Tính kế thừa và cách tân trong văn học

Kế thừa và sáng tạo trong sáng tác thi ca

Kế thừa và sáng tạo là vấn đề xưa nay đã từng được nhiều người quan tâm bàn luận. Tôi chỉ xin nói thêm đôi điều về mối quan hệ giữa kế thừa và sáng tạo trong sáng tác thi ca.

Tùng Thiện Vương Miên Thẫm - Xuân Diệu

Tùng Thiện Vương Miên Thẩm khẳng định: “Phàm một cái gì đó chẳng luận hay dở, đều có người trước dẫn đường”. Tuy nhiên, đối với Miên Thẩm, kế thừa phải có sáng tạo: “Cái mới của thơ, có khi là do dùng lại lời của cổ nhân có sửa đổi đi một hai chữ mà càng mới”. Ông phê phán gay gắt việc kế thừa mà không sáng tạo. Ông gọi đó là hiện tượng “hư ngôn” (bắt chước một cách máy móc, vụng về). Theo ông: “Nhạn và tuyết nước Nam ta không hề có. Mọi người cho rằng đó là hai chữ hay nên phần lớn thường dùng. Không biết rằng hư ngôn rốt cuộc chẳng có ích gì?” (Thương Sơn thi sao).

Nhà thơ Xuân Diệu thì nói một cách hết sức dí dỏm: “Ăn cắp cái hay của người khác, nhưng phải biết phi tang để không ai biết, thì nó sẽ là của mình”. “Ăn cắp” là nhà thơ muốn nói đến kế thừa, còn “phi tang” là sáng tạo. Trong bài tiểu luận Sự uyên bác với việc làm thơ, Xuân Diệu thật thà “khai báo” mình đã “ăn cắp” và “phi tang”như thế nào: “Tháng mười năm 1981, khi nói chuyện tại Đại học Soóc-bon Pa-ri về đề tài tình yêu trong thơ Xuân Diệu, bài thơ tình mà tôi dẫn đầu tiên là bài Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì trong bài thơ ấy tôi vay mượn của thi sĩ Pháp. Tôi muốn người Pháp thấy một thi sĩ Việt Nam chân thực đền ơn trả nghĩa và cũng uyên bác, họ sẽ vui, và tôi sẽ đắc nhân tâm, mà đắc nhân tâm tức là được chính trị.

Nhà thơ Pháp Ê-mông có bài thơ ngắn rất nổi tiếng Đi là chết ở trong lòng một ít. Đúng quá, những lứa đôi muôn đời đứt gan đứt ruột phải biệt xa nhau. Khoảng 1934-1935, tôi đang yêu, bèn vận vào mình và chuyển sang Yêu là chết ở trong lòng một ít/ Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu/ Cho rất nhiều, nhưng nhận chẳng bao nhiêu. Câu thứ ba tôi lấy dáng dấp một câu trong bài thơ tình duy nhất của A-rơ-vét (1806-1850). Tất cả sự nghiệp sáng tác của ông đã vào trong lãng quên, duy có bài Lòng ta chôn một mối tình là sống mãi. Trong đó, câu: Dù anh có đi trọn con đường trần thế/ Chẳng dám xin và chưa hề nhận được gì, tôi chuyển thành Cho rất nhiều, nhưng nhận chẳng bao nhiêu”.

Mà đâu chỉ có Xuân Diệu, nếu tỉ mẩn đối chiếu, so sánh ta sẽ phát hiện không ít những trường hợp “ăn cắp” và “phi tang” một cách khá tài tình như thế trong kho tàng văn học nước nhà. Chẳng hạn đoạn thơ sau đây: Li khách! Li khách con đường nhỏ/ Chí nhớn chưa về bàn tay không/ Thì không bao giờ nói trở lại/ Ba năm mẹ già cũng đừng mong (Tống biệt hành) của Thâm Tâm phảng phất hơi hướng giọng Kinh Kha: Phong tiêu tiêu hề Dịch thuỷ hàn/ Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn.

Hai câu thơ: Một chiếc linh hồn nhỏ/ Mang mang thiên cổ sầu (Huy Cận) ảnh hưởng ít nhiều bốn câu thơ của Trần Tử Ngang trong Đăng U Đài ca: Tiền bất kiến cổ nhân. Hậu bất kiến lai giã/ Niệm thiện địa chi du du/ Độc thương nhiên như thế hạ. Câu: Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa (Huy Cận) gợi nhớ hai câu thơ nổi tiếng của Vương Bột: Lạc hà dữ cô lộ tề phi/ Thuy thủy cọng trường thiên nhất sắc…

Xét cho cùng, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đều là những tác phẩm kế thừa trên cơ sở tầm hiểu biết sâu rộng nền văn học cổ Trung Quốc. Chẳng hạn, muốn viết được câu: Trước sau nào thấy bóng người/ Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông, thi hào Nguyễn Du phải nằm lòng hai câu thơ nổi tiếng của Thôi Hộ: Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong. Như vậy, muốn kế thừa thì phải có hiểu biết, có kiến thức. Mà muốn có hiểu biết, có kiến thức thì không thể không học, không đọc tiền nhân. Vấn đề là đối với người làm thơ phải đọc và học như thế nào?

Bàn về sự học, Khổng Tử cho rằng: “Đã gọi là thầy thì không phân biệt cao thấp, cứ hơn nửa chữ là có thể làm thầy. Chung quy chia làm hai hạng tiên sư và tục sư. Hạng tiên sư vì người mà dạy cách làm người. Hạng tục sư vì tiền mà dạy cách làm tiền. Hạng tiên sư kéo kiến thức trong bụng học trò ra. Hạng tục sư nhét kiến thức từ ngoài vào. Tin theo tiên sư thì con người là tiểu vũ trụ. Tin theo tục sư thì con người là cái thùng chứa sách…”.

Thiết nghĩ, những lời này của Khổng Tử đáng cho chúng ta tham khảo trong việc cải cách dạy và học hiện nay. Đối với người làm thơ những lời này cũng phần nào định hướng cho việc lựa chọn tác giả, tác phẩm để đọc, để học, để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong sáng tác.

Theo Mai Văn Hoan - GD&TĐ

Đề tài: CÁC CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC VIÊT NAM, THỰC CHẤT VÀ BIỂU HIỆN CỦA NÓ MỤC LỤCA. Dẫn nhập………………………………………………………………… B. Nội dung…………………………………………………………………I. Khái niệm…………………………………………………………………II. Thực chất của cuộc cách tân văn học……………………………………III. Hành trình cách tân của văn học Việt Nam…………………………….1. Cuộc cách tân diễn ra từ đầu thế kỉ XX đến 1945………………… 1.1.Hoàn cảnh lịch sử………………………………………………………1.2. Thành tựu nổi bật của văn học…………………………………………1.2.1. Cách tân về ngôn ngữ……………………………………………… 1.2.2. Cách tân về thể loại………………………………………………… a. Văn xuôi……………………………………………………………. b. Tiểu thuyết…………………………………………………………. c. Các thể loại khác……………………………………………………2. Văn học 1945-1975-Vai trò thúc đẩy sự cách tân văn học sau 1975 2.2. Vị trí văn học giai đoạn 1945-1975 trong tiến trình cách tân văn học…2.3.Những thành tựu nổi bật……………………………………………… 3. Cuộc cách tân sau 1975…………………………………………………3.1. Hoàn cảnh lịch sử………………………………………………………3.2. Thành tựu nổi bật của văn học…………………………………………3.2.1. Văn xuôi………………………………………………………………3.2.2. Thơ……………………………………………………………………3.2.3.Một số thể loại khác …………………………………………………………………C. Kết luận …………………………………………………………………. A. DẪN NHẬP Đất nước Việt Nam đã có những thay đổi vào những năm đầu của thế kỷ XX. Cuộc sống xã hội không còn phẳng lặng như trước. Xã hội trở nên phức tạp, cuộc sống trở nên nhộn nhịp, gấp rút hơn.Và cuộc sống trong văn học cũng dần dần phức tạp, đa dạng nhiều màu sắc như cuộc sống thực. Đời sống văn học đã xuất hiện những quan niệm mới, những yếu tố mới.Vì vậy, việc tìm kiếm những phương thức thể hiện mới đã trở thành nhu cầu tất yếu.Cộng với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng đã thay đổi.Người đọc cần hiểu rõ, hiểu kỹ cuộc sống với những tình tiết đầy đủ, những chi tiết cụ thể, gây được cảm giác, thoả mãn sự tò mò. Đáp ứng thị hiếu văn học đã thay đổi như vậy, quan niệm văn học, tư tưởng sáng tác cũng phải khác hẳn hơn trước.Và việc cách tân văn học được đặt ra như một nhu cầu tất yếu. B. NỘI DUNGI. Khái niệm: Là quá trình làm cho văn học Việt Nam thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.II. Thực chất của việc cách tân văn học:Cách tân văn học thực chất là một quá trình thay đổi về tư duy nghệ thuật,quan niệm về hiện thực cuộc sống của người cầm bút. Cuộc sống có nhiều biến đổi quan trọng từ đó thôi thúc văn nghệ sĩ phải có lối tư duy, cách tân làm sao cho phù hợp với hiện thực. Đổi mới văn học là đổi mới quan niệm: quan niệm về con người, về đời sống và quan niệm về bản thân văn học nghệ thuật: - Là quá trình xoá bỏ quan niệm xã hội luân thường, với con người đạo đức và chức năng, hình thành quan niệm xã hội, con người, cuộc sống, chi phối việc thay đổi đề tài văn học. - Là quá trình biến dạng, tha hoá ba mẫu nhân vật nho gia: người hành đạo, người ẩn sĩ và người tài tử tồn tại mấy trăm năm trong văn học bác học. - Là sự cụ thể hoá, đa dạng hoá của các nhân vật của xã hội cũ: vua, quan tuần, quan huyện, quan nghè, thầy đồ, ông lý, người nông dân… - Là quá trình xuất hiện ngày càng nhiều những nhân vật thành thị: thầy thông, thầy ký, ông thầu khoán,cậu học trò, người công nhân, cô tiểu thư, cô gái mới… Như vậy chúng ta có thể thấy rằng văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến nay đã có những cách tân đáng kể. Việc cách tân đuợc thể hiện rõ nét nhất qua việc cách tân về ngôn ngữ và thể loại. Nhờ đó đã mang đến một diện mạo mới cho nền văn học nước nhà. III. Hành trình các cuộc cách tân của văn học Việt Nam1. Cuộc cách tân diễn ra từ đầu thế kỉ XX đến 19451.1.Hoàn cảnh lịch sử Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đầu thế kỉ XX, chúng tiến hành khai thác thuộc địa. Dẫn đến xã hội Việt Nam biến đổi từ xã hội phong kiến thành xã hội nửa thực dân nửa phong kiến. Khắp nơi từ Nam chí Bắc các thành phố công nghiệp ra đời, đô thị, thị trấn mọc lên như nấm. Cơ cấu xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc. Nhiều giai cấp, tầng lớp mới ra đời: tư sản, tiểu tư sản, công nhân, thợ thuyền, dân nghèo thành thị, ở các tầng lớp xã hội này, do môi trường đô thị và ảnh hưởng tư tưởng văn hóa phương Tây hiện đại, nảy sinh những tư tưởng, tâm lý, thị hiếu văn học mới. Ho đòi hỏi đổi mới văn học theo hướng hiện đại hóa cho phù hợp với tư tưởng thẩm mĩ và thị hiếu văn học của họ. Văn hóa Việt Nam không còn ảnh hưởng nhiều của văn hóa phong kiến Trung Hoa mà mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây ( chủ yếu là văn hóa Pháp). Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán, chữ Nôm. Các kĩ thuật in hiện đại đã xuất hiện: nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo,… ảnh hưởng lớn đến sự phát triển mạnh mẽ của văn học thời kỳ này. Tất cả những điều kiện kể trên giải thích vì sao nền văn học Việt Nam phải nhanh chóng hiện đại hóa. Đấy là một đòi hỏi tất yếu khách quan của lịch sử văn học dân tộc ta trong thời đại mới. Chính vì thế đã dẫn đến sự ra đời hai cuộc cách tân lớn trong văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt trên hai phương diện ngôn ngữ và thể loại, tạo ra một diện mạo mới cho văn học, bước đầu chuyển mình từ văn học trung đại sang văn học hiện đại.1.2. Thành tựu nổi bật của văn học 1.2.1. Cách tân về ngôn ngữ Cho đến năm 1862, chữ quốc ngữ chỉ được sử dụng trong giới truyền giáo, nhưng khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, chữ quốc ngữ đã trở nên phổ thông. Cần sử dụng chữ quốc ngữ làm phương tiện cai trị nên người Pháp đã ra sức phổ biến chữ quốc ngữ và vì chữ quốc ngữ rất là dễ học so với chữ Nôm hoặc chữ Hán, chữ quốc ngữ trở nên thông dụng. Trong giai đoạn này đã có nhiều tác phẩm bằng chữ quốc ngữ được ấn hành như: Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều, Gia Huấn Ca, Tam Tự Kinh, Minh Tâm Bửu Giám, tự điển song ngữ của Trương Vĩnh Ký, v.v. Đặc biệt là quyển Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Của (1895), quyển tự điển xưa nhất mà hiện nay còn lưu hành với 7537 từ đơn. Quyển này chứa nhiều từ ngữ xưa mà ngày nay không còn được sử dụng nữa. Vì vậy, nó là một kho tài liệu vô cùng quí giá. Song song với những tác phẩm trên, nhiều tờ báo đã được lưu hành như Gia Định Báo (1865), Phan Yên Báo (1868), Nhật Trình Nam Kỳ (1883), Nam Kỳ Địa Phận (1883), Nông Cổ Mím Đàm (1901), v.v. Đánh dấu sự tiến triển vượt bực của chữ Quốc Ngữ. Từ cuối thế kỉ XIX, đã xuất hiện một số sáng tác văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ. Đặc biệt có giá trị hơn cả là truyện ngắn Thầy Lazaro Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản, một trong những áng văn xuôi quốc ngữ đầu tiên được coi là tác phẩm mở đầu cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920 chữ quốc ngữ bắt đầu phổ biến rộng rãi, báo chí và phong trào nghệ thuật phát triển khá rầm rộ, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nền văn xuôi quốc ngữ. Nhiều tác phẩm văn xuôi bằng chữ quốc ngữ ra đời đặc biệt là tiểu thuyếtHoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Thiên Trung. Cũng nên nói thêm một điều kiện để tiếng Việt văn học thế kỷ XX có thể phát triển: nay là lúc giao lưu văn hoá được mở rộng hơn bao giờ hết. Tiếng Việt, đồng thời với việc sáng tác, đã được dùng để dịch thuật, và nhờ thế nó có những bước trưởng thành vượt bậc. Chữ quốc ngữ đã tạo điều kiện cho nền Văn học Việt Nam phát triển toàn diện. 1.2.2. Cách tân trên phương diện thể loại Những thể loại mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 gồm: văn xuôi (tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, bút kí, tùy bút), kịch, thơ, lí luận, nghiên cứu phê bình văn học… Sự cách tân hiện đại hóa diễn ra ở mọi mặt, mọi thể loại. Tuy nhiên, sâu sắc và đạt nhiều thành tựu hơn cả phải kể đến văn xuôi (trong đó nổi bật là tiểu thuyết) và thơ.a. Văn xuôi* Tiểu thuyết Từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã có những điều kiện cần và đủ để chuyển từ phạm trù văn học truyền thống sang phạm trù văn học hiện đại. Sự đổi mới theo hướng hiện đại hóa lúc này đã tạo cơ hội cho văn học Việt Nam gia nhập vào quỹ đạo văn học thế giới. Nhiều thể loại mới ra đời và có những thành tựu đáng kể đóng góp cho lịch sử văn học dân tộc những tác giả và tác phẩm tiêu biểu; trong đó không thể không kể đến tiểu thuyết. Tuy ra đời muộn hơn so với một số thể loại khác nhưng tiểu thuyết đã chứng tỏ được sức trẻ và sức sống của một thể loại đang trong quá trình sinh thành và phát triển. Tiểu thuyết vừa kế thừa, tiếp nối những yếu tố truyền thống, vừa tạo nên những đứt đoạn, bứt phá quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ trước 1930 xuất hiện chưa nhiều. Khi nhìn lại văn xuôi Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX, không thể không nhắc đến tiểu thuyết Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1887). Đây là tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện đầu tiên trên địa hạt Nam Kỳ và cũng là tác phẩm đầu tiên viết theo kiểu tiểu thuyết phương Tây. Trong bối cảnh văn học Nam Bộ cuối thế kỷ XIX, tiểu thuyết Truyện thầy Lazarô Phiền như một “hiện tượng độc sáng”, một sự cách tân trước thời đại về cảm hứng sáng tạo, giọng điệu và lối viết tiểu thuyết. Từ thời điểm xa xôi ấy, bút pháp của Nguyễn Trọng Quản đã bộc lộ những nét tương đồng với tiểu thuyết hiện đại sau này trong nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật, trong kết cấu và ngôn ngữ văn học. Cách viết mới lạ của Nguyễn Trọng Quản đột ngột với đương thời như “một con chim lạ từ phương Tây đáp xuống một vùng đất còn vắng bóng đồng loại” nhưng lại phù hợp và gần gũi với hôm nay. Tiểu thuyết Truyện thầy Lazarô Phiền không viết bằng câu văn biền ngẫu, vốn phổ biến và thông dụng lúc bấy giờ mà viết bằng “tiếng nói thường mọi người hằng nói”. Nguyễn Trọng Quản đã không tuân theo lối tự sự theo dòng thời gian một chiều với một trật tự đã trở thành quy ước: hội ngộ - lưu lạc - đoàn viên mà lấy trạng thái tâm lý làm đối tượng miêu tả và sự ăn năn, day dứt làm chủ đề. Người trần thuật là nhân vật xưng tôi, kết cấu theo hai lớp trần thuật “truyện lồng trong truyện” với kết thúc không có hậu. Không phải ngẫu nhiên mà sinh thời, một trong ba tác phẩm ảnh hưởng nhiều đến hướng sáng tác của Hồ Biểu Chánh là Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản. Trong Lời tựa Truyện thầy Lazarô Phiền, Nguyễn Trọng Quản đã gửi gắm tới bạn bè, đồng nghiệp và người đọc lúc bấy giờ những quan niệm mới trong sáng tác của mình: “Tôi có dụng ý lấy tiếng nói thường mọi người hằng nói mà làm ra một truyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều chuyện hay, trước là làm cho con trẻ ham vui mà tập đọc, sau là làm cho dân các xứ biết rằng: người An Nam sánh trí, sánh tài thì cũng chẳng thua ai. Đã biết rằng: xưa nay dân ta chẳng thiếu chi thơ phú văn truyện nói về những đấng hào kiệt, những tay tài cao chí cả rồi đó, mà những đấng ấy thuộc về đời xưa chứ đời nay chẳng còn nữa. Bởi đó tôi mới dám bày đặt một chuyện đời nay là sự thường có trước mặt ta luôn, như vậy thì sẽ có nhiều người lấy làm vui mà đọc, kẻ thì cho quen mặt chữ, người thì cho đặng giải phiền một giây”. Dụng ý và cách thức trên của Nguyễn Trọng Quản lúc đó thực sự có ý nghĩa đột phá trong tư duy nghệ thuật cũng như trong kỹ thuật viết tiểu thuyết. Ngược dòng thời gian, có thể nói: “Truyện thầy Lazarô Phiền là một tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của lịch sử tiểu thuyết Việt Nam. Sự ra đời và lớn mạnh của chữ Quốc ngữ là cội rễ chính để bộ môn tiểu thuyết phát triển mà Truyện thầy Lazarô Phiền là kết quả khiêm nhường nhưng đích thực”. Ngay từ khi đơn thương độc mã ghi tên trên văn đàn (1887), Truyện thầy Lazarô Phiền đã mở ra một tín hiệu khả quan đối với tiểu thuyết hiện đại. Từ hạt mầm đầu tiên ấy, tiểu thuyết đã không ngừng đâm cành, trổ lộc, trở thành thể loại chủ đạo của nền văn học mới. Tham dự vào tiến trình hiện đại hoá của văn học và thể loại trong nửa đầu thế kỉ, tiểu thuyết đã có những bước phát triển tăng tốc, đem đến cái nhìn hiện đại, mới lạ so với tiểu thuyết truyền thống, thể hiện rõ nét nhất ở những yếu tố cấu thành tác phẩm như: cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ tiểu thuyết. Sau Nguyễn Trọng Quản, chúng ta còn phải kể đến các nhà tiểu thuyết như: Hoàng Ngọc Phách, Trọng Khiêm,… Đầu những năm 1930, nhóm Tự lực văn đoàn khẳng định bước tiến mới trong tiểu thuyết, miêu tả tâm lý tinh vi, miêu tả chân dung ấn tượng, cách đựng truyện tự nhiên, tổ chức kết cấu linh hoạt, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, tuy về sau đôi lúc kiểu cách, sáo mòn. Từ năm 1936, các nhà tiểu thuyết hiện thực đã đưa công cuộc cách tân tiểu thuyết lên tầm cao mới. Các nhà văn hiện thực khai thác đề tài từ cuộc sống nhân dân, dựng nên bức tranh hiện thực có tầm khái quát, phản ánh những mâu thuẫn, xung đột chủ yếu của xã hội, khắc họa thành công những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Họ đã khai thác vốn ngôn ngữ phong phú, giản dị, trong sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở của cuộc sống. Ở giai đoạn đầu thế kỉ XX, có nhiều tác giả do tiếp thu ảnh hưởng của văn học phương Tây, từ công tác dịch thuật họ đã chuyển dần sang phỏng tác theo các tác phẩm văn học Pháp. Họ đi đến viết tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch. Đó là những thể loại mới- thể loại văn học hiện đại. Họ đã từ bỏ văn chương chữ Hán, tránh dùng những điển cố, điển tích, đưa lời ăn tiếng nói của nhân dân vào trong sáng tác văn học. Họ cố gắng vượt khỏi những ước lệ khắt khe khi xây dựng thế giới nhân vật. Có thể nói rằng, về mặt nghệ thuật, họ đã có những đổi mới đáng kể, mặc dù không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Điều muốn nói ở đây là trong lớp vỏ có phần mới mẻ ấy, họ vẫn tiếp tục thể hiện những nội dung cũ kĩ, thậm chí bị xem là lạc hậu lỗi thời. Trong ba mươi năm đầu thế kỉ, có nhiều nhà tiểu thuyết Nam bộ, có cả những nhà viết kịch ở Bắc bộ tiếp tục thể hiện những vấn đề đạo lí trong sáng tác của mình. Tuy nhiên, đạo lí đó có phần nào vượt ra ngoài quan niệm của Nho giáo và tiến gần đến đạo lí bình dân của người lao động. Khi viết tiểu thuyết, các tác giả Nam bộ như Trần Thiên Trung (Hoàng Tố Anh hàm oan), Nguyễn Chánh Sắt (Nghĩa hiệp kì duyên), Tân Dân Tử (Giọt máu chung tình), đặc biệt là Hồ Biểu Chánh , đều bị chi phối bởi khuynh hướng đạo lí. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh sở dĩ chiếm lĩnh được đông đảo độc giả là vì đạo lí được ông nói đến là đạo lí ở đời, đạo lí bình dân, truyền thống, vừa tầm. Hơn nữa, vấn đề đạo lí đó lại được thể hiện trong thể loại tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ, có cốt truyện khác hẳn tiểu thuyết cổ điển, lấy đề tài từ trong cuộc sống người lao động. Thế giới nhân vật xuất hiện trong tác phẩm là những con người chân lấm tay bùn, chất phác, hiền lành như Trần Văn Sửu (Cha con nghĩa nặng); có thể là những thầy thông, thầy kí hách dịch ham tiền như thầy thông Phong (Thầy thông ngôn); cũng có thể là những tên địa chủ gian ác, những hương chức hội tề xấu xa ở địa phương như Vĩnh Thái (Khóc thầm) hay hương quản Sum (Cha con nghĩa nặng) Không chỉ có con người ở nông thôn mà còn bao gồm cả nhân vật thành thị. Sau các tên tuổi kể trên không thể không nhắc tới tiểu thuyết của các nhà văn Tự lực văn đoàn. Có thể nói ngôn ngữ tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã hoàn toàn vượt lên quy ước “lấy sáo làm đẹp”, đưa câu văn xuôi nghệ thuật lên một trình độ mới (Nhất Linh, Khái Hưng, ). Nhưng không tránh khỏi đến một lúc nào đó, trải qua thử thách nghiêm ngặt của thời gian, ngôn ngữ tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã biến thành một thứ ngôn ngữ kiểu cách, đài các với xu hướng thi vị hoá con người và cuộc đời, ít bóng dáng của đời thực, của cái thường ngày. Những hạn chế ấy của Tự lực văn đoàn đã được các nhà văn hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Mạnh Phú Tư, Tô Hoài khắc phục. Đến tiểu thuyết của các nhà văn hiện thực, đặc biệt với Vũ Trọng Phụng và Nam Cao thì quá trình hiện đại hoá mới đạt tới độ viên mãn, đưa văn học Việt Nam bước hẳn vào quỹ đạo hiện đại. Có thể nhận thấy ngôn ngữ tiểu thuyết trong văn chương Tự lực văn đoàn có một khoảng cách so với ngôn ngữ tiểu thuyết trong văn chương hiện thực mà trên thực tế quãng cách thời gian là không đáng kể. Các nhà văn hiện thực đã góp phần đẩy mạnh quá trình dân chủ hoá của thể loại. Qua các tiểu thuyết Tắt đèn, Bỉ vỏ, Giông tố, Số đỏ,, Sống mòn, Quê người đã cho thấy trong tay một thế hệ nhà văn đầy tâm huyết và tài năng, tiếng Việt đã phát huy ưu thế nội lực của nó. Trong sự phát triển dồn nén tăng tốc của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ, các cây bút hiện thực đã thể hiện sự cách tân độc đáo, triệt để về nghệ thuật ngôn từ. Họ đã đưa vào tác phẩm một lối nói rất Việt Nam, thể hiện ở ngôn ngữ đối thoại mang đậm chất văn xuôi đời thường, ngoài việc thực hiện chức năng tự sự còn là để khắc hoạ tính cách, nội tâm nhân vật với nhiều cung bậc, sắc độ mang tính tạo hình, gợi cảm. Từ các tiểu thuyết xuất hiện trước tiên ở Nam Bộ đến các tiểu thuyết ở Bắc Bộ, từ tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn đến tiểu thuyết của trào lưu hiện thực, tiểu thuyết Việt Nam với những cách tân độc đáo về thi pháp thể loại, về sự thâm nhập và phân hóa thể loại, nhất là về cái nhìn nghệ thuật đã đạt tới đỉnh cao thành tựu, thể hiện sức vóc và sự trưởng thành của nền văn học mới. Cùng với sự thắng thế của chữ Quốc ngữ và ảnh hưởng sâu sắc của văn học phương Tây, tiểu thuyết Việt Nam đã thực sự đi vào quá trình hiện đại hóa, tạo nên một giai đoạn phát triển rực rỡ của văn xuôi hiện đại. Các thể loại khác Một cách tân quan trọng tạo nên thành tựu phong phú của văn xuôi đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 là truyện ngắn với hàng loạt phong cách độc đáo nối tiếp nhau đẩy thể loại này đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Với phong cách ấy, một số truyện ngắn Viêt Nam trong cuộc cách tân này không đến nỗi xa cách với những thành tựu truyện ngắn xuất sắc trên thế giới. Từ những truyện ngắn hiện đại buổi đầu của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học đến khoảng những năm 1930- 1945, truyện ngắn phát triển một cách mạnh mẽ, liên tục. Mở đầu là lối truyện ngắn trào phúng rất ngắn và rất vui của Nguyễn Công Hoan. Tiếp đó là những “truyện không có truyện” với những trang viết tinh tế, đậm chất thơ của Thạch Lam, Thanh Tịnh,… rồi đến những truyện ngắn của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân,… đã làm sống lại những phong tục của người dân quê qua con mắt sắc sảo, ho,1 hỉnh và những truyện của Nam Cao mang tư tưởng sâu sắc, có ý nghĩa khái quát rộng lớn, phân tích tam lí tinh tế, chính xác, khắc họa nhân vật sinh động, góc cạnh, dựng truyện linh hoạt, giọng văn biến hóa, ngôn ngữ có sức diễn tả phong phú. Cũng từ đầu những năm 30 trở đi, một thể loại văn học mới ra đời và phát triển mạnh: phóng sự. Đây là một thể văn báo chí, có tính tư liệu, nhằm điều tra sự thật về một tình trạng xã hội nào đó. Những cây bút phóng sự đáng chú ý là Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Lê Văn Hiến. Trong số những nhà văn này Vũ Trọng Phụng là cây bút xuất sắc nhất, được coi là “ông vua phóng sự đất Bắc”. Bút kí, tùy bút được xem là loại “quân chủng” cơ động, gọn nhẹ trong đội quan văn học hiện đại. Trong thời kì văn học này, tùy bút rất phát triển nhưng trở thành nhà tùy bút, bút kí có sức viết dồi dào, liên tục thì chỉ có Nguyễn Tuân. Ngoài ra, có thể kể đến một số tên tuổi khác, tuy không thật chuyên những cũng để lại môt vài tác phẩm thành công: Thạch Lam vớiHà Nội băm sáu phố phường, Xuân Diệu với Trường ca, Nguyên Hồng với Cuộc sống,… Sự ra đời của kịch nói là một thành tựu đáng kể của văn học thời kì này, tuy rằng số lượng tác phẩm chưa nhiều và chất lượng chưa cao. Nổi trội hơn cả là các tác phẩm Ông Tây An Nam của Nam Xương, Kim tiền của Vi Huyền Đắc, Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, Ngã ba của Đoàn Phú Thứ,… * Thơ ca Trong suốt ba mươi năm đầu của thế kỷ, trong khi báo chí ra đời và hoạt động ngày một rầm rộ, tiểu thuyết có những bước tập tành đáng khích lệ, thì thơ Việt Nam trừ một vài ngoại lệ, nói chung vẫn dẫm chân tại chỗ ở cái dạng quen thuộc có từ thời các cụ ngày xưa. Thế rồi, bài thơ Tình già của Phan Khôi xuất hiện. Nói như Hoài Thanh “Lần đầu tiên trong thành trì thơ cũ hiện ra một lỗ thủng”. Và thế là chỉ trong dăm năm, một cuộc cách mạng xảy ra và được hoàn thành một cách nhẹ nhàng. Bởi cái quá khứ dày dặn của nó, trước 1930, thơ khó thay đổi. Nhưng cũng bởi cái quá khứ dày dặn ấy, mà một khi đã thay đổi, nền thơ có những bước bột phát mạnh mẽ sinh động, dường như xảy ra một cuộc tái sinh. Trước năm 1930, tên tuổi sáng chói trên bầu trời thi ca là Tản Đà – “người của hai thế kỉ”. Ông được coi là một thi sĩ, hơn hết các nghề khác. Ông sáng tác rất nhiều thơ, nhiều thể loại - cả về nội dung lẫn hình thức. Thơ ông hay diễn tả cảm giác say sưa, chán ngán đời thực, đắm chìm trong cõi mộng, những mối tình với người tri kỷ xa xôi, song cũng có những bài mang tính ẩn dụ, ngầm phê phán hiện thực. Thơ Tản Đà thường làm theo thể cổ phong, cũng có khi làm bằng Đường luật, đường luật phá thể, lục bát, song thất lục bát. Ông còn có tài sáng tác thơ dựa trên từ khúc, một hình thức âm nhạc của Trung Hoa, những bài "Tống biệt", "Cảm thu tiễn thu" nhờ sự phá cách, phối hợp nhiều thể loại thơ, có thể coi là cách tân về hình thức khá táo bạo. Cùng với Tản Đà là Á Nam Trần Tuấn Khải với cảm hứng yêu nước, với chất dân ca, đậm đà hồn dân tộc. Từ đầu những năm 1930 phong trào “thơ mới” đã đem đến “một cuộc cách mạng trong thi ca” với những đổi mới sâu sắc từ hình thức, ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp điệu…đến cách cảm nhận, bố cục, kết cấu, giọng thơ đều đổi mới. Các quy tắc trói buộc như niêm, đối, hạn vần, hạn câu… đều bị pha bỏ. Bên cạnh thơ mới phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của bộ phận văn học không công khai của các nhà yêu nước bị địch bắt giam. Nói đến bước đột phá về thơ thế kỉ XX không thể không nhắc tới phong trào Thơ mới. Để xứng danh với cái nghĩa đầy đủ của hai chữ Thơ mới, ngay từ bề ngoài, nền thơ được xác lập bởi các nghệ sĩ trẻ những năm ba mươi có một đặc điểm mà người ta nhận ra một cách dễ dàng: nó không chịu gò bó theo những quy phạm vốn nổi tiếng là nghiêm ngặt của thơ cũ. Từng bài thơ ở đây không phải là tiếng vọng của những bài thơ cổ. Dù hay dù dở, nó có lý do riêng để ra đời để tồn tại. Tự do có lẽ là cảm giác lớn nhất, toát ra từ mọi phương diện của bài thơ, bao gồm cách hạ vần, cách cắt nhịp cho đến cái cảm hứng chung, cái tư thế của con người trong hành động sáng tạo thơ ca của mình. Không phải ngẫu nhiên, các nhà thơ trẻ đầu những năm ba mươi thường nhấn mạnh rằng sở dĩ phải từ bỏ cái cũ, và làm thơ theo lối mới, vì về mặt bản thể, lớp người mới đã khác xa hẳn lớp người cũ. Khác trong vui buồn, yêu ghét, sướng khổ mà cũng là khác trong quan niệm chung về cuộc đời. Trong sự đa dạng của các phong cách, hình ảnh con người hiện lên trong thơ mới vẫn có một nét chung: mỗi nhà thơ tự tin hồ hởi nói lên những điều mình cảm, mình nghĩ. Họ là những cá tính được giải phóng. Trong Đổi mới phê bình văn học, Đỗ Đức Hiểu nhìn nhận: “Thơ mới là một sáng tạo ngôn từ thơ về nhiều mặt; nó mở rộng câu thơ, bài thơ; nó đi vào chiều sâu của thơ bằng cấu trúc mới, cú pháp mới, từ ngữ mới, nhịp điệu mới”. Đó là một sự thay đổi toàn diện về mặt ngôn ngữ thơ, gắn liền với một thời đại thơ đang chuyển mình theo hướng hiện đại hóa. Tuy nhiên, những đổi mới ngôn từ của thơ mới không chỉ dừng ở những thay đổi về hình thức, mà còn có những thay đổi trên những bình diện khác có chiều sâu hơn, có tính “nổi loạn” hơn, gắn với cách nhìn và cách diễn đạt mới về thế giới và đời sống, và tuy mới dừng lại ở một bộ phận các nhà thơ nhưng nói được rất nhiều về triển vọng của thơ và văn học hiện đại nói chung:- Hãy lắng nghe nhạc tơ mềm dãy dụaTrong nhạc trăng vang nổi khắp cung mây(Chế Lan Viên - Vo lụa)- Nàng bước tới như sông trăng chảy ngọcNhư nắng thơm hớp đặc cả nguồn hương(Bích Khê - Nàng bước tới)- Một đêm vàng – một đêm vàng âm điệuĐầy nhựa thơm xanh mịt ngàn phi lau (Bích Khê - Sọ người)- Đêm đêm ảo ảnh thơm chăn gốiTình hướng về đông, dạ lắng chờ(Vũ Hoàng Chương - Tình liêu trai)- Cốc rượu hồng, hy vọng sáng rung rinhMùi son phấn khác gì hương trinh bạch?(Đinh Hùng - Hương trinh bạch)- Hồn nào lang thang bên đêm êmHồn hoa chơi vơi - bình trăng mềm(Nguyễn Xuân Sanh - Xây mơ)- Hương thời gian thanh thanhMàu thời gian tím ngát (Đoàn Phú Tứ - Màu thời gian)- Này lắng nghe em khúc nhạc thơmHãy tự buông cho khúc nhạc hường(Xuân Diệu - Huyền diệu)- Anh đã đón tình em bay phất phớiNhư hương trăng đằm thắm cõi không gian(Hàn Mặc Tử - Sáng láng) Đó là những cách diễn đạt vô cùng độc đáo, lạ lẫm, mà có lẽ trước thời đại thơ mới khó ai có thể hình dung ra. Tuy nhiên, cũng cần dứt khoát một điều rằng: sáng tạo ngôn từ (ở đây) không phải là tạo ra những từ mới, mà cơ bản là làm mới ngôn từ, nhằm đưa lại cho từ một khả năng đặc biệt trong việc làm hé lộ thế giới tinh thần bên trong của bản thân sự vật. Trong những ví dụ trên, rõ ràng năng lực liên tưởng đầy tính trực giác và thần cảm trở thành nguồn năng lượng vô tận cho sáng tạo, ở đó sự vận dụng ngôn từ không còn theo qui luật miêu tả mà theo qui luật của sự liên tưởng. Và như thế, chỉ xét riêng bình diện ngôn từ, thơ mới đã đặt ra một vấn đề mới về vai trò của cái biểu đạt: sáng tạo không phải chỉ là một sự lựa chọn, sắp xếp, mà bản thân ngôn từ đã là một sáng tạo, nó không chỉ đóng vai trò thừa hành sự sai bảo của lí trí, mà chính nó đã là một thế giới có giá trị tự thân, nó không chỉ là phương tiện của thơ mà còn là chính bản thân thơ.- Tiểu kết Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 đã khép lại 10 thế kỉ văn học trung đại để mở ra một thời kì mới với những thành tựu và kinh nghiệm còn ảnh hưởng lâu dài trong tương lai : thời kì văn học hiện đại trong quan hệ rộng rãi với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Thực chất của cuộc cách tân văn học đầu thế kỉ XX này là tất yếu trong quá trình phát triển chung của lịch sử, nó là bước chuyển quan trọng đưa văn học Việt Nam từ trung đại sang hiện đại. Trong lòng nó vẫn mang đậm dấu ấn của phạm trù văn học trung đại nhưng cũng có nhiều đổi mới, cách tân góp phần tạo nên diện mạo mới cho văn học Việt Nam.2. Văn học 1945-1975-Vai trò thúc đẩy sự cách tân văn học sau 19752.2. Vị trí văn học giai đoạn 1945-1975 trong tiến trình cách tân văn học. Đặt thời kỳ văn học này trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc ta thấy sự kế thừa tinh hoa văn học truyền thống và nhân loại để tạo ra cái mới, nhằm một mặt giữ gìn bản sắc và kinh nghiệm quí báu, và mặt khác thúc đẩy văn học đi lên. Chúng ta biết rằng, văn học cách mạng nói chung trong giai đoạn 1945-1975 lấy mục tiêu phục vụ chính trị, tuyên truyền và cổ vũ cách mạng làm nhiệm vụ trung tâm. Đây không phải là nét mới, nét riêng của dòng văn học kháng chiến mà nó là việc tất yếu phải thể theo yêu cầu thời đại, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới. Hơn nữa, nhìn về văn học quá khứ, chúng ta cũng thấy việc phản ánh đời sống chính trị, bày tỏ hoài bão chính trị cũng đã tạo thành một truyền thống văn học. Những câu thơ của các vị vua, vị tướng đời Lý, đời Trần như Lý Thường Kiệt, Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Lê Lợi rồi những câu thơ dậy sóng của Phan Bội Châu, những câu thơ thấm đậm niềm tin yêu kính trọng nghĩa binh của Đồ Chiểu ở “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”đã từng làm thế. Đó chính là một hiện tượng nghệ thuật đặc thù nếu xét về mặt lý thuyết một khi tác phẩm thể hiện nội dung đời sống chính trị. Xét về mặt thành quả đã đạt được thì văn học cách mạng đã để lại nhiều tác phẩm ưu tú, giàu giá trị thẩm mỹ, đủ các thể loại, không thua kém các tác phẩm ưu tú thuộc giai đoạn văn học trước và sau nó. Văn học trong khi làm nhiệm vụ chính trị, hướng tới việc thoả mãn những nhu cầu của quần chúng đã có những phát hiện nghệ thuật quan trọng và mới mẻ về hiện thực và con người. Đó là vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh tượng cả một dân tộc vùng dậy đi tới ánh sáng và tự do, … nói lên khát vọng của cả một dân tộc chiến đấu cho chân lý “Không có gì quí hơn độc lập tự do”.2.3.Những thành tựu nổi bật Những hình ảnh không thể phai mờ một thời kỳ lịch sử đã được văn học khắc hoạ bằng những nét cực kỳ sinh động và đầy sáng tạo. Hình tượng về Tổ quốc, về nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con người Việt Nam vừa thấm đẫm phẩm chất truyền thống lại vừa thấm sâu tinh thần của thời đại. Chưa từng bao giờ trong lịch sử, những nét cơ bản trong truyền thống của dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo lại được phát huy và kế thừa mạnh mẽ đến như vậy. Tinh thần dân tộc, tình cảm dân tộc, ý thức cộng đồng, tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí, đồng đội, nghĩa đồng bào, đã được biểu hiện một cách phong phú, nhiều vẻ, nhiều mặt. Chủ nghĩa yêu nước đã được phản ánh trong văn học giai đoạn này chính là niềm tự hào và ý thức làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh mình của quần chúng nhân dân, khẳng định đất nước này là đất nước của nhân dân. Tinh thần nhân đạo truyền thống đã được kế thừa và phát triển theo hướng mới - hướng về con người, đặc biệt là những con người lao động, thể hiện khát vọng giải phóng con người, ca ngợi lòng nhân ái, sự thuỷ chung son sắt. Đồng thời cũng đề cao ý thức và tình cảm giai cấp, khẳng định con đường giải phóng và sự trưởng thành của quần chúng nhân dân. Những nhà thơ đầu tiên đã nhóm lên ngọn lửa – xua đuổi bóng đêm và phát tín hiệu kêu gọi những con người muốn bước tới một điểm chung và tập hợp thành đội ngũ – đội ngũ những nhà thơ, nhà văn đông đảo chưa từng có và của nhiều thế hệ, đội ngũ của những nhà thơ – chiến sĩ “lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”. Văn học giai đoạn này đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về mặt độc đáo lẫn sự tìm tòi đổi mới về mặt ý thức lẫn hình thức. Một đội ngũ nhà văn, nhà thơ với những tên tuổi đã trở nên quen thuộc cho các thế hệ công chúng như: Sóng Hồng, Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Quang Dũng, Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên, Nguyễn Minh Châu… và rất nhiều những nhà thơ, nhà văn khác khác nữa trong buổi đầu kháng chiến. Quả thật đây là thời kì nở rộ, mà chỉ mỗi việc nhớ và kể tên các nhà thơ,nhà văn cũng đã là điều khó khăn rồi. Thành tựu của các nhà văn lớp trước đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học hiện đại, đặc biệt là văn học giai đoạn sau 1975.Nhà thơ, nhà lý luận, nhà phê bình Chế Lan Viên khi kết thúc bài tựa cho Tập thơ chống Mỹ cứu nước đã viết: “Một nền văn họcViệt Nam mang lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà lại rất dân tộc, thừa hưởng truyền thống cũ của cha ông nhưng táo bạo đi tìm cái mới hiện đại ngày nay, mang hoài bão chung của một đất nước một thời nhưng bao dung trân trọng phong cách của trăm nhà, chiến đấu trên những đỉnh cao, nhưng không coi thường cuộc sống thường tình, kết hợp tính Đảng và tính nhân dân, Việt Nam và nhân loại, hiện thực mà rất đỗi trữ tình, đi tìm cái thiện, chân nhưng phải biểu hiện ra bằng hình thức đẹp” . “Sức mạnh của nền văn nghệ là ở sự trả lời đúng và hay cho những vấn đề cốt yếu của cuộc sống” (Xuân Diệu). Mà những vấn đề cốt yếu của cuộc sống trong giai đoạn 1945-1975 là gì? Nếu không phải là sự chiến đấu cho sự độc lập, tự do, cho chủ nghĩa xã hội; là sự đấu tranh chống lại bạo tàn, bất công; là lau khô những giọt nước mắt của sự đau khổ, nhọc nhằn, uất hờn, tủi nhục; là mang lại tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ, tiếng cười hạnh phúc cho tuổi xế chiều… Nhiệm vụ của thơ ca là hướng con người đến cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng…, tuy rằng trong quá trình thực thi nhiệm vụ đó, thơ ca và cả đội ngũ sáng tác cũng còn hạn chế ở mặt này hay mặt khác - như ý kiến nhận xét của những nhà phê bình sau này .Tóm lại, văn học cách mạng nói chung trong giai đoạn 1945-1975 - một giai đoạn lịch sử không lặp lại của văn học dân tộc - có những nét đặc thù riêng, rất khó tiếp cận, đánh giá. Việc đánh giá dòng văn học này không thể một sớm một chiều mà cần phải có một độ lùi cần thiết về mặt thời gian và một phương pháp tiếp cận hợp lý để đưa ra được những nhận định xác đáng, thấu đáo, có lý có tình hơn. Mặc dù về mặt cách tân văn học chưa thể hiện, nhưng những tiền đề mà nó tạo ra đã làm cho văn học sau 1975 phải chăn trở và quyết tâm làm mới mình bằng một cuộc cách tân rõ ràng và toàn diện hơn.3. Cuộc cách tân sau 19753.1. Hoàn cảnh lịch sử.Trong đời sống xã hội, “thời kì đổi mới” ở Việt Nam được tính từ năm 1986. Đây là năm diễn ra Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên diễn đàn của Đại hội này, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói”, “đổi mới tư duy”, với rất nhiều “việc cần làm ngay”. Nhưng văn học đã đi trước một bước. Hàng chục năm trước đó, người ta đã thấy xuất hiện nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ, bút kí… thể hiện sự đổi mới sâu sắc trong đời sống của văn học nghệ thuật. Truyện ngắn “Bức tranh” viết năm 1975 của nhà văn Nguyễn Minh Châu là ví dụ tiêu biểu. Cho nên, có thể chọn năm 1975 làm cột mốc phân phân kỳ lịch sử, đánh dấu bước ngoặt cuộc cách tân của văn học Việt Nam. Đây là giai đoạn mở đầu của văn học thời kỳ đổi mới. Gọi đó là giai đoạn mở đầu bởi vì, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước thống nhất, lịch sử Việt Nam chuyển qua một thời đại mới, nhưng văn học nghệ thuật thì vẫn vận động theo quán tính của văn học thời chiến. Đề tài về chiến tranh và người lính vẫn là đề tài cơ bản của nhiều sáng tác văn học. Các sáng tác ấy vẫn thể hiện nhãn quan giá trị và nguyên tắc tư duy nghệ thuật của nền văn học sử thi. Nhưng các văn nghệ sĩ đã cảm thấy không thể tiếp tục viết văn như trước. Nguyên Ngọc đã từng thừa nhận rằng: càng viết, tay nghề càng cao, nhưng những trang văn của ông thì hình như càng ngày càng mất dần độc giả. Và thế là sự cách tân bắt đầu . Nó được bắt đầu chủ yếu ở mảng văn học dịch. Suốt một thời gian rất dài, từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến 1975, người Việt Nam chỉ được tiếp xúc với nền văn học cổ điển châu Âu qua một số đỉnh cao từ thế kỉ XIX đổ về trước. Văn học nước ngoài đương đại được giới thiệu ở Việt Nam thời ấy chủ yếu là sáng tác của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Sau năm 1975, cảnh tượng của văn học dịch hoàn toàn thay đổi. Sôi nổi nhất là hoạt động dịch, giới thiệu nền văn học đương đại Âu - Mỹ. Hầu hết những tác phẩm được giải Nobel, những tác phẩm ưu tú của các tác gia đương đại thuộc các trường phái nghệ thuật hết sức khác nhau, như tượng trưng, siêu thực, hiện sinh, trường phái hiện đại, hậu hiện đại… đã được dịch ra tiếng Việt, bày bán tràn ngập trong các cửa hàng sách. Mảng văn học dịch này có tác động vô cùng lớn lao tới quá trình đổi mới văn học ở Việt Nam. Nó làm thay đổi thị hiếu nghệ thuật của đông đảo độc giả, trước hết là thị hiếu nghệ thuật của tầng lớp thanh niên. Các nhà văn từng sáng tác trong thời kỳ chiến tranh đều nhận ra, nếu tiếp tục viết như cũ, họ sẽ tự đánh mất độc giả. Nghĩa là văn học dịch đã buộc các nhà văn Việt Nam phải đổi mới cách viết. Khoảng thời gian mười năm sau chiến tranh, từ 1975 đến 1985, trong lĩnh vực sáng tác, khuynh hướng đổi mới chưa trở thành một phong trào rầm rộ. Chưa thấy xuất hiện những cây bút trẻ có khuynh hướng đổi mới. Những nhà văn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học ở giai đoạn này là Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn… Sau năm 1986 Đây là thời gian sôi nổi nhất của đời sống văn nghệ ở Việt Nam trong thời kỳ cách tân. Trong mọi lĩnh vực nghệ thuật, từ văn học, hội hoạ, âm nhạc, cho tới sân khấu, điện ảnh, sự đổi mới diễn ra vô cùng quyết liệt. Văn học dịch vẫn tiếp tục phát triển và phát huy tác dụng. Nhưng giờ đây, giữ vai trò chủ công trong đổi mới văn học là hoạt động lý luận, phê bình văn học và hoạt động sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Đổi mới văn học thực chất là đổi mới quan niệm: quan niệm về con người, về đời sống và quan niệm về bản thân văn học nghệ thuật. Cho nên vào nửa sau của những năm 80, hoạt động lý luận phê bình văn học gần như vượt lên phía trước, giữ vị trí của nhân tố mở đường. Nghị quyết 05 về phê bình văn học của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam được đón nhận hồ hởi. Trên tờ báo Văn nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội nhà văn Việt Nam (số 49 &50, ra ngày 5/12/1987), Nguyễn Minh Châu cho in bài phát biểu nổi tiếng “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ”. Bài báo vừa là tuyên ngôn lý thuyết, vừa thể hiện tinh thần đổi mới văn học hết sức triệt để của giới sáng tác. Chưa bao giờ các cuộc toạ đàm “bàn tròn”, hội nghị, hội thảo khoa học về những vấn đề lý luận văn học được tổ chức rầm rộ như ở giai đoạn này. Có hai cuộc hội thảo lớn thu hút sự tham gia rất đông đảo của cả giới sáng tác, lẫn giới nghiên cứu phê bình. Cuộc hội thảo thứ nhất xoay quanh đề tài về mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị. Cuộc hội thảo thứ hai tập trung vào đề tài văn học phản ánh hiện thực. Văn học cần phản ánh hiện thực như thế nào? Chủ thể sáng tạo của người nghệ sỹ có vai trò gì trong việc phản ánh hiện thực. Văn học phục vụ chính trị là như thế nào? Đặc trưng của văn học là gì? Vì sao văn học cần đổi mới? Đó là những vấn đề lý luận và thực tiễn sáng tác liên quan tới hai đề tài nói trên. Những vấn đề này, tưởng như đã có kết luận từ lâu, nay được đưa lên bàn bạc, phân tích, giải quyết lại theo tinh thần đổi mới. Vào nửa sau của những năm 80, những cuộc tranh luận về văn học ở Việt Nam có thể diễn ra sôi nổi như thế vì lúc ấy các nhà văn được phát biểu chính kiến, được hít thở trong một bầu không khí tương đối dân chủ, lành mạnh. Cũng chính bầu không khí ấy đã tạo nên sự khởi sắc trong sáng tác văn học. Đầu tiên là sự xuất hiện của rất nhiều bút ký. Thể phóng sự sau nhiều năm vắng bóng, nay lại lên tiếng làm xôn xao dư luận. Thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới được kết tinh ở truyện ngắn và tiểu thuyết. Tiếp theo lớp nhà văn đã thành danh như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng…, người ta thấy nổi lên những cây bút mới rất sung sức, trước hết là Nguyễn Huy Thiệp. Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp thực sự tạo ra bước ngoặt của văn xuôi sau 1975. Nhưng nói tới văn học thời kì cách tân, người đọc còn nhớ tới một loạt tên tuổi như Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Dương Thu Hương, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Nhật Tuấn, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Ngô Ngọc Bội, Lê Thị Minh Khuê… Sáng tác của họ đã tạo nên diện mạo vừa độc đáo, vừa đa dạng của văn học Việt Nam thời kì cách tân văn học. Trong vòng mười năm trở lại đây, vẫn tiếp tục có những tên tuổi mới xuất hiện. Thỉnh thoảng các nhà văn vẫn cho ra đời những tác phẩm văn học ít nhiều gây được tiếng vang, như“Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường, “Cơ hội của chúa” của Nguyễn Việt Hà, “Đi tìm nhân vật” của Tạ Duy Anh Văn xuôi Phan Thị Vàng Anh được công chúng mến mộ. Thơ như đang tìm đường bứt phá để tiến lên phía trước. Vài năm gần đây, người ta nói tới cuộc nổi loạn trong thơ của một số cây bút rất trẻ. Vi Thuỳ Linh là gương mặt sáng giá nhất.3.2. Thành tựu nổi bật của văn học Sau 1975, hiện thực đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ từ chiến tranh chuyển sang hòa bình. Có những chuyện hôm qua văn học chưa kịp nói đến, chưa được đề cập, còn phải nhìn một cách phiến diện thì nay có điều kiện đề cập, để nhìn lại… Những điều này đòi hỏi văn xuôi phải chuyển kịp với thời đại, phù hợp với hiện thực mới.Có thể nói 15 năm qua văn xuôi đã có nhiều khởi sắc. Thậm chí có người còn cho là có bước thụt lùi. Trong bài “Thời kỳ văn học vừa qua và xu hướng phát triển của văn học”, Hoàng Ngọc Hiến đã khẳng định : "Thời kỳ văn học từ 75 đến nay đặc biệt quan trọng cho sự định hướng sắp tới… Đến nay đã 15 năm nhưng vẫn còn là sớm để thấy hết chân giá trị của những tác phẩm ra đời và những tác giả xuất hiện được chú ý thời kỳ này, một thời kỳ phong phú các hiện tượng văn học"… Với tư cách là Chủ tịch hội đồng văn xuôi Hội nhà văn Việt Nam, nhà văn Bùi Hiển nhận xét : "Ngay từ đầu những năm 80, đặc biệt là trong văn xuôi, sân khấu và điện ảnh đã bắt đầu xuất hiện những sáng tác mang nhiều sắc thái mới”. Theo nhóm chúng tôi thấy đây là những nhận xét phù hợp với sự phát triển của văn xuôi sau 1975.3.2.1.Văn xuôia. Cách tân về nội dungQuan sát văn xuôi sau 75 chúng ta thấy có hai thời kỳ. Thời kỳ đầu là từ 1975 cho đến đầu năm 80. Văn xuôi thời kỳ này tuy có một số biến đổi như mở rộng đề tài, đề cập đến nhiều vấn đề hơn… nhưng về cơ bản vẫn gần với đặc điểm của văn xuôi giai đoạn trước. Phải từ những năm 80 văn xuôi mới thật sự có những bước chuyển đáng kể. Trước hết là sự tự đổi mới của các nhà văn đã có sáng tác khá vững vàng ở giai đoạn trước. Người ta thấy trong văn xuôi của Nguyễn Minh Châu, Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Ma Văn Kháng, Xuân Thiều, Nguyễn Trọng Oánh, Lệ Lựu… đã bắt đầu có những đổi mới. Văn xuôi 1945 - 1975 về đề tài mà nói thì thể tài lịch sử - dân tộc chiếm vị trí chủ đạo, quyết định toàn bộ diện mạo đề tài, hệ thống thể loại của văn xuôi ta. Do đó, văn xuôi ở thời kỳ này đã trở thành bức tranh hoành tráng về lịch sử dân tộc. Trong văn xuôi ở thời kỳ này, đề tài đời tư và đề thế tài thế sự giữ một vị trí thứ yếu không đáng kể. Nói chính xác hơn, đề tài đời tư và đề tài đạo đức thế sự không phải hoàn toàn vắng bóng trong những giai đoạn này. Những chuyện đổi đời nhờ cách mạng, những chuyện con người lớn lên nhờ cách mạng, hay những chuyện gác tình riêng vì việc chung… đầy rẫy trong văn học giai đoạn này không thể không khai thác những yếu tố đời tư. Nhưng những chuyện đời tư như vậy thường trở thành một yếu tố chức năng của thể tài lịch sử dân tộc, bị chi phối và phối thuộc vào đề tài này. Ngoài chức năng phối thuộc này, đề tài đời tư cũng như thể tài đạo đức – thế sự ít phát triển.Khác với giai đoạn trước, giai đoạn sau 75, đề tài đời tư và đề tài đạo đức - thế sự phát triển mạnh mẽ, và dần dần trở thành đề tài chính yếu của văn xuôi sau 75. Có thể kể đến các tác giả và các tác phẩm thuộc thể tài này như Nguyễn Khải với “Cha và con”, “ Giữa cõi nhân gian bé tí”…; Nguyễn Minh Châu với “Bức tranh”, “Bến quê”, “Khách ở quê ra”… ; Vũ Huy Anh với “Cuộc đời bên ngoài” ; Vũ Tú Nam với “Sống với thời gian hai chiều” ; Lê Lựu với“Thời xa vắng”, Ma Văn Kháng với “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không có giấy giá thú”… Phát triển đề tài về thế sự đời tư văn chương có khả năng đi sâu vào ngõ ngách tâm hồn con người, suy nghĩ cặn kẽ về các trạng thái nhân thế, nhất là trong hoàn cảnh một xã hội từ trong chiến tranh ba mươi năm bước sang đời sống hòa bình đầy phức tạp và thử thách. Con người bình thường, con người đời thường được miêu tả sâu sắc. Nhiều truyện ngắn, truyện vừa và cả tiểu thuyết nữa đã tập trung miêu tả những con người bất hạnh với những bi kịch đời họ. Đấy là cái bi kịch của một thời con người tự hy sinh cá nhân để vươn tới cái tập thể một cách giản đơn, cứng nhắc để rồi suốt đời thất bại “Thời xa vắng”. Đấy là cái bi kịch chấp chới giữa danh vọng và tình yêu với những tính toán thấp hèn không dám chịu trách nhiệm cuối cùng đều trở thành ảo ảnh cả “Bên kia bờ ảo vọng”. Đấy còn là những bi kịch của những ân hận xót xa, dằn vặt vì những lỗi lầm mà con người vô tình hay cố ý gây ra “Con ăn cắp”, “Bức tranh”…Hình như trong văn xuôi có một khuynh hướng nổi lên rất rõ là khuynh hướng nhận thức lại một thời. Có người xem đó là “Thời xa vắng”, có người xem đó là “Một thời lãng mạn”, lại có người xem đó là thời của “Những thiên đường mù”… Dù những nhìn nhận này còn cái phải nhìn nhận lại, nhưng với cách nhìn đó hiện thực được đào sâu hơn, và cái quan trọng là mang đến trong văn xuôi tính phân tích, tính triết luận rất đáng quan tâm. Đây là cái phẩm chất mà văn xuôi một thời thiếu vắng. Bởi như chúng ta đã biết, văn xuôi sử thi rất giàu chất thơ, thấm đẫm chất tráng ca, nhưng đó là văn xuôi ca ngợi những vẻ đẹp khác nhau của con người và xã hội trên bình diện lịch sử - dân tộc, do đó nó ít tính chất phân tích lý giải. Văn xuôi thế sự trái lại đầy nếm trải, suy tư, chiêm nghiệm, phanh phui, mổ xẻ sự vật hiện tượng để đi đến cùng cái bản chất của nó.Có thể nói văn xuôi thế sự, đời tư đã phần nào đáp ứng được nhu cầu phân tích, lý giải suy tư về con người, xã hội của một thời đầy biến động. Đấy là một bước phát triển quan trọng của văn xuôi phù hợp với yêu cầu của hiện thực, của đối tượng phản ánh. Và do đó, văn xuôi sau 75 cũng đã gặt hái được những thành tựu nhất định.b. Cách tân về nghệ thuật* Tư duy nghệ thuật. Văn xuôi của ta sau 75 đã chuyển dần từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết . Văn xuôi trước 75 chủ yếu là văn xuôi sử thi. Và sự tiếp cận này về cơ bản là phù hợp với hiện tượng mà nó phản ánh, cảm hứng mà nó bộc lộ. Với kiểu tiếp cận này, văn xuôi giai đoạn này cũng đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị.Sau 1975, hiện thực đời sống đã khác trước, cần phải có cách tiếp cận phù hợp. Điều đó đòi hỏi đổi mới tư duy nghệ thuật. Quá trình đổi mới này đã diễn ra đầy khó khăn và thử thách. Tư duy nghệ thuật đã dần dần chuyển sang tư duy tiểu thuyết là phù hợp với đối tượng phản ánh và là một quá trình tất yếu trong sự phát triển của văn học. Tư duy tiểu thuyết không phải không có trong văn xuôi giai đoạn trước. Trong văn xuôi 1930 - 1945 mà biểu hiện rõ nhất là trong văn xuôi hiện thực phê phán tư duy tiểu thuyết đã chiếm một vị trí đáng kể. Nhưng với văn học cách mạng 1945 - 1975 do đề cập đến những vấn đề lớn lao của dân tộc, của cách mạng nên tư duy sử thi chiếm ưu thế. Đúng như Hoàng Ngọc Hiến nhận xét : "Trong văn xuôi ta, tư duy tiểu thuyết bộc lộ ở một số tác phẩm đơn lẻ : “Thời xa vắng”của Lê Lựu, nói chung tư duy sử thi chiếm ưu thế". Phải đến sau 75 và nhất là từ thập niên 80 tư duy nghệ thuật mới chuyển dần từng bước từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Có thể thấy quá trình chuyển biến này trong cả lớp nhà văn đã được khẳng định cũng như ở lớp nhà văn mới, xuất hiện trong thời kỳ này. Đọc những “Tâm tưởng” của Bùi Hiển, “Gió từ miền cát” của Xuân Thiều, “Sống với thời gian hai chiều” của Vũ Tú Nam,… đã bắt đầu thấy có cách tiếp cận khác trước. Ở đây không chỉ ngợi ca khâm phục mà còn là sự phân tích, lý giải các hiện tượng của hiện thực. Nếu trước đây chủ yếu là cách nhìn đơn diện, rạch ròi thiện ác, địch ta, cao cả thấp hèn… thì bây giờ cách nhìn nhiều chiềuhơn, đa diện hơn, phức tạp hơn. Đến Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu và nhất là ở lớp nhà văn trẻ sau 1975 cách nhìn tiểu thuyết mới thật sự chiếm vị trí chủ yếu và trở nên có sức thuyết phục trong việc nắm bắt và lý giải hiện thực. Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xuất hiện sau 1975 đã gây nên tranh luận khá sôi nổi. Nhiều người cho rằng ông đã "xa đề tài trung tâm", trong sáng tác của ông "chủ đề không rõ ràng", những nhân vật mà ông đề cập là "dị thường", "không có trong hiện thực", v.v… Thật ra Nguyễn Minh Châu đã tiếp cận hiện thực từ một cách khác, cách nhìn tiểu thuyết nghiêng về khía cạnh đời tư, khía cạnh đời sống cá nhân phức tạp. Từ đó nhằm nêu lên những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh rộng lớn, không chỉ dừng lại ở chiến đấu và xây dựng. Những ai quen với cách đọc cũ, cách tiếp cận cũ dễ dàng từ chối cách viết này. Một chiếc thuyền ngoài xa là đề tài quen thuộc về một ngư phủ trong sương, nhưng cũng có thể ẩn chứa trong đó nỗi đau số phận con ngưới, biết bao cay đắng, nhục nhã, nhọc nhằn mà vẫn phải chấp nhận “Chiếc thuyền ngoài xa” . Bức tranh chân dung người chiến sĩ có thể làm người họa sĩ được giải thưởng quốc tế, mà cũng có thể vì nó mà bao bà mẹ trở thành mù lòa vì khóc con. Và đấy chính là nỗi ân hận day dứt suốt đời của ngưới họa sĩ đã từng được giải quốc tế. Thì ra đằng sau chân dung người chiến thắng có nỗi đau của các bà mẹ “Bức tranh” . Tính nhiều chiều trong cách nhìn hiện thực đó trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã làm cho truyện ngắn của ông trở nên có chiều sâu, đậm chất triết luận.“Thời xa vắng” của Lê Lựu cũng được bạn đọc đón nhận một cách nồng nhiệt. Có lẽ trước hết là vấn đề mà ông nêu ra : nhận thức lại một thời mới đây thôi mà tưởng như xa vắng từ thủa nào. Ấy là cái thời con người chỉ tưởng có lạc quan, chỉ là anh hùng mà không được biết đến bi kịch, nỗi đau riêng tư. Lê Lựu đã chỉ ra khía cạnh ấy. Người anh hùng Giang Minh Sài đã làm nên bao chiến công vang dội, bao chiến tích vẻ vang nhưng chính cuộc đời anh đầy cay đắng, bi kịch. Cái mà tác giả quan tâm không phải là những chiến công, ở sự ngưỡng vọng mà chính là nỗi đau nhân thế của người anh hùng. Thành công của “Thời xa vắng” về phương diện tiểu thuyết chính là chính ở chỗ này. Phải nói rằng tư duy tiểu thuyết ngày càng đắc dụng và chiếm ưu thế trong văn xuôi sau 1975, nhất là trong truyện ngắn. Nhà văn Nguyên Ngọc đã có một cảm nhận đúng khi cho rằng : "Một số truyện ngắn gần đây như: “Phiên chợ Giát” của Nguyễn Minh Châu, “Bước qua lời nguyền” của Tạ Duy Anh… chẳng hạn, lại có tính chất tiểu thuyết hơn cả những sách có ghi là tiểu thuyết hẳn hoi". Tư duy tiểu thuyết đã đưa lại sắc diện mới cho văn xuôi không phải chỉ những mảng đề tài mới được đề cập, mà cả ngay ở mảng đề tài vốn quen thuộc như sản xuất, chiến đấu trước đây. Chẳng hạn ở mảng văn xuôi viết về chiến tranh sau 1975, với cách nhìn tiểu thuyết cũng có những biến đổi khác trước. Có thể kể ra một số sáng tác như : “Họ cùng thời với những ai”của Thái Bá Lợi, “Gió từ miền cát” của Xuân Thiều, “Không phải trò đùa” của Khuất Quang Thụy… Văn xuôi mảng đề tài này trước đây đều được quan tâm chủ yếu là chiến công, lòng dũng cảm, tinh thần xả thân vì lý tưởng thì bây giờ không chỉ là những điều đó mà còn chú ý đến số phận riêng tư của từng cá nhân, từng con người trong cái khốc liệt, nghiệt ngã của chiến tranh. Đọc “Không phải trò đùa” của Khuất Quang Thụy người ta thấy là một tiểu thuyết về chiến tranh nhưng rất ít tiếng bom rơi, đạn nổ. Cái mà tác giả quan tâm ở đây là số phận những người lính trong cuộc chiến đấu đó như thế nào. Họ hành động, suy nghĩ thể nghiệm mình trong khói lửa chiến tranh. Và ngọn lửa chiến tranh đã làm lộ ra đâu là những phẩm chất tốt đẹp, đầy lòng nhân ái, đâu là những kẻ dối trá, phi nhân. Người lính ở đây kông chỉ hát bài hát của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mà còn là hiện thân của nỗi suy tư về số phận con người trong chiến tranh.* Bút pháp, giọng điệu Sự đổi mới về tư duy nghệ thuật trong văn xuôi sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là thay đổi các yếu tố thuộc về cơ cấu của văn xuôi như bút pháp, nhân vật trung tâm, cốt truyện, lời văn… Chẳng hạn về bút pháp văn xuôi của ta sau 75 nhìn chung thay đổi khác so với trước. Xin dẫn ra đây ý kiến của nhà văn Bùi Hiển về vấn đề này : "Theo nhận xét riêng của tôi về khuynh hướng "hiện đại hóa" trong văn xuôi hiện nay, một trong những đặc điểm bút pháp của nó là trầm tĩnh hơn, tỉnh táo hơn, bớt đi vẻ say sưa, nồng nhiệt so với những sáng tác trước đây về cách mạng và kháng chiến, tạo một khoảng cách nhất định với đối tượng miêu tả, do đó bình thản hơn, trí tụê hơn, thấm đậm hơn giọng điệu phê phán, bình giá, trên cơ sở một cái nhìn thiên về bề sâu tâm tưởng, ý nghĩa nhân sinh, tuy nhiên không vì thế mà lạnh lùng khô héo, trái lại nữa, qua giọng điệu lời văn ta vẫn thấy cái hơi ấm nhân tình" . Cái mà nhà văn Bùi Hiển nêu lên về mặt bút pháp như trầm tĩnh hơn, tỉnh táo hơn, ít vẻ say sưa nồng nhiệt và thấm đậm giọng điệu phê phán, bình giá… thực chất là kết quả của tư duy tiểu thuyết, của cách tiếp cận tiểu thuyết đối với hiện thực. Cũng như giọng hào hùng của văn chương một thời là kết quả của cảm hứng sử thi, tư duy sử thi. Các nhà nghiên cứu, phê bình đã nói rất nhiều về hiện tượng giễu nhại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là hình tượng giễu nhại của các thể loại ngôn từ đã bị biến thành lời nói phong cách hoá. “Những ngọn gió Hua Tát” là chùm truyện nhại cổ tích. “Con gái thuỷ thần” là hình tượng nhại huyền thoại. “Kiếm sắc”, “Vàng lửa”, “Phẩm tiết” nhại truyền thuyết, nhại truyện sử. Nguyễn Huy Thiệp đưa rất nhiều thơ vào truyện giống như để tạo ra các hình tượng nhại thơ, mọi thể loại ngôn từ đều có thể trở thành hình tượng giễu nhại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Trong truyện “Những bài học nông thôn”, Nguyễn Huy Thiệp nói về sự nhẹ dạ của lòng người: “…Sự nhẹ dạ của lòng ngườiTôi nhẹ dạ, anh nhẹ dạ, chị nhẹ dạVà em nữa, em thân yêuEm nhẹ dạ quá chừngChúng ta đều nhẹ dạ trên cõi đời nàyTôi đã nhẹ dạ tin theo bố tôi Tôi nhẹ dạ tin anh, tin chịVà em nữa, em thân yêu Em nhẹ dạ quá chừngTrái tim em trong trắng thếVà đôi môi em tinh khiết thế Đôi mắt em buồn tái tê Niềm tin kia…Niềm tin chẳng có giả thiết gì, chẳng có điều kiện gì. Còn nếu tôi là quỷ dữ? Anh là quỷ dữ? chị là quỷ dữ? Bố mẹ tôi là quỷ dữ?Sự nhẹ dạ của lòng ngườiCó chắp cánh cho chúng ta bay lên thiên đường không? ” Lắng nghe kỹ ta sẽ nhận ra tiếng cười giễu nhại của Lê Lựu, Ma văn Kháng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp nhiều khi man mác một cảm giác tái tê, trong đó có cả nỗi đau âm thầm, lặng lẽ mà mênh mang, sâu sắc. Bởi vì lời giễu nhại bao giờ cũng là lời đa nghĩa, đa thanh. Để tiếng cười giễu nhại cất lên trên những trang văn, các cây bút thời đổi mới như mang đến cho ta thông điệp: hãy vui vẻ mà chia tay với quá khứ. Và điều quan trọng hơn, nếu mọi lời nói, dẫu có biến thành điệu hát hay tiếng cười, đều có một phần diễn trò, thì liệu có đáng tin chăng tất cả những gì mà người đời đã nói, đã kể cho ta nghe? * Nghệ thuật kể chuyện Kể từ sau Cách mạng tháng Tám, chưa bao giờ câu đối, truyện cười giễu nhại dân gian lại xuất hiện nhiều như những năm 80 của thế kỷ trước. Hình như giễu nhại đã trở thành kiểu quan hệ đời sống mang phong cách thời đại. Từ góc độ này mà nhìn lại, sẽ thấy, “Thời xa vắng”(1987) của Lê Lựu có một vị trí đặc biệt trong tiến trình văn học Việt Nam sau 1975. Đọc tác phẩm, ta như gặp một người vừa lạ, lại vừa quen. Quen, vì tác phẩm viết cả về chiến tranh lẫn xây dựng. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là người lính. Người trần thuật kể lại câu chuyện về cuộc đời Giang Minh Sài không phải là để người đọc có dịp được suy ngẫm, mà là để được nói thật to những điều hình như nó đã ngẫm nghĩ xong xuôi. Cho nên chỗ nào nó cũng lắm lời, lời kể của nó đã lùa thùa, dài dòng, mà cái ý luận đề thì rất lộ. Đã thế, tác phẩm lại cố gò để kết thúc có hậu, cuối câu chuyện, nhà văn còn cố ý cho nhân vật nói thật to tư tưởng chủ đề của tác phẩm: con người ta không nên “yêu cái người khác yêu”, càng không nên “đi yêu cái mình không có”. Tóm lại, “Thời xa vắng”sử dụng chất liệu nghệ thuật rất quen thuộc của văn học sử thi trước 1975. Nguyên tắc trần thuật của sử thi cũng để lại dấu ấn ở mối quan hệ giữa người kể chuyện và người đọc trong “Thời xa vắng”. Nhưng đặt bên cạnh những tác phẩm cùng thời, tiểu thuyết của Lê Lựu đúng là bước ngoặt của tiến trình đổi mới văn xuôi nghệ thuật. Có một sự thay đổi hết sức cơ bản ở việc kiến tạo khu vực không gian - thời gian của hình tượng trong “Thời xa vắng”. Ở đây, khoảng cách thời gian và khoảng cách giá trị của sử thi hoàn toàn bị đảo ngược. Tác phẩm đặt người trần thuật vào vị trí một con người từng trải, nhờ nếm trải mà đã trưởng thành. Từ vị trí ấy, nó nhìn thấy trong thực tại một “thời xa vắng”đầy những bi hài. Cái làng Hạ Vị của Giang Minh Sài dẫu đã lên đến hợp tác cấp cao, trải qua đánh Pháp, đánh Mỹ, có đủ cả bí thư, chủ tịch vẫn cứ là hình ảnh thu nhỏ của một vương quốc “rất ngố”, “rất nhắng”, động ai có tí việc liền “ngậu xị cả lên”. Vương quốc ấy đã giết chết con người cá nhân, biến anh hùng thành nhân vật bi hài kịch.“Thời xa vắng” chính là thực tại được nhìn lại như một quá khứ giễu nhại. Nó giễu nhại ngay cái thực tại từng được sử thi biến thành quá khứ lý tưởng. “Thời xa vắng” của Lê Lựu là một tiểu thuyết giễu nhại độc đáo. Nó không cần sử dụng những thủ pháp lạ hoá quen thuộc như phóng đại, hay vật hoá hình ảnh con người để làm nổ ra tiếng cười. Nó chỉ đơn giản thuật lại những chuyện “thật như đùa” mà đã có thể tạo ra được hình tượng giễu nhại. Nhờ thế, lời văn của “Thời xa vắng” khi thì như bông đùa, lúc lại xót xa, chì chiết, nhưng giễu nhại bao giờ cũng là giọng điệu chủ đạo của nó.3.2.2. Thơ Sự đa dạng về phong cách và sự phong phú về giọng điệu là đặc điểm nổi bật của thơ Việt sau 1975. Nếu trước đây, Tố Hữu và Chế Lan Viên được coi là những người lĩnh xướng của thơ ca kháng chiến thì sau 1975, hiện tượng này không xuất hiện trở lại. Thay vào đó, mỗi người có cách thể hiện cái nhìn nghệ thuật của mình. Sự gần gũi về quan niệm và phong cách giữa một số nhà thơ có thể hình thành một xu hướng, một phái nhóm chứ không xuất phát từ một phương pháp sáng tác độc tôn nào đó. Chính sự đa dạng và sự “phân cực” về tư duy nghệ thuật, về khuynh hướng thẩm mĩ, về bút pháp và ngôn ngữ là một dấu hiệu cho thấy thơ ca sau 1975 đang sải những bước chân mạnh mẽ trên con đường hiện đại hoá.a. Nội dung Cuộc sống thời hậu chiến có quá nhiều điểm khác biệt so với cuộc sống thời chiến tranh. Điều đó đòi hỏi nghệ sĩ phải xác lập vị thế của mình sao cho thích hợp với hoàn cảnh lịch sử mới. Từ chỗ là những ca sĩ ngợi ca đất nước và nhân dân bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn, giờ đây các nhà thơ chuyển từ “bè cao” sang “giọng trầm”. Cái nhìn sử thi đã dần phai nhạt và thay vào đó là cái nhìn phi sử thi. Đây là yếu tố hết sức quan trọng khiến cho nghệ thuật giai đoạn này thể hiện tinh thần dân chủ hóa sâu sắc. Cảm hứng nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã trở thành nền tảng và cảm hứng chủ đạo của văn học và thơ ca sau 1975. Nhà thơ không còn bị vướng bận với những kiểu hiện thực chủ yếu và hiện thực thứ yếu, không bị bó buộc trong những khung tư tưởng định sẵn mà cố gắng thể hiện tính đa chiều của hiện thực. Nói đúng hơn, hiện thực trong văn học phải là thứ hiện thực của suy tư. Chỉ một khi nhà thơ nhìn cuộc sống bằng đôi mắt cá nhân, nói lên tiếng nói cá nhân, lúc đó mới hi vọng anh ta tạo nên giọng điệu và tư tưởng nghệ thuật riêng. Tuy nhiên, trong những năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc, cần chú ý đến hai mạch chính trong sự vận động của tư duy thơ. Thứ nhất, cảm hứng sử thi vẫn được tiếp nối như một quán tính nghệ thuật. Không phải ngẫu nhiên mà giai đoạn này xuất hiện hàng loạt trường ca có ý nghĩa như những bức tranh hoành tráng tổng kết cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Sự thay đổi trong cái nhìn nghệ thuật trong các trường ca này so với thơ ca thời chống Mỹ là ở chỗ, tuy vẫn mang chủ âm hào hùng, nhưng các nhà thơ đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến bi kịch của con người. Nói khác đi, trong khi cố gắng miêu tả sự lớn lao, kỳ vĩ của Tổ quốc, các nhà thơ đã quan tâm trực diện đến số phận của cá nhân, thậm chí nhiều khi số phận của đất nước được đo ướm bằng nỗi đau của cá nhân: “Một mình một mâm cơm Ngồi bên nào cũng lệch