Trình bày mô hình nghiên cứu định lượng tội phạm

(Last Updated On: 07/11/2021)

Nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, nghiên cứu hỗ hợp là gì? Phân biệt phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và hỗn hợp

Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu được tạo thành từ các phương pháp kỹ thuật chuyên môn được sử dụng để tìm hiểu sâu về các phản ứng từ trong suy nghĩ và tình cảm của con người.

Theo Marshall và Rossman (1998): Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau, không những trong khoa học xã hội mà còn trong nghiên cứu kinh tế. Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc về hành vi của con người và lý do chi phối hành vi như vậy. Nghiên cứu định tính điều tra lý do tại sao và làm như thế nào của việc ra quyết định, không chỉ là những gì, mà còn ở đâu, khi nào. Nghiên cứu định tính đưa ra các kết luận tổng quát hơn là các kết luận cụ thể:

Nghiên cứu định tính là loại hình nghiên cứu nhằm mô tả sự vật hiện tượng mà không quan tâm đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và không nhằm lượng hóa sự biến thiên này.

Nghiên cứu định tính hướng đến ý nghĩa các khái niệm, định nghĩa, đặc điểm và sự mô tả đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính thường được áp dụng trong xã hội học, tâm lý học, kinh tế học, kinh tế chính trị, luật,…

Nghiên cứu định tính thường dùng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, mô tả, logic,…

Nghiên cứu định tính thường được áp dụng giai đoạn thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Ở giai đoạn thu thập dữ liệu, các kỹ thuật nghiên cứu định tính thường được áp dụng gồm nghiên cứu lý thuyết nền, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu tình huống, quan sát,…

Ở giai đoạn phân tích dữ liệu, nghiên cứu định tính được sử dụng các kỹ thuật phân tích nội dung với các dữ liệu thu thập, quan sát hành vi cũng như các chứng cứ, sự kiện thu thập được.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Theo Ehrenberg (1994): Nghiên cứu định lượng thường được sử dụng để kiểm định lý thuyết dựa vào cách tiếp cận suy diễn.

Theo Daniel Muijs, (2004) : Nghiên cứu định lượng là phương pháp giải thích hiện tượng thông qua phân tích thống kê với dữ liệu định lượng thu thập được.

Nghiên cứu định lượng là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và công cụ thống kê, mô hình hóa được sử dụng cho việc lượng hóa các thông tin của nghiên cứu định lượng.

Các phương pháp định lượng bao gồm các quy trình thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, giải thích và viết kết quả nghiên cứu.

Các phương pháp này liên quan đến sự xác định mẫu, chiến lược điều tra, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, trình bày kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả và viết công trình nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng phù hợp với các nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng một kết quả nào đó. Cách tiếp cận định lượng thực hiện khi cần kiểm định các giả thuyết khác nhau và một lý thuyết nào đó.

So sánh phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng

Thứ tự Nội dung Định tính Định lượng
1 Mục tiêu Nghiên cứu Hiểu sâu sắc, xây dựng lý thuyết Mô tả hoặc dự báo, xây dụng hoặc kiểm định lý thuyết
2 Thiết kế nghiên cứu Có thể điều chỉnh trong quy trình thực hiện. Thường phối hợp nhiều phương pháp. Được quyết định trước khi bắt đầu nghiên cứu. Sử dụng một hay phối hợp nhiều phương pháp.
3 Chọn mẫu, cỡ mẫu Phi xác suất, có mục đích. Cỡ mẫu nhỏ Xác suất, cỡ mẫu lớn
4 Phân tích dữ liệu Phân tích bằng con người và thực hiện liên tục trong quá trình nghiên cứu Phân tích bằng máy. Các phương pháp toán và thống kê làm chủ đạo. Phân tích có thể diễn ra suốt quá trình nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp

Nghiên cứu phối hợp giữa định tính và định lượng được sử dụng khá phổ biến trong các ngành kinh tế, quản trị, tài chính,…

Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta muốn hiểu rõ bản chất sự vật, nghiên cứu cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình hay khung phân tích thì phải dùng phương pháp nghiên cứu định tính với các công cụ tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, chuyên gia,…

Đồng thời, trong nghiên cứu chúng ta thường dựa trên một quan sát với cỡ mẫu đủ lớn để có kết quả tin cậy cần thiết. Chúng ta dùng dữ liệu, thông tin của mẫu để ước đoán số liệu, thông tin tổng thể nghiên cứu. Vì vậy phương pháp định lượng là hiển nhiên.

Khi so sánh nghiên cứu định lượng và định tính, Wilson (1982) lập luận rằng, việc sử dụng cân bằng cả hai nên được sử dụng trong nghiên cứu hiện đại. Thực hiện sự kết hợp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng. Hơn nữa, phương pháp hỗn hợp có thể giải quyết sự phức tạp ngày càng tăng của thực tế xã hội. Hiểu biết có được sự kết hợp của cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn và mở rộng của chủ đề nghiên cứu. Ta có bảng kết quả so sánh về quy trình các phương pháp như sau:

Các phương pháp nghiên cứu định tính Các phương pháp nghiên cứu định lượng Các phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
Các phương pháp mới Các câu hỏi dựa vào một Cả hai phương pháp mới nổi. công cụ xác định trước. nổi và xác định trước. Các câu hỏi mở.

Dữ liệu phỏng vấn, dữ liệu quan sát, dữ liệu văn bản, và dữ liệu nghe nhìn.

Các câu hỏi dựa vào một công cụ xác định trước. Dữ liệu về kết quả hoạt động, dữ liệu về thái độ, dữ liệu quan sát, và dữ liệu tổng điều tra thống kê.

Phân tích thống kê.

Cả hai phương pháp mới nổi và xác định trước. Cả câu hỏi có mở và đóng. Nhiều hình thức thu thập dữ liệu từ mọi khả năng.

Phân tích thống kê và văn bản.

Bảng: So sánh quy trình phương pháp định tính, định lượng và hỗn hợp.

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu chung về mô hình nghiên cứu tội phạm
  • 2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề tội phạm học.
  • 2.1 Khái niệm tội phạm.
  • 2.2 Một số loại tội phạm
  • 3. Mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm.
  • 3.1 Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo khu vực địa lí:
  • 3.2 Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo lứa tuổi:
  • 3.3 Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo giới tính:
  • 3.4 Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo phân tầng xã hội:
  • 4. Tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay.

1. Giới thiệu chung về mô hình nghiên cứu tội phạm

Có thể khẳng định một điều rằng tội phạm chính là một trong những mặt trái của sự phát triển. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đã gặt hái được rất nhiều thành tựu to lớn, đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển, hội nhập với nhiều cơ hội mới đó, chúng ta cũng phải đối mặt với vô vàn những thách thức, hệ lụy. Và một trong số các vấn nạn đó chính là tội phạm. Theo thống kê cho thấy, tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay đang diễn biến vô cùng phức tạp với mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm. Số lượng tội phạm gia tăng theo từng năm và số tuổi của người phạm tội ngày càng trẻ hóa. Cụ thể vào năm 2020 theo tỷ lệ thống kê của Bộ Công an: Số vụ phạm tội về trật tự xã hội: Toàn quốc xảy ra 47.062 vụ; khám phá 39.250 vụ; bắt giữ, xử lý 81.901 đối tượng; tỷ lệ khám phá đạt 83,40%; triệt phá 1.944 băng, nhóm. So với năm 2019, giảm 2.704 vụ (-5,43%), giảm 1.524 số vụ khám phá (-3,74%), tăng 1.750 số đối tượng bị bắt giữ, xử lý (+2,18%). Tỷ lệ khám phá tăng; giảm 301 số băng, nhóm bị triệt phá (-13,41%). Số vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế: Toàn quốc xảy ra 22.042 vụ, so với năm 2019 tăng 3.708 vụ (+20,22%). Số vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về môi trường: Toàn quốc xảy ra 26.134 vụ, so với năm 2019 tăng 788 vụ (+3,11%). Số vụ phạm tội về ma túy: Toàn quốc xảy ra 25.598 vụ, so với năm 2019 tăng 2.784 vụ (+12,20%) ... Qua số liệu trên có thể thấy sự một số lượng lớn các hành vi vi phạm pháp luật với mức độ nghiêm trọng, đây là hậu quả của việc kém hiểu biết pháp luật hoặc suy đồi về đạo đức của một bộ phận trong xã hội hiện nay. Đây là vấn đề được cả xã hội quan tâm, không chỉ những nhà chức trách có thẩm quyền mà mọi người trong xã hội cung đang đều quan tâm đến vấn đề này. Vì nó có ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước, trật tự xã hội và sâu xa hơn là tình hình an ninh, chính trị của đất nước. Để hiểu rõ hơn về nội dung này bạn đọc có thể tham khảo nội dung phía dưới về: " Vận dụng mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo khu vực địa lý, giới tính, lứa tuổi và phân tầng xã hội để tìm hiểu về một loại tội phạm cụ thể ở nước ta hiện nay” , nhằm mục đích làm rõ thêm về đặc điểm, tính chất, mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này đối với cộng đồng, từ đó có những giải pháp cụ thể để ngăn ngừa, hạn chế tối đa sự phát sinh các loại tội phạm nói chung.

2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề tội phạm học.

2.1 Khái niệm tội phạm.

Theo Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 (BLHS 2015) quy định:

"Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự."

2.2 Một số loại tội phạm

Trên lý thuyết và ngay cả trong thực tế, có rất nhiều cách phân loại tội phạm khác nhau dựa vào các phương diện đánh giá khác nhau. Có thể phân loại tội phạm theo các cách sau:

  • Theo các lĩnh vực của đời sống xã hội: Tội phạm kinh tế, tội phạm công nghệ cao, tội phạm môi trường,…
  • Theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
  • Theo nhóm các chủ thể mà hành vi của tội phạm làm tổn hại: Tội phạm xâm hại an ninh quốc gia, tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, tội xâm phạm trật tự, tội về ma túy,…

3. Mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm.

3.1 Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo khu vực địa lí:

Mô hình nghiên cứu theo khu vực địa lí là hướng nghiên cứu hiện tượng tội phạm dựa vào sự phân tích cơ cấu xã hội – lãnh thổ, bao gồm khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Tại phần lớn các xã hội, các số liệu nghiên cứu đáng tin cậy chỉ rằng tỉ lệ tội phạm ở khu vựa đô thị bao giờ cũng lớn hơn so với khu vực nông thôn. Có nhiều yếu tố khác nhau giải thích cho vấn đề này như:

+ Đô thị là nơi tập chung của nhiều mô hình kiến trúc không gian bao gồm khu dân cư, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, doanh nghiệp, phương tiên giao thông…với sự hiện đại, tiện nghi của nó đã tạo điều kiện cho tội phạm phát triển hơn so với khu vực nông thôn.

+ Thành phần đô thị hỗn tạp, mật độ dân số cao hơn rất nhiều so với nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của bọn tội phạm.

+ Cơ cấu kinh tế đô thị đa dạng và phong phú, sự kiểm soát xã hội nhìn chung lỏng lẻo hơn, trong khi đó ở khu vực nông thôn, mối liên kết giữa chính quyền và cộng đồng địa phương trực tiếp và chặt chẽ hơn.

+ Tính cộng đồng tập thể rất cao, quen biết nhau hết, thưa

+ Thường ở thành thị, con người có lối sống dửng dưng, xã giao. Nghe thấy trộm thì không phải việc nhà mình

+ Hầu như các quan hệ kinh tế và nguồn lực xã hội tập chung ở đô thị, dẫn đến tình hình đa dạng, phức tạp.

3.2 Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo lứa tuổi:

Là sự phân bố tổng số dân cư theo từng độ tuổi hoặc nhóm lứa tuổi nhất định. Phần lớn những người phạm tội thường thuộc vào độ tuổi từ khoảng 18 – 30 tuổi. Điều này khá dễ hiểu vì ở độ tuổi này, mặt tâm sinh lý của con người chưa được hoàn thiện một cách đầy đủ và toàn diện nhất, chỉ cần một tác động bên ngoài dù là nhỏ nhất cũng rất dễ khiến họ trở nên kích động và từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực như việc thực hiện tội phạm. Nếu gia đình, đặc biệt là các bậc làm cha mẹ, không kịp thời phát hiện những biểu hiện sai lệch về mặt tâm sinh lý của con em mình, từ đó không có những biện pháp giáo dục phù hợp để điều chỉnh. Mặt khác, những người thuộc lứa tuổi này, thường là những người chưa có vị thế xã hội, chưa khẳng định được vị trí của bản thân mình trong cộng đồng, cũng có thể vẫn đang thất nghiệp do thiếu việc làm và kinh nghiệm sống, vì vậy cũng rất dễ rơi vào mặc cảm, nghĩ mình thất bại, thua kém hơn người khác. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiền cho những người thuộc độ tuổi này phạm tội nhiều hơn các lứa tuổi khác

3.3 Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo giới tính:

Tỉ lệ tội phạm ở nam giới bao giờ cũng cao hơn ở nữ giới. Điều này có thể hiểu thứ nhất là vì đặc điểm về cơ thể cũng như tâm sinh lý của nam giới, họ là những người thuộc về “phái mạnh”, thường có xu hướng “hành động” hơn là “lời nói”. Tương tự trong cuộc sống, nhiều khi những tình huống mâu thuẫn xảy ra, họ thường dùng hành động để giải quyết. Sự kiềm chế của nam giới cũng kém hơn phụ nữ nên khi bị kích động đến một giới hạn nhất định, nam giới rất có thể sẽ dễ dàng gây ra hành vi phạm tội. Ở một số khía cạnh khác, nam giới vì “cái tôi” bản thân quá cao nên cũng rất dễ bị chính những thứ gọi là “sĩ diện” đó chi phối hành vi. Hơn nữa, trong cuộc sống thường ngày, nam giới cũng là phái phải gánh trên vai trách nhiệm, là trụ cột của gia đình. Áp lực từ công việc, từ cuộc sống cũng là một phần nhân tố tác động đến hành vi phạm tội của họ.

Đặc biệt, trong tội phạm cụ thể như tội hiếp dâm, vì đặc điểm sinh lý, nên người phạm tội chỉ có thể là nam giới (phụ nữ chiếm rất ít, hầu như không đáng kể). Hay như tội bạo hành, ngược đãi thì người phạm tội cũng đa phần là nam giới.

3.4 Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo phân tầng xã hội:

Đây là mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm dựa theo sự phân tích cơ cấu xã hội – giai cấp. Sự phân tầng xã hội cùng với quá trình phân hóa giàu nghèo trong xã hội đã đưa tới sự hình thành nên những giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, có mức sống và chất lượng sống khác nhau. Những điều kiện xã hội như sự nghèo khổ, bất ổn định về kinh tế, tình trạng nhà ở tồi tàn, định hướng giáo dục kém… dễ dẫn tới tội phạm hơn. Do đó, tầng lớp bình dân, người nghèo thường mắc phải tội phạm nhiều hơn vì họ phải đối đầu nhiều hơn với các hoàn cảnh kinh tế và xã hội gay go. Ngoài ra con em của họ có thể bị xã hội hóa nhiều hơn theo cung cách tiếp xúc với môi trường tội phạm.

4. Tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay.

Ở thời điểm hiện tại, dù đã thực hiện một cách sát sao các Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, tội phạm ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt cho xã hội. Cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an ninh toàn xã hội đã gặp không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

Theo thống kê, trong những năm gần đây, mỗi năm phát hiện trung bình trên 70 ngàn vụ phạm tội các loại, trong đó khoảng 50 ngàn vụ phạm tội về trật tự xã hội, trên 10 ngàn vụ phạm tội về ma túy. So với các nước trên thế giới và trong khu vực, tình hình tội phạm Việt Nam chỉ ở mức trung bình thấp tuy nhiên lại có mức độ và tính chất phức tạp.

Nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật Minh Khuê:1900.6162 để được giải đáp thắc mắc.

Trân trọng!

Công ty Luật Minh Khuê (tổng hợp)