu tượng của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên WHO, bởi gấu trúc được coi là hóa thạch sống, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhưng lại có thể vượt qua được giai đoạn đó mà sống sót đến ngày nay, một phần cũng là do công tác bảo tồn và duy trì bảo vệ “di sản thế giới” này.

Tuy nhiên nguy cơ vẫn còn đó bởi sự phát triển ngày càng cao của xã hội,  những khu công nghiệp sinh hoạt mọc lên như nấm chính vì thế rất nhiều rừng cây bị phá hủy để xây dựng, trong đó không ngoại trừ rừng tre rừng trúc – nguồn thức ăn chủ yếu của loài gấu trúc. Khi không có nguồn thức ăn, chúng sẽ không thể duy trì sự sống.

Có thể thấy, gấu trúc là một con vật mang tính biểu tượng cao khi vừa là biểu tượng cho quốc gia, vừa là biểu tượng cho quỹ thế giới, các phong trào bảo vệ thiên nhiên, và là niềm tự hào của người dân Trung Quốc khi có một di sản Thế giới sông, có cội nguồn từ đất nước họ.

Tính cách của gấu trúc

Tốt nghiệp cử nhân ngôn ngữ Anh năm 2010, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy về Tiếng Anh. Nguyễn Võ Mạnh Khôi là một trong những biên tập viên về mảng ngoại ngữ tốt nhất tại VerbaLearn. Mong rằng những chia sẽ về kinh nghiệm học tập cũng như kiến thức trong từng bài giảng sẽ giúp độc giả giải đáp được nhiều thắc mắc.

Nếu ai đó hỏi mình đâu là loài động vật đáng yêu nhất thế giới thì chưa đến 1 giấy mình chắc chắn sẽ trả lời luôn đó chính là gấu trúc, và mình tin rằng cũng có rất nhiều người tin điều đó giống như vậy. Vậy hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu về loài động vật đáng yêu này để xem xem gấu trúc sống ở đâu ? gấu trúc ăn gì ? v…v… 

Tìm hiểu về gấu trúc. Gấu trúc sống ở đâu? Gấu trúc ăn gì?

Để trả lời các câu hỏi cụ thể như Gấu trúc sống ở đâu ? Gấu trúc ăn gì? hay Gấu trúc đẻ mấy con? mình xin gửi đến các bạn một số thông tin chung về loài động vật này như sau.

Gấu trúc lớn tên tiếng Anh là Giant Panda hay còn được đa số mọi người gọi tắt là gấu trúc hay panda là một loài gấu có quê hương ở đất nước Trung Quốc. Đặc điểm của gấu trúc dễ nhận ra và không lẫn vào đâu được đó chính là có những mảng lông màu đen ở quanh mắt, tai và 4 chân trên nền lông trắng.

Tính cách của gấu trúc

Hình ảnh gấu trúc

Gấu trúc là loài vật đặc hữu chỉ có ở Trung Quốc và được người Trung Quốc coi như quốc bảo của đất nước. Hình ảnh của loài động vật này còn được xem như đại diện cho đất nước Trung Quốc trên trường quốc tế, điều đó được thể hiện bằng việc gấu trúc được chọn là một trong số các linh vật của thế vận hội Olympic Bắc Kinh hay trong bộ phim nổi tiếng Kungfu Panda. Đây là loài động vật được yêu quý ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Gấu trúc ăn gì? Tuy là một loài động vật ăn thịt những hầu hết thành phần dinh dưỡng của chúng đến từ các bộ phận của cây tre và trúc như là, thân, măng. Ngoài ra trong tự nhiên chúng thỉnh thoảng còn ăn thêm khá nhiều thứ khác như cỏ dại, chim hay thậm chí là cả xác thối, cong trong môi trường nuôi nhốt chúng ăn mật ong, trứng cá, chuối và cả các thực phẩm đặc biết khác theo sự tính toán của con người.

Gấu trúc sống ở đâu? Nơi phân bổ chủ yếu của gấu trúc trong tự nhiên là ở khu vực miền trung Trung Quốc, tại cá tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Cam Túc, đặc biệt là ở Tứ Xuyên. Hiện nay trên thế giới chỉ còn khoảng gần 2000 cá thể gấu trúc và được sếp vào các loài “sắp nguy cấp”. Trong quá khứ đã từng có thời điểm chỉ có chưa đến 1000 cá thể gấu trúc tồn tại trên thế giới đó là sự mở rộng canh tác và tàn phá rừng đã làm cho khu vực sinh sống của loài động vật này bị thu hẹp.

Rất tếc nhưng nếu các bạn hỏi Việt Nam có gấu trúc không ? Thì mình xin được trả lời là không nhé.

Tập tính của Gấu Trúc

Các bằng chứng cho thấy gấu trúc đã tồn tại từ rất lâu đời trên thế giới này, các nhà khoa học đã từng tìm thấy rất nhiều hoa thạch của gấu trúc có niên đại lên tới hàng triệu năm. Gấu trúc từng được gọi là hóa thạch sống của nhân loại.

Như đã nêu ở bên trên gấu trúc sinh sống chủ yếu trong các cánh rừng trúc nằm ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc nơi có môi trường sống của gấu trúc và cụ thể là có loại thức ăn chủ yếu của chúng đó chính là cây trúc và tre. Do có nguồn thức ăn chủ yếu là tre và trúc có rất ít dinh dưỡng nên trong tự nhiên chúng dành phần lớn thời gian để đi lang thang và ăn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng gấu trúc danh 16 giờ đồng hồ mỗi ngày chỉ để ăn. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc ăn tre và trúc của chúng là một bước tiến hóa để thích nghi với sự thu hẹp môi trường sống như ngày nay đó là lý do vì sao mà gấu trúc có thể tồn tại dù cho rất nhiều loài động vật cùng thời đã tuyệt chủng. Đặc điểm lớn nhất của sự tiến hóa này chính là ngón tay cái nằm ở phía đối diện giúp chúng có thể dễ dàng cầm nắm vè bẻ tre, trúc.

Tính cách của gấu trúc

Thông tin về gấu trúc

Gấu trúc là một loài động vật khá vụng về và hay quên.

Gấu trúc thường sống đơn độc một mình, mỗi con gấu cái lại có cho mình riêng một lãnh thổ riêng và sẽ xảy ra xung đột nếu con gấu cái khác xâm phạm vào lãnh thổ củ chúng. Gấu trúc là loài động vật giao tiếp qua tiếng kêu và mùi, cũng giống như nhiều loài động vật khác chúng cũng có sở thích đánh dấu lãnh thổ bằng cách cào vào thân cây hoặc bằng nước tiểu.

Không giống như nhiều loài gấu khác, gấu trúc không ngủ đông mà chọn di cư đến những vùng có nhiệt độ ấm hơn.

Gấu trúc đực và cái chỉ gặp nhau trong mùa sinh sản và sau khi giao phối xong gấu trúc đực sẽ bỏ đi. Mỗi hai năm gấu trúc sẽ để một lứa.

Dù là loài động vật hiền lành nhưng cũng đã từng có trường hợp ghi nhận gấu trúc tấn công con người, có thể do bị chọc tức.

Giới thiệu về gấu trúc qua những thông tin thú vị mà có thể bạn chưa biết

Tuy là loài động vật rất được yêu thích tuy nhiên không phải bất cứ điều gì về gấu trúc cũng được biết một cách rộng rãi. Sau đâ dịch vụ visa GVS xin chia sẻ một vài thông tin thú vị về loài động vật đáng yêu này.

Ngoại giao gấu trúc

Đúng vậy các bạn không nghe nhầm đâu gấu trúc thật sự là những nhà ngoại giao đại tài đó. Trong lịch sử các cuộc ngoại giao gấu trúc đã có mặt từ rất lâu như vào thời nhà Đường, Võ Hậu đã tặng cho Nhật Hoàng một cặp gấu trúc, và tất cả các cuộc ngoại giao này đều có kết quả tốt đẹp. Điều đó càng chứng minh được sự dễ thương chinh phục cả thế giới của gấu trúc.

Tính cách của gấu trúc

Ngoại giao gấu trúc

Ngoài ra một thông tin nữa đó là tất cả các cá thể gấu trúc mà bạn bắt gặp trên thế giới đều là được tặng hoặc cho mượn từ Trung Quốc, bất kỳ cả thể nào mới được sinh ra bên ngoài lãnh thổ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đều phải được trao trả lại cho Trung quốc thông qua dịch vụ chuyển phát Fedex.

Chỉ có hơn 200 cá thể gấu trúc được nuôi nhốt

Đúng vậy hiện nay chỉ có khoảng hơn 200 cá thể gấu trúc được nuôi nhốt trên thế giới và tất cả chúng đều là một phần của dự án bảo tồn và nhân giống loài động vật này. Như vậy là bạn cũng đã có được câu trả lời cho câu hỏi có được nuôi gấu trúc không ? rồi đó.

Hiện nay tất cả các thể gấu trúc trên thế giới đều được xem như là quốc bảo của đất nước Trung Quốc. Ngay cả đối với người dân của họ kể cả là người giàu có cũng không được nuôi gấu trúc chứ chưa nói đến Việt Nam chúng ta

Khả năng sinh sản của gấu trúc cái chỉ kéo dài trong 3 ngày trong 1 năm

Đây cũng là một trong các lý do khiến cho loài động vật này đang bị đe dọa đó là sự “lười đẻ” của chúng. Điều này xảy ra một phần cũng vì chế độ ăn thiếu dinh dưỡng không đảm bảo đủ để nuôi dưỡng gấu trúc non. Trong 1 mùa gấu trúc có thể để từ 2 đến 3 con non.

Tính cách của gấu trúc

Gấu trúc sinh con

Nghiên cứu gấu trúc

Để có thể nghiên cứu về tập tính của loài động vật này các nhà khoa học phải mặc trang phục đặc biệt đó là những bộ đồ gấu trúc

Tính cách của gấu trúc

Nghiên cứu gấu trúc

Biểu tượng của tổ chức hoang dã thế giới (WWF)

Tính cách của gấu trúc

Tổ chức hoang dã thế giới

Gấu trúc được chọn làm biểu tượng của tổ chức hoang dã thế giới một phần là để giảm thiểu chi phí in ấn đó.

Thật là chỉ muốn làm ngay visa đi Trung Quốc để có thể ngắm nhìn tận mắt loài động vật đáng yêu này thôi.

Qua bài viết này hi vọng các bạn đã hiểu hơn về loài động vật dễ thương mang tên gấu trúc như gấu trúc sống ở đâu ? gấu trúc ăn gì ? v…v… Truy cập visa đi nước ngoài để xem thêm những thông tin thú vị về đất nước Trung Quốc nhé.

Xem thêm: