Trời lạnh đau đầu phải làm sao

Đối với một số người đau đầu do thay đổi thời tiết có thể liên quan đến việc mất cân bằng các chất hóa học trong não, làm kích hoạt cơn đau. Trong đó, một số người nhạy cảm với kiểu thời tiết này, số khác lại phản ứng với kiểu thời tiết khác. Hoặc cơn đau đầu tấn công họ trễ hơn vài tiếng sau khi thời tiết thay đổi.

2. Đau đầu do thay đổi thời tiết, phải làm sao?

Mặc dù đau đầu do thay đổi thời tiết có thể khiến bạn phiền muộn vì bạn không thể nắm quyền chủ động trước yếu tố kích hoạt cơn đau đầu này. Nhưng bạn có thể tìm hiểu những kiểu thời tiết nào gây ra cơn đau đầu của mình và thực hiện các bước để giảm bớt chúng như sau:

Ghi nhận nhật ký cơn đau nửa đầu

Nếu bạn thắc mắc tại sao thay đổi thời tiết lại đau đầu hay nghi ngờ thời tiết là yếu tố kích hoạt tình trạng đau nửa đầu thì bước đầu tiên là ghi nhận lại nhật ký cơn đau để trao đổi với bác sĩ điều trị. Dưới đây là những điều cần được ghi lại:

  • Cơn đau nửa đầu bắt đầu khi nào và kết thúc khi nào?
  • Cơn đau ảnh hưởng một bên đầu, chuyển từ bên này sang bên kia hay cả hai bên?
  • Trước khi đau đầu bạn có cảm thấy trời nóng, ẩm ướt, khô hay lạnh không?
  • Mô tả về cơn đau, âm ỉ, dữ dội liên tục hay giật nhói từng cơn? Nếu đau dữ dội nhất đạt 10 điểm thì cơn đau của bạn đạt điểm mấy?
  • Liệu hoạt động thể chất có thể là yếu tố kích hoạt cơn đau nửa đầu không? Tức là bạn có vận động trước khi bị đau nửa đầu hay không?
  • Có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trước cơn đau nửa đầu không? Chúng có thể bao gồm buồn nôn, buồn ngủ, cáu gắt, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc chuyển động; rối loạn thị giác như nhìn thấy đèn nhấp nháy hoặc đường ngoằn ngoèo…
  • Những phương pháp giảm đau nửa đầu nào bạn đã thử và có phương pháp nào thành công không?

Từ những điểm này, bạn có thể hạn chế ảnh hưởng của thời tiết đến bản thân mình. Ví dụ như đau đầu khi trời nóng hơn hoặc ánh mặt trời sáng chói, nên hạn chế ra ngoài vào buổi trưa mà nên ở nơi mát mẻ, có điều hòa nhiệt độ… Nếu buộc phải ra ngoài, hãy mặc áo, đội mũ, đeo kính râm để chống nắng.

Tôi bị bệnh viêm xoang đã lâu, thường xuyên đau nửa bên đầu. Đi khám bệnh kết quả bị viêm xoang hàm. Hiện nay mỗi lần trời trở lạnh tôi lại rất đau đầu. Xin hỏi quý báo tôi dùng thuốc xông đặc trị bệnh viêm xoang liệu có được không?

Minh Hà

(Kon Tum)

Nhức đầu khi trời trở lạnh có thể do sự phù nề, chèn ép trong hố mũi của các cấu trúc bất thường như vẹo vách ngăn, bóng khí cuốn mũi, điểm tiếp xúc hoặc các tổn thương hình thành do viêm nhiễm lâu ngày như dày niêm mạc, polyp, nang.

Người bệnh ở nhóm bệnh này thường có đau nhức trong mũi, vùng giữa mặt, hoặc nặng mặt. Đồng thời có thể kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất mùi. Trong những trường hợp viêm xoang sàng hoặc xoang bướm bệnh nhân thường có đau đầu vùng chẩm (phía sau đầu) và vùng gáy.

Trời lạnh đau đầu phải làm sao

Bên cạnh đó, trời trở lạnh cũng là yếu tố khởi phát một số bệnh thần kinh như đau nửa đầu (Migraine), bệnh thường gặp ở nữ và có yếu tố di truyền. Bệnh nhân thường đau đầu dữ dội một bên hoặc hai bên thái dương hay sau ổ mắt. Trong những trường hợp điển hình bệnh nhân thường sợ ánh sáng, sợ tiếng động, vả mồ hôi và mệt mỏi. Cơn đau thường kéo dài vài giờ đến vài ngày. Bệnh hay lặp đi lặp lại hằng tuần, hằng tháng hoặc khi có các yếu tố khởi phát như lo lắng, khí hậu thay đổi, một số thức ăn, một số thuốc, rượu, cà phê hoặc chu kỳ kinh nguyệt.

Trường hợp của bạn để chẩn đoán chính xác cần phải được thăm khám kỹ lưỡng cả hai chuyên khoa thần kinh và tai mũi họng. Hiện bạn chưa cho chúng tôi biết bạn đã chụp phim CT hay chưa, nếu đã chụp rồi thì bệnh viêm xoang hàm của bạn ở mức độ nào? có tương ứng mức độ nhức đầu không? Và cũng không loại trừ hẳn bạn có bị Migraine hay không? Các loại thuốc xông chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không phải là cách điều trị chính của bệnh lý viêm xoang.

Thời tiết thay đổi, nhất là khi trở lạnh, rất nhiều người gặp phải triệu chứng đau đầu. Những cơn đau này thường do phong hàn hoặc đàm thấp gây ra.

Thông thường đau đầu do thời tiết sẽ chỉ kéo dài trong vài giờ đồng hồ nhưng quãng thời gian "ngắn" đó cũng khiến người bệnh cảm giác như dài bất tận bởi đau đớn kéo theo những cản trở trong hoạt động. Cơn đau có thể khiến người bệnh buồn nôn, nhức mắt, thậm chí có người đau nặng còn không thể làm được việc gì.

Theo TS. Trần Xuân Nguyên, để cải thiện chứng đau đầu do thời tiết, nếu nguyên nhân từ phong hàn có thể dùng bài thuốc Xuyên khung trà điều tán, còn nếu nguyên nhân từ đàm thấp có thể dùng bài thuốc Nhị trần thang.

Trời lạnh đau đầu phải làm sao

Đau đầu do thời tiết khiến người bệnh mệt mỏi.

1. Bài thuốc Xuyên khung trà điều tán

Đây là bài thuốc với tác dụng khu phong tán hàn, chủ trị đau đầu do phong hàn, chóng mặt, nghẹt mũi, sợ gió, và có thể bị sốt.

Mỗi thang thuốc gồm có:

  • Kinh giới: 16 gam
  • Khương hoạt: 8 gam
  • Bạch chỉ: 8 gam
  • Phòng phong: 6 gam

Các vị thuốc sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang, chia 3 lần. Mỗi đợt điều trị, uống thuốc trong 3 – 5 ngày.

Tuỳ thể trạng, có thể gia thêm gừng tươi, tía tô giúp tăng hiệu quả khu phong hàn, trị đau đầu.

Lưu ý: không dùng bài thuốc này với các trường hợp đau đầu lâu ngày khí huyết hư, hoặc do can thận bất túc hay đau do ảnh hưởng từ sự mất điều hòa các cơ quan nội tạng.

2. Bài thuốc Nhị trần thang

Người bị đau đầu do đàm thấp thường có biểu hiện: Nhức đầu, mặt mày xây xẩm, khạc đờm, tức bụng, tức ngực, lưỡi rêu trắng nhờn, mạch huyền hoạt.

Mỗi thang thuốc gồm có:

  • Bán hạ: 8-12 gam (giúp táo thấp hóa đàm, hòa vị chỉ ẩm).
  • Trần bì: 8-12 gam (giúp lý khí hóa đàm, khí thuận làm giảm đờm, khí hóa làm tiêu đàm).
  • Phục linh: 12 gam (giúp kiện tỳ lợi thấp).
  • Cam thảo: 4 gam (giúp hòa trung bổ tỳ).

Thuốc sắc lấy nước uống ngày một thang, chia 2 lần. Thời gian điều trị mỗi đợt từ 3 – 5 ngày.

Lưu ý: Các vị thuốc trong bài có thể gia giảm tùy thể trạng người bệnh. Ngoài ra, thuốc được dùng phải là những loại lâu năm thì mới có tác dụng cao.

3. Phòng ngừa đau đầu do thời tiết

Thông thường những người bị đau đầu do thời tiết là những người mẫn cảm với sự thay đổi về nhiệt độ, tiết khí. Do đó, để phòng ngừa triệu chứng này, nên chủ động chuẩn bị sức khỏe cho bản thân bằng những món ăn tăng cường sức đề kháng, cũng như chăm sóc bản thân trước những thay đổi của thời tiết bằng cách: