Uống rượu thuốc có tốt không

Rượu được xem là một trong những chất gây nghiện lạm dụng phổ biến nhất trong xã hội ngày nay sau nicotin có trong thuốc lá. Rượu hoạt động như một chất ức chế hệ thần kinh trung ương và cũng có một số trường hợp điều trị đau trong những bệnh lý thần kinh. Trong y học, uống rượu được xem như là một cách để tăng chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA và làm giảm tín hiệu thần kinh theo đường thần kinh này. Vì vậy, rượu được biết đến như một chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, giảm khả năng tư duy của người bệnh cũng như năng lực thể chất.

Có rất nhiều loại thuốc khi uống chung với rượu sẽ gây ra tương tác, vì vậy trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, cần đánh giá phản ứng thuốc và rượu trên lâm sàng. Một số nghiên cứu đã đưa ra ý kiến rằng, uống rượu có thể có lợi cho tim mạch nhưng việc uống rượu và uống thuốc cùng thời điểm sẽ ngăn cản những hiệu quả điều trị mà thuốc mang lại cho người bệnh. Kể cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức năng đều cần được kiểm tra khi kết hợp với rượu, vì có thể gây ra những tương tác thuốc nghiêm trọng. Tuy nhiên không được tự ý ngưng sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị.

Tương tác thuốc và rượu có thể diễn ra nếu bệnh nhân dùng một số loại thuốc có chứa cồn như một thành phần không hoạt động, điển hình là thuốc ho, cảm lạnh, bệnh nhân có thể dễ dàng mua mà không cần kê đơn. Khi dùng những loại thuốc này thì tương tác giữa thuốc và rượu có thể xảy ra khiến bệnh nhân xuất hiện rất nhiều cơn buồn ngủ và gây nguy hiểm nếu bệnh nhân đang lái xe hoặc làm những công việc đòi hỏi phải tập trung cao độ. Tương tác giữa thuốc và rượu thường xảy ra với những nhóm thuốc như sau:

  • Thuốc cao huyết áp
  • Thuốc an thần
  • Thuốc điều trị rối loạn lo âu
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc điều trị đái tháo đường
  • Thuốc giảm Cholesterol máu
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống loạn thần

Trong đó, uống thuốc huyết áp và uống rượu là một dạng tương tác luôn được xem xét khi bệnh nhân được tư vấn với bác sĩ, mặc dù theo nhiều nghiên cứu thì đây là một sự kết hợp an toàn ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, tương tác giữa thuốc và rượu trong những trường hợp này có thể dẫn đến hạ huyết áp. Sự kết hợp giữa thuốc giảm đau và rượu cũng cần được tránh, vì Opioid trong thuốc giảm đau khi dùng cùng lúc với rượu sẽ làm chậm nhịp thở của người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong. Uống rượu trong khi đang dùng thuốc nhóm Steroid phần nào gây chảy máu cũng như loét dạ dày. Uống thuốc chống trầm cảm và rượu dẫn đến tương tác thuốc gây ra những cơn buồn ngủ, chóng mặt, vì vậy cần tránh trường hợp này.

Tương tác giữa thuốc và rượu là điều cần phòng tránh trong lâm sàng sử dụng thuốc vì có thể gây ra một số phản ứng không tốt trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Việc uống thuốc với uống rượu nên được quản lý chặt chẽ về thời gian, liều lượng cũng như tư vấn về những loại thuốc có chứa cồn mà bệnh nhân cần lưu ý.

Thực chất việc dùng thuốc đúng mục đích luôn mang đến hiệu quả tích cực trong việc phòng và điều trị bệnh. Do đó, người bệnh nên tham khảo và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ trong vấn đề dùng thuốc.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người bệnh có thể tới gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và tư vấn chuyên sâu. Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một địa chỉ chăm sóc y tế chất lượng với mọi dịch vụ thăm khám, chữa bệnh cho mọi lứa tuổi giới tính khác nhau. Việc kiểm trra tại bệnh viện luôn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Nhiều người nghĩ rằng cứ có gì bổ cứ cho vào bình, đổ rượu ngon vào ngâm là khi uống vào không bổ ngang cũng bổ dọc. Thực ra, mỗi loại rượu bổ (rượu thuốc) đều có tác dụng trị liệu nhất định, bởi vậy phương pháp uống cũng khác nhau. Nếu không biết cách sử dụng thích hợp, hiệu quả trị liệu sẽ kém, lại có thể gây nên sự cố đáng tiếc.

Rượu bổ được bào chế dưới dạng ngâm lạnh hay ngâm nóng, hoặc sắc mà dung môi hòa tan thuốc là rượu; ngoài ra còn phương pháp ủ men rượu. Rượu ngoài tác dụng làm dung môi hòa tan các vị thuốc còn giúp dẫn thuốc đi khắp cơ thể. Nó vừa giúp chữa bệnh, lại vừa phòng bệnh, và thuốc phụ trợ cho những người bệnh sau ốm, sức khỏe chưa hồi phục. Chẳng hạn, rượu nhung hươu, rượu hải mã phòng chữa liệt dương hay chứng tiểu tiện nhiều lần ở người cao tuổi. Rượu kỷ tử, rượu nhân sâm, rượu long nhãn... được dùng để chống lão suy sớm.
Rượu thuốc làm huyết mạch và kinh lạc được thông, phát huy ưu thế của thuốc nên rất có hiệu quả với các bệnh chấn thương phần mềm, viêm khớp... Rượu thuốc ngâm lâu đặc biệt tốt vì sẽ làm ổn định dược tính.
Rượu bổ không phải là loại đồ uống đại trà. Nhiều khi vui bạn bè, các quý ông đem cả bình rượu thuốc ngâm đủ loại ra chén chú chén anh, uống hết cốc này sang cốc khác không cần liều lượng gì. Cách uống này gây hậu quả khôn lường như sau ngộ độc rượu gây tổn hại đến tim, gan, thần kinh, có khi dẫn đến tử vong.

Uống rượu thuốc có tốt không

Cách dùng rượu thuốc
Không dùng kèm với thuốc tân dược như atrax, perphenazin, wintermin... và một số thuốc Đông dược như bột sắn dây (cát hoa)... Nếu như nhất thiết phải sử dụng thì trước đó cần dừng uống rượu bổ ít nhất là 24 tiếng để tránh tác dụng phụ.
Một số người không được sử dụng rượu thuốc như bệnh nhân viêm gan, xơ gan, viêm dạ dày, viêm thận mạn, viêm ruột kết mạn, lao phổi, suy tim... vì rượu sẽ làm cho bệnh nặng lên.
Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người đang khi đói hoặc bị dị ứng với rượu đều không nên dùng. 

Uống rượu thuốc có tốt không

Để đạt hiệu quả cao khi sử dụng các loại rượu bổ, người dùng cần nắm điểm sau:
Chú ý thời gian uống: Người có bệnh ở tim hay dạ dày cần uống rượu thuốc sau khi ăn cơm 15-30 phút. Nếu có bệnh ở dưới vùng bụng thì cần uống trước bữa ăn 10-60 phút. Loại rượu bổ có tác dụng cường thận lại cần uống trong bữa ăn. Còn loại rượu bổ có tác dụng bổ thận, sinh tinh cần uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ 15-30 phút.
Bảo vệ gan: Nếu sử dụng rượu bổ trong thời gian dài, mỗi lần uống cần cho vào chút mật ong nhằm không gây tổn hại tế bào gan.
Chú ý liều lượng: Nhiều loại rượu thuốc khi uống đúng liều sẽ có tác dụng bồi bổ, làm tăng trương lực cơ, kích thích ăn uống, nhưng khi uống quá sẽ gây ngộ độc, như rượu mã tiền chẳng hạn... Do đó, rượu thuốc không thể uống như rượu thường mà phải căn cứ vào thể trạng và tính chất của thuốc. Trung bình mỗi ngày chỉ nên uống 10-30 g. Người tửu lượng kém có thể uống ít hơn.
Rượu được hâm ấm sẽ phát huy hiệu quả và dẫn thuốc tốt hơn. Nếu dùng rượu thuốc lúc ăn cơm cần uống từ từ, vừa uống rượu vừa nhấm nháp thức ăn.
Loại thuốc ngâm rượu cũng phải dùng đúng bệnh. Ví dụ người cần bổ huyết thì dùng rượu đương quy, rượu tiết hươu, rượu thập toàn đại bổ... Những người thường sợ nóng nên chọn loại bổ dưỡng âm như rượu hoa cúc, rượu kỷ tử, rượu song sâm. Người thường sợ lạnh nên chọn loại rượu bổ ôn dương như rượu hải mã, rượu nhung hươu, rượu sâm tắc kè, rượu trợ dương ích thọ..