Trẻ bị gãy chân bó bột trong bao lâu

Bó bột là một trong những phương pháp được chỉ định nhằm điều trị gãy xương hoặc sai khớp khá phổ biến. Sau khi bó bột thì bệnh nhân thường được theo dõi và chăm sóc tại nhà vì vậy để chăm sóc tốt nhằm hỗ trợ việc hồi phục thì người chăm sóc cũng cần có các lưu ý khi chăm sóc trẻ bó bột tại nhà. Tham khảo ngay chia sẻ của Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bặc Liêu :

Bó bột có tác dụng gì?

Bó bột là phương pháp điều trị nhằm bất động xương gãy và giữ cho xương được ở đúng tư thế phải phẫu. Việc này sẽ giúp tránh di lệch cũng như thúc đẩy quá trình liền xương và hồi phục phần mềm. Ngoài ra, bó bột còn giúp bệnh nhân giảm đau, giảm sưng nề và co cơ sau chấn thương.

Trẻ bị gãy chân bó bột trong bao lâu

Dù là bó bột chân hay bó bột tay thì bột bó sẽ được rạch dọc đến tận kề da để đề phòng sưng nề ở ổ gãy hay chèn ép trong khi bó bột. Sau khi bó bột 24h bệnh nhân sẽ được kiểm tra các ngón tay, ngón chân xem có cử động được không và có sưng nề hay tím tái không. Lý do là để chắc chắn rằng bột bó không quá chặt khiến máu không thể tới nuôi chi dẫn tới biến chứng hoại tử và thậm chí là phải đoạn chi

Những điểm chung của phương pháp bó bột điều trị gãy xương

Có 2 loại bột thường được sử dụng là:

- Bột thạch cao: Có điểm yếu là dễ thấm nước khi bột đã khô - Bột sợi thủy tinh: Được làm từ sợi thủy tinh với sức bền, chịu lực tốt, cùng lúc trọng lượng lại nhẹ, không thấm nước và có màu sắc đa dạng phù hợp cho trẻ em

Thời gian bó bột đối với gãy xương ở trẻ em thường khoảng 4-8 tuần hoặc lâu hơn tùy thuộc vào lứa tuổi và tình trạng gãy của trẻ (vị trí xương, khớp và có kèm tổn thương viêm không)

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bó bột tại nhà

- Đầu tiên, sau khi bó bột cần lau sạch các đầu chi để theo dõi màu sắc và mức độ sưng nề nhằm đánh giá xem có bị tím hay không. Ngoài dựa vào màu sắc cần xem đầu chi của trẻ có lạnh không, hỏi trẻ có tê bì mất cảm giác không để xử trí kịp thời. - Sau khi bó bột cần hạn chế vận động cho trẻ trong ít nhất 1 giờ với bột thủy tinh và 2-3 ngày với bột thạch cao để tránh hỏng bột và di lệch xương vì bột chưa đủ cứng chắc.

- Trong 2-3 ngày đầu bột bó sẽ có xu hướng chặt lại do chi bị sưng nề khiến trẻ cảm giác căng tức và chật chội, phụ huynh cần kê chi bó bột cao hơn mức tim để giảm tức

Trẻ bị gãy chân bó bột trong bao lâu
- Cần chú ý giữ cho phần chi bó bột được khô ráo vì nếu để phần bột thấm nước sẽ dễ bị nở ra, nứt bột làm xương chưa liền bị di lệch và kích ứng da. Tuy nhiên vẫn phải vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, lau sạch các đầu chi, khi tắm cần lấy khăn quấn bên ngoài bột rồi trùm băng hoặc túi nilon để tránh làm ướt bột. - Trẻ có thể bị ngứa phần da ở trong bột nên phụ huynh cần theo dõi không cho trẻ dùng các vật cứng hoặc đầu nhọn như que, bút hay thìa để gãi dễ gây tổn thương da, thậm chí là viêm da - Trong mọi trường hợp không được tự ý cắt bột hoặc xén mép bột hoặc dùng nước, gạc độn lót thêm vào mép bột mà phải đưa trẻ tới cơ sở y tế để xử lý - Khi trẻ bó bột bất động lâu rất dễ dẫn tới teo cơ cứng khớp nên cần cho trẻ tập phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ nhằm hồi phục sức mạnh cơ bắp và duy trì biên độ vận động của khớp. Những bài tập này sẽ có thể thực hiện được từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột

- Chế độ ăn của trẻ cần giàu đạm, vitamin và vi lượng để mau hồi phục tốt. Trẻ cần được đưa đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như tím, lạnh đầu chi, mất cảm giác hoặc vết thương thấm nhiều dịch máu, có mùi hôi.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE: (0291)3908888

Bó bột chân có thể gây ảnh hưởng đến việc di chuyển cũng như đi lại của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần duy trì sự tập luyện phù hợp để tránh teo cơ, cứng khớp cũng như loãng xương sau bó bột. Tham khảo một số thông tin về việc bó bột chân có đi được không và khi nào thì có thể tháo bột để có sự chăm sóc phù hợp.

Trẻ bị gãy chân bó bột trong bao lâu
Bó bột chân có thể gây khó khăn khi đi lại và di chuyển

Bó bột chân ở bất cứ bộ phận nào cũng có thể gây khó khăn cho việc đi lại. Ngoài những cơn đau do gãy xương, bó bột có thể khiến người bệnh bị cản trở và khó chịu. Tuy nhiên, theo các khuyến cáo, người bệnh cần duy trì một số thực hành, lập kế hoạch tập luyện và kiên nhẫn trong thời gian bó bột để đảm bảo quá trình phục hồi sau khi gãy xương.

Về vấn đề bó bột chân có đi được không, các chuyên gia cho biết, người bệnh có thể di chuyển bình thường sau khi các xương đã lành lại. Trong vòng 24 giờ sau khi bị gãy xương, các tế bào tủy xương sẽ chuyển thành các tế bào đa hình thái và biến đổi thành tạo cốt bào. Sau đó, tại vị trí xương bị gãy sẽ xuất hiện hai quá trình liền xương là liền xương nguyên phát và liền xương thứ phát.

Trẻ bị gãy chân bó bột trong bao lâu
Người bệnh nên duy trì đi lại và chuyển động để tránh teo cơ cũng như cứng khớp

Các bác sĩ cũng cho biết thêm, quá trình liền xương ở mỗi bên nhân là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tuổi tác của người bệnh cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể. Sau khi bó bột chân, người bệnh vẫn cần di chuyển các hoạt động thể chất để cơ thể luôn linh hoạt, chống teo cơ chân và nhiều vấn đề khác.

Sau khi bó bột người bệnh có thể đi lại nếu cơn đau do gãy xương cẳng chân đã được cải thiện. Ngoài ra, khi đi bộ cần có sự hỗ trợ của nạng hoặc các thiết bị khác để tránh gây tổn thương đến xương chân đang lành. Ngoài ra, nếu bị đau khi đi bộ, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục phù hợp.

Đi bộ khi bó bột chân có thể giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến các khu vực bị tổn thương, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành xương bị gãy và ngăn ngừa các chấn thương khác. Đi bộ khi bó bột cũng giúp người bệnh không bị mất khối lượng xương cũng như cơ ở chân. Ngay cả những khoảng thời gian đi bộ ngắn trong nhà khi bó bột cũng có thể giúp ngăn ngừa mất xương và giúp người bệnh linh hoạt hơn.

Trẻ bị gãy chân bó bột trong bao lâu
Đi bộ giúp tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ hồi phục xương sau khi bó bột

Mọi chấn thương và gãy xương chân đều khác nhau. Tuy nhiên, bó bột đều nhằm mục đích cố định điểm chấn thương để các xương hợp nhất lại với nhau.

Khi đi bộ, người bệnh cần chú ý đến mức độ của cơn đau và phản ứng của cơ thể để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình liền xương. Nếu cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu ở chân bó bột, hãy dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp.

Bó bột nhằm giúp tình trạng gãy xương nhanh lành hơn hơn và ngăn ngừa các nguy cơ liên quan. Việc đi lại, duy trì vận động có thể giúp chân luôn linh hoạt và hạn chế tình trạng cứng khớp sau khi tháo bột.

Để đảm bảo an toàn khi đi bộ, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc như:

Người bệnh nên lập kế hoạch chăm sóc bột phù hợp để hỗ trợ quá trình liền xương. Cụ thể, một số vấn đề cần lưu ý như:

Trẻ bị gãy chân bó bột trong bao lâu
Chỉ cố gắng di chuyển khi bột đã khô hoàn toàn và người bệnh không cảm thấy đau đớn
  • Chỉ cố gắng đi lại khi bó bột đã khô hoàn toàn. Tùy theo vật liệu, lớp bó bột có thể khô trong một vài giờ, tuy nhiên người bệnh có thể cần nghỉ ngơi trong 2 – 3 ngày trước khi quay trở lại đi bộ.
  • Bó bột được thực hiện để chịu được trọng lượng cơ thể và giúp người bệnh vận động bình thường. Do đó, bác sĩ có thể cân nhắc về trọng lượng của người bệnh trước khi quyết định bó bột.
  • Cố gắng tránh bụi bẩn hoặc bất cứ hạt nhỏ nào rơi vào bên trong bột. Điều này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc thậm chí là gây nhiễm trùng da.
  • Giữa bó bột khô ráo. Trong khi tắm, hãy sử dụng một tấm nhựa hoặc một tấm chắn chống thấm nước để bảo vệ bột. Nước vào độ ẩm có thể gây ảnh hưởng đến bột, kích ứng da, gây ngứa và nhiều rủi ro khác.
  • Nâng chân lên cao khi ngủ hoặc nghỉ ngơi để tránh gây sưng và đau đơn bên trong bột.

Sử dụng nạng hoặc các thiết bị hỗ trợ khác khi đi bộ có thể giúp giảm áp lực lên chân bị tổn thương và tránh gây ảnh hưởng đến bột. Tuy nhiên việc tập luyện với nạng có thể gây khó chịu, tốn nhiều sức lực và cần thời gian để thích nghi. Điều quan trọng là người bệnh không được nản lòng và kiên trì tập luyện.

Để việc di chuyển với nạng dễ dàng hơn, người bệnh có thể lưu ý:

  • Thêm đệm vào đầu nạng để tránh gây đau nhức cánh tay.
  • Đi giày chống trượt khi sử dụng nạng, kể cả di chuyển trong nhà.
  • Sử dụng nạng có độ cao phù hợp để tránh gây áp lực lên chân, cổ tay và cánh tay. Cân nhắc điều chỉnh chiều cao của nạng khi thay đổi giày, dép hoặc đi chân trong nhà.

Thường xuyên vệ sinh nạng bằng nước lau kháng khuẩn để tránh gây ngứa ngáy, khó chịu khi sử dụng.

Theo các bác sĩ, việc bó bột chân khi nào tháo phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như:

Trẻ bị gãy chân bó bột trong bao lâu
Sau khi tháo bột, người bệnh có thể tập đi lại khi cảm thấy thoải mái và không đau đớn
  • Nếu xương chân bị gãy, hở nhiều thì quá trình điều trị có thể lâu và kéo dài hơn.
  • Trong trường hợp gãy xương kín, gãy xương do căng thẳng, thời gian bó bột thường ngắn hơn.

Thông thường quá trình bó bột sau khi gãy chân kéo dài khoảng 3 – 4 tuần, tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh. Sau 3 – 4 tuần, bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang vị trí gãy xương để đánh giá quá trình hồi phục và lên kế hoạch tháo bột. Sau khi tháo bột, vị trí gãy xương có thể cần hơn một năm hoặc nhiều năm để chữa lạnh. Sau khi tháo bột, người bệnh cần theo dõi sức khỏe định kỳ để tránh các rủi ro cũng như có kế hoạch xử lý phù hợp.

Sau khi tháo bột, người bệnh thường cảm thấy nhẹ nhõm ở chân, tuy nhiên điều này nhanh chóng được thay thế bằng cảm giác không thoải mái khi đi lại. Người bệnh có thể cảm thấy đau đớn, cứng khớp, sưng hoặc bất động khớp trong vài ngày sau khi tháo bột. Ngoài ra, da có thể bị đóng vảy, gây khó chịu, ngứa ngáy.

Các cơ ở xung quanh khu vực bó bột cũng có thể bị teo, mất kích thước và sử dụng. Bởi vì chân không được cử động cũng như sử dụng trong suốt một thời gian dài, điều này cũng dẫn đến yếu cớ và đau đớn khi đi lại.

Sau khi tháo bột, người bệnh có thể bắt đầu đi lại bình thường ngay khi cảm thấy thoải mái và nếu bác sĩ cho phép. Thông thường chỉ cần 1 – 2 ngày để cơ thể làm quen và di chuyển bình thường. Nếu gặp khó khăn hoặc đau đớn, người bệnh có thể sử dụng nạng, gậy hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Khi đi bộ, đảm bảo bàn chân luôn hướng về phía trước càng nhiều càng tốt, bởi vì điều này có thể tăng cường cơ bắp chân và giúp chân linh hoạt hơn.

Sau khi tháo bột chân, người bệnh cần hoạt động thể chất và tập thể dục phù hợp để giúp cơ thể linh hoạt trở lại. Một số một thể dục phù hợp bao gồm:

  • Bài tập Cardio: Các bài tập có thể tăng cường nhịp tim bao gồm đạp xe đạp, đi bộ ngắn hoặc bơi lội.
  • Kéo giãn các cơ: Để cải thiện sự linh hoạt ở chân sau khi bó bột, người bệnh có thể thường xuyên duỗi thẳng chân, xoay chân hoặc căng chân để kéo giãn gân kheo và giúp chân linh hoạt hơn.

Sau khi tháo bột chân, người thường xuyên đi bộ và tập luyện thể chất để cải thiện tình trạng cứng cơ cũng như yếu xương. Ngoài ra, xương vẫn đang trong quá trình lành lại, do đó hãy thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để tránh các rủi ro liên quan. Nếu chân bị đau hoặc khó chịu, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.

Tham khảo thêm: