Tòa án sơ thẩm là gì

“Phiên tòa sơ thẩm”, “Phiên tòa phúc thẩm”… là một thuật ngữ được nhiều người sử dụng, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ vấn đề này. Đây là những thuật ngữ trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thông qua Toà án, liên quan tới các thủ tục xét xử. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An (Luật Thái An) sẽ giải đáp thắc mắc về thế nào là phiên tòa xét xử sơ thẩm?

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về phiên tòa sơ thẩm

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về phiên tòa sơ thẩm là các văn bản pháp lý sau:

  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
  • Luật Tố tụng hành chính năm 2015;
  • Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

2. Phiên tòa xét xử sơ thẩm là gì?

Hiện nay, theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định về định nghĩa “phiên tòa sơ thẩm”. Tuy nhiên, có thể hiểu, phiên tòa sơ thẩm là phiên xét xử một vụ án với tư cách là tòa án ở cấp xét xử đầu tiên. Xét xử sơ thẩm thuộc một trong hai cấp xét xử của tòa án là: xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm.

Theo đó, sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên hay còn được coi là cấp xét xử thứ nhất trong hoạt động tố tụng của tòa án. Bản án của phiên toà sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay, mà chỉ có hiệu lực nếu trong vòng 15 ngày kể từ ngày ban hành bản án mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị. Nếu bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ tiến hành phiên toà xét xử phúc thẩm.

>>> Xem thêm: Phiên toà phúc thẩm

“Phiên tòa sơ thẩm” là thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong pháp luật tố tụng nói chung, bao gồm cả hành chính, hình sự, dân sự….

Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án sẽ quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án, xác định quyền và nghĩa vụ của các đương sự làm cơ sở cho việc thi hành án. Sau khi Tòa án tiến hành phiên tòa sơ thẩm việc giải quyết vụ án kết thúc, trừ trường hợp có kháng cáo, kháng nghị.

3. Chủ thể tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm bao gồm những ai?

Ngoài sự có mặt của những người tiến hành tố tụng thì phiên tòa xét xử sơ thẩm sẽ có những chủ thể tham gia tố tụng như sau:

Đối với vụ án dân sự thì những người tham gia tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm gồm có:

  • Nguyên đơn;
  • Bị đơn;
  • Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan;
  • Người đại diện của đương sự;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
  • Người làm chứng;
  • Người giám định;
  • Người phiên dịch.
Tòa án sơ thẩm là gì
Tư vấn của Luật Thái An về phiên tòa xét xử sở thẩm – nguồn ảnh minh hoạ: Internet

Đối với vụ án hình sự thì những người tham gia tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự gồm có:

  • Bị cáo;
  • Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ;
  • Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan;
  • Người bào chữa;
  • Người làm chứng;
  • Người giám định;
  • Người phiên dịch;
  • Điều tra viên và những người khác

Đối với phiên tòa xé xử sơ thẩm vụ án hành chính thì những người tham gia tố tụng tại phiên tòa được quy định tài Điều 53 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 gồm có:

“Điều 53. Người tham gia tố tụng

Người tham gia tố tụng hành chính gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.”

4. Nguyên tắc của phiên tòa xét xử sơ thẩm

Theo quy định hiện hành, một số nguyên tắc chung cơ bản của phiên tòa xét xử sơ thẩm như sau:

  • Phiên tòa sơ thẩm về nguyên tắc phải tiến hành công khai, liên tục, trực tiếp và bằng lời nói:

Theo Điều 15 Bộ luật tố tụng dân sự  năm 2015 quy định:

“ Việc xét xử của tòa án được tiến hành công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp kinh doanh, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Hội đồng xét xử quyết định giải quyết mọi vấn đề thuộc về nội dung vụ án cũng như thủ tục tố tụng bằng việc biểu quyết theo đa số.”

  • Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia

Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia theo quy định của luật tố tụng, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

  • Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Các chủ thể có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

  •  Nguyên tắc xét xử tập thể:

Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp việc xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn.

  • Nguyên tắc đảm đảm quyền bình đẳng trước Tòa án nhân dân

Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị xã hội, thành phần xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức đều bình đẳng trước Tòa án.

  • Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử:

Tòa án nhân dân có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử. Việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng.

5. Thủ tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm

Thủ tục tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm gồm các công việc:

  • Chuẩn bị khai mạc phiên tòa sơ thẩm;
  • Bắt đầu phiên tòa sơ thẩm;
  • Hỏi tại phiên tòa sơ thẩm;
  • Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm;
  • Nghị án và tuyên án.

Thủ tục xét xử sơ thẩm thực hiện bởi các Tòa án có thẩm quyền xét xử, cụ thể là Tòa dân sự, Tòa án hình sự, Tòa kinh tế… thuộc Tòa án nhân dân (TAND) cấp tỉnh hoặc TAND cấp huyện có thẩm quyền xét xử theo quy định pháp luật tố tụng.

Việc xét xử sơ thẩm của tòa án phải có hội thẩm tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng, trừ trường hợp vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn.

6. Tóm tắt tư vấn quy định về thế nào là phiên tòa sơ thẩm?

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt tư vấn quy định về phiên tòa sơ thẩm như sau:

Như vậy, đối với toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc dân sự, hình sự, hành chính… thì phiên tòa sơ thẩm dân sự đóng vai trò trung tâm, tác động tới các hoạt động tố tụng trước và sau đó.

Sau khi Tòa án tiến hành phiên tòa sơ thẩm thì việc giải quyết vụ án kết thúc, trừ trường hợp có kháng cáo, kháng nghị.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về phiên tòa sơ thẩm. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

7. Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng của Luật Thái An

Công ty Luật Thái An có đội ngũ luật sư giầu kinh nghiệm tham gia tố tụng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình, đất đai, thừa kế, dân sự, hình sự… Bạn có thể tham khảo dịch vụ của chúng tôi tại:

Tòa án phúc thẩm là gì?

Bản án phúc thẩm có thể hiểu văn bản ghi nhận phát quyết của Tòa án sau khi xét xử lại phần được kháng cáo, kháng nghị.

Phiên tòa có nghĩa là gì?

Theo luật, một phiên tòa là sự kết hợp của các bên tranh chấp, để trình bày thông tin (dưới dạng bằng chứng) trong một tòa án, một cơ quan chính thức với thẩm quyền xét xử các khiếu nại hoặc tranh chấp. Một hình thức của tòa án một tòa án.

Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính là gì?

Phiên tòa sơ thẩm là gì Phiên tòa sơ thẩm dân sự là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu của Tòa án. Là phiên tòa lần đầu xem xét và quyết định về toàn bộ vụ án, phiên tòa sơ thẩm thể hiện đầy đủ nhất các yếu tố đặc trưng của phiên tòa.

Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là gì?

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm là gì? Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là giai đoạn thứ hai của quá trình tố tụng dân sự. Đây là giai đoạn tố tụng dân sự quan trọng. Trong đó, Toà án xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp; từ đó xác định được đầy đủ nguyên đơn, bị đơn, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.