Trẻ bị đi ngoài có nên tiêm phòng

Bé nhà em được 2 tháng tuổi rồi, đến ngày 10/5/2019 là đến lịch tiêm phòng vacxin 6 trong 1 nhưng bé lại đang bị tiêu chảy được 1 tuần rồi không khỏi, ngày đi 5 – 6 lần, phân lỏng. Vậy trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không các mẹ? Em hoang hoang mang quá, ai có kinh nghiệm “chỉ giáo” em với ạ!

Đó là câu hỏi của bạn Dung_NT trên một diễn đàn chăm sóc trẻ sơ sinh và đang mong nhận được những góp ý. Câu hỏi của bạn Dung_NT ngay sau đó đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi. Sau đây là một số câu trả lời được chúng tôi ghi chép lại. Cùng theo dõi xem các mẹ khác nói gì và chuyên gia của chúng tôi giải đáp ra sao về việc: “Trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không?

Các mẹ xôn xao về việc trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không!

Lan Anh: Theo mình nếu như trẻ đang bị tiêu chảy thì không nên sử dụng vacxin, vì nó không có tác dụng trị bệnh. Khi cơ thể lại đang nhiễm virus thì không có khả năng kháng bệnh nữa.

Mẹ Bống: Bé nhà mình cũng được 2 tháng thì bị tiêu chảy nhưng vẫn cho ra trạm y tế để tiêm phòng theo thời gian tiêm chủng được gọi. Bác sỹ có kiểm tra thì vẫn cho tiêm như bình thường.

Hồng Nhung: Cũng tùy bạn ơi, bé nhà mình được 3 tháng đưa đi tiêm mũi 5 trong 1 còn không được ấy. Chắc tùy vào mức độ tiêu chảy như thế nào mà bác sỹ quyết định trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không đó!

Mai: Vậy nếu con đang bị tiêu chảy mà tiêm phòng tiêu chảy có hết được không nhỉ?

Nguyễn Linh: Tiêm phòng là để phòng căn bệnh đó bằng cách đưa virus gây bệnh vào người được tiêm và kháng thể trong cơ thể sẽ chống lại vi khuẩn. Nếu kháng lại được thì sẽ ít có khả năng mắc bệnh, ngược lại thì kháng thể không đủ khả năng kháng bệnh trẻ rất dễ mắc bệnh. Đang bị tiêu chảy mà tiêm vacxin tiêu chảy thì không hề có tác dụng và vacxin phòng bệnh không có khả năng trị bệnh.

Trẻ bị đi ngoài có nên tiêm phòng
Trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không?

Chuyên gia trả lời: Trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không?

Việc trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không cũng là câu hỏi chúng tôi nhận được rất nhiều từ các mẹ có bé ở độ tuổi sơ sinh. Có 2 trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Nếu như các bé đã được tiêm phòng vacxin ngừa tiêu chảy Rotavirus lần 1 rồi thì có thể đó là do tác dụng phụ mà vacxin gây ra. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 3 – 4 ngày. Nếu như bị lâu đến vài tuần, 1 tháng thì có thể do bất dung nạp lactose sau đợt tiêu chảy.
  • Trường hợp 2: Nếu như bé chưa tiêm phòng đã bị tiêu chảy thì mẹ cần đưa bé đi khám và kiểm tra phân của bé. Ngoài ra cũng có thể là do việc ăn uống của mẹ làm ảnh hưởng đến sữa cho con bú.

Vì thế, tùy vào từng trường hợp mà nguyên nhân của chúng là khác nhau. Vậy trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không?

Nếu như bé đang bị tiêu chảy thì mẹ nên tìm giải pháp điều trị tiêu chảy cho bé rồi mới tiêm phòng. Bộ Y tế cũng khuyến cáo không nên tiêm phòng cho trẻ đang mắc bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng như tiêu chảy. Như vậy giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn, khi đưa vacxin vào cơ thể sẽ có nhiều tác dụng hơn.

Mẹ thử xem có ăn phải thứ gì lạ không, nhiều khi mẹ ăn không bị đau bụng nhưng lại không hợp với hệ tiêu hóa của con, con bú mẹ sẽ bị tiêu chảy.

Đối với trường hợp 1 thì mẹ có thể cho con uống nhiều sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng các loại sữa đậu nành dành cho trẻ tiêu chảy không dung nạp lactose như Isomilk, Frisolac free, Allo 110… Sau đó, có thể cho con tiêm phòng như bình thường.

Trong trường hợp các mẹ bị ít sữa, sữa loãng, không chất lượng, mất sữa hay tắc tia sữa cần phải tìm ngay giải pháp điều trị thích hợp. Hiện nay, sản phẩm Viên uống lợi sữa Mabio mang lại những giá trị mà ít sản phẩm khác có được, tốt cho cả mẹ và bé. Nó mang lại tác dụng như:

  • Điều trị vấn đề ít sữa, mất sữa, tắc tia sữa, giúp tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ giúp con ăn nhiều, phát triển khỏe mạnh.
  • Giúp mẹ ăn ngon, ngủ tốt, tinh thần thoải mái, giảm thiểu căng thẳng, vóc dáng thon gọn sau sinh,..
Trẻ bị đi ngoài có nên tiêm phòng
Trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không các mẹ ơi???

Với 100% là thảo dược tự nhiên lành tính, Mabio sẽ khiến các mẹ không phải suy nghĩ hay lo lắng về bất cứ tác dụng phụ nào. Sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh mà chỉ có tác dụng hỗ trợ.

Trường hợp nào trẻ bị tiêu chảy vẫn có thể tiêm phòng

Trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không như chúng tôi giải thích là nên để khi trẻ khỏi mới nên tiêm phòng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ trẻ bị tiêu chảy vẫn có thể tiêm phòng như chị Mẹ Bống. Cụ thể như sau:

Trẻ bị đi ngoài ít, 2 – 3 lần/ngày, không có dấu hiệu sốt hay nôn, đau bụng dữ dội,… thì có thể đó là do bị rối loạn tiêu hóa. Đối với trường hợp này, một số bác sĩ vẫn quyết định trẻ có thể tiêm vacxin.

Trẻ bị đi ngoài có nên tiêm phòng
Cũng có trường hợp trẻ bị tiêu chảy vẫn có thể tiêm phòng tiêm phòng

Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp giúp mẹ Dung_NT cũng các mẹ khác về vấn đề trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không. Mong rằng với những kiến thức đó đã giúp mẹ biết khi nào có thể tiêm phòng cho con, khi nào là không nên. Chúc mẹ và bé luôn vui khỏe!

Nguồn: Mabio.vn

Bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa là một tình trạng không quá hiếm gặp khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nguyên nhân của vấn đề này là gì? Trẻ chủng ngừa bằng vắc xin nào dễ bị tiêu chảy? Cách nhận biết và hướng xử lý trong trường hợp bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa ra sao?

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa.

Vì sao bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa?

Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ của vắc xin xảy ra ở trẻ em sau khi chủng ngừa. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi loại vắc xin đều gây ra tình trạng bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa.

Vắc xin gây ra tác dụng phụ tiêu chảy phổ biến nhất là vắc xin phòng ngừa Rotavirus. Những bé đã được chủng ngừa Rotavirus có thể bị nôn mửa và tiêu chảy cho đến 7 ngày sau khi chủng ngừa.

Theo thống kê, có khoảng 1-3% bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa vắc xin phòng Rotavirus. Nguyên nhân là vì bản chất của chủng ngừa bằng vắc xin là dẫn truyền kháng nguyên vào cơ thể trẻ. Vắc xin phòng ngừa Rotavirus là vắc xin sống giảm độc lực, nghĩa là thành phần của vắc xin này bao gồm virus Rota gây ra bệnh tiêu chảy đã được làm yếu đi. Mặc dù đã được làm giảm độc lực, nhưng những virus này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Với những bé có sức đề kháng yếu, virus Rota trong vắc xin phòng ngừa Rotavirus có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy nhẹ, từ đó kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể phòng bệnh tốt hơn.

Vắc xin phòng ngừa bệnh cúm cũng có thể gây ra tác dụng phụ là khiến bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa. Một loại vắc xin khác cũng có thể gây ra tình trạng bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa là vắc xin 5 trong 1. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, trẻ chỉ bị tiêu chảy nhẹ và có thể điều trị khỏi tại nhà.

Ngoài ra, đôi khi, việc bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa có thể không phải do vắc xin. Tình trạng này có thể xảy ra do trẻ bị nhiễm trùng sau khi tiêm chủng hoặc cũng có thể do trước đó bé đã nhiễm mầm bệnh gây tiêu chảy nhưng chưa có triệu chứng rõ rệt. Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa cũng có thể xảy ra khi mẹ ăn đồ lạnh rồi cho bé bú ngay sau đó hay tay mẹ bị nhiễm khuẩn và vô tình tiếp xúc với bé. Điều quan trọng là cần nhận biết rõ các dấu hiệu cho thấy bé bị tiêu chảy, cũng như biết được cách điều trị khi bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị tiêu chảy sau chủng ngừa

Sau khi chủng ngừa, một số trẻ thường bị tiêu chảy nhẹ trong 1-2 ngày. Bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa thường có những triệu chứng sau:

  • Đi tiêu nhiều lần trong ngày hơn bình thường
  • Phân lỏng hơn bình thường
  • Màu của phân bị thay đổi, có thể là phân xanh
  • Đi tiêu ra phân có mùi tanh
  • Bé có biểu hiện sốt, khó chịu, cáu gắt
  • Trẻ thường bú ít hoặc bỏ bú. Một số trẻ bú no nhưng vẫn quấy khóc
  • Cơ thể trẻ bị mất nước, biểu hiện qua việc da khô, môi khô, ít đi tiểu.

Nếu trẻ có những dấu hiệu trên sau khi chủng ngừa, rất có thể đây là tình trạng bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa.

Bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa có nguy hiểm không?

Đến đây, chắc hẳn rằng nhiều người sẽ thắc mắc, bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa chỉ kéo dài từ 1-2 ngày, tối đa 3 ngày. Mặc dù vấn đề này có thể khiến cha mẹ lo lắng, nghi ngờ về chất lượng của vắc xin, nhưng thực tế, tiêu chảy là một tác dụng phụ phổ biến của vắc xin và đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu. Các chuyên gia cũng khẳng định, những tác dụng phụ này không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cũng không phản ánh vắc xin kém chất lượng. Tùy vào cơ địa và sức đề kháng của mỗi trẻ mà có bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa, có bé không bị.

Khi cơ thể trẻ dần thích ứng với vắc xin và hình thành hệ thống miễn dịch nhờ vắc xin, tình trạng tiêu chảy sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Vì vậy, cha mẹ hãy yên tâm nếu thấy bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa.

Mặc dù vậy, trong một số trường hợp hiếm hoi, bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa và tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày kèm sốt cao, đi ngoài ra máu… thì cần đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

Điều cần quan tâm khi phát hiện bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa là cách điều trị giúp bé cảm thấy thoải mái và mau chóng khỏi bệnh.

Nên làm gì khi trẻ bị tiêu chảy sau chủng ngừa?

Khi phát hiện bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa, cha mẹ có thể điều trị vấn đề này tại nhà thông qua những biện pháp dưới đây:

  • Bù nước cho bé: Tình trạng tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy cần phải bù cho trẻ lượng nước đã mất đi. Đối với trẻ dưới 6 tháng, bạn nên cho trẻ bú thường xuyên hơn. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, ngoài sữa, mẹ hãy bổ sung nước cho trẻ thông qua các món ăn như cháo, súp, nước gạo rang… Trong trường hợp sau khi chủng ngừa, bé bị tiêu chảy nặng, cần phải bổ sung nước điện giải cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Giữ gìn vệ sinh: Cha mẹ nên rửa tay kỹ sau khi thay tã cho trẻ để tránh lây lan bệnh. Bên cạnh đó, cần rửa tay, chân, miệng, hậu môn cho bé thật sạch để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng.
  • Quan sát phân của trẻ: Màu sắc và tình trạng phân có thể giúp bạn biết được bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa là nặng hay nhẹ. Nếu có gì bất thường đối với phân, như có lẫn máu, bạn cần đưa bé đi bệnh viện.
  • Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột và hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch. Bạn có thể bổ sung sữa chua cho bé ăn dặm trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa cần chú ý tránh ăn đồ sống, đồ ăn có tính chất lạnh bụng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Mẹ đang cho con bú cũng cần tránh ăn những thực phẩm này.
  • Để bé nghỉ ngơi: Bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa có thể bị mất sức, mệt mỏi. Vì vậy, cần dành nhiều thời gian cho bé nghỉ ngơi để cơ thể có sức chống lại tác dụng phụ này của vắc xin.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được những thắc mắc của bạn xoay quanh vấn đề bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.