Ví dụ về tính kiên cường của ý chí

Đã bao giờ bạn để ý thấy rằng có những người thực sự rất giỏi đứng dậy sau biến cố chưa? Họ lách mình trước hàng loạt cú đòn mà cuộc đời giáng tới một cách hầu như chẳng tốn chút công sức nào. Suốt nhiều năm trời tôi đã tự hỏi bí quyết của họ là gì. 

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí

Tôi đã tới gặp các chuyên gia trị liệu bằng thôi miên, tìm kiếm trong đạo Phật, đọc qua một lượng lớn những cuốn sách về chủ đề tự lực (self-help), nhưng tất cả đều vô ích. Tôi đã tự hỏi: phải chăng những người kia vốn bẩm sinh đã mạnh mẽ bền bỉ một cách lạ thường? Thậm chí có lẽ là thái độ "bất cần" một cách lạ thường chăng? 

Không, rốt cuộc thì những người giỏi đứng vững trước khó khăn chỉ có một phẩm chất quan trọng nhất mà thôi. Đó là tính kiên cường, và không gì khác nữa cả. 

Tính kiên cường có thể được học hỏi và phát triển trong quá trình sống

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí

Đáng ngạc nhiên là không có một định nghĩa duy nhất nào về tính kiên cường được tất cả mọi người đồng thuận; nhưng nói chung, tính kiên cường là nhân tố bí ẩn đặc biệt giúp con người tiếp tục tiến lên vượt qua khó khăn. Ở một mức độ nào đó, tính kiên cường là sản phẩm của các yếu tố sinh học, tức là được hình thành trong thời thơ ấu khi bộ não đang trong quá trình phát triển.[1] 

Một nghiên cứu kéo dài ba mươi năm đã theo dõi 698 trẻ em qua ba thập niên đầu của cuộc đời.[2] Trong thời gian nghiên cứu, sự chú ý đặc biệt được hướng đến cách phản ứng của họ trước những sang chấn tổn thương và sự căng thẳng trong cuộc sống. Hai phần ba trong số họ xuất thân từ những gia đình ổn định, thoải mái, và họ có cách sống nói chung là tạm ổn. 

Một phần ba còn lại được xem là "có nguy cơ", gặp phải những điều khó khăn và căng thẳng khác thường trong cuộc sống thường ngày của họ. Hai phần ba số người trong nhóm này đã không may lớn lên cùng với việc phát triển các vấn đề về học tập và hành vi. Một phần ba còn lại thì giống như những người sống trong các gia đình an toàn thoải mái, họ lớn lên thành những người tốt và biết quan tâm chu đáo. Họ đã phát triển được tính kiên cường. 

Lý do cho kết quả này gồm hai mặt: 

  • Một số người trong nhóm "có nguy cơ" đã gặp được một người chăm sóc luôn ủng hộ giúp đỡ họ và giúp đảm bảo là họ sẽ không phải một mình đơn độc vượt qua các vấn đề trong cuộc sống. 
  • Những người khác vốn đã có tính cách độc lập cứng rắn từ khi còn nhỏ tuổi và vững bước trên đường đời theo cách riêng của họ. 

Thú vị ở chỗ, có những người ban đầu vốn không kiên cường nhưng về sau này đã phát triển được tính kiên cường. 

Vậy cần làm gì để thực sự bồi đắp thêm tính kiên cường? Vâng, sau đây là bốn cách để xây dựng phẩm chất này, và cả bốn cách đều liên quan đến việc tìm ra sự bình yên trong chính bản thân mình. 

1. Hãy luôn nhìn vào khía cạnh tươi sáng, đặc biệt là trước những tình huống đầy căng thẳng

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí

Đây là điểm then chốt, tập trung nhấn mạnh vào khía cạnh của vấn đề. Điều này rất có ý nghĩa, bởi, ví dụ như nếu một người có xu hướng phản ứng lại với một sự kiện căng thẳng bằng cách nghĩ rằng đó là điều tệ hại nhất trên đời, thì nó sẽ trông đúng là như vậy thật. Nhưng nếu bằng cách nào đó họ vẫn duy trì được tính tích cực để nhìn ra tia sáng trong màn đêm, thì nó sẽ trông có vẻ bớt quá tải đi, và như vậy họ sẽ kiên cường hơn. 

Vậy điều quan trọng là hãy duy trì tính tích cực khi nghĩ về quá khứ, hiện tại và cả tương lai. 

Trong một vài trải nghiệm của mình với đạo Phật, tôi đã được dạy rằng thế giới hiện ra trước mắt chúng ta giống như những gì mà ta hình dung về nó, và sự tổn thương thực sự không phải là bản thân sự kiện đó, mà chính là phản ứng cảm xúc của chúng ta trước tổn thương (nếu bạn muốn có cái nhìn dựa trên tinh thần phương Đông).

2. Hãy duy trì mối liên hệ với một người luôn ủng hộ giúp đỡ mình

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí

Một điểm chung của hầu hết những đứa trẻ có tính kiên cường trong nghiên cứu kể trên là, các em có một hệ thống hỗ trợ. Các em có cha mẹ, người giám hộ, hoặc một giáo viên để làm chỗ dựa. Các báo cáo và nghiên cứu khác cũng gợi ý về điều tương tự.[3] 

Tất cả những gì bạn cần có là một người nào đó muốn thấy bạn thành công và sẵn lòng giúp bạn làm được điều đó. Với trẻ em thì đó có thể là cha mẹ, người giám hộ hoặc giáo viên. Còn đối với bạn, việc có một nhóm bạn tốt cũng sẽ mang lại hiệu quả giống hệt như vậy.

3. Hãy làm điều tốt để khiến mọi người cảm thấy tốt đẹp

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng việc làm điều tốt sẽ làm tăng sự sản sinh serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều hòa tâm trạng trong cơ thể.[4] Mức serotonin thấp thường được phát hiện ở những người mắc chứng trầm cảm. 

Như vậy, việc làm điều tốt sẽ khiến bạn có cảm giác tốt đẹp. 

Việc làm điều tốt cũng có thể giúp so sánh đánh giá mọi việc một cách chính xác nếu bạn gặp phải những người đang phải chịu đựng những thách thức khó khăn hơn trong cuộc sống của họ. 

Một số ý kiến cũng đề xuất rằng hãy cố gắng ghi lại những lần mà bạn nhận được lòng tốt từ người khác, chẳng hạn như bằng cách lập ra một cuốn nhật ký hoặc blog về lòng biết ơn chẳng hạn.[5] Con người ta thường dễ ghi nhớ những lần mình bị đối xử không tốt hơn, do đó việc có một thứ để nhắc nhở về rất nhiều lần mình được đối xử tốt có thể giúp xóa bỏ tính tiêu cực đi đấy.

4. Hãy tự chăm sóc bản thân mình thật tốt

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí

Điều này không chỉ có nghĩa là hãy luôn hoạt động tích cực và ăn uống tốt (những việc không thể làm hại bạn được), mà hãy chú ý đến tâm trí của mình nữa. Sự căng thẳng có thể tích lũy lại, và về sau này có thể tác động lâu dài đến tâm trạng của bạn và khiến bạn phản ứng một cách thái quá với những tình huống gây căng thẳng, rốt cuộc sẽ làm chúng trở nên tệ hại hơn nữa.[6] 

Một bước lùi mà bạn có thể dễ dàng gặp phải có thể sẽ khiến bạn ngã gục nếu bạn đã có sẵn quá nhiều sự căng thẳng trong cuộc sống của mình rồi. Để chống lại hệ quả của sự căng thẳng tích lũy này, bạn nên đảm bảo là mình luôn được ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ. 

Kể cả khi bạn chỉ đang thư giãn thì có những phần của não vẫn đang làm việc tích cực hết công suất, đặc biệt khi bạn bị căng thẳng. Việc nghỉ ngơi và ngủ có thể khắc phục điều này.

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí

Việc luyện tập tất cả những điều trên đây có thể cải thiện ngoạn mục tính kiên cường của bạn cùng với khả năng đứng vững trước những sang chấn và những bước lùi trong cuộc sống, cũng như giúp bạn được trang bị tốt hơn để xử lý những căng thẳng và có cảm giác dễ chịu khi làm việc đó. 

Xin được kết thúc bằng khổ thơ cuối của bài thơ "Invictus" (tiếng Latinh nghĩa là "bất bại") của tác giả William Ernest Henley.[7]Bài thơ này đã giúp ích rất nhiều cho Nelson Mandela trong suốt 25 năm ông bị giam trong tù, cũng như giúp ích cho tôi trong thời gian làm những việc tầm thường hơn nhiều. Bài thơ đã tóm gọn về tính kiên cường một cách rất hay. 

“Không quan trọng cánh cổng dẫn đến đâu 

Cuộn giấy kia dù kết đầy án phạt 

Tôi làm chủ định mệnh cuộc đời mình 

Tôi dẫn dắt linh hồn mình đi tới.” 

Tài liệu tham khảo 

[1]^Tạp Chí Khoa Học: Khoa Học Của Tính Kiên Cường: Ý Nghĩa Đối Với Việc Phòng Ngừa Và Điều Trị Chứng Trầm Cảm 

[2]^Người New York: MỌI NGƯỜI HỌC CÁCH TRỞ NÊN KIÊN CƯỜNG NHƯ THẾ NÀO 

[3]^Thời Báo: Tầm Quan Trọng Của Tính Kiên Cường 

[4]^Tâm Lý Học Hôm Nay: Việc Thực Hành Những Hành Động Tốt 

[5]^Hãy Trải Nghiệm Cuộc Sống: 5 Cách Tốt Nhất Để Xây Dựng Tính Kiên Cường 

[6]^Những Giải Pháp Giảm Nhẹ Lo Âu: Có Phải Bạn Đang Chịu Đựng Sự Căng Thẳng Tích Lũy? 

[7]^Quỹ Thơ Ca: Invictus

8 cách giúp bạn tôi luyện ý chí, vững tâm và luôn mạnh mẽ trước mục tiêu đã vạch ra!

(VOH) - Hèn kém và nhu nhược là điều tối kị nhất của thành công, nhưng làm sao để bạn luôn vững tâm và tránh được những điều đó? Câu trả lời là hãy nuôi dưỡng và rèn luyện ý chí thật mạnh mẽ!

Trước những khó khăn và mệt mỏi bạn lấy gì để đứng vững trên đôi chân của mình, có phải ý chí chính là ánh đèn soi rọi, tiếp thêm năng lượng cho bạn? Vậy ý chí là gì? Làm cách nào để rèn luyện ý chí một cách mạnh mẽ nhất?

Ý chí là gì?

Ý chí là khả năng tinh thần có trong mỗi con người, ý chí giúp chúng ta có động lực để phấn đấu, để nỗ lực, để vươn lên trong cuộc sống. Ý chí tiếp thêm sức mạnh giúp ta hoàn thành kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Người có ý chí là người kiên trì, nhẫn nại, những ai có ý chí càng mạnh mẽ càng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí
 

Cách rèn luyện ý chí

Ý chí là một năng lực tâm lý mà không phải ai cũng có như nhau, đó là một thuộc tính của nhân cách trong mỗi con người. Tùy vào mục đích hành động, giá trị mục đích mang lại, hoàn cảnh xã hội mà ý chí biến đổi mạnh yếu khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện ý chí trở nên mạnh mẽ theo các cách sau:

1. Kiểm soát sự thôi thúc

Sự thôi thúc xuất phát từ trong suy nghĩ hoặc từ tác động bên ngoài của những người xung quanh và môi trường sống. Bạn có thể kiểm soát được sự thôi thúc bằng cách phớt lờ hoặc hành động theo nó nếu sự thôi thúc đó là điều bạn muốn.

Ví dụ: Uống cà phê mỗi buổi sáng là không tốt, nhưng như một thói quen, mỗi sáng trong đầu bạn lại hiện lên suy nghĩ: “Tôi muốn uống cà phê quá!”. Điều đó cứ thôi thúc bạn phải uống cho được cà phê, nhưng nếu ý chí vững vàng bạn sẽ khước từ sự thôi thúc này và uống nước lọc. Lập lại sự khước từ này lâu ngày bạn sẽ bỏ được thói quen uống cà phê. 

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí
 

2. Đàn áp suy nghĩ

Suy nghĩ dẫn đến hành động, nếu bạn nghĩ nhiều về vấn đề gì, quan tâm nhiều đến vấn đề gì thì bạn sẽ muốn làm điều đó. Những lúc như vậy bạn hãy nghĩ đến những chuyện khác để che lấp đi suy nghĩ đó.

Ví dụ: Nếu như sau khi uống nước lọc, bạn vẫn cứ "thèm cà phê" thì hãy nghĩ đến công việc, nghĩ đến cái cây để bàn vừa mới ra thêm lá hoặc là một câu chuyện hài nào đó để quên đi hương vị cà phê cứ thoang thoảng trong đầu.

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí
 

3. Điều khiển cảm xúc

Cảm xúc có sức mạnh vô cùng vĩ đại, nó có thể giúp bạn tạo nên một trận cuồng phong mà chính bạn cũng không tưởng tượng được. Cảm xúc chính là chất xúc tác tuyệt vời để nuôi dưỡng ý chí, giúp ý chí của bạn trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhưng cũng chính cảm xúc sẽ khiến bạn tuyệt vọng và muốn từ bỏ. Do đó, hãy tập điều khiển cảm xúc trong mọi tình huống.

Ví dụ: Mỗi ngày thức dậy với niềm vui lúc nào công việc cũng tiến triển và trôi chảy, chẳng những thế bạn còn thực hiện nó tốt hơn những ngày bình thường. Nhưng khi buồn bã, gặp chuyện không vui chẳng mấy ai có động lực làm gì cả, mọi việc đương nhiên trì trệ và tệ hại.

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí
 

Xem thêm: Sám hối – Hành vi thanh lọc tâm hồn mà ai cũng cần phải nuôi dưỡng

4. Vạch ra mục tiêu

Bất cứ việc làm gì cũng vậy, nếu không có mục tiêu thì mọi định hướng và đường đi nước bước đều vô cùng mông lung, mờ nhạt và đôi khi là vô nghĩa, phí phạm thời gian, công sức. Một kế hoạch hoàn chỉnh và mục tiêu rõ ràng sẽ dẫn lối bạn gặt hái được điều bạn muốn, và cũng chính sự rõ ràng này sẽ thôi thúc ý chí và hành động của bạn đấy.

Ví dụ: Vì công việc bạn cần học thêm tiếng Trung, thay vì cứ mỗi ngày đến lớp nhàn nhã học thì bạn hãy vạch ra mục tiêu cụ thể để bản thân có thêm lý do và động lực. Chẳng hạn như là trong vòng 1 năm bạn phải thi đậu HSK 5. 

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí
 

5. Chia nhỏ mục tiêu

Một mục tiêu lớn đương nhiên sẽ tốn nhiều công sức, thời gian, và tạo áp lực, vì vậy hãy chia nhỏ mục tiêu lớn đó thành những mục tiêu nho nhỏ và hành động từ từ. Điều này chẳng những giúp bạn không bị vội, không bị rối, dễ thở mà còn không cảm thấy áp lực. Đồng thời, mỗi khi hoàn thành một mục tiêu nhỏ trong mục tiêu lớn bạn sẽ lại cảm thấy vui vẻ, hài lòng về bản thân và có thêm ý chí để thực hiện tiếp những mục tiêu còn lại.

Ví dụ: Để hoàn thành mục tiêu 1 năm thi đậu HSK 5 thì bạn nên chia mục tiêu lớn này thành các mục tiêu nhỏ, trong vòng 6 tháng thi đậu HSK 3, 3 tháng sau đó thi HSK 4, 3 tháng sau nữa sẽ thi HSK 5.  

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí
 

6. Ăn mừng thành quả

Đừng cứ mãi lao động và bắt bản thân làm việc cật lực mãi, thay vào đó mỗi khi đạt được kết quả tốt hãy thư giãn một chút và tặng một phần quà xứng đáng cho chính mình hoặc tổ chức một buổi tiệc để chia sẻ thành quả đó với bạn bè, người thân. Điều này sẽ giúp bạn có thêm ý chí và động lực để tiếp tục cố gắng, thậm chí là cảm thấy hứng thú đề ra thêm nhiều mục tiêu hơn nữa trong tương lai.

Ví dụ: Sau khi thi đậu HSK 3 bạn hãy tự mua cho mình một ly trà sữa hoặc một món quà nhỏ để đánh dấu cột mốc này, lấy đó làm động lực ôn tập thi HSK4 và cuối cùng là mục tiêu lớn HSK 5. 

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí
 

7. Kết bạn

Sự ảnh hưởng của bạn bè vô cùng quan trọng đến ý chí của bạn. Khi gặp những người có chung mục tiêu và quan điểm, ý chí của bạn càng được thôi thúc và nuôi dưỡng. Đồng thời khi có nhiều người bạn, bạn lại càng học hỏi và bổ sung thêm được nhiều kỹ năng và thông tin cho mình. Mỗi người bạn sẽ cho bạn thấy một quan điểm, một cách nhìn mới về mục tiêu của bạn, giúp bạn được “fresh” hơn, từ đó ý chí cũng được nuôi dưỡng và mạnh mẽ hơn.

Ví dụ: Từ lớp học tiếng Trung hoặc trên các group học tiếng Trung trên facebook bạn hãy làm quen với những người bạn mới, vì họ có chung mục tiêu với bạn, họ sẽ có nhiều cách học hay ho và có thể giải thích cho bạn những điều bạn chưa hiểu. Đồng thời, khi thấy họ giỏi giang, thi đậu các kỳ thi năng lực bạn sẽ càng bị thôi thúc và có thêm ý chí để hoàn thành mục tiêu của mình.  

Ví dụ về tính kiên cường của ý chí
 

Xem thêm: 8 dấu hiệu của người yếu đuối - Bạn có phải người như thế?

8. Đọc những câu chuyện và những câu nói hay về ý chí nghị lực

Những câu chuyện về ý chí, nghị lực và thành công chính là những tấm gương sống động nhất để bạn có niềm tin cũng như ý chí cho mục tiêu của mình. Những gì thuộc về thực tế, là chuyện có thật mới có thể thực sự khiến bạn tin tưởng, có khả năng truyền cảm hứng to lớn, giúp bạn nuôi dưỡng ý chí của mình.

Những tấm gương về ý chí nghị lực bạn có thể tham khảo:

Jack Ma, Nick Vujicic, Bill Gates, Bill Porter, Evgeny Smirnov, Olesya Vladykina, Chantelle Brown Young, Stephen Hawking, Chủ tịch Hồ Chí Minh,…

Ngoài ra, những câu nói từ những người thành công cũng có sức mạnh và ảnh hưởng vô cùng to lớn đến suy nghĩ trong bạn, chỉ là một câu nói ngắn gọn nhưng hàm ý vô cùng giá trị.

Một số câu nói hay về ý chí nghị lực:

  1. Nếu bạn nghỉ ngơi, bạn bị “rỉ sét”.
    – Helen Hayes
  2. Mọi việc trở nên tốt đẹp hơn hay tồi tệ đi đều bắt nguồn từ suy nghĩ của bạn.
    – William Shakespeare
  3. Người hạnh phúc không phải là người được sống trong hoàn cảnh thuận lợi nào mà là một người có thái độ sống tốt trước bất kỳ hoàn cảnh nào.
    – Hugh Downs
  4. Ý chí là điều quan trọng – chừng nào bạn có nó, bạn vẫn an toàn.
    – Evelyn Underhill
  5. Người không có chí như thuyền không lái, như ngựa không cương, trôi dạt lông bông, không ra thế nào cả.
    – Vương Dương Minh
Ví dụ về tính kiên cường của ý chí
 

Nhìn chung, ý chí trong bạn có sức mạnh vô cùng to lớn để quyết định bạn bước được bao nhiêu bước trên con đường bạn vạch ra. Không có thành công nào mà không có đánh đổi và luôn bằng phẳng, do đó nếu không có ý chí vững vàng thì trước những mệt mỏi và rào cản bạn lấy gì để kiên cường bước tiếp?

Nguồn ảnh: Internet