Vì dụ Của cho không bằng cách cho

Đoạn clip nhanh chóng nhận về nhiều ý kiến từ người xem. Phần lớn cho rằng cách hành xử của cô gái khi phát quà từ thiện chưa phù hợp: “Trời đất, phát quà từ thiện thì ăn nói nhẹ nhàng tí chứ! Người ta nhận mà nghe nói nặng nề vậy sao nuốt cho trôi?”; “Phát quà thiện nguyện mùa dịch khó khăn vầy là tốt, nhắc nhở khi người ta quên mang khẩu trang cũng được nhưng nên nói năng với ngữ điệu phù hợp, đừng dùng từ quá nặng, tỏ ra trịch thượng”… 

Cô gái đã ẩn đi đoạn clip này trước phản ứng quá mạnh từ cộng đồng mạng. Vào kênh TikTok của cô gái (có gần 5.000 lượt người theo dõi), người xem thấy cô thường đăng tải các hoạt động phát quà cho người nghèo. Nhiều người xem xong các đoạn clip không khỏi bức xúc, bởi câu nói của các thanh niên quay clip động vào lòng tự ái của người được nhận cơm từ thiện.

Chị Phạm Quỳnh Anh (33 tuổi, ngụ quận 10) lên tiếng: “Quan trọng khi từ thiện cần nghĩ đến là “một miếng khi đói”. Tôi nghĩ “bụi đời” hay cách ăn mặc không liên quan gì đến nghèo khổ”.

Còn anh Trần Văn Thông (30 tuổi, ngụ quận Tân Bình) bức xúc: “Nhiều bạn vừa cho quà vừa quay clip miệt thị người này, phỉ báng người kia, nói chuyện với người lớn tuổi rất thiếu tôn trọng. Giờ cái gì cũng làm miễn sao có nhiều like. Bởi ta nói YouTuber giờ tìm đủ mọi ngóc ngách để quay bằng được, từ đám ma, mồ mả, bắt ma túy đến cả từ thiện?!”.

Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp khiến nhiều người lâm vào cảnh khó khăn, và việc các bạn trẻ chia sẻ với họ lúc này luôn là điều đáng khích lệ. Dẫu có người cho rằng từ thiện cần đúng đối tượng thật sự cần, nhưng nếu có cho ai gì đó là do tâm và nên cư xử, ăn nói nhẹ nhàng, tôn trọng người nhận. Của cho không bằng cách cho, bởi ai cũng cần sự tôn trọng. Làm thiện nguyện không tiếc gì, nhưng một vài sự việc ồn ào xảy ra khiến người ta tiếc sự chân thành thật sự… 

CA DAO

Của cho không bằng cách cho phát cơm phát đồ từ thiện từ thiện

Lâu nay, câu chuyện tặng quà từ thiện đã trở nên quá quen thuộc trên dải đất Việt Nam. Không cần đến khi có dịch Covid-19, cũng chẳng cần đến lúc có thiên tai, truyền thống “lá lành đùm lá rách” mới có dịp phát huy. Mà bất cứ lúc nào, nơi nào người ta cũng thấy những câu chuyện thiện nguyện. Ấy thế nhưng đến thời điểm hiện nay, câu chuyện từ thiện vốn tốt đẹp ấy lại có lắm điều để nói.

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền video clip phát cơm từ thiện của một kênh trên youtube. Trong video, người quay phim đã thể hiện ngôn từ hết sức tự do, người này bắt bẻ, cho rằng một số người không xứng đáng để đến nhận cơm do sơn móng, hay nghi ngờ người nhận không có hoàn cảnh khó khăn vì ngoại hình mập mạp.

Chưa dừng lại ở đó, cộng đồng mạng còn vô cùng bức xúc khi người này thể hiện thái độ gay gắt, trịnh thượng khi làm từ thiện. Qua video, người xem thấy rõ nhiều người đến nhận cơm bị từ chối thẳng thừng, hay một cụ già cũng bị "chỉnh" với những ngôn từ khiếm nhã.

Vì dụ Của cho không bằng cách cho
Cụ già đến nhận cơm và nhận những lời khiếm nhã. Hình ảnh được cắt từ video.

Vốn việc tự quay phim về việc làm từ thiện vốn từ trước đến nay đã nhận được nhiều ý kiến không đồng tình, nhiều những ý kiến cho rằng việc quay lại những hình ảnh đó là không cần thiết.

Và rằng, việc làm từ thiện là việc tự thân chứ không phải là việc để PR hay đánh bóng tên tuổi của bất cứ ai. Video đã nhắc trên rõ ràng nhận được nhiều những trách cứ của dư luận.

Còn nhớ năm ngoái, ở một bối cảnh khác nhưng cũng có một câu chuyện tương tự. Câu chuyện xảy ra tại một cây ATM gạo miễn phí. Nhân viên trực ở cây ATM gạo lúc đó đã từ chối và nhất định không cho một cô gái tóc ngắn, ăn mặc sạch sẽ với lý do bạn này không đúng đối tượng được nhận gạo.

Hành động đó được truyền lại với người xem qua hình thức livestream, ngày ấy, nhiều người sau khi xem vẫn còn ám ảnh với ánh mắt bẽ bàng, ngơ ngác của cô gái ấy.

Hai câu chuyện ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cũng tương tự về cách “cho” trong chuyện từ thiện. Tấm lòng của các nhà hảo tâm là rất đáng quý. Thế nhưng, của cho không bằng cách cho. Một bữa cơm, một túi gạo có giá trị không lớn nhưng nó có ý nghĩa rất lớn với những người đang gặp cảnh sa cơ lỡ vận, với những người vốn đã khốn khó lại càng khốn khó hơn trong thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành.

Thế nhưng cái cách cho người ta thế nào lại cũng là một câu chuyện đáng nói. Chẳng cần Covid-19 nhiều người dân đang ngửa tay nhận lấy những xuất cơm ấy cũng đã bội phần khốn khổ, đâu cần chỉ với một miếng ăn mà tiếp tục nhấn chìm những con người vốn không được may mắn ấy.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, anh Phan Dương (Nam Định) cho rằng, chuyện thiện nguyện xuất phát từ tâm, cho đi là không cần nhận lại. Với câu chuyện về người quay phim phát cơm từ thiện vừa qua, theo anh Dương: “Anh ta nên tập dùng chữ “mời” thay cho chữ “phát”. “Việc tốt” thay cho “từ thiện”.

Bởi theo anh Dương, vì với cụm từ “phát cơm từ thiện” với những người, những nhóm khác anh rất trân trọng, còn với người này: “Tôi thấy sai sai sao đó.”, anh Dương nói.

Cũng theo anh Dương, nếu có đi “mời” cơm, thì tốt nhất nên cất cái camera đi. “Rảnh tay rảnh chân đi tìm nhiều ông bà cụ đang ngồi đói thu lu ở một mái hiên nhà người khác chứ đừng lợi dụng những chuyện đau khổ của người khác mà PR cho bản thân.”, anh Dương nói.

Còn với anh H.T (Hải Phòng), anh chia sẻ trên facebook cá nhân: “Người nghèo, người túng quẫn suy nghĩ thường rất cạn.

Vậy thế nên giờ khi đi “gửi quà” cho các cô các chú ngoài đường mình luôn bắt nhóm mình không được quay phim, chụp ảnh khi đang tặng quà và phải nói cám ơn khi người ta nhận quà của mình.

Cám ơn là vì mình gửi cho người ta phần quà, nhưng người ta cho mình lại sự vui vẻ, an lạc trong tâm hồn và sự nhẹ lòng. Lúc đó thoải mái lắm.

Trong Phật giáo, giúp đỡ hoặc bố thí là hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí tuệ hoặc tinh thần cho người khác. Trong Thiên Chúa giáo, trong phần “Hành vi bác ái”, có chỉ rõ có sự bác ái trong lời nói, suy nghĩ và hành động.

Tùy trường hợp, tùy khả năng, chúng ta bị đòi buộc phải giúp đỡ những người thiếu thốn, hoạn nạn, những người cần đến chúng ta".

Từ thiện là một nét văn hóa, bởi lẽ hoạt động từ thiện tự thân nó đã là một hành vi văn hóa và nhân đạo. Về vấn đề này, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, PGS Nguyễn Thị Xuân Thu đã từng phát biểu: “Làm từ thiện cũng phải có văn hóa, văn hóa từ thiện, đừng mang danh từ thiện cứu trợ để trục lợi, đánh bóng tên tuổi hay phô trương đạo đức… Của cho không bằng cách cho, cả văn hóa cho nhận cũng cần phải học, cho làm sao để người nhận không bị cảm giác băn ơn, bố thí, nhận làm sao để người cho cảm thấy vui và hạnh phúc. Các cụ ta có câu “làm ơn, nhớ chịu ơn, chớ nên quên” là vậy.”

Minh Dương

Mấy hôm nay mạng xã hội tràn ngập những lời kêu gọi giúp đỡ đồng bào ở tỉnh Quảng Bình gặp lũ lớn, kèm theo đó là nghi án người dân vùng hạ lưu là nạn nhân của các công trình thủy điện thượng nguồn xả lũ khi có những trận mưa tích nước quá lớn.  

Dù với bất cứ lý do gì thì những thông tin về thiệt hại do lũ lụt gây ra đã lan nhanh, làm rung động lòng người về sự đau khổ, mất mát của người dân vùng lũ.

Những đợt cứu trợ đầu tiên đã đến đích. Trên mạng xã hội lại bắt đầu tràn ngập hình ảnh những đám đông người đang ngồi trật tự chờ đến lượt nhận hàng cứu trợ từ những nhà hảo tâm vô danh hoặc có danh tính rõ ràng. Lòng nao nao nhớ lại năm nào cũng tham gia các đoàn cứu trợ và bản thân cũng đã học được đôi điều từ cuộc sống.

Vì dụ Của cho không bằng cách cho

Những con số hàng chục tỷ đồng mà một số tờ báo công bố, hoặc các nhóm thiện nguyện thông báo hàng tỷ đồng tiền và hàng cứu trợ trên Facebook đều là có thật, rồi những đoàn xe từ Hà Nội, từ miền Nam đã và đang gấp rút đến Quảng Bình. Hành động "lá lành đùm lá rách", tương trợ nhau trong bão lũ, hoạn nạn của người Việt khiến lòng thấy vô cùng ấm áp.

Tuy nhiên, tôi lại cảm thấy buồn khi nhìn thấy cảnh đồng bào xếp hàng để nhận đồ cứu trợ. Khi chúng ta ở giữa đám đông ấy, nếu đừng bị cuốn vào cảm giác hân hoan là đang làm việc tốt thì có thể cảm nhận được một thực tế khác: chỉ có những người già đến nhận đồ cứu trợ, vì người trẻ dù bức bách đến đâu cũng không muốn phải xếp hàng cầm lấy đồng tiền của người khác giúp đỡ.

Có những đoàn thiện nguyện đến rồi đi vội vàng, không có thời gian để hỏi han ân cần, nói vài lời an ủi, động viên để đồng bào bớt tủi phận.

Khi đứng trong đám đông những người già ấy, bắt gặp những ánh mắt biết ơn hoặc đón nhận những lời tri ân xuất phát từ tận đáy lòng của những người nhận đồ cứu trợ, tôi cứ băn khoăn rằng việc mình làm cũng bình thường như bao người có tấm lòng nhân ái khác, đâu xứng với thái độ hàm ơn trân trọng đến vậy.

Nỗi khổ của đồng bào mình rất lớn, không thể bù đắp được với vài trăm nghìn đồng cứu trợ, nên trộm nghĩ phải giúp bà con một cách khéo léo, tế nhị. Cái cảnh bà con xếp hàng chờ đợi, rồi tiếng loa dõng dạc đọc tên người nhận quà trông bất nhẫn và vô cảm làm sao! Hãy tinh tế một chút, đừng đem cái nghèo khổ của họ ra sân ủy ban xã mà xướng lên như thế.

Tệ hơn nữa là nhiều người còn "khoe" hình ảnh đi làm từ thiện trên mạng xã hội một cách thô thiển, chẳng hạn như người trao quà nhìn vào ống kính máy ảnh cười rất tươi, trong khi gương mặt người nhận quà đầy nét ưu tư.

Ông bà ta có câu "Của cho không bằng cách cho" nên hành động thể hiện sự tương thân tương ái sẽ có ý nghĩa hơn khi người thực hiện hành động đó biết học "cách cho" ...

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn