Trường hợp nào bị thanh tra bảo hiểm thai sản

Trường hợp NLĐ đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì có được hưởng chế độ thai sản không? 6 tháng đóng BHXH có yêu cầu liên tục, liền kề tại một đơn vị không? Trong trường hợp NLĐ chỉ đóng BHXH đủ 6 tháng thì công ty có bị thanh tra, kiểm tra về BHXH hay không? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Nội dung tư vấn: Kính gửi: Quý công ty. Em đang có thắc mắc muốn nhờ công ty tư vấn giúp em ạ. Em đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 6 năm 2017 và tháng 11 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. Hiện tại em đang đóng từ tháng 6 năm 2019. Và em đang mang bầu được 5 tháng. Vậy Công ty cho em hỏi, nếu bây giờ em dừng đóng em có được hưởng thai sản không ạ?

Hay bắt buộc phải đóng đến hết tháng 11/2019?

Và em chỉ đóng đủ 6 tháng như vậy liệu công ty có bị cơ quan BHXH thanh tra không ạ?

Em cảm ơn quý công ty.

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ thông tin bạn cung cấp, điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

...

b) Lao động nữ sinh con;

...

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

...”

Như vậy, để được hưởng chế độ thai sản bạn cần đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh; 6 tháng đóng BHXH không cần phải liên tục, liền kề tại một đơn vị sử dụng lao động.

Và thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

...”

Theo quy định của pháp luật, đối chiếu với thông tin bạn cung cấp không thể hiện rõ thời điểm dự kiến sinh của bạn là thời điểm nào. Do đó, chưa đủ cơ sở để khẳng định bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định nêu trên.

Ngoài ra, nếu có nghi ngờ về điều kiện hưởng chế độ thai sản của bạn; xét thấy đủ căn cứ cho rằng bạn và công ty đang có hành vi gian lận nhằm trục lợi số tiền thai sản từ cơ quan BHXH thì cơ quan BHXH, Thanh tra Lao động có thể xem xét thanh tra, kiểm tra quá trình bạn làm việc và đóng BHXH thực tế tại doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

  • 18/01/2021
  • Trinh Nga
  • thai sản;kế toán;

Trường hợp nào bị thanh tra bảo hiểm thai sản


Ở trong các doanh nghiệp thường sẽ có những trường hợp nghỉ thai sản và đồng thời được hưởng chế độ thai sản. Và thường với những trường hợp như vậy, bên cơ quan Bảo hiểm sẽ có những quyết định về việc thanh tra bảo hiểm thai sản và xác minh lại. Việc xác minh lại nhằm mục đích để tránh việc trục lợi từ một số bộ phận cá nhân.


Doanh nghiệp bị thanh tra bảo hiểm thai sản ở trong những trường hợp nào?

Đối với những lao động nữ, khi sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản. Dựa theo quy định trong khoản 2, khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:Trước khoản thời gian 12 tháng lao động nữ sinh con. Người lao động cần phải đóng đủ 6 tháng tiền bảo hiểm xã hội. Hoặc đối với những trường hợp mà người lao động nữ đã có thời hạn đóng bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên.Trong quá trình người này mang thai, cần phải nghỉ xin nghỉ việc để phục vụ cho việc dưỡng theo theo chỉ định của bác sĩ. Như vậy trường hợp này cầ phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ từ 3 tháng trở lên. Yêu cầu phải đóng trong khoảng thời gian trong vòng 12 tháng trước khi nghỉ sinh con.


Thực trạng vấn đề bảo hiểm thai sản hiện nay
Nhưng trong thực tế có thể thấy rằng, không ít những trường hợp người lao động gửi đóng bảo hiểm xã hội hoặc cố nâng cao mức đóng bảo hiểm xã hội để có thể được hưởng chế độ thai sản tốt hơn. Cũng có những trường hợp các công ty ký hợp đồng với người lao động đang trong tình trạng mang thai. Nhưng lại không làm việc để được hưởng chế độ thai sản.Tình trạng này đang xảy ra rất nhiều tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Để có thể ngăn chặn được tình trạng trên, bảo hiểm xã hội đã chính thức ban hành Công văn số 1019/BHXH-CSXH ngày 23/3/2012. Công văn số 2388/BHXH-CSXH ngày 27/6/2013. Công văn số 1973/BHXH-CSXH ngày 27/5/2013. Để các tỉnh, các địa phương tiến hành rà soát kĩ hơn về những trường hợp chỉ có khoảng thời gian từ 6 cho đến 8 tháng tham gia bảo hiểm xã hội mà sinh con.Như vậy có thể thấy rằng, những trường hợp mà lao động nữ sinh con nhưng trước đó chỉ có khoảng thời gian từ 6 cho đến 8 tháng để đóng bảo hiểm xã hội. Hoặc trong các doanh nghiệp báo tăng, giảm mức lao động không được bình thường. Theo đóm kh mà doanh nghiệp nộp hồ sơ đến các cơ quan bảo hiểm xã hội thường sẽ bị các thanh tra bảo hiểm thai san. Vì trước đó bên cơ quan bảo hiểm xã hội đã nghi ngờ doanh nghiệp có những hành vi trục lợi.

Khi thanh tra đến, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những gì?

Khi có thanh tra bảo hiểm thai sản đến rà soát trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị toàn bộ những hồ sơ có liên quan. Để thể hiện rằng người lao động đó thực sự làm việc tại đây. Không bị lệch so với những dữ liệu mà doanh nghiệp đã cung cấp với bên cơ quan bảo hiểm xã hội.Như vậy, khi có thanh tra bảo hiểm thai sản đến doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những tài liệu trong hồ sơ như sau:

  • Hợp đồng lao động
  • Hồ sơ cá nhân của những lao động làm việc trong công ty. Bao gồm những loại hồ sơ như là sơ yếu lí lịch, đơn xin việc, văn bằng, chứng chỉ,.. Và các loại chứng chỉ có liên quan đến người lao động.
  • Bảng thanh toán tiền lương và bảng chấm công của người lao động
  • Bảng quyết toán thuế thu nhập cá nhân và bảng quyết toán thuế thu nhập danh nghiệp của công ty
  • Toàn bộ hệ thống bảng thanh lương và bảng lương
  • Báo cáo tài chính năm trước và năm hiện tại doanh nghiệp bị thanh tra
  • Sổ bảo hiểm xã hội và giấy khai sinh của con lao động thai sản (hoặc giấy chứng sinh).
  • Nếu thai sản nghỉ chấm dứt hợp đồng lao động thì cần phải có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động kèm theo.Trường hợp người lao động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Đối với trường hợp mà người lao động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, doanh nghiệp lại cần phải thực hiện hồ sơ để chứng minh cho người lao động. Rằng người lao động này không thuộc vào trong đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Hồ sơ bao gồm những tài liệu như sau:
  • Sổ bảo hiểm xã hội hoặc sổ bảo hiểm y tế. Sử dụng sổ này để chứng minh rằng người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở đơn vị khác
  • Đối với những người lao động đang trong thời gian nghỉ hưu hoặc đang được trợ cấp mất sức. Cần phải có quyết định nghỉ hưu hoặc sổ hưu cho người lao động.
  • Những người lao động đang nghỉ để hưởng chế độ ốm đau hoặc chế độ thai sản.

Tóm lại, để tránh bị thanh tra doanh nghiệp cần phải thực hiện đúng các quy định đã được bảo hiểm xã hội ban hành. Kịp thời khai báo tình hình lao động tắng giảm, hưởng chế độ thai sản. Mặt khác các thủ tục cũng như cách làm cần được thực hiện đủ đúng theo trình tự theo trách nhiệm của doanh nghiệp khi sử dụng lao động. 

KÍNH CHÚC QUÝ DOANH NGHIỆP THỊNH VƯỢNG !