Vai trò của người giảng viên trong pbl là gì?

357 * Thạc sĩ GIẢNG DẠY MÔI TRƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PBL (PROBLEM BASED LEARNING) – LỢI ÍCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI ÁP DỤNG THỰC TẾ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN HỌC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM Vũ Hải Yến* Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM Tóm tắt “Người ta chỉ bảo vệ những gì mà họ yêu, chỉ yêu những gì mà họ hiểu, chỉ hiểu những gì mà họ được học”. đó là một câu châm ngôn khôn ngoan trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục môi trường. Cốt lõi của vấn đề truyền thông, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên, học sinh đều nằm ở việc giáo dục tình yêu, lòng hăng hái, và trách nhiệm của giới trẻ đối với cuộc sống. Trong thời gian vừa qua, giáo dục đại học được xem như những kiến thức ở tầm vĩ mô, xa rời thực tiễn, vì thế mà sinh viên khó có thể áp dụng vào thực tiễn. Vài năm trở lại đây, giảng dạy đại học bằng phương pháp đặt vấn đề (Problem Based Learning) thường được nhắc tới như một phương pháp giáo dục kiểu mới đem lại nhiều hiệu quả. Phương pháp này phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, người học được rèn luyện các kỹ năng cần thiết, sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn và biết cách tổ chức vấn đề, bài học đồng thời được nhớ sâu hơn. Phương pháp còn giúp giảng viên không ngừng vươn lên để học hỏi không ngừng. Phương pháp đã giúp giảng dạy thành công các môn học kỹ thuật vốn khô khan từ trước đến nay, trong đó có các bộ môn Kỹ thuật Môi Trường. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích dễ dàng nhận thấy, phương pháp này vẫn có những bất cập nhất định. Nội dung bài tham luận là tổng quát về những thuận lợi và khó khăn trong công việc giảng dạy các môn học môi trường. Trong các môn học trong chuyên ngành Môi Trường, môn học Công Nghệ Sản Xuất Sạch Hơn là môn học đòi hỏi kiến thức tổng hợp từ nhiều lĩnh vực, kiến thức chuyên môn nhiều nhất. Môn học này bắt đầu được giảng dạy trong khoảng 10 năm trở lại đây. Do vậy, áp dụng PBL vào công tác giảng dạy môn học Công Nghệ Sản Xuất Sạch Hơn là điều thực sự cần thiết. Nhưng áp dụng nó như thế nào, những thuận lợi và khó khăn nào sẽ gặp phải khi sử dụng phương pháp này? Bài tham luận trình bày các lưu ý cần áp dụng trong việc giảng dạy môn học Công Nghệ Sản Xuất Sạch Hơn tại các trường Đại Học trong Thành phố Hồ Chí Minh. I. Đặt vấn đề Trong thời gian vừa qua, giáo dục đại học được xem như những kiến thức ở tầm vĩ mô, xa rời thực tiễn, vì thế mà sinh viên khó có thể áp dụng vào thực tiễn. Vài năm trở lại đây, giảng dạy đại học bằng 358 phương pháp đặt vấn đề (Problem Based Learning) thường được nhắc tới như một phương pháp giáo dục kiểu mới đem lại nhiều hiệu quả. Phương pháp này phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, người học được rèn luyện các kỹ năng cần thiết, sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn và biết cách tổ chức vấn đề, bài học đồng thời được nhớ sâu hơn. Phương pháp còn giúp giảng viên không ngừng vươn lên để học hỏi không ngừng. Phương pháp đã giúp giảng dạy thành công các môn học kỹ thuật vốn khô khan từ trước đến nay, trong đó có các bộ môn Kỹ thuật Môi Trường. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích dễ dàng nhận thấy, phương pháp này vẫn có những bất cập nhất định. Trong các môn học trong chuyên ngành Môi Trường, môn học Công Nghệ Sản Xuất Sạch Hơn là môn học đòi hỏi kiến thức tổng hợp từ nhiều lĩnh vực, kiến thức chuyên môn nhiều nhất. Môn học này bắt đầu được giảng dạy trong khoảng 10 năm trở lại đây. Do vậy, áp dụng PBL vào công tác giảng dạy môn học Công Nghệ Sản Xuất Sạch Hơn là điều thực sự cần thiết. Nhưng áp dụng nó như thế nào, những thuận lợi và khó khăn nào sẽ gặp phải khi sử dụng phương pháp này? II. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung vào các vấn đề như sau: -Phương pháp giảng dạy đặt vấn đề: mục đích, phương pháp, lợi ích, ý nghĩa, phạm vi áp dụng, những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy bằng phương pháp này. - Áp dụng trong giảng dạy bộ môn Công Nghệ Sản Xuất Sạch Hơn: đặc điểm môn học, áp dụng việc giảng dạy bằng phương pháp đặt vấn đề vào cách giảng dạy môn học này. - Rút ra những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp này để giảng dạy môn học Công Nghệ Sản Xuất Sạch Hơn. III. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào 2 hướng như sau: + Tìm hiểu phương pháp giảng dạy đặt vấn đề (Problem based learning): định nghĩa, mục đích, phương pháp, lợi ích, ý nghĩa, phạm vi áp dụng, những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy bằng phương pháp này. + Áp dụng phương pháp giảng dạy này vào giảng dạy môn học Công Nghệ Sản xuất sạch hơn: -Tìm hiểu yêu cầu của môn học trong từng ngành học, thời lượng dành cho môn học -Chọn cấp độ giảng dạy -Từ số lượng sinh viên, chọn phương pháp giảng dạy -Phân bố thời gian, chọn những chuyên đề phù hợp với sinh viên -Chọn lựa phương pháp phù hợp -Những thuận lợi và khó khăn -Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 359 IV. Giảng dạy bằng phương pháp đặt vấn đề 4.1 Định nghĩa Dạy học dựa trên vấn đề (PBL: Problem based learning) là một cách tiếp cận tổng thể trong giáo dục, ở góc độ chương trình học lẫn quá trình học: chương trình học bao gồm những vấn đề được lựa chọn và thiết kế cẩn thận nhằm giúp người học tiếp nhận tri thức một cách có phê phán, tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự học và kỹ năng làm việc nhóm; quá trình học có tính hệ thống như quá trình giải quyết vấn đề hoặc thử thách có thể gặp trong đời sống. Dạy học dựa trên vấn đề là phương pháp dạy học nhằm giúp người học tiếp nhận tri thức và kỹ năng thông qua một quá trình học hỏi được thiết kế dựa trên những câu hỏi, những vấn đề và những nhiệm vụ thực tiễn đã được xây dựng. 4.2 Mục tiêu - Về nhận thức: giúp người học có cơ hội nắm chắc kiến thức theo chiều rộng lẫn chiều sâu. - Về kỹ năng: giúp người học phát triển năng lực đọc tài liệu, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng xã hội như: làm việc nhóm, thuyết trình, tranh luận, thương lượng, … - Về thái độ: giúp người học cảm thấy gắn bó và yêu thích môn học và sự học, thấy được những giá trị của hoạt động nhóm đối với bản thân. 4.3 Những đặc điểm của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề 4.3.1 Bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học Thay vì thông tin được trình bày từ thấp đến cao, người học sẽ chỉ được tiếp cận với một vấn đề cần được lý giải một khi họ đã được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết. Người học được tiếp cận với vấn đề ngay ở giai đoạn đầu của một đơn vị bài giảng. Vấn đề có thể là một hiện tượng của tự nhiên hoặc là một sự kiện/tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần được lý giải. 4.3.2 Người học tự tìm tòi để xác định những nguồn thông tin giúp giải quyết vấn đề Trên cơ sở vấn đề được nêu ra, chính người học phải chủ động tìm kiếm thông tin thích hợp để giải quyết vấn đề. Nói cách khác, chính người học gần như phải tự trang bị cho mình phần “lý thuyết” nhằm có đủ kiến thức để tiếp cận và giải quyết vấn đề. 4.3.3 Thảo luận nhóm là hoạt động cốt lõi Thông qua thảo luận ở nhóm nhỏ, người học chia sẻ nguồn thông tin và cùng nhau hình thành các giả thuyết giúp giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận. 360 4.3.4 Vai trò của GV mang tính hỗ trợ GV đóng vai trò định hướng (chỉ ra những điều cần được lý giải của vấn đề), trợ giúp (chỉ ra nguồn thông tin, giải đáp thắc mắc,…), đánh giá (kiểm tra các giả thuyết và kết luận của người học), hệ thống hóa kiến thức, khái quát hóa các kết luận. 4.4. Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề 4.4.1 Ưu điểm - Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. - Người học được rèn luyện các kỹ năng cần thiết: thói quen/kỹ năng đọc tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc tập thể… - Người học được sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn: Giáo dục đại học thường bị phê phán là xa rời thực tiễn. Phương pháp này giúp người học tiếp cận sớm với những vấn đề đang diễn ra trong thực tế, đồng thời họ cũng được trang bị những kiến thức, kỹ năng để giải quyết những vấn đề đó. - Bài học được tiếp thu vừa rộng vừa sâu, được lưu giữ lâu trong trí nhớ người học. - Đòi hỏi GV không ngừng vươn lên. 4.4.2 Nhược điểm - Khó vận dụng ở những môn học có tính trừu tượng cao: Phương pháp này không cho kết quả như nhau đối với tất cả các môn học, mặc dù nó có thể được áp dụng một cách rộng rãi. Thực tế cho thấy những môn học gắn bó càng nhiều với thực tiễn thì càng dễ xây dựng vấn đề, và vì vậy khả năng ứng dụng của phương pháp càng cao. - Khó vận dụng cho lớp đông: Lớp càng đông thì càng có nhiều nhóm nhỏ vì vậy việc tổ chức, quản lý sẽ càng phức tạp. Một GV rất khó theo dõi và hướng dẫn thảo luận cho cả chục nhóm người học. Trong trường hợp này, vai trò trợ giảng sẽ rất cần thiết. V. Đặc điểm của môn học sản xuất sạch hơn (sxsh) 5.1 Mục tiêu của môn học - Kiến thức: Mục tiêu của học phần là giới thiệu cho sinh viên (SV) một phương pháp, một cách tiếp cận mới vừa có tính phòng ngừa ô nhiễm môi trường cao. Cách tiếp cận này không những giúp các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ giảm được lượng và độc tính chất thải ngay trong quá trình sản xuất lại vừa mang lại tính hiệu quả kinh tế cao. - Kỹ năng: thực hiện được các dự án SXSH cho các ngành nghề sản xuất. - Thái độ, chuyên cần: cần có thái độ học tập nghiêm túc, chuyên cần. Môi trường công nghiệp luôn đòi hỏi tác phong nghiêm túc, trách nhiệm và cầu tiến. 5.2 Nội dung môn học Chương trình giảng dạy môn SXSH được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên khoa Môi trường các kiến thức cơ bản về công nghệ SXSH, kỹ năng thực hiện sản xuất sạch hơn, các giải pháp kỹ 361 thuật nhằm giảm lượng chất thải cũng như độc tính của chất thải ngay tại nguồn và lồng ghép thực hiện sử dụng năng lượng có hiệu quả trong SXSH, thái độ cần phải có khi thực hiện SXSH. Phần 1: Giới thiệu về Sản Xuất Sạch Hơn: a) Tổng quan về công tác bảo vệ môi trường; b) Các khái niệm: Sản Xuất Sạch Hơn; Năng Suất Sinh Thái; Phòng Ngừa Ô Nhiễm; Công nghệ Sạch; c) Sự giống nhau và khác nhau trong các khái niệm, cách tiếp cận; d) Mục đích, ý nghĩa của áp dụng SXSH; e) Khó khăn và thuận lợi trong việc áp dụng SXSH ở Việt Nam và trên thế giới; f)Thực tế áp dụng SXSH tại Tp. HCM từ năm 1996 đến nay. Phần 2: Kỹ thuật thực hiện SXSH hay các bước và nhiệm vụ trong thực hiện SXSH: a) Thành lập nhóm SXSH; b) Liệt kê các công đoạn sản xuất; c) Xác định mức tiêu tốn nguyên nhiên liệu và chọn trọng tâm kiểm toán; d) Xây dựng sơ đồ dòng cho trọng tâm kiểm toán; e) Tính toán cân bằng nguyên nhiên vật liệu (cân bằng vật chất): f) Xác định mất mát bằng tiền do lãng phí trong sản xuất; g) Phân tích và xác định nguyên nhân phát thải, lãng phí…; h) Đề xuất và lựa chọn các cơ hội SXSH; i) Sàng lọc và phân tích tính khả thi của các cơ hội; j) Lựa chọn các cơ hội và lập kế hoạch thực hiện; k) Duy trì và lựa chọn các trọng tâm kiểm toán mới; l) Mục tiêu, ý nghĩa của việc lồng ghép sử dụng hiệu quả năng lượng trong SXSH; m) Khái niệm về kiểm toán năng lượng, các dạng kiểm toán năng lượng; n) Phương pháp thực hiện sử dụng hiệu quả năng lượng; o) Phân tích, đánh giá các cơ hội sử dụng hiệu quả năng lượng trong sử dụng lò hơi ở một số ngành công nghiệp; p) Phân tích, đánh giá các cơ hội tiết kiệm năng lượng điện trong các cơ sở sản xuất. 5 chuyên đề trong chương trình: Chuyên đề 1: Phương pháp luận SXSH – Áp dụng SXSH Cho 1 ngành Công Nghiệp điển hình (Thuộc Da, Dệt Nhuộm, Luyện Kim, Thực phẩm, Giấy, Nhựa…) Chuyên đề 2: Kiểm toán năng lượng phục vụ cho SXSH Chuyên đề 3: Tái chế và tái sử dụng phế phẩm trong nhà máy Chuyên đề 4: Thiết kế sản phẩm vì mục tiêu phát triển bền vững (D4S) Chuyên đề 5: Sản xuất sạch và Cơ chế Phát Triển Sạch: CP và CDM Phần 3: Xây dựng hệ thống dữ liệu quan trắc sản xuất sạch hơn - Đề cương, mẫu báo cáo đánh giá SXSH - Xây dựng hệ thống dữ liệu quan trắc SXSH - Đề cương báo cáo đánh giá SXSH. - Trình bày mẫu báo cáo đánh giá SXSH do VNCPC đề xướng. 362 5.3 Các phương pháp áp dụng theo chương trình học Bảng 1 Đề cương môn học và phương pháp áp dụng Số tiết BÀI GIẢNG Phương pháp áp dụng Tên các đề mục & chương theo đề cương giảng dạy 6 Giới thiệu môn học Phần 1: Tổng quan và Phương pháp luận tiếp cận Sản Xuất Sạch Hơn (6 bước, 18 nhiệm vụ) Lý thuyết: Đặt vấn đề: ô nhiễm môi trường và các cấp độ quản lý môi trường Phương pháp thuyết trình + Minh họa + Đặt câu hỏi 3 Phần 2: Kỹ thuật thực hiện Sản Xuất Sạch Hơn - Quản lý nội vi trong nhà máy - Thay đổi nguyên liệu đầu vào - Cải tiến công nghệ sản xuất - Sử dụng hiệu quả năng lượng - Thay đổi, thiết kế lại sản phẩm - Tái chế, tái sử dụng trong nhà máy - Tận dụng các phế phẩm thành các nguyên liệu hữu ích Lý thuyết Thuyết trình + Ví dụ minh họa + Đặt câu hỏi 3 Chuyên đề 1: Phương pháp luận SXSH cho Công Nghiệp Thuộc Da Bai tập lớn: Cân bằng vật chất trong SXSH Trình diễn kinh nghiệm thực tế Đặt vấn đề 3 Chuyên đề 2: Kiểm toán năng lượng Bài tập lớn: Tính toán hiệu suất năng lượng Đặt vấn đề  Đặt câu hỏi Làm bài tập 3 Chuyên đề 3: Tái chế và tái sử dụng Bài tập lớn: Tính toán lượng chất thải và đề xuất các khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải trong nhà máy Đặt vấn đề  Đặt câu hỏi Thảo luận tìm giải pháp tái chế, tái sử dụng các loại chất thải. 4 Chuyên đề 4: Thiết kế sản phẩm vì mục tiêu phát triển bền vững Đặt vấn đề Sử dụng các sản phẩm minh họa  Sinh viên chia nhóm thảo luận  Giải quyết được vấn đề  Hệ thống hóa 3 Chuyên đề 5: Sản xuất sạch và Cơ chế Phát Triển Sạch: CP và CDM Đặt vấn đề Thảo luận tìm hướng giải quyết 5 Phần 3: Xây dựng số liệu quan trắc sản xuất sạch hơn - Các phần cần trình bày của một báo cáo Sản Xuất Sạch Hơn Lý thuyết Thuyết trình 5.4 Các vấn đề bài học đưa ra Bảng 2 Các vấn đề bài học SXSH đưa ra trong các học phần Nội dung Vấn đề Phần 1: Phương pháp luận SXSH - Các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường  chưa nhận thức được vai trò của bảo vệ môi trường song song với phát triển kinh tế. Có cách nhìn chưa toàn diện về mối liên hệ giữa môi trường và kinh tế. - Có 5 cách tiếp cận trong quản lý môi trường: không tiếp cận, tiếp cận theo hướng thụ động, chủ động thấp, chủ động và chủ động cao. Vậy ở Việt Nam đang tồn tại cách tiếp cận nào, ưu và khuyết điểm của nó  Tiếp cận về môi trường nên tiếp cận theo hướng nào?Nếu là một đất nước đang phát triển, có nên tiếp cận theo hướng thụ động (xử lý cuối đường ống) không? 363 Nội dung Vấn đề Phần 2: Kỹ thuật thực hiện Sản Xuất Sạch Hơn - Công ty Tungkuang :”Không xử lý nước thải, giảm được chi phí 90 – 100 triệu đồng, dùng để phục hồi khủng hoảng kinh tế.”  Có phải muốn bảo vệ kinh tế thì phải hy sinh môi trường? Thực ra, chi phí xử lý chất thải chỉ là tảng băng nổi của vấn đề, lãng phí trong sản xuất mới là nguồn gốc “đốt tiền” của doanh nghiệp. - Giải quyết lãng phí từ đâu? Chính là việc xem xét chuỗi giá trị của sản phẩm: từ việc giảm lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng đến việc giảm độ độc hại, giảm sự lãng phí trong sản phẩm,… Chuyên đề 1: Điển hình SXSH cho doanh nghiệp - Ngành thuộc da là ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng  Vấn đề phát sinh từ đâu? Phân tích nguyên nhân  Giải pháp Chuyên đề 2: Kiểm toán năng lượng - Vấn đề đặt ra: Sử dụng lò hơi lâu ngày không vệ sinh chùi rửa, cặn bám thành lò hơi, tốn nhiệt lượng nhiều hơn để đun nóng nước? Vậy tiết kiệm năng lượng bằng cách nào? -Nhìn từ bên ngoài, có vẻ đốt than tiết kiệm hơn đốt dầu? Sự thật có phải như vậy không? Cần có phân tích gì để biết được hiệu suất sử dụng năng lượng? -Chúng ta nói công nghệ này phát triển hơn công nghệ kia, trình độ công nghệ nước này cao hơn nước kia, thực ra là nói đến cái gì? Làm sao để có được chỉ số cường độ tiêu hao năng lượng (GDP/TOE) Chuyên đề 3: Tái chế và tái sử dụng -Các bãi chôn lấp chất thải càng lúc càng xuất hiện nhiều loại chất thải liên quan đến bao bì, các phế phẩm công nghiệp? Châu Âu đánh thuế 60% trên bao bì? Nếu sản xuất ra sản phẩm mà không thu hồi được bao bì, để bao bì ra bãi chôn lấp thì đó có phải là lãng phí không? Nên tái chế, tái sử dụng như thế nào? Chuyên đề 4: Thiết kế sản phẩm vì mục tiêu phát triển bền vững (Design for Sustainability) -Đánh giá các khía cạnh môi trường của áo sơ mi: từ việc sản xuất ra bông vải, dệt, nhuộm, hồ vải, may áo, carton và nhựa để làm cứng áo, bao gói áo, còn là lúc sử dụng: ủi áo, giặt áo những tác động môi trường đến từ sản phẩm không hề nhỏ. -Câu chuyện 1: Một công ty sản xuất bàn ghế xuất khẩu 60% hàng bị trả về vì bị hư hỏng trên đường đi  Đó có phải là lãng phí không, lỗi của ai? Giải quyết như thế nào? -Câu chuyện 2: Gốm Bát Tràng là sản phẩm văn hóa truyền thống của Việt Nam, nhưng không xuất khẩu được, tại sao? Khâu nào đã không được chú ý? -Câu chuyện 3:”Nóng trong người…”:Vai trò của các hình thức marketing sản phẩm như thế nào? -Câu chuyện 4: “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dung”. Bao gói có tác dụng gì trong sản phẩm? Chuyên đề 5: CP và CDM -Việt Nam là một đất nước lúa và nước, bởi vì nước mặn từ biển đang xâm nhập vào đất liền. -Nhật Bản sẽ không thể tự hào vì “mùa xuân sang có hoa anh đào” nữa, vì biến đổi khí hậu khiến mùa nào cũng ấm áp  Nghị định thư Kyoto cho phép các nước trao đổi quyền phát thải. -Năm 2004, Việt Nam có dự án đầu tiên về CDM, nhưng tại sao không thành hiện thực? Còn những khó khăn gì? 364 5.5 Phản hồi từ phía giảng viên và sinh viên về phương pháp đặt vấn đề cho môn học Sản Xuất Sạch Hơn Bảng 3 Khảo sát ý kiến của sinh viên đang theo học môn học SXSH về phương pháp PBL Nhận xét Ý kiến của người được khảo sát (%) Tốt Đạt yêu cầu Cần khắc phục một số điểm Không có ý kiến Cung cấp được tổng quan về kiến thức 68 32 0 0 Nắm được mục tiêu, yêu cầu rõ ràng 59 36 0 0 Nội dung môn học rõ ràng, đầy đủ 50 50 0 0 Kiến thức môn học được cập nhật hiện đại 50 50 0 0 Nội dung bài giảng được truyền tải dễ hiểu 45 27 27 0 Phương pháp phát huy tính tích cực 36 41 23 0 Tạo cơ hội cho SV tham gia vào giờ học 36 45 18 0 Giải đáp được thắc mắc của SV 68 32 0 0 Phương tiện dạy học hiệu quả 73 27 0 0 Nguồn: Phòng Khảo Thí và Kiểm Định Chất Lượng, ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TpHCM, 2010. Bảng 4 Khảo sát ý kiến của sinh viên về các phương pháp giảng dạy môn học SXSH Nội dung Ý kiến (%) Phương pháp giảng dạy sử dụng nhiều nhất Diễn giảng 41% Dạy học theo phương pháp đặt vấn đề: 59% Thời gian dành cho seminar 30% thời gian: 50% 20% thời gian: 50% Thời gian tổ chức thảo luận, học nhóm Luôn luôn: 41% Thường xuyên: 59% Tác dụng của phương pháp dạy học Rất tốt: 50% Đạt yêu cầu: 50% Loại hình thức thi áp dụng 50% báo cáo 50% vấn đáp Nguồn: Phòng Khảo Thí và Kiểm Định Chất Lượng, ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TpHCM, 2010. VI. Những kinh nghiệm giảng dạy rút ra 6.1 Cách tổ chức lớp học như thế nào? • Nêu rõ mục tiêu cần phải đạt được khi học xong môn học/bài giảng này • Đưa một vấn đề thực tế trước bài giảng, và nêu những khó khăn của vấn đề trong điều kiện hiện tại • Hỏi sinh viên cách giải quyết • Đưa ra các phương án giải quyết khác nhau theo trình tự • Lập kế hoạch giải quyết vấn đề • Đặt tình huống khó khăn cho sinh viên giải quyết • Thảo luận nhóm để nắm vấn đề • Giao đề tài tiểu luận cho sinh viên/nhóm sinh viên Ví dụ: Trong chuyên đề 4 về Thiết kế sản phẩm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững: sau khi nêu vấn đề cho sinh viên  chuẩn bị một số sản phẩm cho sinh viên phân tích ưu nhược điểm của sản phẩm về: ý tưởng thiết kế, cách sản xuất, 365 bao bì, chất lượng sản phẩm, cách phân phối, marketing? Từ việc phân tích một sản phẩm, sinh viên sẽ nắm được quy trình đánh giá vòng đời sản phẩm, nếu hạn chế tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm thì phải làm sao? Hình 1 Một số sản phẩm hàng tiêu dùng được sử dụng cho SV phân tích. 6.2 Phân loại cấp độ giảng dạy trước khi giảng dạy Bằng cách giải quyết vấn đề, SV sẽ thực hiện được kỹ năng: a) Tham khảo, thu thập được tài liệu; b) Liên kết các nhóm tài liệu để rút ra tri thức; c)Tổng hợp tài liệu; d) Lập kế hoạch, lịch trình làm việc; e) Thảo luận, làm việc nhóm ; f) Động não và tư duy; f) Đề xuất được giải pháp; g) Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật/kinh tế của giải pháp; h) Sử dụng tốt các công nghệ; i) Rèn luyện kỹ năng trình bày trước đám đông, bảo vệ những quan điểm đã có của mình. Trước khi chuẩn bị bài giảng, giảng viên đã xác định mục đích bài giảng và cấp độ giảng dạy mà giảng viên mong muốn ở sinh viên.Những điều giảng viên mong muốn ở sinh viên là những kỹ năng mà sinh viên đạt được sau khi hoàn thành môn học. Cấp độ Nội dung Tri thức Khi học về sản xuất sạch hơn, sinh viên phải học thuộc lòng các diễn đạt, định nghĩa và số liệu, vv… Họ phải có khả năng nhớ hoặc nhận định thông tin. Có thể chỉ cần học mà không cần hiểu, không cần phải suy nghĩ. Đây là cấp độ tri thức thấp. Khi giảng về sản xuất sạch hơn ở cấp độ này sinh viên phải học, biết và áp dụng những diễn đạt nhất định mà không cần phải suy nghĩ. Hiểu Ở cấp độ này, chúng ta trông chờ ở sinh viên sự nắm bắt các vấn đề đang học sâu hơn. Khi bàn về một vấn đề SXSH cụ thể, sinh viên phải có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình. Nếu một người có khả năng định nghĩa một diễn đạt cụ thể anh ta chắc hẳn phải hiểu vấn đề đó. Ứng dụng Học viên có khả năng ứng dụng tri thức. Chẳng hạn, họ biết xử lý một chiếc máy như thế nào. Ví dụ: học viên biết cách sử dụng máy tính hoặc biết cách sử dụng một công cụ ra sao để giải quyết một vấn đề SXSH cụ thể. Phân tích Học viên sẽ phân tách các khái niệm hay thông tin phức tạp thành các phần nhỏ hơn. Họ sẽ tìm ra những bộ phận liên quan đơn giản hơn và hiểu cách thức chúng kết hợp với nhau như thế nào. Ví dụ: Họ có thể tách một chiếc đồng hồ thành các bộ phận riêng rời. Trong SXSH luôn có những vấn đề cần giải quyết. Một phương pháp tốt là tìm kiếm những phần quan trọng của vấn đề, có nghĩa là phân tích các vấn đề đó. Tổng Học viên có khả năng tổng hợp các yếu tố để hình thành các chủ thể mới. Họ hiểu mối quan 366 Cấp độ Nội dung hợp hệ giữa các yếu tố khác nhau. Nếu có thể tháo rời cái đồng hồ thì họ cũng có thể tái thiết lại. Trong SXSH việc tái thiết rất quan trọng. Ví dụ: phân tích một dây chuyền sản xuất. Một bộ phận trong dây chuyền sản sinh ra quá nhiều rác thải nên phải thay thế. Khi đó, phương án cải tạo phải được đưa ra một cách chính xác. Đánh giá Đây là cấp độ cao nhất. Học viên có khả năng phán quyết. Tất nhiên, để làm được như vậy họ cần phải quen với cấp độ trên. Trong SXSH chúng ta phải đánh giá dây chuyền sản phẩm hiện tại. Chúng ta cần phải đánh giá việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực, chất thải và các tác động của nó đến với môi trường. Độ phức tạp của các cấp độ tăng dần từ 1 đến 6. Trong bộ môn SXSH cần cho sinh viên luyện cách suy nghĩ ở cấp độ cao hơn chẳng hạn như 4,5 và 6. Do vậy, trong phần 1 về phương pháp luận SXSH và phần 2 về Kỹ thuật SXSH, giảng viên chỉ nói và yêu cầu sinh viên sao chép. Phần này chỉ yêu cầu ở cấp độ 1-3. Nhưng đến khi thực hiện các chuyên đề, sinh viên cần phải có kỹ năng 4-6. 6.3 Xây dựng mục tiêu giảng dạy tốt Việc xây dựng mục tiêu giảng dạy là một điều kiện nếu bạn muốn đạt được một mục đích cụ thể. Nếu bạn không biết bạn sẽ đi đâu, bạn sẽ không bao giờ đạt được một mục đích. Những giảng viên giỏi thường có những điểm chung, nhưng không phải ở kỹ thuật, phương thức hay phong cách giảng dạy. Chính những gì họ đã hoàn thành, chứ không phải cách họ hoàn thành đã tạo nên sự khác biệt này. Trong giảng dạy SXSH, người giảng viên cần bám sát vào 3 mục tiêu để giảng dạy: Ý tưởng chung Tại sao sử dụng bài giảng này? Nó có ích gì? Ở đây chúng ta xây dựng phần khung chung cho bài giảng của mình. Công việc này sẽ giúp chúng ta thấy rõ nội dung nào nên đưa vào bài giảng và nội dung nào không. Có thể gồm một phân tích, một phản ánh và chỉ ra nhu cầu cần sử dụng các phương pháp giảng. Sử dụng các mục tiêu giảng Phần này chỉ ra những gì sinh viên biết rõ hơn sau khi được nghe giảng nói đến kết quả. Đó có thể là một nhận thức mới, các chiến lược mới hay sử Tri thức (Liệt kê, định nghĩa, nhớ, xác định, gọi tên, sao chép, ai, cái gì, ở đâu, khi nào?) Hiểu (Mô tả, xác định, so sánh, đối lập, tự viết, viết lại câu) Ứng dụng (Ứng dụng, sử dụng, chọn, chỉ ra, trình diễn, làm, lập biểu, bản đồ, dung, phân loại, giải quyết, dịch, minh họa) Phân tích (Xác định động lực hay nguyên nhân, đưa ra kết luận, xác định các bằng chứng, hỗ trợ, phân tích, tại sao, so sánh/đối lập, phân loại, điều tra) Tổng hợp (Dự đoán, tạo ra, viết, thiết kế, phát triển, tổng hợp, xây dựng, chúng ta có thể cải thiện bằng cách nào, điều gì sẽ xảy ra nếu, chúng ta giải quyết, tạo ra, hình dung, giả thuyết, kết hợp và ước tính) Đánh giá (Phán đoán, lập luận, quyết định, đánh giá, cho biết ý kiến của bạn, bạn có đồng ý không, liệu có tốt hơn không, xác nhận, mức độ chọn lựa, khuyến nghị, kết luận) 367 dụng các kỹ năng mới vv…. Các mục tiêu giảng dạy đã sử dụng Mô tả hoạt động, công việc. Sau khi nghe giảng, sinh viên sẽ phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Một mục tiêu giảng dạy tốt là mục tiêu đáp ứng được những tiêu chí: i) Theo định hướng sinh viên; ii) Mô tả được kết quả học tập sẽ đạt được; iii) Hình thành các mục tiêu rõ ràng và dễ hiểu; iv) Sử dụng các mục tiêu giảng dạy dễ quan sát. 6.4 Biết cách đặt câu hỏi Nếu muốn sinh viên sử dụng được thành thạo những kỹ năng mới, giảng viên phải có nghĩa vụ tìm và nghĩ ra các tình huống, trong đó sinh viên có thể kiểm tra những kỹ năng mới của họ. Nếu giảng viên cho điểm, sinh viên có thể căn cứ vào đó để biết mức độ tiến bộ của họ. Bạn có thể thực hiện bằng cách đặt câu hỏi. Khi đặt câu hỏi, hãy gửi kèm thông điệp. “Tôi sẽ hỗ trợ em để trở thành một chuyên gia thực thụ”. Các hoạt động của giáo viên gồm: i) Đưa ra các bài tập; ii) Các bài tập bao gồm các câu hỏi phải trả lời. Việc sửa bài cho sinh viên rất quan trọng; iii) Yêu cầu sinh viên viết ra các câu hỏi/các vấn đề nảy sinh trong bài học và thảo luận tính hợp lệ của câu hỏi cho bài kiểm tra. Giảng viên phải đặt câu hỏi để khơi gợi quan điểm của sinh viên. Những yêu cầu của cách đặt câu hỏi: 6.5 Làm bài tập GV giới thiệu chủ đề của bài học đến một điểm nhất định nào đó để SV có thể chú tâm hiểu và bắt đầu làm bài tập. Đó không chỉ là mức độ áp dụng một phương pháp như học thuộc lòng, không cần suy nghĩ. Bài tập đòi hỏi SV buộc phải suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Bởi vậy GV cần có khả năng: - Nếu bạn muốn sinh viên không bao giờ trả lời bạn nữa thì cứ việc mắng mỏ hay xúc phạm anh ta. Trên thực tế, có những giáo viên đã làm như vậy. Có thể họ không nhận ra điều đó và nghĩ rằng họ là những người ở ngôi trên. - Nếu một câu trả lời sai, hãy chỉ ra những phần tốt của câu trả lời và hãy làm cho phần sai đó trở nên không quan trọng, thứ yếu. - Sự tán dương có tác động tốt nhưng nếu sử dụng quá nhiều nó sẽ làm mất uy lực của bạn Tạo điều kiện cho sinh viên bày tỏ quan điểm Đánh giá được chất lượng của sinh viên Câu hỏi phải rõ ràng Làm rõ được tính chính xác của câu hỏi Biến việc đặt câu hỏi thành một thói quen Kỳ vọng của giáo viên phải rõ ràng Yêu cầu của việc đặt câu hỏi 368 - Tìm một tình huống phù hợp để có thể sử dụng phương pháp giảng - Xây dựng một cơ sở thông tin để từ đó sinh viên có thể làm việc độc lập - Tìm thời điểm sinh viên bắt đầu làm việc độc lập. Lưu ý những điểm sau: - Sinh viên phải học gì đó mới mẻ - Các bài giảng phải được viết ra giấy - Giáo viên không giúp đỡ sinh viên - Được phép gợi ý chung về việc tiến hành công việc như thế nào - Giáo viên quyết định sinh viên sẽ làm việc theo nhóm hay làm việc độc lập - Đề cập đến các tiêu chí để xác định sự thành công 6.6 Cách thức thực hiện Chúng ta có thể đặt câu hỏi khi bắt đầu bài học, trong quá trình học hoặc khi kết thúc bài học. Các câu hỏi này liên quan đến thông tin bên trong và bên ngoài lớp học. Sinh viên cần phải có thời gian để trả lời câu hỏi của mình. Thông thường sinh viên cần thời gian tối thiểu 3 giây. Nếu không cho thời gian, họ sẽ không suy nghĩ gì hết. Hãy nghĩ ra một câu hỏi kết hợp nhiều cách khác nhau: i) Đòi hỏi các kỹ năng tạo hình, đồ họa; ii) Hình thành các định nghĩa; iii) Sao chép; iv) Nhìn nhận vấn đề từ các quan điểm khác nhau; v) So sánh; vi) Phân loại; vii) Phát triển các ý tưởng mới; viii) Kết luận; ix) Đánh giá. 6.7 Ghi lại những nhân tố cá nhân trong phương pháp giảng dạy 6.7.1 Những đặc trưng cá nhân - Giới tính: Các giáo viên nữ thường bao dung và động viên sinh viên, các giáo viên nam thường làm theo phận sự. - Tuổi tác: Trong những năm đầu giáo viên thường giảng tốt hơn và sau đó thế nào chất lượng cũng giảm đi đôi chút. Những GV trẻ thích nghi với những thay đổi và cải tiến. Họ dễ áp đặt hơn vì không cảm thấy chắc chắn. - Tính cách trong tổng thể những nét về hành vi và cá tính: Con người có những tính cách và có những mục tiêu riêng bao gồm thành tích, những mối quan hệ (hình thành nên tình bạn), một vài sự hạn chế… 6.7.2 Những kinh nghiệm trong giảng dạy - Cách chúng ta được dạy trước đây sẽ ảnh hưởng tới cách thức chúng ta dạy cho sinh viên của mình. Môn học SXSH nên giảng dạy bằng phương pháp gián tiếp: trong đó giáo viên đặt ra những mục tiêu chung hơn, sử dụng nhiều loại tài liệu học hơn và cho phép sinh viên được tự do để đạt được mục đích của mình. Gián tiếp là hình thức giúp sinh viên có thể thoải mái vận dụng tư duy của mình để đặt vấn đề và đi đến vấn đề. - Cách giảng dạy đa phần thể hiện tính chủ quan, mang đậm bản sắc của mỗi cá nhân. Nếu cá nhân bạn thích được dạy theo kiểu trực giác, bạn sẽ giảng cho SV của mình theo các phương pháp trực quan. Vì vậy, người giảng dạy môi trường cần 369 phải có cái nhìn tổng quan về nhiều khía cạnh: kinh tế, văn hóa, môi trường, xã hội. Chính vì vậy, giảng dạy môn học này luôn luôn cần sự có mặt của các doanh nghiệp để giúp cho sinh viên có nhiều góc nhìn, nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều khác nhau. - Kiến thức của bản thân cũng sẽ ảnh hưởng đến cách giảng dạy. Chúng ta càng nắm rõ kiến thức bao nhiêu, chúng ta càng có khả năng diễn giải vấn đề một cách dễ hiểu bấy nhiêu. - Việc chuẩn bị giáo trình rất quan trọng. Tư liệu được chuẩn bị tốt bao nhiêu học viên sẽ học tập tốt bấy nhiêu. 6.7.3 Bối cảnh - Tính cách của SV rất quan trọng. Hãy khám phá SV của mình. Một GV có kinh nghiệm sẽ nhìn nhận một lớp học gồm các cá nhân. Một lớp học nên được định hướng từ trước để sinh viên biết hòa nhập vào tập thể. - Thiết bị giảng dạy: Càng nhiều các thiết bị giảng dạy hiện đại chúng ta càng đem đến nhiều kiến thức hơn cho SV, giúp SV dễ tiếp thu hơn. - Thời gian học: Nếu có thời gian, chúng ta có thể áp dụng các chiến lược học tập gián tiếp. Hiện nay khi các trường Đại Học chuyển qua đào tạo theo hình thức tín chỉ, thời lượng lên lớp tương đương với thời lượng học ở nhà, các GV nên chủ động cho sinh viên học theo hình thức gián tiếp. VII. Kết luận – Kiến nghị Giáo dục là một phần thực sự rất quan trọng trong cuộc sống. Trong đó giáo dục Đại Học đang là mục tiêu chung của xã hội trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho đất nước. Giảng dạy bằng phương pháp đặt vấn đề là việc làm rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết, giúp sinh viên chạm gần hơn với thực tế, hoàn chỉnh kiến thức, kỹ năng và thái độ sống. Và thực tế đã cho thấy, áp dụng phương pháp trong giảng dạy môn học SXSH trong trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM đã đem lại những tín hiệu khả quan. Sinh viên sau thời gian bỡ ngỡ đã dần làm quen, thích ứng và biết cách tổ chức việc học, tìm tòi tài liệu, tự nghiên cứu, thảo luận một cách hiệu quả. Hiện nay, hầu hết các trường Đại Học đã chuyển sang hình thức tín chỉ, các môn học về môi trường giảm số tiết học và giảm thời gian lên lớp. Chính vì vậy, các phương pháp diễn giảng, độc thoại, đọc chép đã không còn phát huy tác dụng của nó. Những biện pháp phát huy tư duy tích cực, đưa người học vào vị trí trung tâm như phương pháp dạy học đặt vấn đề đang được xem là một biện pháp triển vọng cần nhân rộng trên mô hình đào tạo tín chỉ. Tài liệu tham khảo (Vui lòng xem bản tiếng Anh)