Vì sao bị viêm chân răng

Bệnh lý viêm chân răng khá phổ biến hiện nay nhưng thường bị xem nhẹ. Trên thực tế, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe. Do đó, mọi người phải trang bị cho bản thân những kiến thức để biết được nguyên nhân gây bệnh cũng như cách làm sao để điều trị viêm quanh chân răng dứt điểm, ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm chân răng

Viêm chân răng là bệnh lý liên quan đến tổ chức mô quanh chân răng, xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm nướu, xương ổ răng. Nha chu bị vi khuẩn tấn công gây suy yếu dần, không còn khả năng bảo vệ thân răng khiến cổ và chân răng bị lỏng lẻo. Nghiêm trọng hơn, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng mất răng vô cùng nguy hiểm.

Các bác sĩ nha khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mô nướu quanh răng bị viêm như:

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Khiến thức ăn thừa không được loại bỏ hết, lâu dần hình thành mảng bám làm vi khuẩn tích tụ, gây viêm.

– Chế độ ăn uống bất hợp lý: Ăn nhai quá nhiều thực phẩm cứng, cay nóng có thể sẽ khiến nướu bị tổn thương, mất sự liên kết với thân răng, tạo kẽ hở để vi khuẩn có thể xâm nhập gây viêm quanh chân răng.

– Viêm nhiễm cũng có thể hình thành do bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý răng miệng như chảy máu chân răng, sâu răng, viêm tủy… Khi đó, vi khuẩn trong khoang miệng có số lượng lớn và hoạt động mạnh mẽ, tấn công phá hủy các mô quanh chân răng khiến khu vực này bị viêm nhiễm.

– Một số loại thuốc điều trị các bệnh lý về tim mạch, huyết áp hay tiểu đường… cũng có thể để lại tác dụng phụ, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của răng miệng và gây nên tình trạng viêm nướu răng.

Vì sao bị viêm chân răng

Tình trạng viêm các tổ chức quanh răng được gọi là viêm quanh răng

2. Viêm quanh chân răng gây ra những biến chứng gì?

Khi ở giai đoạn khởi phát, viêm chân răng thường không có biểu hiện nghiêm trọng nên rất dễ bị phớt lờ, chủ quan. Chỉ đến khi tình trạng viêm đã trở nặng và diễn ra trong thời gian dài thì mọi người mới ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh lý này.

Tình trạng viêm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

– Nguy cơ mất răng cao do các ổ viêm phát triển quá nhanh khiến phần nướu gần như mất sự liên kết với chân răng. Khi đó, răng sẽ trở nên lỏng lẻo, dễ lung lay và dễ gãy, rụng.

– Nguy cơ viêm tủy răng do vi khuẩn xâm nhập vào khu vực tủy, làm nhiễm trùng tủy và lan rộng sang vùng chóp răng và phá hủy các tổ chức tủy răng.

– Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim bởi tình trạng này làm viêm nhiễm vùng mô nướu khiến vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống mạch máu.

– Viêm cũng có thể khiến cho tình trạng bệnh tiểu đường ở một số đối tượng trở nên nặng hơn bởi lúc này sức đề kháng của cơ thể giảm sút.

– Tình trạng viêm kéo dài không điều trị sẽ sản sinh prostaglandin gây giãn nở và co thắt tử cung khiến phụ nữ mang thai dễ bị sinh non, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Vì sao bị viêm chân răng

Tình trạng viêm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như mất răng

Như vậy, có thể thấy tình trạng các tổ chức quanh chân răng bị viêm nhiễm ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Để ngăn ngừa biến chứng, bạn nên tới ngay các cơ sở nha khoa khi phát hiện các dấu hiệu của viêm quanh chân răng như sưng tấy mô nướu, cảm giác đau nhức…

3. Điều trị dứt điểm chân răng bị viêm tại nha khoa

Khi bị viêm chân răng, người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà theo các mẹo hay hướng dẫn sử dụng thuốc trên mạng. Mọi người cần tới nha khoa để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám, xác định tình trạng viêm và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

– Ở giai đoạn đầu khi bệnh lý vẫn ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành các kỹ thuật làm sạch, loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, điều trị nha chu cho người bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ lấy cao răng, vệ sinh răng miệng với các thiết bị y tế chuyên dụng.

– Khi tình trạng viêm đã hình thành túi mủ, áp xe răng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ ổ mủ. Viêm ở chân răng khi có mủ cần được xử lý càng sớm càng tốt để tránh lan rộng và tác động tới xương.

– Ở giai đoạn nặng, các ổ viêm lớn và vi khuẩn đã phá hủy gần như toàn bộ chân răng thì cần phải nhổ bỏ răng để tránh làm ảnh hưởng tới các răng khác. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ thực hiện kỹ thuật trồng phục hình răng để đảm bảo khả năng ăn nhai cũng như sức khỏe răng miệng cho người bệnh.

Vì sao bị viêm chân răng

Viêm chân răng cần được điều trị tại nha khoa với bác sĩ chuyên môn cao

4. Chăm sóc răng miệng ngăn ngừa viêm chân răng

Cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng chính là bảo vệ sức khỏe răng miệng để không hình thành các ổ viêm quanh nha.

– Bạn nên chăm sóc răng miệng khoa học và đều đặn mỗi ngày bằng việc chải răng và súc miệng thường xuyên.

– Có thể sử dụng chỉ nha khoa và tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám còn sót lại trên kẽ răng, lưỡi giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế thực phẩm quá cay nóng, quá dai, cứng, thực phẩm chứa nhiều đường hoặc có tính axit cao.

– Nên bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu, ăn nhiều rau xanh và trái cây.

– Khám răng thường xuyên, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để chủ động phát hiện, xử lý các bệnh lý về răng miệng.

Vì sao bị viêm chân răng

Chăm sóc răng miệng khoa học là cách tốt nhất ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn

Viêm chân răng là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hại với sức khỏe răng miệng của mọi người. Đừng quên chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa tình trạng răng bị viêm quanh chân răng. Khi phát hiện thấy các biểu hiện bất thường, mọi người cần tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, điều trị ổ viêm để tránh biến chứng có thể xảy ra.

Bao lâu rồi bạn không đến phòng khám nha khoa, không kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ? Nếu bạn gặp phải một trong các triệu chứng về răng miệng (chảy máu nướu, đau nhức răng, răng ê buốt…) mà vẫn cho đó là điều bình thường, hãy thay đổi suy nghĩ ngay.

Viêm chân răng là gì?

Viêm chân răng (viêm nha chu) là một bệnh lý về các tổ chức xung quanh răng và chân răng. Biểu hiện ban đầu của bệnh là chảy máu chân răng, sưng nướu, thỉnh thoảng đau nhức răng. Lúc này, bệnh diễn tiến một cách âm thầm với việc các vi khuẩn lây lan sang vùng lân cận, phá hủy các cấu trúc hỗ trợ răng nằm trong xương hàm.

Cuối cùng, răng ngày càng lung lay nặng hơn và bắt buộc phải nhổ.

Nguyên nhân gây viêm chân răng

Vì sao bị viêm chân răng

  • Vi khuẩn trong mảng bám răng: thủ phạm chính dẫn tới viêm chân răng. Khi bạn vệ sinh răng miệng kém, mảng bám vôi răng sẽ hình thành, mang theo vi khuẩn gây hại cho khoang miệng. Theo thời gian, vôi răng gây nhiễm trùng nướu, làm cho nướu bị sưng đỏ, chảy máu rồi dần dần nặng lên thành viêm chân răng.
  • Răng mọc lệch hoặc chen chúc: tăng khả năng hình thành của mảng bám và cao răng. Mà cao răng càng nhiều, nguy cơ bạn bị bệnh nha chu càng cao. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu hoặc khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. 
  • Sâu răng: cách điều trị sâu răng hiệu quả nhất là loại bỏ những mô răng đã bị sâu nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại, sau đó trám bít lỗ sâu.
  • Nghiến răng thường xuyên: tuy không trực tiếp gây ra viêm chân răng nhưng sẽ làm bệnh tiến triển nặng hơn khi nướu của bạn đã bị viêm.
  • Khô miệng: Một số loại thuốc như thuốc trầm cảm, huyết áp cao… có thể gây khô miệng. Nếu miệng không tiết đủ nước bọt, mảng bám sẽ dễ dàng hình thành, dẫn tới sâu răng và viêm chân răng.
  • Hormone biến động: Nguyên nhân này giải thích tại sao trẻ em tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai thường mắc bệnh về nướu. Bởi đó là giai đoạn nồng độ hormone trong cơ thể không ổn định.
  • Ngoài ra, suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin C, thay đổi nội tiết tố hay các bệnh về máu cũng có thể dẫn đến viêm chân răng.

Biến chứng viêm chân răng

Vì sao bị viêm chân răng

Không chỉ đơn thuần là bệnh về răng miệng, viêm chân răng nếu không được xử lý đúng cách sẽ tác động xấu tới các bệnh lý sau:

  • Xơ vữa động mạch và bệnh tim: Bệnh nha chu có khả năng làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch và khiến cho tình trạng bệnh tim trở nên xấu đi.
  • Đột quỵ: Viêm chân răng có thể làm tăng nguy cơ của loại đột quỵ gây ra bởi các động mạch bị tắc nghẽn.
  • Sinh non: Một sản phụ mắc bệnh nha chu dễ chuyển dạ trước ngày dự sinh. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh còn có cân nặng khi sinh thấp nếu người mẹ bị viêm chân răng.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh nha chu gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu so với bệnh nhân tiểu đường có nướu khỏe mạnh.
  • Bệnh hô hấp: Vi khuẩn liên quan đến viêm chân răng có thể gây nhiễm trùng phổi hoặc làm tình trạng phổi xấu đi. Vi khuẩn từ miệng sẽ lan đến phổi, gây viêm phổi nặng. Điều này đặc biệt đúng với nhóm người cao tuổi.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về viêm chân răng có mủ

Cách điều trị viêm chân răng hiệu quả

Phần lớn trường hợp, nếu tình trạng viêm nha chu mới phát sinh hoặc chưa trở nặng, hướng điều trị thường là những phương pháp đơn giản như: 

  • Cạo vôi răng: loại bỏ mảng bám cũng như vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và dưới nướu răng.
  • Chà chân răng: làm nhẵn bề mặt chân răng với mục đích ngăn chặn vôi răng và vi khuẩn bám trở lại.
  • Uống thuốc kháng sinh: có thể giúp kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn. Người bệnh cần đặc biệt tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liệu lượng cũng như thời gian dùng thuốc để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Điều trị tại nhà: một số phương pháp dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng viêm chân răng với những nguyên liệu dễ kiếm ngay tại nhà.

5 mẹo chữa viêm chân răng tại nhà

  • Nước muối: pha một chút muối với nước ấm và súc miệng 3 lần/ ngày. Tính sát khuẩn của muối có tác dụng giảm sưng và sát khuẩn khi bị viêm chân răng.
  • Gừng tươi: thái sợi gừng tươi và đun với nưới sôi trong vòng 15-20 phút và súc miệng hàng ngày. Tính cay, nóng của gừng giúp tiêu viêm và giảm sưng, đau rất hiệu quả. Uống nước với gừng tươi hoặc phơi khô 3 lần/ ngày cũng đem lại kết quả tốt, lưu ý không nên uống quá nhiều.
  • Tỏi: nghiền nát tỏi và trộn với một chút muối, dùng hỗn hợp này thoa lên phần nướu bị viêm sưng 3 lần/ ngày. Để tỏi tiết ra tinh chất kháng viêm nhiều nhất, hãy pha thêm với chút giấm ăn. 
  • Mật ong: sau khi đánh răng, hãy sử dụng một ít mật ong thoa thật nhẹ nhàng lên phần chân răng bị viêm. Mật ong có tính kháng khuẩn, trị viêm rất tốt, áp dụng cách này mỗi ngày có thể điều trị và ngăn ngừa bệnh hiệu quả. 
  • Chanh muối: vắt nưới chanh lấy cốt rồi thêm một chút muối, sử dụng hỗn hợp này thoa vào chân răng, để một vài phút rồi súc miệng lại bằng nước. Lưu ý không thoa vào răng do tính axit của chanh có thể mài mòn men răng gây ê buốt.

Nếu tình trạng viêm nhiễm trở nặng hoặc các giải pháp trên không đem lại hiệu quả như mong đợi, người bệnh sẽ cần thực hiện phẫu thuật nha khoa. Các loại phẫu thuật dành cho vấn đề viêm chân răng thường là: 

  • Ghép mô mềm hoặc men răng
  • Ứng dụng men răng tái sinh
  • Phẫu thuật giảm túi (phẫu thuật Flap)
  • Tái tạo mô

Làm thế nào để phòng ngừa viêm chân răng?

Nhằm ngăn chặn viêm chân răng phát sinh, nhiều bác sĩ nha khoa khuyến khích mọi người nên chăm sóc răng miệng bằng cách tập các thói quen đơn giản sau:

Vì sao bị viêm chân răng

  • Vệ sinh răng miệng tốt bằng cách sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, đánh răng sau khi ăn 30 phút theo chiều dọc hoặc xoay tròn.
  • Thường xuyên đến nha sĩ kiểm tra định kỳ (6 tháng/lần). Nếu bạn đã bị bệnh về nướu, cần đến thăm khám thường xuyên hơn để sử dụng dịch vụ điều trị viêm lợi phù hợp.
  • Cạo vôi răng định kỳ nhằm ngăn vi khuẩn hình thành và tiến triển thành viêm nhiễm. Tốt nhất, bạn nên thực hiện 3-6 tháng/lần.
  • Không tự ý sử dụng thuốc làm trắng răng hoặc thuốc chữa viêm nướu khi chưa tham khảo ý kiến nha sĩ.
  • Bỏ hẳn thuốc lá và hạn chế thức uống có cồn.
  • Đánh bay stress vì nó có thể làm cho bệnh nha chu trở nên tồi tệ và khó điều trị hơn. Nguyên nhân là căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng, bao gồm cả viêm chân răng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Bổ sung vitamin C, vitamin K và canxi để giúp răng, nướu chắc khỏe.

 Tham khảo bảng giá dịch vụ tại Nha Khoa Hoa Hồng Phương Đông 

Click ngay để được tư vấn MIỄN PHÍ