Vật bị nhiễm điện là gì

Vật bị nhiễm điện là gì

Sự nhiễm điện của các vật là sự cọ xát, nguyên nhân gây ra nhiễm điện của các vật.

Ở lớp 9 ta đã biết có thể làm nhiễm điện bằng cách cho nó tiếp xúc với một vật đã nhiễm điện, hoặc đưa nó lại gần vật nhiễm điện. Những vât kim loại, những lớp chất lỏng hoặc luồng khí có thể nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc, do hưởng ứng.

Có 3 cách nhiễm điện một vật: cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

thế nào là vật nhiễm điện

Các câu hỏi tương tự

Trong thực tế, nhiều em trong chúng ta đã gặp hiện tượng vật nhiễm điện do cọ sát mà chưa biết về khái niệm này. Ví dụ, như ngày thời tiết khô ráo (hay hanh khô), khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu ở trong buồng tối ta còn thấy các chợp sáng li ti.

Cũng giống như thế nhưng kỳ vĩ hơn là hiện tượng chớp và sấm sét trong thiên nhiên. Một trong các nguyên nhân của hiện tượng này là sự nhiễm điện do cọ xát.

  • Vật bị nhiễm điện là gì

  • Vật bị nhiễm điện là gì

  • Vật bị nhiễm điện là gì

  • Vật bị nhiễm điện là gì

Vậy sự nhiễm điện do cọ xát là gì? Vật nhiễm điện có tính chất, đặc điểm và khản năng gì? chúng ta cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Sự nhiễm điện do cọ xát là gì? Vật nhiễn điện là gì? có tính chất và khả năng gì? – Vật lý 7 bài 17

I. Vật nhiễm điện

– Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.

* Ví dụ: Khi cọ xát thước nhựa vào miếng vải khô (lụa, len) rồi đưa thước nhựa lại gần các vụn giấy, vụ ni-lông thì thấy các vụn giấy hay vụn nilông sẽ bị hút dính vào thước nhựa.

– Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

* Ví dụ: Mảnh phim nhựa có mảnh tôn ở trên, dùng mảnh len cọ xát nhiều lần vào mảnh phim nhựa này, chạm bút thử điện vào mảnh tôn thấy đèn bút thử điện sáng.

→ Vật nhiễm điện khi bị có sát có tính chất (khả năng) gì?

– Vật nhiễm điện khi bị có xát có khả năng hút các vật khác;

– Vật nhiễm điện khi bị có xát có khả năng làm sáng bút thử điện;

Vật bị nhiễm điện là gì

II. Vận dụng

* Câu C1 trang 49 SGK Vật Lý 7: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặt biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?

* Lời giải:

– Khi chải, lược nhựa cọ xát với tóc khô nên cả hai đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút, kéo thẳng ra.

* Câu C2 trang 49 SGK Vật Lý 7: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặt biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí?

* Lời giải:

– Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi vì mặt bàn chưa nhiễm điện nên không hút được bụi do đó khi thổi bụi trên nó sẽ bay đi. Còn đối với cánh quạt khi quay, đặc biệt là mép quạt cọ xát nhiều với không khí nên nhiễm điện và ở vùng đó có khả năng hút bụi trong không khí bám vào ngày càng nhiều.

* Câu C3 trang 49 SGK Vật Lý 7: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?

* Lời giải:

– Khi lau chùi gương soi, kính của sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, thì sự cọ xát làm cho chúng nhiễm điện nên chúng hút bụi vải bám vào nhiều hơn.

– Thông thường để làm sạch bụi gương soi, màn hình tivi ta nên lau bằng giấy báo ẩm, vì lau như vậy có thể không làm cho mặt gương hay màn hình tivi nhiễm điện.

> Có thể em chưa biết: Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện. Khi đó, giữa các đám mây này hoặc giữa chúng với mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ánh chớp chói lóa. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ gọi là tiếng sấm (khi có tia lửa điện giữa hai đám mây) hoặc tiếng sét (khi có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất).

Như vậy, với nội dung bài viết về sự nhiễm điện do cọ xát là gì? vật nhiễn điện là gì? có tính chất và khả năng gì? ở trên giúp ích cho các em.

Nội dung bài này, các em cần ghi nhớ được các ý chính sau: Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát; Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khẳ năng hút các vật khác.

Mọi thắc mắc và góp ý về bài viết các em hãy để lại ở phần đánh giá dưới bài viết để THPT Sóc Trăngghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Nhắc đến kiến thức vật lý 7, không khó để nghĩ đến một bài học cực kỳ quen thuộc. Bất cứ em học sinh nào khi được học khối kiến thức này đều cảm thấy vô cùng hào hứng và mới mẻ. Đó chính là hiện tượng sự nhiễm điện do cọ xát. Những kiến thức này xuất hiện cực kỳ nhiều trong đời sống thường nhật. Bởi thế, để giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát là việc cực kỳ cần thiết. Nếu như bạn quan tâm về những chia sẻ này, cùng đọc tiếp với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé. Tin rằng bài học mà chúng tôi đưa tới sẽ khiến cho bạn cảm thấy thú vị, cùng bắt đầu thôi.

Vật bị nhiễm điện là gì

Thí nghiệm sự nhiễm điện do cọ xát

Từ đâu mà các em quan tâm sự nhiễm điện do cọ xát?

Trên thực tế, không khó để gặp được những hiện tượng sự nhiễm điện khi cọ xát. Đối với các em học sinh khối lớp 7, khả năng quan sát sự vật, hiện tượng đã được hình thành chặt chẽ. Các em có thể nhận thấy rằng, có những trường hợp vô cùng đặc biệt. Ví dụ vào mùa đông, khi đưa tay lên sờ tóc, thỉnh thoảng có cảm giác bị giật nhè nhẹ. Hoặc khi cọ xát quần áo với da của mình, các em cũng cảm thấy hơi nhói một chút. Đó chính là sự nhiễm điện do cọ xát.

Ngoài ra, sự nhiễm điện này còn được thể hiện ở trên tóc của các em. Những mái tóc nào mà có sự nhiễm điện do cọ xát, chúng sẽ hút được những vật nhỏ khác. Có thể đó là một quả bóng bay, hoặc những vụn giấy nhỏ. Điều này sẽ giúp các em học sinh cảm thấy thích thú hơn khi tìm hiểu về thế giới vật lý kỳ thú. Từ đó mở ra cho các em những chân trời mới về nguồn kiến thức thú vị.

Thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát  

Đây là thí nghiệm sử dụng cho các em học sinh hiểu hơn về .sự nhiễm điện do cọ xát. Đài tiên, các em đưa đầu thước nhựa lên trên các vụn giấy viết. Ngoài ra các em có thể chọn thử nghiệm với những món đồ khác. Ví dụ như vụn nilon hoặc là quả cầu nhựa xốp đều được. Các em sẽ thấy rằng những món đồ đấy sẽ không di chuyển gì nhiều.

Chuyển sang bước 2. Các em học sinh dùng một miếng vải khô để cọ xát vào đầu thước nhựa. Đó có thể là vải lụa, vải len… tùy vào lựa chọn của các em học sinh. Sau khi đã cọ xát được vài lần, các em đưa thước lại gần các vụn giấy vừa rồi. Ghi nhớ là đưa đầu đã cọ xát vào để đảm bảo kết quả đúng nhất nhé.

Kết quả của thí nghiệm ra sao?

Kết quả của thí nghiệm sự nhiễm điện do cọ xát đã có sự khác biệt so với vừa rồi. Thước nhựa sau khi cọ xát có khả năng hút được hết các vật thử nghiệm. Từ vụn giấy viết, vụn nilon hoặc là quả cầu nhựa xốp… Ngoài ra, sự nhiễm điện của các vật cũng là tương đương. Nếu cho cọ xát thanh thủy tinh, mảnh phim nhựa, mảnh nilon… cũng cho ra kết quả tương tự.

Bởi thế, có thể dễ dàng đưa ra được nhận xét như sau. Nhiều vật sau khi bị cọ xát sẽ có khả năng đi hút các vật khác.

Vật bị nhiễm điện là gì

Tính chất của sự nhiễm điện

Khả năng làm sáng bút thử của các vật bị nhiễm điện

Đây cũng là một thử nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát. Đầu tiên, khi mảnh phim nhựa chưa bị cọ xát, ta đặt bên cạnh mảnh tôn phẳng, chạm thử chúng vào bút thử điện. Khi đó sẽ thấy rằng bút thử điện không bị phát sáng.

Đến bước hai, ta dùng mảnh len chà xát mảnh phim nhựa nhiều lần. Sau đó ta đặt mảnh phim nhựa vào bên cạnh mảnh tôn. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn và quan sát kết quả. Có thể nhận thấy rằng bút thử điện đã phát sáng.

Từ đó đưa ra kết luận rằng, nhiều vật sau khi bị cọ xát có thể làm sáng bóng thử điện. Đây là một thí nghiệm khá đơn giản. Nếu các em học sinh không có thời gian để thực hiện trên lớp, các em có thể tự thực hiện tại nhà dưới sự hướng dẫn của phụ huynh.

Kết luận về sự nhiễm điện do cọ xát

Sau những thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, có thể đưa ra được sự nhận xét như sau. Ta có thể làm nhiễm điện nhiều vật khác nhau bằng cách cọ xát chúng. Ngoài ra, các vật bị cọ xát sẽ có khả năng hút các vật khác. Ngoài ra, chúng còn có thể làm cho bóng đèn của bút thử điện phát sáng. Thế nên, ta gọi các vật đó là các vật nhiễm điện hoặc là các vật mang điện tích.

Cách làm bài tập sự nhiễm điện gây ra bởi cọ xát

Để làm được bài tập này tốt nhất, các em cần hiểu hết các khái niệm được đưa ra. Ngoài ra, đọc kỹ giải thích sự nhiễm điện cọ xát để hiểu hơn về bản chất của hiện tượng này. Sau đó, các em bắt tay vào làm bài tập rồi đối chiếu kết quả. Đừng quên vẽ cho mình một sơ đồ tư duy của riêng bài học này để hệ thống kiến thức mạch lạc và rõ ràng bậc nhất nhé.

Vật bị nhiễm điện là gì

Trải nghiệm sự nhiễm điện do cọ xát

Bài tập sự nhiễm điện cọ xát

Bài tập tự luận

Bài 1: Ta sử dụng mảnh vải khô để cọ xát lần lượt từng vật như sau: bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy, lược nhựa, bút chì vỏ gỗ. Ta đưa từng vật đó lại gần các vụn giấy. Vật nào có thể bị nhiễm điện? Vật nào không bị nhiễm điện?

Bài 2: Tại các nhà máy dệt hiện nay thường có những bộ phận chuyên chải sợi vải. Ở những điều kiện bình thường, sợi vải này sẽ dễ bị chập vào nhau và gây rối. Tại sao lại như vậy? Ta phải sử dụng biện pháp gì để tránh được hiện tượng gây bất lợi này?

Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Sự nhiễm điện liên quan đến hiện tượng nào dưới đây?

A Giấy thấm hút hết mực

B Hiện tượng sấm, sét khi trời đổ mưa

C Trái đất hút hết các vật ở gần nó

D Thanh nam châm có khả năng hút được một vật bằng sắt

Bài 2: Qua bài học sự nhiễm điện do cọ xát, tìm kết luận đúng nhất trong các kết luận sau đây:

A Vật nhiễm điện sẽ vừa đẩy, vừa hút các vật khác

B Vật nhiễm điện thì không đẩy, không hút các vật khác

C Vật nhiễm điện sẽ có khả năng hút được các vật khác

D Vật nhiễm điện sẽ có khả năng đẩy các vật khác

Lời giải bài tập sự nhiễm điện do cọ xát

Bài tập tự luận

Bài 1: Vật bị nhiễm điện là: lược nhựa, bút bi có vỏ nhựa

Vật không bị nhiễm điện là: lưỡi kéo cắt giấy, bút chì có vỏ gỗ

Bài 2: Lý giải cho hiện tượng này, có thể thấy rằng: do các sợi vải bị nhiễm điện trong quá trình chải gây nên cọ xát, thế nên các sợi vải sẽ hút nhau và chúng bị rối.

Biện pháp để khắc phục hiện tượng này không khó tìm hiểu. Người ta sẽ sử dụng dụng cụ chải sợi vải, được làm nên từ vật liệu không gây nhiễm điện. Do đó các sợi vải sẽ không hút vào nhau và bị rối nữa. Đây là cách được rất nhiều các nhà xưởng áp dụng. Chúng giúp cho người công nhân làm việc có thể cảm thấy thoải mái hơn.

Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: B

Bài 2: C

Vật bị nhiễm điện là gì

Chú mèo nhiễm điện trong thực tế

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn về sự nhiễm điện do cọ xát. Đây là những chia sẻ cực kỳ thú vị và bổ ích, đảm bảo phù hợp với khối lượng kiến thức lớp 7. Nếu như bạn thấy bài viết này thú vị, đừng quên giới thiệu với nhiều người xung quanh để có thể hiểu và biết nhiều hơn nữa nhé. Website của chúng tôi đăng rất nhiều bài viết hay về kiến thức vật lý. Hãy lựa chọn một bài viết hợp với mình để tham khảo ngay hôm nay. Bài viết về độ cao của âm rất thú vị, bạn đừng bỏ qua nhé!

Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy

Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, Toppy chú trọng việc xây dựng cho học sinh một lộ trình học tập cá nhân, giúp học sinh nắm vững căn bản và tiếp cận kiến thức nâng cao nhờ hệ thống nhắc học, thư viện bài tập và đề thi chuẩn khung năng lực từ 9 lên 10.

Kho học liệu khổng lồ

Kho video bài giảng, nội dung minh hoạ sinh động, dễ hiểu, gắn kết học sinh vào hoạt động tự học. Thư viên bài tập, đề thi phong phú, bài tập tự luyện phân cấp nhiều trình độ.Tự luyện – tự chữa bài giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian học. Kết hợp phòng thi ảo (Mock Test) có giám thị thật để chuẩn bị sẵn sàng và tháo gỡ nỗi lo về bài thi IELTS.

Vật bị nhiễm điện là gì

Học online cùng Toppy

Nền tảng học tập thông minh, không giới hạn, cam kết hiệu quả

Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính/laptop là bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. 100% học viên trải nghiệm tự học cùng TOPPY đều đạt kết quả như mong muốn. Các kỹ năng cần tập trung đều được cải thiện đạt hiệu quả cao. Học lại miễn phí tới khi đạt!

Tự động thiết lập lộ trình học tập tối ưu nhất

Lộ trình học tập cá nhân hóa cho mỗi học viên dựa trên bài kiểm tra đầu vào, hành vi học tập, kết quả luyện tập (tốc độ, điểm số) trên từng đơn vị kiến thức; từ đó tập trung vào các kỹ năng còn yếu và những phần kiến thức học viên chưa nắm vững.

Trợ lý ảo và Cố vấn học tập Online đồng hành hỗ trợ xuyên suốt quá trình học tập

Kết hợp với ứng dụng AI nhắc học, đánh giá học tập thông minh, chi tiết và đội ngũ hỗ trợ thắc mắc 24/7, giúp kèm cặp và động viên học sinh trong suốt quá trình học, tạo sự yên tâm giao phó cho phụ huynh.