Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau của thang đo thứ tự và thang đo quãng.

Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau của thang đo thứ tự và thang đo quãng.
Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau của thang đo thứ tự và thang đo quãng.

Để đo lường đúng các biến rất cần thiết phải xác định đúng thang đo. Các kiểu biến khác nhau đòi hỏi phải được đo lường theo những cách khác nhau. Có 4 loại thang đo thường được sử dụng trong phân tích dữ liệu là thang đo danh nghĩa (nominal), thang đo thứ bậc (ordinal), thang đo khoảng (Interval) và thang đo tỉ lệ (Ratio). Sử dụng linh hoạt các thang đo trong việc đo lường biến sẽ giúp người nghiên cứu tiếp cận và phân tích đối tượng tốt hơn. Các loại thang đo trên lần lượt được trình bày ở bên dưới.

2. Sử dụng các loại thang đo

1.

Thang đo danh nghĩa (còn gọi là định danh hoặc phân loại) – nominal scale: có ý nghĩa phân biệt các đối tượng, chứ không mang ý nghĩa đo lường nào khác.

Có hai loại thang đo danh nghĩa thường được sử dụng:
(i) thang đo nhị phân (binary) với hai giá trị, chẳng hạn 1 – nam; 2 – nữ hoặc 1 – nghèo; 0 – không nghèo;
(ii) thang đo danh mục (categorical) với nhiều thuộc tính giá trị chẳng hạn như các vùng trên cả nước (1 – ĐB Sông Hồng; 2 – Tây Bắc & Bắc Trung bộ; 3 – Nam Trung bộ & Duyên Hải miền Trung; 4 – Tây Nguyên; 5 – Đông Nam bộ; 6 – ĐB Sông Cửu Long).

2.

Thang đo thứ bậc (thang chia hạng) – ordinal scale: có mối quan hệ hơn kém giữa các đối tượng, tuy nhiên sự sai khác giữa các đối tượng phải đều nhau. Điều này cho thấy bất kì thang đo thứ bậc nào cũng là thang đo danh nghĩa nhưng không phải thang đo danh nghĩa nào cũng là thang đo thứ bậc. Thang đo Likert được xem là một ví dụ về thang đo này.

Ví dụ: để đo lường mức độ hài lòng của người đọc tại trang kinhteluong.com, tác giả lập bảng khảo sát để đo lường biến mức độ hài lòng.

Giả sử 1 trong số các câu hỏi đại diện đó là “Hãy cho biết cảm nhận của bạn về nội dung các bài viết tại trang vietlod.com“? (1) Rất tệ (2) Tệ (3) Bình thường (tạm được) (4) Hữu ích

(5) Rất hữu ích.

3.

Thang đo khoảng – interval scale: là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc. Các giá trị của thang đo khoảng có thể cộng hoặc trừ lẫn nhau (nhưng không thể nhân/chia) và không chứa giá trị 0 tuyệt đối (năm 0 trước công nguyên, 0oF…). Ví dụ khoảng thời gian giữa năm 1981 và 1982 là bằng nhau với khoảng thời gian giữa năm 1983 và 1984 (đều có 365 ngày) .

4.

Thang đo tỉ lệ – ratio scale: thang đo tỉ lệ có tất cả các đặc tính khoảng cách và thứ tự của thang đo khoảng, ngoài ra điểm 0 trong thang đo tỉ lệ là một số “thật” nên ta có thể thực hiện được phép toán chia để tính tỉ lệ nhằm mục đích so sánh. Ví dụ: 1 người 50 tuổi thì có tuổi lớn gấp đôi người 25 tuổi.

Các đặc tính của thang đo được tổng hợp ở bảng sau:

Tính chất Định danh Thứ tự Khoảng Tỷ lệ
Sự phân biệt
Thứ tự độ lớn Không
Điểm trung vị, phân vị Không
Trung bình, độ lệch chuẩn, sai số chuẩn Không Không
Thực hiện cộng/trừ Không Không
Khoảng bằng nhau Không Không
Tỷ lệ, hệ số của phương sai Không Không Không
Điểm 0 tuyệt đối; có thể nhân/chia Không Không Không

Cả thang đo khoảng và thang đo tỷ lệ thông thường được gộp chung vào một nhóm gọi là thang đo liên tục. Chúng ta có thể đếm, sắp xếp thứ tự, tính toán các dữ liệu liên tục này. Các trường hợp thường sử dụng dữ liệu liên tục này như đo lường chiều cao, cân nặng, nhiệt độ, hàm lượng, thời gian…

Ngoài ra, tùy thuộc vào kiểu dữ liệu mà ta lựa chọn thang đo phù hợp. Mối quan hệ giữa thang đo và kiểu dữ liệu được thể hiện ở bảng bên dưới:

Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau của thang đo thứ tự và thang đo quãng.

Tham khảo từ bis.net.vn

Về cơ bản có 4 loại thang đo được sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản (thang định danh) đến phức tạp (thang tỷ lệ) như sau:

Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau của thang đo thứ tự và thang đo quãng.

- Thang đo định danh (nominal scale): Là thang đo dùng đểphân chia (hay đặt tên) nhóm được khảo sát thành các lớp phân loại(category) khác nhau. Ví dụ: nam/nữ, nông thôn/thành thị, kinh/hoa/khmer,...Quan hệ giữa các điểm đo trên thang chỉ làA≠B ≠C . Trong đo lường, người ta gán các lớp bằng một con số nhưng cũng chỉ là để phân loại chứ không có ý nghĩa nào khác. Ví dụ: thành thị = 1, nông thôn = 2. Ở đây ta không thể nói :"nông thôn lớn hơn thành thị" và ngược lại.Các phép tính trên những con số này đều không có ý nghĩa.

Phép toán thống kê phân tích có thể thực hiện:

+ Số trội (Mode):là giá trị của phần tử có số lần xuất hiện lớn nhất trong danh sách.Ví dụ, mode của {nữ, nữ, nam, nam, nam, nam} là nam

+Tỷ lệ (%):phân bố của tổng thể cho từng biểu hiện:Ví dụ: Tỷ lệ người ở nông thôn là 60%, thành thị là 40%

- Thang đo định hạng hay thứ bậc (Ordinal scale):Bản chất là thang định danh nhưng các lớp (category) khác nhau được sắp xếp theo một thứ hạng giảm dần hoặc tăng dần. Ví dụ: Hạng nhất/hạng nhì/hạng ba, yếu/trung bình/khá/tốt, tăng lên/như cũ/giảm đi, hài lòng/phân vân/không hài lòng....Trong thang đo này,quan hệ giữa các điểm đo trên thang chỉ là A>B>C, chênh lệch hay khoảng cách giữa các điểm đo không chắc đã đềunhau; hiệu số A-B không có ý nghĩa. Các con số được gán vào chỉ cho biết vị trí của đối tượng trong dãy số đó (hạng của đối tượng). Ví dụ: Tăng lên = 1, Như cũ = 2, giảm đi = 3. Ở đây, ta có thêm thông tin là "tăng lên" thì hơn "như cũ" như không biết là hơn bao nhiêu lần. Các phép tính trên những con số này đều không có ý nghĩa.

Phép toán thống kê phân tích có thể thực hiện thêm:

+ Số trung vị(median): là một số tách giữa nửa lớn hơn và nửa bé hơn của quần thể. Số này chia quần thể thành 2 nhóm bằng nhau, nửa nhóm dưới có các giá trị nhỏ hơn hay bằng số trung vị, nửa nhóm trên sẽ có các giá trị bằng hoặc lớn hơn số trung vị. Để tìmsố trung vị, ta xếp tăng dần tất cả các quan sát, rồi lấy giá trị nằm giữa danh sách. Nếu số quan sát là số chẵn, người ta thường lấytrung bìnhcủa hai giá trị nằm giữa.Có thể có nhiều hơn một số trung vị, nếu số các trường hợp là một số chẵn thì không có một số trung vị duy nhất. Lưu ý rằng một nửa số các số trong danh sách có giá trị nhỏ hơn hoặc bằngmột trong haigiá trị giữa, và một nửa lớn hơn hay bằngmột trong haigiá trị đó, đối với bất cứ số nàonằm nữahai giá trị đó cũng vậy. Do vậy, trong trường hợp đó, cả hai số nằm giữa và mọi giá trị nằm giữa chúng đều là số trung vị.

+Hệ số tương quan cặp và riêng phần:

- Thang đo định khoảng (Interval scale):Bản chất là thang thứ bậc có các khoảng cách đều nhau nhưng không có điểm gốc 0 tuyệt đối.Quan hệ giữa các điểm đo trên thanglàA>B>C>D vàA - B = B - C. Ví dụ: Trong thang đo độ C, khoảng cách giữa hai vạch đứng liền nhau là 1oC chính là đơn vị đo. Nhờ đó, có thể thực hiện được các phép tính cộng, trừ, tính được các tham số đặc trưng như trung bình, phương sai, tỷ lệ và gọi nó là thang đo định lượng. Một đặc điểm quan trọng của thang định khoảng là thang này không có điểm 0 tuyệt đối, nghĩa là điểm 0 không có thật, chỉ là quy ước (như 0 độ C không phải là "không có nhiệt độ" mà là "tại nhiệt độ đó nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng" và còn có thể xuống thấp hơn mức 0 độ). Điều này dẫn đến việc so sánh tỷ lệ giữa các trị số đo là không có ý nghĩa (phép chia). Ta không thể nói: 40 độ C là nóng gấp 4lần 10 độ C

Phép toán thống kê phân tích có thể thực hiện thêm:

+ Cộng, trừ

+Trung bình, phương sai

+ Tỷ lệ, các hệ số và tỷ số tương quan

- Thang đo tỷ lệ (Ratio scale):Là thang đo khoảng với điểm 0 tuyệt đối.Ví dụ: thang đo với các thông số vật lý: dài, rộng, cao, cân nặng; thu nhập, chi tiêu...Nhờ điểm gốc và một tiêu chuẩn đo cụ thể, ta có thể sử dụng được mọi công cụ toán - thống kê để phân tích dữ liệu, so sánh được tỷ lệ giữa các trị số đo. Ta có thể nói: người có thu nhập 10 triệu đồng/tháng là gấp đôi người có thu nhập 5 triệu đồng/tháng.

Phép toán thống kê phân tích có thể thực hiện: tất cả

Loại thang đo

Miêu tả thang

Các quan hệ trên thang

Thống kê

Định danh

Sử dụng con số hoặc phạm trù để phân loại

1. Tương đương

Tần xuất, số trội

Định hạng

Sự hơn kém của lớp phân loại này với lớp khác

1. Tương đương

2. “Lớn hơn”

Tần xuất, số trội

Trung vị, tứ phân vị

Định khoảng

1. Biết khoảng cách của 2 điểm trên thang


2. Điểm 0 quy ước

1. Tương đương

2. “Lớn hơn”

3. Biết được quan hệ giữa hai khoảng bất kỳ.

Trung bình, trung vị (nếu như phân bố lệch), độ lệch chuẩn, và tất cả các thống kê khác (trừ phép chia)

Tỷ lệ

1. Tính độc lập của hai điểm đo với đơn vi đo


2. Điểm 0 thật

1. Tương đương

2. “Lớn hơn”

3. Biết được quan hệ giữa hai khoảng bất kỳ.
4. Biết được quan hệ giữa hai giá trị đo bất kỳ.

Trung bình, trung vị (nếu như phân bố lệch), độ lệch chuẩn và tất cả các thống kê khác

*Lưu ý khi lựa chọn thang đo:

- Tùy theo đặc điểm của đối tượng mà thiết kế thang đo phù hợp. Hai loại đầu chưa có tiêu chuẩn đo (đơn vị đo), thuộc loại thang định tính. Đó là loại thang đo mà khi thay đổi từ giá trị này sang giá trị khác thì đối tượng đo đã có sự thay đổi về chất.Hai loại sau(SPSS gộp chung thành Scale measure)đã có tiêu chuẩn đo, khi chuyển từ một điểm này sang điểm khác trên thang thì có sự thay đổi về lượng, nhưng chưa chắc đã có sự thay đổi về chất. Đây là loại thang đo định lượng.

- Mỗi loại thang đo có các công cụ phân tích thống kê khác nhau. Ởmức độ đo lường càng cao, khả năng áp dụng các công cụ thống kê - toán càng nhiều.Với thang định danh, ta chỉ có thể tính được tỷ lệ (%) và tính được số trội. Với thang định lượng, có thể tính được nhiều phép toán hơn nhưng ngược lại việc dùng tỷ lệ % phân bố của tổng thể cho từng biểu hiện có thể làm cho phân tích bị rối, khó tìm ra bản chất của vấn đề do thang này có thể có nhiều lượng biến.

- Trong thực tế nghiên cứu xã hội, có thể thiết kế lại các thang đo cho phù hợp với mục đích đo lường. Như nhiều thang đo thứ bậc có thể được thiết kế lại thành thang đo khoảng. Ví dụ: từ thang đo thứ bậc hài lòng/phân vân/không hài lòng có thể được thiết kế thành thang đo khoảng về mức độ hài lòng bằng cách cho điểm trên thang từ 0 (hoàn toàn không hài lòng) đến 10 (hoàn toàn hài lòng); ở đây mặc dù đã lượng hoá được phần nào mức độ hài lòng nhưng chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho mỗi bậc của thang đo. Việc cho mấy điểm hoàn toàn do cảm tính của người, chưa có chuẩn chính thức buộc mọi người phải tuân theo. Nó chưa phải là một thang đo khoảng thực sự. Thang điểm trong nhà trường hiện nay cũng được xây dựng theo cách thức này.

Tham khảo:

- http://vi.wikipedia.org/

-http://vienthongke.vn/