Trám răng bằng composite giá bao nhiêu

Trám răng thường được biết đến như một phương pháp khắc phục răng sâu hiệu quả. Nhưng ít ai biết những chiếc răng nứt, sứt mẻ hoặc bị mòn cũng có thể được phục hồi nhờ kỹ thuật trám răng. Tuy nhiên trám răng giá bao nhiêu là nỗi băn khoăn của khá nhiều người trước khi đến nha khoa. Trám răng là một kỹ thuật tương đối đơn giản nên giá tiền cũng sẽ dao động ở mức phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều khách hàng. 

1. Tại sao cần trám răng sâu?

Trám răng bằng composite giá bao nhiêu

Sâu răng là bệnh răng miệng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Sâu răng làm phá hỏng cấu trúc răng và xâm lấn đến tủy gây ra những cơn đau nhức thường xuyên. Trám răng là kỹ thuật ngành nha sử dụng các vật liệu chuyên dụng để lấp đầy các khoảng trống mà sâu răng gây ra, khôi phục về hình dáng, chức năng và tính thẩm mỹ của răng. Tuy nhiên, trám răng chỉ phù hợp với những trường hợp răng bị sâu nhẹ. 

2. Trám răng hết bao nhiêu tiền?

Chi phí của dịch vụ trám răng sâu tại các nha khoa tương đối thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của phần lớn khách hàng. Giá trám răng dao động từ 70.000 - 300.000 đồng/ 1 răng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

->> Xem thêm: Giá tẩy trắng răng hiện nay bao nhiêu tiền

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trám răng

Trám răng bằng composite giá bao nhiêu

Giá trám răng dao động với biên độ khá rộng do phụ thuộc vào các yếu tố sau:

3.1. Vật liệu trám

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều vật liệu dùng để trám răng, mức giá của vật liệu sẽ đi đôi với những ưu điểm mà chúng mang lại. Đây cũng là yếu tố quyết định phần lớn đến chi phí trám răng.

3.2. Số lượng răng cần trám

Nếu cần trám nhiều răng hơn đồng nghĩa với việc phải sử dụng nhiều vật liệu để trám răng hơn thì giá tiền cần trả phải cao hơn.

3.3. Tình trạng răng

Trường hợp chỉ bị sâu răng nhẹ thì chi phí trám răng chắc chắn sẽ rẻ hơn khi trám cho răng bị sâu lớn. Răng sâu nặng có thể phát sinh chi phí chữa tủy răng và các bệnh lý răng miệng khác trước khi trám. 

4. Các loại vật liệu dùng để trám răng

Trám răng bằng composite giá bao nhiêu

Hiện nay có một số loại vật liệu được sử dụng phổ biến ở các nha khoa:

4.1. Composite

Composite (Nhựa tổng hợp nha khoa) là hỗn hợp gồm các hạt nhựa và thủy tinh mịn và là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Composite thường được dùng để trám ở các vị trí có thể nhìn thấy của răng.
- Ưu điểm:
Composite có màu trắng ngà khá giống răng thật nên sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ khi dùng để trám răng. Vật liệu này có khả năng tương thích sinh học cao với cơ thể nên hoàn toàn an toàn, lành tính. Giá trám răng bằng Composite dao động từ 200.000 - 300.000 đồng/ 1 răng.
- Nhược điểm:
Composite có đặc điểm sẽ dần co lại sau khi trám nên dần dần sẽ xuất hiện những lỗ hổng nhỏ nhưng độ bền của vật liệu này lên đến hơn 5 năm nếu chăm sóc tốt. 

4.2. GIC

Vật liệu GIC được cho là men răng nhân tạo, phù hợp với tình trạng mòn cổ chân răng hay răng cửa bị nứt, vỡ. Giá trám răng GIC khá rẻ, từ 80.000 - 105.000 đồng/ 1 răng.
- Ưu điểm:
GIC có màu trắng bột, tính thẩm mỹ tương đối cao nhưng không bằng Composite. Bên cạnh đó, GIC có chứa Fluor chống sâu răng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập lại vào răng.
- Nhược điểm:
Do khả năng chống mòn và chịu lực chưa tốt nên GIC chỉ được sử dụng cho răng cửa, không trám cho răng hàm vì sẽ gây khó khăn khi ăn uống.

4.3. Vật liệu trám răng Fuji

Fuji cũng là vật liệu tổng hợp nhưng không được sử dụng phổ biến bằng Composite. Giá trám răng Fuji khoảng 300.000 đồng/ 1 răng.
- Ưu điểm:
Fuji có màu sắc tương đồng với răng thật nên mang lại tính thẩm mỹ cao và độ chịu sự mài mòn cao nên sẽ không gây cản trở trong quá trình ăn nhai.
- Nhược điểm:
Giai đoạn đầu sau khi trám răng bằng vật liệu Fuji có thể gây phản ứng nhẹ khi vật liệu chưa đông cứng, sau một thời gian sẽ không còn bất kì kích ứng nào và hoàn toàn lành tính với cơ thể.

5. Trám răng có đau không?

Trám răng bằng composite giá bao nhiêu

Thật ra trước khi thực hiện trám răng cần có thao tác nạo bỏ mô răng sâu. Đây là bước gây đau nhức và khó chịu nhiều nhất, đặc biệt là khi sâu răng quá nặng cần nạo vét nhiều hay chữa tủy thì cảm giác đau nhức sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế bạn sẽ không có cảm giác đau đớn khó chịu gì vì bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trước đó. Sau khi hết thuốc tê, cảm giác ê buốt sẽ xuất hiện nhưng chỉ 1-2 giờ sau sẽ biến mất hoàn toàn và bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường.