Trình bay nhiệt độ cao và thấp có ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào

Theo các nhà khoa học, nhiệt độ nóng nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm của không khí.

Với sự biến đổi khí hậu diễn ra khốc liệt trên toàn cầu như hiện nay, nắng nóng khắc nghiệt trở thành mối đe dọa với sức khỏe. Cơ thể con người kiên cường nhưng nó chỉ chịu đựng được đến một giới hạn nào đó. Vậy nhiệt độ cao nhất mà con người chịu đựng được là bao nhiêu?

Theo một nghiên cứu vào năm 2020 trên tạp chí Science Advances, nhiệt độ bầu ướt giới hạn của con người có thể chịu được là 95 độ F (35 độ C). Nhiệt độ bầu ướt (wet-bulb temperature) không phải thứ nhiệt độ thông thường bạn hay thấy trên tivi hoặc đọc báo. Nó được đo bằng một nhiệt kế bọc trong miếng vải ngâm nước và tính đến cả nhiệt độ cũng như độ ẩm. Điều quan trọng bạn cần hiểu là khi không khí có độ ẩm cao, mồ hôi sẽ khó bốc hơi khỏi cơ thể để hạ nhiệt cho con người.

Trình bay nhiệt độ cao và thấp có ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào

Colin Raymond, nhà khoa học tại NASA và nghiên cứu về nhiệt độ cực cao cho biết nếu độ ẩm thấp nhưng nhiệt độ cao hoặc ngược lại thì nhiệt độ bầu ướt có thể sẽ không đến gần với điểm giới hạn của cơ thể con người. Tuy nhiên, khi cả nhiệt độ và độ ẩm đều rất cao, nhiệt độ bầu ướt có thể tăng lên mức nguy hiểm.

Ví dụ, khi nhiệt độ không khí là 46,1 độ C và độ ẩm tương đối là 30% thì nhiệt độ bầu ướt chỉ khoảng 30,5 độ C. Tuy nhiên, khi nhiệt độ không khí là 38,9 độ C và độ ẩm tương đối là 77% thì nhiệt độ bầu ướt là khoảng 35 độ C.

Lý do khiến con người không thể sống sót ở nhiệt độ và độ ẩm cùng cao là chúng ta khó điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể. Trả lời LiveScience, Raymond cho biết: 'Nếu nhiệt độ bầu ướt tăng cao hơn nhiệt độ cơ thể, bạn vẫn có thể đổ mồ hôi nhưng không thể làm mát cơ thể đến nhiệt độ cần thiết để hoạt động về mặt sinh lý'.

Khi đó, thân nhiệt trên cơ thể sẽ tăng lên trên 40 độ C. Theo viện y tế quốc gia Mỹ, điều này sẽ dẫn tới các thay đổi về trạng thái tinh thần, không đổ mồ hôi, ngất xỉu và hôn mê.

Mặc dù không ai có thể sống sót ở nhiệt độ bầu ướt cao hơn khoảng 35 độ C nhưng khi chỉ số này thấp hơn cũng có thể gây chết người. Tập thể dục và tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp dễ dẫn tới việc cơ thể trở nên quá nóng. Người cao tuổi, người có tình trạng sức khỏe không ổn định như béo phì... thì khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cũng giảm đi. Điều này khiến nhiệt độ dễ giết chết họ hơn. Đây là lý do đôi khi con người chết khi nhiệt độ bầu ướt chưa đạt đến 35 độ C.

Trình bay nhiệt độ cao và thấp có ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào

Một điều may mắn cho con người là chúng ta có điều hòa không khí để giúp giải tỏa cái nóng khó chịu. Cùng với đó, có rất ít địa điểm trên thế giới đạt đến nhiệt độ bầu ướt là 35 độ C được ghi lại trong lịch sử. Vào cuối những năm 1980 và 1990, các điểm nóng ở thung lũng sông Indus tại miền trung và bắc Pakistan cũng như bờ nam Vịnh Ba Tư từng trải qua điều kiện nhiệt độ bầu ướt đạt đến giới hạn của con người trong khoảng 1 - 2 giờ.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, với sự nóng lên toàn cầu thì việc nhiệt độ bầu ướt đạt đến ngưỡng giới hạn của con người có thể sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Các địa điểm có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ này trong 30 - 50 năm tới bao gồm tây bắc Mexico, bắc Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Phi.

Khi mà mùa lạnh đang tới gần, việc lựa chọn không dùng máy sưởi có thể mang lại cho bạn những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

1. Ngủ trong phòng mát mẻ sẽ giúp bạn giảm cân

Giảm cân đang là việc mà rất nhiều người đang cố gắng thực hiện, vì vậy đây có thể là một thay đổi nhỏ để giúp mong muốn này dễ thực hiện hơn. Một nghiên cứu mới đã chứng minh rằng những người ngủ trong phòng có nhiệt độ thấp có lượng mỡ nâu cao hơn trong cơ thể. Mỡ nâu là một loại mỡ có lợi, nó giúp đốt cháy calo để sinh nhiệt. Chỉ khoảng 60g mỡ nâu là đủ để đốt cháy vài trăm calo một ngày - lượng calo tương đương với khi bạn tập thể dục trong vòng 30 phút. Ngoài ra, đã có các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng mỡ nâu còn có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường và béo phì.

Rất nhiều người khi cao tuổi thường bị tăng cân. Lượng mỡ nâu tăng khi bạn ngủ trong điều kiện mát mẻ sẽ giúp bạn chống lại việc này để duy trì một cơ thể cân đối như khi còn trẻ.

Trình bay nhiệt độ cao và thấp có ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào

2.  Không khí mát mẻ giúp giảm các biến chứng về hô hấp

Bầu không khí trong lành, mát mẻ sẽ giúp bạn hít thở thoải mái hơn nhiều. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Brisbane, Australia, nhiệt độ thấp góp phần giảm số ca nhập việc do các vấn đề về hô hấp và tim mạch và giảm tỉ lệ tử vong do bệnh lý về tim mạch trong thời gian từ năm 1996 đến 2001.

Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân mắc các căn bệnh hô hấp mạn tính thì nhiệt độ trong nhà mát mẻ sẽ giúp giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố gây dị ứng. Điều hòa có bộ phận lọc không khí, giúp loại bỏ các phân tử nấm mốc, lông động vật hay các yếu tố gây dị ứng khác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mang bệnh lý phổi mạn tính, không thể tự loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn hay ô nhiễm ngoài không khí.

3. Tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao sẽ làm giảm chứng năng các cơ quan

Việc tìm ra các phương pháp để hạ nhiệt độ khi nó lên cao là vấn đề cần quan tâm, bởi vì nếu cơ thể ở trong điều kiện nhiệt độ cao lâu dài, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị suy giảm chức năng, đặc biệt là thận. Thậm chí, chỉ cần một khoảng thời gian ngắn tiếp xúc với nhiệt độ cao thôi cũng có thể dẫn đến kiệt sức và gây nguy cơ tử vong do đột quỵ vì nhiệt.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sức khỏe tất cả mọi người, tuy nhiên vẫn có một số nhóm đối tượng bị ảnh hưởng sâu sắc hơn, bao gồm trẻ em, người cao tuổi, bệnh nhân bị bệnh tim hay hô hấp, và nhóm nười khó khăn về kinh tế không có điều kiện trang bị điều hòa.

4. Ngủ ngon hơn khi không khí mát

Việc bạn cảm thấy thoải mái thể nào khi ở trong phòng ngủ có ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ ngon và lâu dài của bạn. Trong khoảng thời gian 24 giờ 1 ngày, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ dao động một cách tự nhiên. Trong lúc ngủ, thân nhiệt sẽ giảm xuống.

Các nhà khoa học ở Hà Lan đã nói rằng, nhiệt độ trên da của bạn thấp sẽ mang lại một giấc ngủ ngon hơn vì cơ thể càng hạ nhiệt độ nhanh khi ngủ thì càng dễ ngủ sâu hơn.

Ngoài ra, khi nhiệt độ phòng đã mát mẻ, thì cơ thể càng ít phải làm việc để hạ nhiệt độ, nên giấc ngủ sẽ ngon hơn và cơ thể được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Một lợi ích khác khi ngủ trong phòng mát mẻ là cơ thể sẽ tiết ra nhiều melatonin - một trong những loại hormone chống lão hóa tốt nhất, và bạn sẽ cảm thấy cả ngoại hình và tinh thần của mình tốt hơn rất nhiều.

Trình bay nhiệt độ cao và thấp có ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào

5. Nhiệt độ quá cao có thể gây đau tim

Khi thân nhiệt quá cao, cơ thể sẽ phải thải nhiệt bằng một trong 2 cách sau, cách nào cũng cần sự hoạt động nhiều của tim.

Cách thứ nhất là sự bức xạ nhiệt, có nghĩa là nhiệt sẽ tự động di chuyển từ nơi có nhiệt độ cao về vơi có nhiệt độ thấp hơn. Vì dụ, khi cơ thể của bạn có nhiệt độ cao hơn không khí của môi trường xung quanh thì nhiệt sẽ đi từ ngoài vào trong cơ thể bạn. Nếu môi trường có nhiệt độ tương đương với cơ thể, sự bức xạ nhiệt sẽ diễn ra ngược lại, máu sẽ đi đến da nhiều hơn để đưa nhiệt từ cơ thể ra ngoài môi trường. Điều này khiến tim cần hoạt động nhiều hơn để bơm nhiều máu hơn.

Vào một ngày thời tiết nắng nóng, tim sẽ phải họat động nhiều gấp 2 đến 4 lần so với khi thời tiết mát mẻ.

Cách thoát nhiệt thứ 2 là thải nhiệt qua da, hay chính là sự tiết mồ hôi. Tiết mồ hôi là hoạt động tốt cho cơ thể vì nó giúp chúng ta thải nhiệt rất nhanh.

Tuy nhiên khi độ ẩm khổng khí cao hơn 75%, nghĩa là hơi nước ở ngoài môi trường rất nhiều, thì quá trình bay hơi mồ hôi gần như là không thể xảy ra. Vấn đề này gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch vì nó sẽ kéo theo Natri, kali và cá loại khoáng chất cần thiết đến cho sự co dãn cơ, dẫn truyền thần kinh và sự cân bằng nước trong cơ thể. Vì vậy, trong những ngày độ ẩm cao, hãy ở trong phòng để giữ nước cho cơ thể.

Bên cạnh đó, nếu bạn uống một số loại thuốc thì cơ thể của bạn cũng sẽ nhạy cảm hơn trong sự phản ứng với nhiệt độ cao. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ phải dừng dùng thuốc, nhưng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về những việc cần làm, như trú vào bóng râm hay tránh ở ngoài trời khi nắng gắt, đề hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng lên cơ thể.

Về phía ngược lại, nhiệt độ quá thấp sẽ dẫn đến co mạch, hiện tượng các mạch máu có hẹp lại, làm cho bệnh lý về tim nặng hơn, thậm chí là dẫn tới đau tim. Vì vậy, khi trời quá lạnh hãy tìm cách làm cho không khí xung quanh bạn ở nhiệt độ vừa phải.

Trình bay nhiệt độ cao và thấp có ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào

Nhiệt độ cơ thể của một người có thể thay đổi theo tình trạng sức khỏe - Ảnh: GETTY

Nhiệt độ trung tâm, nhiệt độ phần lõi của cơ thể con người hay cách gọi phổ thông là "nhiệt độ cơ thể người" trung bình nằm trong khoảng từ 36,5°C - 37,1°C. Con số này lần đầu tiên được ghi nhận vào giữa thế kỷ 19 bởi một bác sĩ người Đức tên là Reinhold August Wunderlich.

Dựa trên một công trình nghiên cứu của Pháp, vị bác sĩ này sử dụng nhiệt kế đo thân nhiệt của hơn 25.000 bệnh nhân, thu hơn 1 triệu kết quả và xác định rằng nhiệt độ trung bình của cơ thể người là 37 độ C vào năm 1868.

Từ đó cho đến nay, mức nhiệt độ này được coi là một dấu mốc để các bác sĩ tiên đoán và xác định tình trạng sức khỏe của một người.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học gần đây lại đem đến những bất ngờ thú vị.

Nhiệt độ trung bình của cơ thể có giống nhau không?

Câu trả lời là không!

Theo các chuyên gia y tế, không có nhiệt độ cơ thể "bình thường" chung cho tất cả mọi người tại mọi thời điểm. Trong suốt cả ngày, nhiệt độ cơ thể của một người có thể thay đổi chênh nhau tới 1 độ. Thông thường nhiệt độ cơ thể thấp nhất vào sáng sớm và cao nhất vào chiều muộn.

Mức nhiệt độ còn thay đổi khi bạn bị ốm, tăng lên trong và sau khi tập thể dục, thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và khác nhau giữa giới tính và độ tuổi.

Nhiệt độ cơ thể cũng có xu hướng giảm dần theo tuổi tác.

Nói cách khác, nhiệt độ cơ thể là một chỉ báo về những gì đang diễn ra bên trong cơ thể một người tại một thời điểm nào đó. Đối với đội ngũ y tế, việc nắm bắt được thông tin về sự thay đổi nhiệt độ cơ thể theo từng đối tượng là yếu tố quan trọng để chẩn đoán sức khỏe. Không phải người nào đo thân nhiệt cao hơn 37 độ C cũng bị sốt và không phải ai 37 độ C cũng là đang "bình thường".

Nhiệt độ cơ thể người đang giảm dần theo thời gian

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Stanford (Mỹ) hồi đầu năm nay phát hiện rằng nhiệt độ trung bình cơ thể người Mỹ đã giảm đều đặn 0,02 độ C trong một thập kỷ kể từ năm 1860.

Một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2017 trên hơn 250.000 lượt đo nhiệt độ của 35.000 bệnh nhân người Anh cho thấy nhiệt độ trung bình là 36,6 độ C mà không phải là 37 độ C như niềm tin phổ biến.

Thậm chí, kết quả nghiên cứu đời sống và sức khỏe người Tsimane được thực hiện vào năm 2001 cũng cho thấy nhiệt độ trung bình của người dân bản địa sống trong khu vực rừng Amazon ở Bolivia đã giảm nhanh chóng, khoảng 0,05 độ C mỗi năm.

Trong công bố trên tạp chí khoa học eLife, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phân tích rất nhiều nghiên cứu thống kê khác nhau nhưng đều cho kết quả về sự suy giảm nhiệt độ cơ thể.

Trình bay nhiệt độ cao và thấp có ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào

Việc nắm bắt được thông tin về sự thay đổi nhiệt độ cơ thể theo từng đối tượng là yếu tố quan trọng để chẩn đoán sức khỏe - Ảnh: ROSSBRIDGEPEDS

Đi tìm nguyên nhân

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không thể lý giải lý do vì sao nhiệt độ cơ thể người lại có dấu hiệu giảm đi.

Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân có thể là do sự phát triển của kinh tế xã hội. Cơ thể con người ngày nay không phải tự điều chỉnh nhiệt độ bên trong để thích nghi với môi trường vì đã có điều hòa vào mùa hè và lò sưởi vào mùa đông. Kể cả những người không được tiếp cận với công nghệ hiện đại để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thì vẫn có đủ quần áo và chăn màn theo thời tiết.

Ngoài ra, sự phát triển của dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại và tỉ lệ viêm nhiễm nhẹ thấp hơn so với trước đây cũng là một yếu tố khả năng.

Mặc dù chưa xác định nguyên nhân gây ra sự thay đổi nhiệt độ cơ thể nhưng nhóm nghiên cứu hi vọng rằng phát hiện này sẽ thay đổi việc đo nhiệt độ trung bình cơ thể người cũng như truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu khác trên thế giới đi tìm câu trả lời vì sao.

Sự thay đổi mức nhiệt có thể được sử dụng như một chỉ số sức khỏe nói chung, giống như tuổi thọ, cung cấp khái niệm và cái nhìn mới về sức khỏe dân số.

Trình bay nhiệt độ cao và thấp có ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào
Phát hiện cơ quan hoàn toàn mới trong cơ thể người: tuyến nước bọt thứ 4

MINH HẢI