Vì sao ksviên phải tuyên thệ

1. Lời tuyên thệ của Đảng viên mới viết thế nào?

Sửa/In biểu mẫu

LỜI TUYÊN THỆ CỦA ĐẢNG VIÊN MỚI

(Đảng viên đứng quay mặt về cờ Tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Hồ Chí Minh)

Tôi tên: ……………………………… sinh ngày … tháng … năm …….., hôm nay được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trước cờ Tổ quốc, cờ Đảng, chân dung Chủ Tịch Hồ Chí Minh và sự chứng kiến của các đảng viên trong chi bộ, tôi xin thề:

1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

* Kết thúc mỗi lời Tuyên thệ, Đảng viên mới kết nạp Đảng giơ nắm tay phải và hô lớn “xin thề”; kết thúc 4 lời Tuyên thệ, giơ nắm tay phải hô lớn 3 lần “xin thề”.

2. Đọc lời tuyên thệ kết nạp Đảng viên mới cần chuẩn bị gì?

Để đọc lời tuyên thệ của Đảng viên, ngoài chuẩn bị mẫu lời tuyên thệ của Đảng viên mới, những Đảng viên vừa được kết nạp còn cần phải chuẩn bị tác phong, cử chỉ, ngôn ngữ khi đọc lời tuyên thệ trong buổi lễ kết nạp.

Dưới đây là một số lưu ý khi đọc lời tuyên thệ kết nạp Đảng viên mới:

- Trang phục: Ăn mặc gọn gàng, lịch sự… để tạo nên sự trang trọng cần thiết cho buổi lễ.

- Tư thế đứng: Đứng nghiêm, thẳng người thể hiện sự nghiêm túc của chính người Đảng viên mới trong buổi lễ. Trong đó, tay trái nắm hờ, đặt thẳng với chỉ quần còn tay phải nắm lại, giơ tay phải lên cao để thể hiện sự quyết tâm cũng như giữ trọn lời thề với Đảng, với dân.

- Vị trí đứng: Quay mặt hướng về phía cờ tổ quốc, cờ Đảng và chân dùng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Giọng đọc: To, rõ ràng các nội dung của lời tuyên thệ gồm: Thông tin cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh…); nội dung tuyên thệ phải được đọc một cách dõng rạc, to, rõ ràng, trôi chảy, dứt khoát và tự tin.

- Nghiêm cấm: Đảng viên vừa cười vừa đọc lời tuyên thệ, thái độ không nghiêm túc, cười cợt, mất tập trung.

Đặc biệt, Đảng viên mới có thể được cầm giấy để đọc lời tuyên thệ của Đảng viên nhưng vẫn phải đảm bảo sự mạch lạc, trôi chảy. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là học thuộc lòng, không đọc vấp. Tuyệt đối không đọc sai nội dung, đọc thiếu hoặc ngắt quãng.

3. Giải đáp 2 thắc mắc liên quan đến lời tuyên thệ

3.1 Trường hợp nào tổ chức lễ kết nạp Đảng viên?

Khi đáp ứng các điều kiện để được đứng vào hàng ngũ Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam như về độ tuổi, trình độ học vấn, lý lịch Đảng viên… thì có thể được kết nạp vào Đảng nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 4 Điều lệ Đảng:

- Có đơn tự nguyện vào Đảng.

- Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ.

- Được 02 Đảng viên chính thức giới thiệu. Trong đó, người giới thiệu phải là Đảng viên chính thức, cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm…

Sau khi đáp ứng các điều kiện kết nạp Đảng, người được kết nạp sẽ được tổ chức lễ kết nạp và sau đó sẽ trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng trước khi được xem xét, quyết định công nhận là Đảng viên chính thức.

Khi hết dự bị, Đảng viên dự bị sẽ được công nhận chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp. Nếu không đủ tư cách thì Đảng viên dự bị sẽ bị xoá tên trong danh sách.

3.2 Khi nào Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ?

Theo khoản 3.8 Điều 3 về thủ tục xem xét kết nạp Đảng viên (kể cả kết nạp lại Đảng viên) nêu tại Hướng dẫn số 01-HD/TW năm 2021, Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ là một trong những chương trình của buổi lễ kết nạp.

Theo đó, buổi lễ được tiến hành gồm các bước sau đây:

- Các Đảng viên chào cờ. Trong đó, có nội dung hát Quốc ca, Quốc tế ca.

- Người chủ trì tuyên bố lý do và giới thiệu các đại biểu tham gia buổi lễ kết nạp.

- Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi uỷ đọc Quyết định kết nạp Đảng viên.

- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ.

- Đại diện chi uỷ nêu cụ thể nhiệm vụ cũng như quyền hạn của Đảng viên cùng với nhiệm vụ của chi bộ, phân công Đảng viên chính thức giúp đỡ Đảng viên dự bị.

- Nếu cấp uỷ cấp trên có ý kiến thì đại diện cấp uỷ sẽ phát biểu. Nếu không có thì buổi lễ kết nạp tiến hành bế mạc bằng hoat động hát Quốc ca, Quốc tế ca.

Như vậy, Đảng viên mới được kết nạp là Đảng viên dự bị và đọc lời tuyên thệ trong buổi lễ kết nạp Đảng viên sau khi đã được Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi uỷ đọc quyết định kết nạp Đảng viên.

Trên đây là mẫu lời tuyên thệ của Đảng viên mới nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

14 tháng 3 2014

Chụp lại hình ảnh,

Nhà quan sát nói để các nguyên thủ quốc gia tuyên thệ sẽ giúp tăng trách nhiệm cá nhân.

Đề xuất xin ý kiến để Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ tuyên thệ nhậm chức trước Hiến pháp của Quốc hội Việt Nam là 'một bước tiến bộ', mặc dù Việt Nam chưa có Tòa Bảo hiến, hay Tòa án Hiến pháp, theo một nhà quan sát từ Hà Nội.

Đề xuất này sẽ làm tăng tính chịu trách nhiệm cá nhân của các nguyên thủ quốc gia, theo ý kiến của bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn của cố Thủ tướng Việt Nam ông Võ Văn Kiệt và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.

Về lý do đề xuất này được đưa ra vào thời điểm hiện nay, hôm 15/3/2014, trong cuộc trao đổi với BBC về một số chủ đề thời sự được quan tâm gần đây, nguyên Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói:

"Trước đây không có việc đó bởi vì cơ chế lãnh đạo ở Việt Nam mang tính chất tập thể, Chủ tịch nước hay Thủ tướng trong cơ chế đó ít thể hiện được trách nhiệm cá nhân của mình,

"Bây giờ, nếu có sự tuyên thệ như vậy, nó thể hiện cam kết cao hơn về trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng cũng như Chủ tịch Nước trước Quốc hội, cũng như trước Nhân dân."

Trả lời câu hỏi phải xứ lý ra sao nếu lời tuyên thệ nhậm chức trước Hiến pháp của các lãnh đạo cao cấp của Nhà nước và chính phủ bị vi phạm trong lúc Việt Nam chưa có Tòa Bảo hiến hay Tòa án Hiến pháp, bà Chi Lan nói:

"Lời tuyên thệ trước Hiến pháp tôi nghĩ vẫn là cần thiết, dù chưa có Tòa án Hiến pháp, bởi vì ít nhất lời tuyên thệ đó sẽ đòi hỏi các vị lãnh đạo không chỉ là Thủ tướng hay Chủ tịch Nước, mà các vị lãnh đạo khác cũng phải suy nghĩ và phải có trách nhiệm về việc trung thành với Tổ quốc, nhân dân và với Hiến pháp...

"Thực tình tôi cũng chưa biết khi đi vào thực hiện, với cơ chế tuyên thệ như vậy sẽ xử lý như thế nào ngộ như họ vi phạm, tuy nhiên tôi vẫn cho là đấy là một bước tiến bộ có việc tuyên thệ đó."

Về một diễn biến khác được dư luận quan tâm trong tuần này là việc ngành Công an công bố triển khai chế độ chính ủy, chính trị viên trong một số lực lượng của ngành này, nguyên Phó Chủ tịch VCCI bình luận:

Vì sao ksviên phải tuyên thệ
Vì sao ksviên phải tuyên thệ

Nguồn hình ảnh, Cong an Ha Tinh

Chụp lại hình ảnh,

Nhà quan sát nhấn mạnh lực lượng vũ trang Việt Nam cần trung thành trước hết với Tổ quốc và Nhân dân.

"Điều mà tôi thực tâm mong đợi nhất là quân đội hay lực lượng vũ trang trước hết phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân, điều đó phải khẳng định trong mọi trường hợp."

Bà Chi Lan cho rằng mặc dù đã có một số ý kiến được đặt ra về việc trung lập hóa quân đội, phi đảng phái hóa chính trị quân đội, những đề xuất đó có thể chưa thực hiện được trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam.

Bà nói: "Tôi nghĩ rằng trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, những đề xuất mang tính chất cấp tiến hóa, hoặc sớm quá thì cũng khó có thể thực hiện được."

Về việc 44 quan chức trẻ trong quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp trung ương được luân chuyển về các địa phương theo kế hoạch đợt một năm 2014 và trước Đại hội đảng lần thứ 12, nhà quan sát bình luận:

"Đảng có thể có cơ chế để bầu những người trong Đảng, nhưng ngay cả những người được đảng cử ra để ứng cử vào các vị trí khác nhau trong chính quyền, thì lá số cuối cùng quyết định vẫn là người dân, quyền của người dân,

"Cho nên đòi hỏi của người dân muốn được tham gia, muốn được có ý kiến nhiều hơn tôi nghĩ là một đòi hỏi chính đáng, và nếu mà Đảng biết theo đòi hỏi đó, và cố gắng tạo được sự minh bạch cao hơn, thì điều đó chỉ có lợi cho Đảng thôi,

"Làm sao để các ứng viên Đảng giới thiệu ra thuyết phục được nhân dân và được người dân tín nhiệm."

Trong cuộc trao đổi hôm thứ Sáu với BBC bà Phạm Chi Lan cũng nhận xét về một số diễn biến trong lĩnh vực xã hội dân sự ở Việt Nam, cho rằng luật ở Việt Nam vẫn còn kẽ hở liên quan điều chỉnh, quy định quyền thành lập hội đoàn của công dân vốn đã được Hiến pháp công nhận, nhưng lại chưa có luật ban hành, hướng dẫn trên thực tế.

Nhà nghiên cứu khẳng định quyền được lập hội đoàn là một quyền hợp hiến của nhân dân và không nên vội vàng 'chụp mũ' cho rằng xã hội dân sự là một công cụ chống chính quyền bằng diễn biến hòa bình.

Trước đó, hôm 13/3, trao đổi với BBC về chủ đề luân chuyển cán bộ lớp kế cận trước Đại hội kỳ tới của Đảng Cộng sản Việt Nam, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nêu quan điểm:

"44 cán bộ này, về tuổi đời thì trẻ, tuy vậy quá trình chọn lọc, luân chuyển này hoàn toàn nằm trong nội bộ Đảng và việc lấy ý kiến của dư luận, của công chúng còn đang hết sức hạn chế,

Vì sao ksviên phải tuyên thệ
Vì sao ksviên phải tuyên thệ

Nguồn hình ảnh, vietbao.vn

Chụp lại hình ảnh,

Bà Chi Lan nhấn mạnh cần tăng cường công khai, minh bạch trong công tác nhân sự của Đảng và chính quyền.

"Và người ta mong muốn rằng những người này cũng phải được công khai thành tích của mình, rồi được sự góp ý kiến và phán xét của quần chúng, bởi vì Đảng không phải chỉ riêng của Đảng, mà những người này sẽ là lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước nhân dân."

Hôm thứ Năm, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một blogger thành viên Mạng lưới những người viết blog của Việt Nam cũng chia sẻ quan điểm như bà Phạm Chi Lan về việc cần phải công khai, minh bạch hơn trong công tác quy hoạch, lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo của Đảng và chính quyền.

Nhấn mạnh nguyên tắc đảm bảo tự do ngôn luận, ông Thắng nói:

"Khi chúng ta đánh giá bất cứ điều gì thì chúng ta phải có thông tin, thông tin thì phải nhiều chiều và không phải ai cũng có thông tin.

"Thế thì như vậy vẫn có người nào đó, ở đâu đó người ta biết rõ năng lực của người này, người kia, nhưng người ta không thể nào có phương tiện ở trong tay để người ta truyền tải thông tin đến tất cả mọi người.

"Đấy chính là lý do mà tôi nói là phải có tự do ngôn luận và tự do báo chí là như vậy, và chỉ có sự minh bạch ở môi trường thông tin ấy thì ta mới có thể đánh giá được vấn đề, đánh giá được con người một cách chính xác," blogger nói với BBC.

Nội dung không có

  • {{promo.headlines.shortHeadline}}