Piano điện và organ khác nhau như thế nào

Không ít khách hàng hỏi OKAKA về sự khác nhau giữa đàn piano điện và đàn organ/ keyboard. Câu trả lời thực sự đơn giản nhưng hẳn nhiều người sẽ thấy khó hiểu. Cả hai đều là những nhạc cụ thú vị để chơi nhưng có một số khác biệt đáng chú ý.

         

Piano điện và organ khác nhau như thế nào

Trước tiên, chúng ta sẽ nói qua về đàn piano cơ (acoustic piano). Đàn piano cơ thông thường có 88 phím cả đen lẫn trắng, các phím đều cho cảm giác nặng hơn khi nhấn và di chuyển lên xuống nhịp nhàng khi chơi. Một cây đàn piano cơ thông thường tạo ra âm thanh khi búa đàn gõ vào dây đàn tạo ra rung động được khuếch đại bởi bảng cộng hưởng (soundboard) bằng gỗ. Và cuối cùng, đàn piano thường có 3 pedal (quan trọng nhất là phải vừa vặn với chân) và các chức năng thường được thiết kế để làm cho giai điệu mượt mà hơn với âm thanh ngân dài và/ hoặc âm lượng nhẹ hơn. Đó là lời giải thích đơn giản về một cây đàn piano acoustic. Mặc dù tất cả các thương hiệu đàn piano cơ thường khác nhau một chút về cảm ứng và âm thanh, chúng thường có những đặc điểm tương tự nhau trong cách chúng vận hành và hoạt động.

Piano điện và organ khác nhau như thế nào

Một cây đàn piano điện (digital piano), theo nghĩa hẹp nhất, cố gắng tái tạo cách hoạt động cũng như cảm giác và âm thanh của một cây đàn piano cơ. Chúng có thể có trọng lượng nhẹ và xách tay dễ dàng, hoặc xuất hiện trong kiểu dáng tủ đứng trông giống như một cây đàn upright piano. Về cơ bản, các cây đàn piano điện không chỉ tích hợp các âm thanh đàn piano cơ thông thường mà còn tích hợp từ 6-1.000 nhạc cụ bổ sung khác. Vì vậy, chúng ta có thể định nghĩa đàn piano điện là một nhạc cụ 88 phím (di động hoặc đặt cố định) cố gắng tái tạo độ nặng phím, cảm ứng phím, âm thanh, pedal và chức năng của một cây đàn piano acoustic.

Tin liên quan: Các loại đàn piano điện thông dụng hiện nay

Piano điện và organ khác nhau như thế nào

Mặt khác, một cây đàn organ/ keyboard lại thiếu một hoặc nhiều tính năng nói trên của đàn piano điện. Âm thanh của nó có vẻ giống như một cây đàn piano cơ, nhưng cảm giác lại không giống một chút nào cả. Hoặc nó cho cảm giác giống như một cây đàn piano cơ, nhưng âm thanh lại không hề giống. Hoặc nó có thể cho cảm giác và âm thanh như một cây đàn piano điện nhưng lại không có 88 phím (mà chỉ có 49, 61, 73 hoặc 76 phím). Các phím này cũng không cho cảm giác nặng khi nhấn (cảm giác nhẹ và lướt nhanh) và âm thanh không phải là âm thanh piano tuyệt vời. Sở hữu một cây đàn piano điện với 88 phím nặng và di chuyển lên xuống chính xác (so với cây đàn piano cơ tốt) thực sự là những gì bạn nên cân nhắc, đặc biệt nếu bạn hoặc con bạn yêu thích tiếng đàn piano hơn.

Piano điện và organ khác nhau như thế nào

Nói chung, hầu hết các cây đàn organ/ keyboard chính thống ngày nay cố gắng mô phỏng âm thanh của một cây piano thông thường (nhiều hơn hoặc ít hơn), nhưng chúng thường có 61 hoặc 76 phím dạng piano có trọng lượng nhẹ và các phím không di chuyển hoặc phản ứng như phím đàn piano. Nói cách khác, bạn sẽ có cảm giác như gõ trên bàn phím ảo (chẳng hạn như iPod) thay vì bàn phím thông thường đi kèm với máy tính của bạn. Nó không cho cảm giác chân thực và giáo viên dạy đàn piano thường không thích chúng bởi vì phản ứng phím của chúng không thể tái tạo âm thanh tuyệt vời của piano. Tuy nhiên, chúng có nhiều âm thanh và tính năng khác có thể thú vị khi sử dụng. Với những người mới bắt đầu học piano (đặc biệt là những người trẻ tuổi) chưa bao giờ chơi đàn trước đó, chi tiêu khoảng 3 đến 5 triệu đồng hoặc hơn cho một cây đàn organ/ keyboard chắc chắn là ít tốn kém hơn so với một cây đàn piano điện thực sự tốt, vậy nên đây là điều rất đáng để cân nhắc. Tuy nhiên, chơi trên một cây đàn organ/ keyboard không có các phím nặng, khi mục tiêu là học chơi piano, có thể tạo ra không ít vấn đề cho người mới học. Họ có thể phát triển kỹ thuật chơi kém và hình thành thói quen chơi trên các phím nhẹ nếu chơi chúng quá lâu (nhiều tháng hoặc nhiều năm), vì vậy nếu bạn định sử dụng đàn organ/ keyboard để luyện tập, đừng làm điều đó quá lâu, đặc biệt nếu bạn đang học piano. Hãy cố gắng sở hữu một cây đàn piano điện có phím nặng càng sớm càng tốt, đặc biệt nếu bạn đang chơi ngày một tiến bộ.

Piano điện và organ khác nhau như thế nào

Những cây đàn organ/ keyboard tích hợp công nghệ tiên tiến thường tập trung vào các kiểu hợp âm và điệu đệm sẽ được gọi là arranger keyboard. Chúng được sử dụng bởi những người muốn tạo ra âm thanh như “ban nhạc một người” hoặc bởi các nhạc sĩ muốn mang đi biểu diễn mà không cần người chơi khác. Chúng thường xuất hiện trong phiên bản 61 hoặc 76 phím (ở Mỹ chủ yếu là 61 phím) và arranger keyboard hoạt động tốt nhất với phím “không trọng lượng” hoặc chỉ có trọng số nhẹ vì nhu cầu sử dụng các âm thanh nhạc cụ và thể loại nhạc khác. Tất cả các nhà sản xuất đàn organ/ keyboard lớn đều chế tạo arranger keyboard và chúng không chỉ phổ biến ở Mỹ mà còn phổ biến ở châu Âu. Trên thực tế, đàn organ chuyên nghiệp là loại bàn phím yêu thích của nhiều nhạc công chuyên nghiệp và giá của chúng dao động từ 20 đến 50 triệu đồng hoặc hơn tùy thuộc vào những gì bạn thích và những gì bạn cần.

Synthesizer (còn gọi là synth hoặc workstation) là bàn phím số có thể có 37, 49, 61, 76 hoặc 88 phím (phím của synth là các phím có trọng lượng nhẹ với bộ cơ bằng lò xo và không giống như phím có trọng số trên piano) và được sử dụng chủ yếu để chơi nhạc đương đại cũng như chỉnh sửa các giai điệu vốn có trong cây keyboard đó. Chúng được sử dụng bởi các nhạc sĩ muốn điều chỉnh và thay đổi nhiều chức năng trên keyboard cũng như ghi âm nhiều track và lặp lại âm thanh cùng màn trình diễn theo thời gian thực. Ngoài ra còn có cây keyboard được gọi là sampler và controller sử dụng riêng một số loại ứng dụng chuyên nghiệp.

Piano điện và organ khác nhau như thế nào

Thông thường, các cây synthesizer không có loa tích hợp vì chúng được sử dụng chủ yếu trên sân khấu hoặc ở những nơi bạn có thể kết nối với hệ thống âm thanh bên ngoài. Có một số cây đàn piano điện 88 phím cũng là synthesizer nhưng âm thanh và cảm giác giống như một cây đàn piano (mặc dù một số không), và chúng làm được nhiều thứ hay ho hơn một cây đàn piano điện thông thường, và chúng thường không được gọi là piano điện, mà được gọi là “piano synthesizer” hoặc “workstation”. Các định nghĩa này có thể hơi khó hiểu và chồng chéo nhau.

Vì vậy, một cây đàn piano điện cố gắng lặp lại những gì một cây đàn piano cơ thường làm và một số làm điều đó rất tốt! Những cây đàn piano điện xách tay hay dùng trong nhà cũng có nhiều chức năng và tính năng bổ sung bao gồm trống, kiểu hợp âm, máy ghi âm… và vẫn được gọi là “đàn piano điện” nhưng chúng cũng có thể được gọi là “đàn piano điện sân khấu” vì chúng tích hợp tính năng đệm nhạc và nhiều tính năng khác giúp nâng cao trải nghiệm chơi piano.

Ngày nay, hầu hết các nhà sản xuất keyboard/ đàn piano điện lớn đều chế tạo đàn piano điện sân khấu và một số có giá khá cao như Yamaha CP40, Yamaha Tyros 5, Kawai MP7, Korg Kronos và Roland RD-64/ Roland RD-800/ Roland RD-2000. Ở phạm vi giá thấp hơn, bạn có thể tham khảo các model đàn organ/ keyboard dành cho nhạc công chuyên nghiệp như Roland E-A7, Yamaha PSR (PSR-S775 và PSR-S975) và Casio MZ-X (MZ-X300 và MZ-X500). Còn nếu là người mới bắt đầu hoặc chỉ muốn vui chơi và/ hoặc tìm hiểu một số thông tin cơ bản, bạn có thể chọn các model của Roland, Yamaha và Casio có giá từ 3 đến 7 triệu đồng.

+ Roland: E-X20, GO-61KL, GO-61P.

+ Yamaha: PSR-E253, PSR-E353, PSR-E453.

+ Casio: CT-X700, CTK-1500, CTK-2500, CTK-3500, CTK-6200/CTK-6250…

Piano điện và organ khác nhau như thế nào

Đối với đàn piano điện, bạn có thể tham khảo các model sau:

+ Đàn piano điện xách tay

– Yamaha: P-45, P-115, P-255.

– Roland: FP-30, FP-60, FP-90.

– Casio: CDP-135, CDP-235, PX-560.

Piano điện và organ khác nhau như thế nào

+ Đàn piano điện cố định

– Yamaha: YDP-103, YDP-143, YDP-163, CLP-500 series (CLP-525, CLP-535, CLP-545, CLP-565GP, CLP-575, CLP-585), CLP-600 series (CLP-625, CLP-635, CLP-645, CLP-665GP, CLP-675, CLP-685), CVP-700 series (CVP-701, CVP-705, CVP-709GP)

– Roland: RP-102, RP-302, RP-501R, HP-504, HP-603, HP-605, HPi-50e, LX-7, LX-17, RG-1F, RG-3F, GP-607, GP-609, V-Piano Grand.

– Casio: PX-770, PX-870, AP-270, AP-470, GP-300, GP-500.

Piano điện và organ khác nhau như thế nào

Cả đàn organ/ keyboard và đàn piano điện đều cho phép bạn thể hiện âm nhạc theo những cách khác nhau. Nếu bạn muốn chơi piano hay sẽ học piano, hoặc chỉ muốn vui chơi nhưng chơi một cách chính xác, bạn nên đầu tư một cây đàn piano điện tốt (phiên bản di động hoặc đặt cố định). Khi đã chơi trên đàn piano điện trong một thời gian, bạn có thể thấy thú vị khi thử chơi trên một cây đàn organ/ keyboard hoặc synthesizer vì chúng sẽ nâng cao trải nghiệm chơi của bạn theo những cách khác nhau.

Piano điện và organ khác nhau như thế nào

Trên đây là sự khác nhau cơ bản giữa đàn piano điện và đàn organ/ keyboard. Nếu vẫn còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ OKAKA Music để được tư vấn chọn loại nhạc cụ phù hợp bạn nhé!

Đặng Tiến Quân

Sáng lập OKAKA

Xem thêm: Các sản phẩm đàn piano điện 

                        Các sản phẩm đàn organ

Piano điện và organ khác nhau như thế nào

Share this...

Piano điện và organ khác nhau như thế nào
Piano điện và organ khác nhau như thế nào
Piano điện và organ khác nhau như thế nào
Piano điện và organ khác nhau như thế nào