Triệu chứng y học cổ truyền

Cách chuẩn đoán bệnh trong Y Học Cổ Truyền

Y học phương Tây có những phương pháp kiểm tra sức khỏe người bệnh như xét nghiệm, siêu âm, nội soi, X-quang… Trong khi đó, y học cổ truyền lại có thể chẩn đoán được bệnh bằng các phương pháp ngoại quan tứ chuẩn.

Triệu chứng y học cổ truyền

Tứ chẩn là 4 phương pháp chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng của y học cổ truyền bao gồm:

1. Vọng chẩn

Đây là phương pháp nhận biết và xác định bệnh thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện sống và dấu hiệu nhận biết của người bệnh. Việc quan sát bên ngoài sẽ giúp bác sĩ y học cổ truyền biết được tình hình bệnh tật trong cơ thể phản ánh ra ngoài. Y học cổ truyền thường chú trọng đến việc xem xét các bộ phận ở mặt, mắt, lưỡi… do những bộ phận này có mối liên hệ với phủ tạng bên trong.

2. Văn chẩn

Việc chẩn đoán sẽ được nhận định thông qua cách cung cấp thông tin của người bệnh. Bác sĩ sẽ chú ý đến những tính chất về âm thanh của người bệnh như tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên… từ người bệnh.

3. Vấn chẩn

Phương pháp này chẩn đoán bệnh dựa trên việc thu thập các câu trả lời về thói quen sinh hoạt hằng ngày, chế độ ăn uống, tâm sinh lý… Việc hỏi người bệnh là 1 yếu tố hết sức quan trọng để nhận được những thông tin về tiền sử bệnh, diễn tiến bệnh từ lúc khởi bệnh đến lúc thăm khám, đồng thời để hoàn thiện thông tin đã chẩn đoán trước đó.

4. Thiết chẩn

Đây là phương pháp bác sĩ dùng dụng cụ hỗ trợ kèm theo để khám. Bác sĩ có thể sờ nắn để xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay chân và bụng hoặc cũng có thể xem mạch.

Song song với tứ chẩn, y học cổ truyền cũng cần kết hợp thêm những chẩn đoán cận lâm sàng của y học hiện đại như xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh các cơ quan trong cơ thể. Sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền ngày càng được áp dụng phổ biến khi chẩn đoán và điều trị bệnh.

Triệu chứng y học cổ truyền

  • Chẩn đoán và điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại vi theo Y học cổ truyền
  • 05/01/2022
  • 1. Đại cương 1.1 Khái niệm Theo quan điểm của y học cổ truyền, các triệu chứng mô tả trong liệt dây thần kinh VII ngoại vi thuộc phạm vi chứng trúng phong. 1.2. Nguyên nhân bệnh Do chính khí...

  • Chẩn đoán và điều trị sỏi đường tiết niệu theo y học cổ truyền
  • 1. Đại cương 1.1. Khái niệm Theo y học cổ truyền, các triệu chứng mô tả trong bệnh sỏi đường tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, sa lâm. 1.2. Nguyên nhân - Do thấp nhiệt uẩn kết ở hạ tiêu,...

  • Thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh phụ khoa
  • 1. Đại cương 1.1. Đặc điểm nguyên nhân gây bệnh trong phụ khoa Nguyên nhân sinh bệnh đối với phụ khoa cũng giống như nội khoa là do ngoại nhân, nội nhân và bất nội ngoại nhân nhưng khi vận...

  • Chẩn đoán và điều trị cúm theo y học cổ truyền
  • 1. Đại cương 1.1. Khái niệm           Theo quan niệm của Y học cổ truyền thì các triệu chứng mô tả trong bệnh cúm thuộc phạm trù cảm mạo, lưu hành tính, phong ôn, xuân ôn,...

1. Đại cương

1.1. Khái niệm

          Theo quan niệm của Y học cổ truyền thì các triệu chứng mô tả trong bệnh cúm thuộc phạm trù cảm mạo, lưu hành tính, phong ôn, xuân ôn, đông ôn, thử bệnh, thu táo. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là: sốt cao, sợ lạnh, đau đầu, đau mỏi toàn thân, triệu chứng toàn thân nặng, có thể dẫn đến phế viêm, viêm ngoại tâm mạc, viêm não. Bệnh có thể phát quanh năm nhưng hay phát vào mùa đông xuân.

1.2. Nguyên nhân sinh bệnh

          Do phong tà nhập qua mũi miệng, bì phu vào phế vệ, có thể kèm theo thử thấp hoặc táo nhiệt gây ra. Bệnh tà có thể truyền từ biểu vào lý, vào khí phận làm nhiệt tà ứ trệ ở phế hoặc thượng tiêu đàm nhiệt trở phế hoặc hạ tiêu nhiệt kết hoặc bệnh tà có thể nhập vào doanh phận nghịch truyền vào tâm bào dẫn đến hôn mê, co giật.

2. Biện chứng luận trị

2.1. Biện chứng

          Do sức đề kháng của cơ thể giảm, vệ khí bất cố, doanh vệ bất hòa nên ngoại tà xâm nhập gây nên bệnh cảm mạo. Chính khí và tà khí giao tranh ở phế vệ, cơ biểu và bệnh thường thuộc thực chứng với biểu hiện chủ yếu là sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau nhức mình mẩy, chân tay tê mỏi, mệt…

          Nguyên nhân gây bệnh phức tạp nhưng quy lại chủ yếu là thuộc hàn hay nhiệt. Nguyên nhân bệnh kết hợp thường có liên quan chặt chẽ đến biến đổi khí hậu theo mùa. Ví dụ: mùa hạ thời tiết nóng bức, nếu kèm theo yếu tố thử thì thường gây bứt rứt, ra mồ hôi nhiều; mùa đông xuân kèm thêm yếu tố thấp thường gây nên chứng bụng đầy, buồn nôn, nôn, đại tiện lỏng; mùa thu khô hanh kèm theo yếu tố táo thường gây chứng ho khan, khô miệng, khát nước, mũi họng khô…

          Biện luận về chuyển hóa hàn nhiệt: ngoài tà xâm nhập, bất kể là hàn hay nhiệt, nếu không điều trị kịp thời sẽ theo kinh mạch truyền vào bên trong để hóa nhiệt gây các chứng hàn nhiệt thác tạp. Những người vốn thể tạng âm hư dương thịnh thì sau khi cảm nhiễm phong hàn cũng theo xu thế chuyển thành nhiệt chứng; còn nếu cảm phải phong nhiệt thì xu thế bệnh chuyển nhiệt chứng càng nhanh hơn.

2.2. Nguyên tắc điều trị

– Giải biểu phát tán phong tà và tuyên thông phế khí.

– Nếu bệnh đã vào khí phận và doanh phận thì phải kết hợp với pháp thanh nhiệt lương huyết.

– Khi cơ thể người bệnh bị suy nhược, nếu mắc phải cúm thì cần phải xem xét tình trạng cơ thể do khí hư hay huyết hư, âm hư hay dương hư để vận dụng pháp ích khí giải biểu hay pháp dưỡng huyết giải biểu, tư âm giải biểu hay ôn dương giải biểu để đạt được hiệu quả phù chính trừ tà, công bổ kiêm trị.

3. Phân thể điều trị

3.1. Phong nhiệt nhập biểu

– Lâm sàng: sốt, sợ lạnh ít, ra mồ hôi, đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau họng, rìa lưỡi đỏ, gai lưỡi nhọn, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.

– Pháp điều trị: tân lương giải biểu, tuyên phế thấu nhiệt.

– Phương thuốc: Ngân kiều tán gia giảm.

Liên kiều 10g Ngân hoa 15g Cát cánh 06g
Bạc hà 10g Trúc diệp 12g Cam thảo 06g
Kinh giới tuệ 12g Lô căn 12g Ngưu bàng tử 06g

Bài thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang, chia 02 lần sáng và chiều.

Nếu nhiệt kèm theo thấp trọc gây đầy tức ngực thì gia hoắc hương 10g, uất kim 08g để trừ thấp trọc, giải đầy tức.

Nếu tân thương gây khát nước thì gia thiên hoa phấn 12g, mạch môn 12g để dưỡng âm sinh tân.

Nếu nhiệt độc gây sưng đau họng thì gia huyền sâm 12g để thanh nhiệt giải độc.

Nếu nhiệt tổn thương làm huyết lạc gây chảy máu cam thì gia bạch mao căn 20g, trắc bá diệp 12g, chi tử sao cháy 10g để lương huyết chỉ huyết.

Nếu phế khí không thông gây ho nhiều thì gia hạnh nhân 06g để tuyên phế bình suyễn.

Nếu thấy tiểu tiện ít và sẫm màu thì gia tri mẫu 12g, hoàng cầm 10g để dưỡng âm thanh nhiệt.  

Nếu mọc ban giai đoạn đầu và ban mọc không đều thì gia phù bình 10g, thuyền thoái 06g.

– Có thể dùng nồi nước xông để làm ra mồ hôi, hạ sốt.

Lá hương nhu  50g               Lá tre       50g                 Lá bưởi       20g

Lá xả          30g                      Gừng tươi   01 củ         Lá kinh giới  30g

Chú ý cẩn thận bị bỏng khi xông. 

3.2. Phong hàn nhập biểu

– Lâm sàng: sốt, sợ lạnh nhiều, đau đầu, không có mồ hôi, đau mỏi tứ chi, tắc mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

– Pháp điều trị: sơ phong tán hàn, giải biểu thấu tà.

– Phương thuốc: Kinh phòng bài độc tán gia giảm.

Khương hoạt 08g Độc hoạt 10g Sài hồ 12g
Sinh khương 10g Chỉ xác 10g Xuyên khung 12g
Kinh giới 12g Phòng phong 10g Cát cánh 06g
Cam thảo 06g

Bài thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang, chia 02 lần sáng và chiều.

Nếu sợ lạnh, rét run thì gia quế chi 12g để ôn thông kinh mạch.

Nếu tỳ hư, đại tiện phân lỏng nát thì gia bạch truật 12g, bạch biển đậu 12g để bổ khí kiện tỳ.

Nếu buồn nôn và nôn thì gia sa nhân 10g, hoắc hương 10g.

– Có thể dùng nồi nước xông để làm ra mồ hôi, hạ sốt.

3.3. Thử thấp khốn biểu

      – Lâm sàng: sốt, sợ lạnh, không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, đau đầu, đau mỏi tứ chi, khát nước, tiểu tiện ít và sẫm màu, đại tiện phân nát; rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.

– Pháp điều trị: thấu biểu thanh thử, hóa thấp tiết nhiệt.

– Phương thuốc: Tân gia hương nhu ẩm gia giảm.

Hương nhu 12g Kim ngân hoa 12g Bạch biển đậu 10g
Hậu phác 10g Liên kiều 10g Hoắc hương 10g
Thanh cao 10g

Bài thuốc trên sắc uống ngày 01 thang, chia 02 lần sáng và chiều.

Nếu bứt rứt khó chịu thì gia hoàng liên 12g để thanh nhiệt trừ phiền.

Nếu bệnh nhân vốn có tỳ hư làm trung khí bất túc gây đầy bụng, ăn không tiêu thì gia nhân sâm 05g, bạch truật 12g, bạch linh 12g và trần bì 10g để ích khí kiện tỳ táo thấp.

– Có thể dùng nồi nước xông(như đã giới thiệu ở phần trên) để làm ra mồ hôi, hạ sốt.

3.4. Nhiệt tà ủng phế

– Lâm sàng: sốt cao, khát nước, ra mồ hôi nhiều, ho, khó thở, tức ngực, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

– Pháp điều trị: thanh khí tiết nhiệt, tuyên phế chỉ khái.

– Phương thuốc: Ma hạnh thạch cam thang hợp Vĩ kinh thang gia giảm.

Ma hoàng 10g Hạnh nhân 10g Sinh thạch cao 30g
Vĩ kinh 30g Đào nhân 06g Đông qua nhân 20g
Hoàng cầm 10g Bối mẫu 10g Ngư tinh thảo 15g

Bài thuốc trên sắc uống ngày 01 thang, chia 02 lần sáng và chiều.

Nếu phong nhiệt còn ở biểu, hơi sợ gió lạnh thì gia kim ngân hoa 12g, bạc hà 12g để trừ phong thanh biểu nhiệt.

Nếu phế nhiệt thịnh gây ra nhiều mồ hôi thì nên dùng thạch cao liều cao để sinh tân, thanh nhiệt.

Nếu biểu uất không thông làm ra ít mồ hôi hoặc không ra mồ hôi thì dùng liều ma hoàng tăng lên để tăng tiết mồ hôi.

Phế nhiệt khí trệ gây tức ngực, khó thở thì gia tang bạch bì 12g, đình lịch tử 10g để tuyên phế bình suyễn.

Nếu tà nhiệt hun đốt tân dịch thành đàm gây ho khạc đờm màu vàng và dính thì gia qua lâu 10g để thanh nhiệt trừ đàm.

Nếu nhiệt gây tổn thương tân dịch làm bệnh nhân bứt rứt, khát nước thì gia tri mẫu 12g, mạch môn 15g để dưỡng âm thanh nhiệt.

3.5. Phế trường nhiệt thịnh

– Lâm sàng: sốt cao, khát nước, ho nhiều, đại tiện nóng rát hậu môn, mùi hôi; rêu lưỡi vàng, mạch sác.

– Pháp điều trị: thanh tiết phế trường.

– Phương thuốc: Cát căn cầm liên thang gia giảm.

Cát căn 20g Hoàng cầm 10g Hoàng liên 10g
Ý dĩ nhân 20g Hạnh nhân 10g Ngư tinh thảo 15g
Mộc qua 10g Cam thảo 10g

Bài thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang, chia 02 lần sáng và chiều.

Nếu đau bụng thì gia bạch thược 15g để thư cân chỉ thống(giảm đau).

Nếu đau quặn bụng mà kèm theo mót rặn, đi ngoài thì gia mộc hương 10g, binh lang 06g để hành khí và giảm mót rặn.

Nếu buồn nôn và nôn thì gia bán hạ 06g, trúc nhự 10g để giáng nghịch cầm nôn (chỉ ẩu).

Nếu thực trệ gây đầy tức bụng, không muốn ăn thì gia sơn tra 06g, thần khúc 12g để tiêu thực.

3.6. Nhiệt độc nội hãm

– Triệu chứng: sốt cao liên tục, mê sảng, có thể hôn mê, cứng gáy, trẻ em có thể co giật, lưỡi đỏ thẫm không rêu hoặc rêu vàng, mạch tế sác.

– Pháp điều trị: thanh khí lương doanh, tiết hỏa giải độc.

– Phương thuốc: Bạch hổ thang hợp Thanh doanh thang gia giảm.

               Thạch cao              30g       Tri mẫu      10g            Ngân hoa         15g

               Thủy ngưu giác      60g       Liên kiều      10g          Trúc diệp          10g

               Hoàng liên              08g       Đan sâm       10g         Huyền sâm       10g

               Đại thanh diệp        10g

Bài thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang, chia 02 lần sáng và chiều.

Nếu sốt cao, ít sợ lạnh thì gia sài hồ 12g có tác dụng tăng cường hòa giải.

Nếu sốt cao, khát nước, ra mồ hôi, lơ mơ, đại tiện táo bón, nước tiểu sắc đỏ mà số lượng ít thì gia đại hoàng 08g và mang tiêu 15g để tả hạ công tích, nhuyễn kiên nhuận táo.

Nếu khát nước, tiểu tiện ít, sốt cao thì gia thiên hoa phấn 12g, mạch môn 20g để dưỡng âm thanh nhiệt.

3.7. Nội bế ngoại thoát

– Lâm sàng: sốt cao liên tục, mê sảng, hôn mê, có khi co giật, khó thở, mồ hôi ra nhiều, sắc mặt trắng nhợt, tứ chi lạnh, chất lưỡi đỏ, mạch vi tế muốn tuyệt.

– Pháp điều trị: ích khí dưỡng âm liễn phế cố thoát.

– Phương thuốc: Sinh mạch tán hợp Sâm phụ thang gia vị.

   Nhân sâm   15g       Mạch môn   15g       Ngũ vị tử 10g

   Phụ tử         12g       Hoàng kỳ     40g

Sắc uống ngày 01 thang chia 02 lần sáng và chiều.

Chú ý: thể này bệnh cấp và nặng, cần phối hợp chặt chẽ giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền để cấp cứu.

4. Kết luận

– Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, gặp ở mọi lứa tuổi, thường xảy ra vào mùa đông xuân hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột do cơ thể nhiễm phải virút cúm A, B, C gây nên.

– Y học cổ truyền cho rằng bệnh là do cơ thể cảm phải ngoại tà, biểu hiện chủ yếu là thực chứng, do vậy nguyên tắc điều trị lấy giải biểu để trừ tà là chính. Khi có kiêm lý chứng thì dùng pháp biểu lý song giải, công bổ kiêm trị.

– Về điều trị, ngoài việc dùng thuốc sắc uống theo biện chứng luận trị, khi bệnh chuyển biến nặng thì phải kết hợp với y học hiện đại để điều trị cho bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Y học cổ truyền, Học viện quân y (2013), Y học Cổ truyền (dùng cho đào tạo đại học), NXB Quân đội nhân dân

2. Bộ môn Y học cổ truyền, Đại học y Hà Nội (2008), Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học