Vì sao bạch cầu tăng cao

Bạch cầu có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng còn tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể.

Hỏi: Mới đây, em gái tôi kiểm tra sức khỏe định kỳ thì phát hiện bạch cầu tăng, tiểu cầu giảm. Bình thường em gái tôi có một số biểu hiện như có vết thâm tím trên người, hay kêu nhức đầu… Xin hỏi bệnh của em tôi là gì? Có nguy hiểm không? (Nguyễn Hoài Nhạ – Thái Nguyên)

Trả lời: Bạch cầu tăng có nguy hiểm không?

Máu là chất lỏng màu đỏ lưu thông trong động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. Máu có chức năng chuyên chở các chất đến các cơ quan và chức năng chống nhiễm khuẩn. Cấu tạo của máu gồm có các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương.

Bạch cầu là một loại tế bào có màu trắng để phân biệt với hồng cầu có màu đỏ. Bạch cầu có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc. Bình thường, bạch cầu dao động trong khoảng 4.000-10.000/mm3 máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể, số lượng tiểu cầu bình thường có khoảng 150.000 – 400.000/mm3 máu.

Vì sao bạch cầu tăng cao

Nguyên nhân gây tăng bạch cầu do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan… hoặc trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính.

Còn giảm tiểu cầu thường gây hiện tượng chảy máu, nhất là ở các mạch máu nhỏ gây xuất huyết dưới da và các cơ quan khác trong cơ thể (như tiêu hóa, hô hấp, niêm mạc, não…). Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiểu cầu như: cường lách, thiếu máu hồng cầu to, do tia phóng xạ… hoặc tiểu cầu vô căn.

Trong thư bạn không nói rõ số lượng bạch cầu và tiểu cầu em gái bạn được xét nghiệm là bao nhiêu nên chúng tôi khó đưa ra được lời khuyên chính xác đó là bệnh gì. Tốt nhất bạn nên đưa em gái đến chuyên khoa huyết học bệnh viện Hồng Ngọc hoặc Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương để có những thăm khám cụ thể và có biện pháp điều trị thích hợp. 

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

  • 18:00 16/12/2021
  • Xếp hạng 4.87/5 với 20158 phiếu bầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Nguyễn Thị Thanh Thu - Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng và BSCK I Lê Thị Nhã Hiền - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Bạch cầu là thành phần quan trọng có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc. Tuy nhiên khi số lượng bạch cầu tăng cao là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.

1. Bạch cầu là gì?

Bạch cầu (tế bào máu trắng) là một thành phần của máu. Bạch cầu có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc


Bình thường, số lượng bạch cầu dao động trong khoảng 4.000-10.000/mm3 máu. Nguyên nhân gây bạch cầu tăng do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan... hoặc khi cơ thể có vật lạ hoặc trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính.

Còn giảm tiểu cầu thường gây hiện tượng chảy máu, nhất là ở các mạch máu nhỏ gây xuất huyết dưới da và các cơ quan khác trong cơ thể (như tiêu hóa, hô hấp, niêm mạc, não...). Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiểu cầu như: cường lách, thiếu máu hồng cầu to, do tia phóng xạ... hoặc tiểu cầu vô căn.

Bạch cầu là một loại tế bào có màu trắng để phân biệt với hồng cầu có màu đỏ

>> Tìm hiểu thêm: Có mấy loại bạch cầu?

2. Bạch cầu tăng cao là bệnh gì?

Bạch cầu cao là một hiện tượng trong đó số lượng tế bào bạch cầu tăng cao so với mức bình thường. Hiện tượng này là phổ biến, hay xảy ra khi bị nhiễm trùng và số lượng bạch cầu sẽ trở về mức bình thường khi cơ thể hết bị viêm nhiễm.

Một số trường hợp nhiễm trùng các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, viêm ruột thừa, áp-xe gan v.v... số lượng bạch cầu tăng lên khá cao. Có trường hợp bạch cầu tăng trên 20.000/ml. Tuy nhiên, nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml, chúng ta phải nghĩ đến một bệnh khác đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

Thông thường số lượng bạch cầu dao động trong khoảng 4.000/ml - 8.000/ml. Nếu trên 8.000/ml là bạch cầu cao. Tuy nhiên, nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml thì chúng ta cần phải nghĩ đến một bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu hay còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

Trường hợp xấu hơn là sự gia tăng bạch cầu quá mức cần thiết và kéo dài. Mặc dù bạch cầu tăng lên nhiều, nhưng những tế bào bạch cầu này không giúp cơ thể chống lại kể cả những sự nhiễm trùng bình thường. Chúng tích tụ gây cản trở quá trình lưu thông máu và can thiệp vào một số chức năng quan trọng của cơ thể bao gồm việc sản xuất ra các tế bào máu khỏe mạnh.

Theo các chuyên gia về máu, nguyên nhân gây bạch cầu tăng là do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan... Hoặc trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính...

Số lượng bạch cầu tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư máu ( bệnh máu trắng)

3. Dấu hiệu cảnh báo bạch cầu cao

Tùy vào mức độ và nguyên nhân bạch cầu cao mà người bệnh sẽ có dấu hiệu từ nhẹ đến nghiêm trọng như:

  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân và đi kèm với những cảm giác khó chịu, căng thẳng... hoặc cảm giác chung của việc không khỏe.
  • Người bệnh có bạch cầu cao bị sốt vặt không rõ nguyên nhân và đi kèm với sự nhiễm trùng có trên cơ thể.
  • Người bệnh có hiện tượng khó thở, yếu cơ, vết thương khó lành và hay có vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể mặc dù không bị va đập.
  • Chảy máu cam không rõ nguyên nhân.

Cách xác định chính xác nhất xem bạn có bị bạch cầu cao hay không là đi xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm sẽ giúp loại trừ những trường hợp nguy hiểm hơn như ung thư máu...


Xét nghiệm sẽ giúp loại trừ những trường hợp nguy hiểm hơn như bạch cầu cấp, ung thư máu...

4. Bạch cầu giảm trong trường hợp nào?

Bạch cầu giảm là tình trạng số lượng bạch cầu trung tính thấp bất thường. Bạch cầu trung tính là một dạng bệnh phổ biến của tế bào trắng, được tạo ra từ tủy xương, di chuyển đến máu và đến các khu bị nhiễm trùng. Chúng tiết ra những chất tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập, giúp ngừa viêm nhiễm, đặc biệt đối với những bệnh do vi khuẩn gây ra.

Ở người lớn số lượng bạch cầu trung tính trên mỗi microlit máu dưới 1500 thì lúc này được gọi là giảm bạch cầu. Còn với trẻ em số lượng bạch cầu cho thấy dấu hiệu giảm theo độ tuổi khác nhau.

Còn đối với một số người lượng bạch cầu trung tính thấp hơn mức bình thường, nhưng lại không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Số lượng bạch cầu giảm trong trường hợp:

  • Lao
  • Bệnh nhiễm trùng
  • Bệnh sốt xuất huyết
  • Nhiễm một số loại virus như virus Epstein-Barr, cytomegalovirus, viêm gan và virus HIV.

Ở một số người bệnh có số lượng bạch cầu giảm có thể gây ra bởi một số thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc cao huyết áp, thuốc tâm thần và các thuốc của bệnh thần kinh.

Tóm lại, khi thấy có những biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám để biết có phải bạn bị bạch cầu cao hay không. Bạch cầu cao có nguy hiểm không? Chắc chắn giờ bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi này rồi. Tùy vào số lượng bạch cầu, mức độ giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khỏe mà bạn sẽ có cách chăm sóc và điều trị riêng.

Bài viết tổng hợp từ nguồn: Viện Sốt rét Ký sinh trùng

Video đề xuất:

Để đăng ký khám và điều trị bệnh lý tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc

XEM THÊM:

Bạch cầu tăng cao có ý nghĩa gì? Bạch cầu là những tế bào thuốc hệ thống miễn dịch của cơ thể tham gia vào việc bảo vệ cơ thể chống lại các vật thể lạ (vi khuẩn, ký sinh trùng,…) xâm nhập. Bạch cầu tăng cao là một dấu hiệu báo động cơ thể đang gặp phải một tình trạng nguy hiểm. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây

Bạch cầu là gì?

Bạch cầu (hay còn gọi là tế bào máu trắng) là một trong những thành phần của máu chiếm khoãng 1% tổng số tế bào máu, có tính di động cao. Bạch cầu rất cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ miễn dịch cơ thể. Tủy xương liên tục tạo ra các tế bào bạch cầu. Chúng được lưu trữ trong máu và hệ thống bạch huyết cho đến khi chúng cần thiết để chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể. Ở một người khỏe mạch bình thường, số lượng bạch cầu có thể nằm trong khoãng từ 4.000 – 10.000 tế bào/mm3 máu.

Vì sao bạch cầu tăng cao
Hình ảnh tế bào bạch cầu trong máu

Nguyên nhân gây nên số lượng bạch cầu tăng cao có thể do tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc hay ký sinh trùng cụ thể như viêm phổi, viêm tụy, viêm mô tế bào, nhiễm giun lươn,… Ngoài ra một số tình trạng khác không liên quan đến cả 3 yếu tố trên như cơ thể có dị vật, ung thư hệ tạo máu, mất máu quá nhiều, sau ăn no hoặc sau hoạt động (vì vậy không nên lấy máu để xét nghiệm lúc này).

Một số nguyên nhân gây ra sự sụt giảm bạch cầu có thể kể ra như bệnh sốt rét, thương hàn, bệnh do vi-rút (viêm phổi không điển hình, thủy đậu, cúm,…), do thuốc.

Bạch cầu tăng là bệnh gì?

Ở đại đa số người dân Việt Nam, giá trị bạch cầu thường nằm trong khoãng từ 4.000 đến 10.000 tế bào trong một đơn vị mm3 máu. Giá trị bạch cầu tăng có thể lớn hơn 10.000 thường gặp trong các bệnh nhiễm trùng hoặc đôi khi lên đến cả 100.000, lúc đó cần phải cân nhắc đến các bệnh ung thư hệ tạo huyết. Số lượng bạch cầu máu tăng cao có thể gặp trong 4 trường hợp sau:

  • Tăng sản xuất các tế bào bạch cầu để chống lại tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng.
  • Phản ứng thuốc làm tăng sản xuất bạch cầu.
  • Một số bệnh về tủy xương, gây sản xuất bạch cầu tăng cao bất thường.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch làm tăng sản xuất bạch cầu.
Vì sao bạch cầu tăng cao
Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh khi bạch cầu tăng cao

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác nhưng bạch cầu thường tăng không đáng kể. Trên lâm sàng, người bác sĩ không chỉ dựa vào số lượng bạch cầu tăng đơn thuần thông qua xét nghiệm máu để kết luận mà còn dựa vào tình trạng của người bệnh cùng với các xét nghiệm đặc hiệu khác để đánh giá và đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Số lượng bạch cầu tăng cao chứng tỏ hệ thống miễn dịch đang hoạt động để tiêu diệt các tác nhân gây hại và bạch cầu sẽ trở lại giá trị ban đầu khi cơ thể đẩy lùi được chúng. Trường hợp bạch cầu tăng cao quá mức và kéo dài, chúng không giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường mà còn ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và một số chức năng quan trọng của hệ tạo máu.

Các dấu hiệu bạch cầu tăng cao

Các dấu hiệu bạch cầu tăng cao còn phụ thuộc vào tình trạng và bệnh lý gây ra chúng. Đôi khi sự dao động số lượng bạch cầu có thể không gây ra bất kì triệu chứng gì. Sau khi thăm khám, các bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu để đánh giá số lượng bạch cầu và các xét nghiệm kiểm tra khác để xác định chính xác nguyên nhân của vấn đề. Một số dấu hiệu thường gặp của tình trạng tăng bạch cầu:

  • Người bệnh thường sốt không rõ nguyên nhân, có thể sốt dai dẳng kéo dài hoặc chỉ sốt trong vài ngày.
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ xương, không linh hoạt như thường ngày.
  • Sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
  • Xuất hiện tình trạng nổi mề đay, ngứa khu trú hoặc toàn cơ thể.
  • Rất dễ bị chảy máu, hay bị bầm tím và thường ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
  • Ngoài ra còn có thể gặp một số dấu hiệu khác gợi ý nguyên nhân của việc tăng bạch cầu như: vết thương do tai nạn, ho dai dẳng, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,…
Vì sao bạch cầu tăng cao
Sốt – dấu hiệu thường gặp của bạch cầu tăng cao

Người bệnh cần chú ý các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm để khai báo với bác sĩ từ đó giúp bác sĩ nghĩ tới các hướng chẩn đoán thích hợp. Tuy nhiên ban đầu, bạn có thể rất khó khăn khi xác định các dấu hiệu của bệnh do bệnh thường hay có triệu chứng chống lấp lên các bệnh khác rất dễ gây nhầm lẫn.

Kết luận

Bạch cầu là một tế bào quan trọng của hệ miễn dịch cơ thể, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại. Bạch cầu tăng cao thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể có những nguyên nhân không nguy hiểm nhưng bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác gây hậu quả nghiêm trọng.

Bài viết được tham khảo bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Nguồn tham khảo: High white blood cell count: Causes, types, and other imbalances (medicalnewstoday.com)