Ví dụ về quan điểm khách quan trong triết học

Câu hỏi: Ví dụ về tính khách quan của mối liên hệ

Lời giải:

Ví dụ:

- Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2, trong khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2.

- Hoặc trong buôn bán hàng hóa dịch vụ thì giữa cung và cầu có mối liên hệ với nhau. Cụ thể giữa cung và cầu trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình tác động qua lại. Cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Đó chính là những nội dung cơ bản khi phân tích về mối liên hệ biện chứng giữa cung và cầu.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về mối liên hệ nhé!

1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ phổ biếnđược sử dụng với hai hàm nghĩa:

+ Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ (ví dụ như: khi khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào);

+ Đồng thời, khái niệm này cũng dùng để chỉ: những liên hệ tồn tại (được thể hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới (tức là dùng để phân biệt với khái niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số các sự vật, hiện tượng, hay lĩnh vực nhất định).

Ví dụ, mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, tức cũng là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau, có tính chất đặc thù tuỳ theo từng loại thị trường hàng hóa, tùy theo thời điểm thực hiện... Khi nghiên cứu cụ thể từng loại thị trường hàng hóa, không thể không nghiên cứu những tính chất riêng có (đặc thù) đó. Nhưng dù khác nhau bao nhiêu thì chúng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung của mối quan hệ cung cầu.

Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhất, làm tiền đề phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong từng lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành; đó là các mối liên hệ như: cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả...

2. Đặc điểm của các mối liên hệ

a.Tính khách quan của các mối liên hệ

Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyên hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.

Ví dụ, mối liên hệ ràng buộc và tương tác (theo lực hút - đẩy) giữa các vật thể; mối liên hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường (đồng hóa - dị hóa); mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường; mối liên hệ tất yếu giữa các khái niệm trong quá trình tư duy của con người,... đều là những mối liên hệ khách quan, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

b. Tính phổ biến của các mối liên hệ

Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.

Ví dụ: mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng tự trao đổi chất với môi trường, nhờ đó mà nó tồn tại, phát triển; đồng thời bản thân môi trường sống cũng là một hệ thống được tạo thành từ nhiều yếu tố lớp, phân hệ trực tiếp và gián tiếp…

c.Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ

Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng đều có nhiều mối liên hệ khác nhau (bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và không cơ bản... chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật đó; đồng thời, mỗi mối liên hệ đó lại có những biểu hiện phong phú khác nhau trong những điều kiện cụ thể khác nhau...

Chúng ta thường bắt gặp từ khách quan trong các văn bản, tài liệu, bài phát biểu…Hay thậm chí trong cuộc hội thoại, có ai đó nói chúng ta rằng: “Bạn nên đánh giá điều đó một cách khách quan”. Vậy khách quan được hiểu như thế nào cho đúng và đầy đủ, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây:

Khách quan là gì?

Khách quan là một khái niệm trừu tượng và có tính tương đối, nên không thể định nghĩa chính xác khách quan là gì hay khách quan bao gồm những gì. Ta có thể tham khảo khái niệm phạm trù “khách quan” trong triết học như sau:

Phạm trù “khách quan” dùng để chỉ tất cả những gì tồn tại không phụ thuộc vào một chủ thể xác định, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xuyên tác động đến việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của chủ thể đó.
Nói đến khách quan là nói đến tất cả những gì tồn tại độc lập, bên ngoài và không lệ thuộc vào chủ thể hoạt động.

Ví dụ về quan điểm khách quan trong triết học
Khách quan là gì

Xem thêm: Học vị và học hàm là gì?

Tính khách quan là gì?

Ta thường nghe các cụm từ một đánh giá, một quyết định, một tuyên bố, một thông tin, một quan điểm mang tính khách quan. Vậy tính khách quan ở đây có nghĩa là gì?

Một cái gì đó mang tính khách quan có nghĩa là nó dựa trên một sự thật đã được chứng minh là đúng, nó độc lập và không xuất phát từ ý thức của chủ thể.

Quan điểm chủ quan dựa trên cảm xúc, ý kiến, kinh nghiệm trong quá khứ hay mong muốn của một cá nhân. Vì vậy, sự khác biệt của tính khách quan và chủ quan nằm ở cơ sở thực tế hay là ý kiến cá nhân.

Một đánh giá khách quan là đánh giá dựa trên sự thật, nó có thể quan sát được, định lượng và chứng minh được. Đánh giá đó dựa trên sự thật và không có ảnh hưởng cá nhân, vì vậy đánh giá khách quan lúc nào cũng đưa ra kết quả chính xác hơn là chủ quan và từ đó giúp chúng ta đưa ra được các quyết định đúng đắn.

Ví dụ về quan điểm khách quan trong triết học
Nhận định mang tính chủ quan

Nhận định mang tính chủ quan thường sẽ không chính xác

So sánh giữa khách quan và chủ quan

Cơ sở so sánh Khách quan Chủ quan
Ý nghĩa Khách quan đề cập đến những tuyên bố trung lập đã được công nhận là đúng, không có sự thiên vị và hoàn toàn công bằng. Chủ quan có nghĩa là một cái gì đó không bao quát toàn bộ  sự việc một cách rõ ràng hoặc nó chỉ là quan điểm hoặc ý kiến ​​của một cá nhân.
Cơ sở Dựa trên quan sát và thu thập dữ liệu thực tế và quá trình nghiên cứu bài bản. Dựa trên giả định, niềm tin, ý kiến của bản thân
Sự xác minh Đã xác minh Chưa được xác minh
Trần thuật Giống nhau Khác nhau từ người này qua người kia, từ ngày này qua ngày kia
Ra quyết định Đúng Sai
Được dùng trong Sách giáo khoa, bách khoa toàn thư, nghiên cứu khoa học, báo cáo… Trò chuyện, viết blog, bình luận trên mạng xã hội…
Ví dụ về quan điểm khách quan trong triết học
Galile nghiên cứu trái đất dựa trên các phương pháp khoa học

Galile nghiên cứu trái đất dựa trên các phương pháp khoa học và đưa ra được một nhận định khách quan rằng” Trái đất là hình tròn”

Yếu tố khách quan là gì?

Yếu tố khách quan là khái niệm chỉ các bộ phận, các hợp phần cấu thành nên phạm trù khách quan của một chủ thể.

Ví dụ: yếu tố khách quan của một người có thể là sự tồn tại của các yếu tố thời tiết bên ngoài như: nhiệt độ, gió, mưa, giông lốc, lũ lụt… Nó không phụ thuộc vào hành động, ý chí của chúng ta, nhưng nó lại ảnh hưởng đến hành động của chúng ta. Nhiệt độ quá cao gây nên hạn hán bắt buộc chúng ta phải đào mương, dẫn nước để tưới tiêu cho đồng ruộng. Lũ lụt bắt buộc con người phải có các biện pháp ứng phó, di dời, sơ tán. Nhưng chúng ta lại không thể tác động để hạn hán hay lũ lụt không  xảy ra được. Vậy hạn hán, lũ lụt chính là một yếu tố khách quan của chủ thể con người.

Một số khái niệm liên quan đến khách quan

  • Xác suất khách quan là gì?

Xác suất khách quan (Objective Probability) là khả năng, cơ hội hoặc tỉ lệ xác xuất một biến cố hay sự việc có thể xảy ra dựa trên phân tích các công cụ đo lường cụ thể thay vì bằng linh cảm hoặc các phỏng đoán của con người.

Ví dụ về quan điểm khách quan trong triết học
Xác suất khách quan là gì

Các yếu tố thực tế được ghi chép, đo lường trong một khoảng thời gian đủ dài để thu thập dữ liệu cần có. Các dữ liệu này sẽ được xử lý và tính toán bằng các công cụ toán học để xác định khả năng xảy ra một biến cố độc lập hay riêng lẻ. Biến cố độc lập là một biến cố mà kết quả của nó không bị ảnh hưởng bởi các biến cố xảy ra trước đó.

Xem thêm: NTR là gì?

Ví dụ về quan điểm khách quan trong triết học
Ví dụ về xác xuất khách quan và xác xuất chủ quan
  • Nguyên tắc khách quan là gì?

Nguyên tắc khách quan thừa nhận vai trò quyết định của hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, phải lấy thực thể khách quan làm căn cứ cho hoạt động của mình.

  • Quy luật khách quan là gì?

Quy luật khách quan là mối liên hệ bản chất, ổn định, được lặp đi lặp lại giữa các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, những quy luật này tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức và ý chí của con người.

  • Mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan
Ví dụ về quan điểm khách quan trong triết học
Mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan

Khách quan và chủ quan là hai mặt, hai yếu tố không thể tách rời trong mọi hoạt động của mỗi người.

Khách quan bao giờ cùng là cơ sở, tiền đề và giữ vai trò quyết định chủ quan. Trái lại, chính những điều kiện khách quan hợp thành hoàn cảnh, môi trường sống và hoạt động hiện thực của con người và chính việc con người nhận thức được sự vận động, biến đổi của quy luật khách quan làm tiền đề làm nảy sinh ở họ những dự kiến, những kế hoạch, quyết tâm hành động cải biến hiện thực vì nhu cầu lợi ích của mình.