Tỷ trọng tiêu thụ là gì

Tỷ trọng tiêu thụ là gì

Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thong hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dung. Trong quá trình tuần hoàn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dung, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thong thương mại đầu ra của doanh nghiệp”(Tr 85-86, Marketing căn bản, Trần Minh Đạo, NXB giáo dục 2002). Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệp cần thoả mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất (DNSX) hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa (DNTM) và cuối cùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất.

Tỷ trọng tiêu thụ là gì
Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm

Do tiêu thụ hàng hóa là cả một quá trình gồm nhiều hoạt động khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, cho nên để tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng hóa doanh nghiệp không những phải làm tốt mỗi khâu công việc mà còn phải phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp. Phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp có nghĩa là các khâu trong quá trình tiêu thụ hàng hóa không thể đảo lộn cho nhau mà phải thực hiện một cách tuần tự nhau theo chu trình của nó. Doanh nghiệp không thể tổ chức sản xuất trước rồi mới đi nghiên cứu nhu cầu thị trường, điều đó sẽ làm cho hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, cũng có nghĩa không thể tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp phá sản.


Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là hoạt động bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàng đồng thời thu tiền về.

Vậy tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu xã hội. Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
· Đối với doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhờ tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giúp doanh nghiệp bù đắp dược những chi phí, có lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là điều kiện để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào mục tiêu giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Bởi khi khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì chi phí bình quân của một đơn vị sản phẩm giảm từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tiêu thụ hàng hóa làm tăng uy tín của doanh nghiệp cũng như làm tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Bởi vì khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thể hiện mức bán ra, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng tăng thì thị phần của doanh nghiệp càng cao. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm. Một sản phẩm được tạo ra khi doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu…Sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ thu được một số tiền tương ứng với số vốn bỏ ra và phần lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Thông qua vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là lưu thong hàng hóa, trong quá trình lưu thong hàng hóa xuất hiện những khuyết điểm, hạn chế cần được khắc phục để từ đó hoàn thiện quá trình sản xuất. Công tác tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ làm giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm bán ra từ đó có thể tăng them lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời đó cũng là phương tiện để các doanh nghiệp cạnh tranh về giá cả sản phẩm với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Trong cơ chế thị trường thì công tác tiêu thụ sản phẩm không đơn thuần là việc đem sản phẩm bán ra thị trường mà là cả quá trình từ khâu điều tra thị hiếu người tiêu dùng, sản xuất sản phẩm…đến việc chào hàng, quảng cáo, vận chuyển, phân phối và tổ chức bán hàng. Tiêu thụ sản phẩm là biểu hiện của quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Thể hiện độ tin cậy của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm người tiêu dùng và nhà sản xuất gần gũi nhau hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn.Thông qua tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả cao do họ dự đoán được nhu cầu của xã hội trong thời gian tới. Tóm lại, hoạt động tiêu thụ sản phẩm dóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm không những thực hiện giá trị sản phẩm mà còn tạo ra uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để phát triển thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Tiêu thụ sản phẩm cũng là nhân tố tạo ra sự cân bằng trên thị trường trong nước, hạn chế hàng hóa nhập khẩu, nâng cao uy tín đối với hàng hóa nội địa.

· Đối với xã hội:

Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu, vì nền kinh tế là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỷ lệ nhất định. Sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi trảy tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội.

Tiêu thụ sản pham của doanh nghiệp được coi là hoạt động xuất bán sản pham cho đơn vị mua đế nhận được số tiền về sản pham đó.

Như vây, việc chọn thời điểm để xác định quá trình tiêu thụ sản phẩm hoàn thành là một trong những khâu quan trọng liên quan đen rất nhiều van đe khác trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp như: công tác quản lý thu thue, quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu v.v…

Quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được coi là hoàn thành khi doanh nghiệp nhân được hoặc chấp nhân trả tiền của bên mua hàng.

Việc chọn thời điểm này, một mặt, giúp công tác quản lý thu thue của cơ quan thue được dễ dàng, tiện lợi và mặt khác, cũng thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành việc thu tiền đảm bảo vốn cho chu kỳ kinh doanh tiep theo.

2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ

2.1. Khái niệm, nội dung của doanh thu và thu nhập

2.1.1.Khái niệm doanh thu

Doanh thu là tong giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu chỉ bao gồm tống giá trị các lợi ích kinh te doanh nghiệp đã thu được hoăc sẽ thu được trong kỳ (tức được khách hàng chấp nhân, thanh toán).

Các khoản thu hộ bên thứ 3 không phải là nguồn lợi ích kinh te, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không được coi là doanh thu.

Chẳng hạn đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng không được coi là doanh thu mà doanh thu chỉ tính là tiền hoa hồng được hưởng.

Các khoản vốn góp của cố đông, của chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không tính doanh thu.

Chú ý:

  • Đối với doanh nghiệp nộp thue GTGT khấu trừ thì doanh thu không bao gồm thue GTGT đầu ra.
  • Đối với                      doanh nghiệp                   nộp          thue   GTGT theo     phương           pháp     trực   tiep  thì doanh thu gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).
  • Đối với mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi tiêu thụ trong nước thì doanh thu bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt (giá thanh toán).

2.1.2. Nội dung doanh thu của doanh nghiệp.

  • Doanh thu bán hàng là toàn bô số tiền thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được từ bán sản phẩm hàng hóa sau khi trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, giá trị hàng bán bị trả lại.

Đe ghi nhân đoanh thu bán hàng phải thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:

    • Doanh nghiệp đã  chuyen  giao   phần  lớn rủi    ro và   lợi   ích gắn liền     với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
    • Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiem soát hàng hóa;
    • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
    • Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
    • Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
  • Doanh thu cung cấp dịch vụ là toàn bô số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Đe ghi nhân đoanh thu bán hàng phải thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện sau:

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng CĐKT;

+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí đe hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

  • Doanh thu hoạt  động  tài chính    từ tiền  lãi,  tiền bản  quyền, cổ tức   và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp được ghi nhân khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

  • Thu nhập khác là các khoản thu từ các hoạt đông sảy ra không thường xuyên của doanh nghiệp ngoài các hoạt đông tạo ra doanh thu, gồm:
    • Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ;
    • Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
    • Thu tiền bảo hiem được bồi thường;
    • Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước;
    • Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;
    • Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại;
    • Các khoản thu khác.

2.1.3. Ý nghĩa của doanh thu

  • Doanh thu lớn hay nhỏ phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp.
  • Doanh thu là cơ sở để bù đắp chi phí sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất và thực hiện nộp các khoản thuế cho Nhà nước.
  • Doanh thu được thực hiện là kết thúc giao đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn tạo điều kiện để thực hiện quá trình tái sản xuất tiếp theo.

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

  • Khối lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ hoặc lao vụ dịch vụ cung ứng
  • Kết cấu mặt hàng kinh doanh
  • Chất lượng sản phẩm
  • Giá bán sản phẩm
  • Công tác tiêu thụ và phương thức thanh toán
  • Công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, quảng cáo giới thiệu sản phẩm…

2.2. Phương pháp xác định doanh thu

2.2.1.Tổng doanh thu (XDT)

Tỷ trọng tiêu thụ là gì

2.2.2. Doanh thu bán hàng thuần (DTT)

DTT = £DT – Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ gồm:

  • Chiết khấu thương mại: Khoản doanh nghiệp giảm giá bán niêm yết cho khách hàng khi mua hàng với khối lượng lớn.
  • Giảm giá hàng bán: Khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá cung cấp kém phẩm chất, sai quy cách lạc hậu thị hiếu…
  • Giá trị hàng bán bị trả lại: Giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
  • VAT phải nộp đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính VAT trực tiếp.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu phải nộp.

2.2.3. Lập kế hoạch doanh thu bán hàng (Doanh nghiệp sản xuất).

Tỷ trọng tiêu thụ là gì

IDT = IQtti x Pi + Fi i =1

Fi! Phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán của sản phẩm thứ i. n: Số loại sản phẩm tiêu thụ

2.2.4. Xác định khối lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại trong kỳ.

Qtti = Qđi + Qxi — Qci

  • Qti, Qci là số lượng sản phẩm kết dư đau, cuối kỳ ke hoạch
  • Qxi: Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch

Qđi = Qc30/9 + Qxq4 – Qtq4

Qc30/9: Sản phẩm kết dư đến 30/9 năm báo cáo Qxq4: Số lượng sản phẩm sản xuất qúi 4 năm báo cáo Qtq4: Số lượng sản phẩm tiêu thụ quí 4 năm báo cáo Qxi: Số lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch

Qci: Số lượng sản phẩm kết dư cuối kỳ gồm: Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi bán cụ thể:

Qci = Qtk31/12 + Qgb31/12

Qtk31/12: Số lượng thành phẩm kết dư đến 31/12 năm kế hoạch

Qtk31/12: Số lượng thành phẩm gởi bán kết dư đến 31/12 năm kế hoạch

+ Qtk31/12 kỳ kế hoạch được tính theo định mức vốn thành phẩm cuối quí 4 kỳ kế hoạch.

Tỷ trọng tiêu thụ là gì

2.2.5. Xác định giá bán đơn vị sản phẩm, dịch vụ cung ứng của từng loại (Pi)

  • Đối với những mặt hàng Nhà nước quản lý giá thì giá bán sẽ do Nhà nước quy định cụ thể như giá xăng dầu, điện, cước vân chuyển, giá các mặt hàng có tính chất chiến lược của nen kinh tế…
  • Đối với những mặt hàng Nhà nước không quản lý giá: do doanh nghiệp tự quyết định trên cơ sở giá thoả thuận giữa người mua và người bán theo hợp đồng kinh tế và luật pháp quy định.

2.2.6. Xác định phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà doanh nghiệp được hưởng (phí xăng dầu, phụ thu giá điện, phí bảo vệ môi trường…)

Các khoản này thường được ấn định bằng số tuyệt đối hoặc tỉ lệ % trên doanh thu…