Vì sao mắc bệnh rối loạn thần kinh chức năng

Rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân do đâu và bệnh này liệu có chữa được không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin hữu ích để hiểu hơn về căn bệnh này.

1. Rối loạn thần kinh thực vật có đáng sợ như bạn nghĩ?

Rối loạn thần kinh thực vật thực sự trở thành căn bệnh đáng sợ đối với nhiều người. Bởi nó gây ra nhiều tổn hại ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh thông qua các biểu hiện như: cơ thể mệt mỏi, suy nhược, luôn luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng,...

Rối loạn giấc ngủ khiến bạn luôn rơi vào tình trạng mất ngủ thực sự trở thành nỗi "ác mộng" của nhiều người. Bởi giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể phục hồi và tăng sức đề kháng. Chất lượng giấc ngủ suy giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Ngoài ra, hệ thần kinh bị rối loạn còn khiến bạn bị mất tập trung, trí nhớ suy giảm. Đồng thời còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như: hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, xương khớp trở nên đau nhức,...

Rối loạn thần kinh thực vật mặc dù không gây ra tử vong nhưng lại gây ra nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn thần kinh thực vật

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như: do tác động của virus, hệ thống miễn dịch bị tấn công, tâm lý bị rối loạn hoặc các bộ phận của cơ thể bị tổn thương, các bệnh tự miễn hoặc do yếu tố di truyền.

Ngoài ra, rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể là biến chứng của một số bệnh khác hoặc do tác dụng phụ của thuốc gây ra như thuốc điều trị ung thư, chống trầm cảm, tim mạch,... Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tổn thương thần kinh.

3. Dấu hiệu nhận biết rối loạn thần kinh thực vật

Thông thường ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu. Nhưng nếu không được chữa trị đúng cách khiến bệnh trở nặng, bạn sẽ dễ bị hoang mang, sợ hãi. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh như:

- Nhịp tim nhanh bất thường như muốn nhảy khỏi lồng ngực khiến bạn cảm thấy hồi hộp. Cảm giác này thường xuyên xảy ra khiến người bệnh cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi. Đây được coi là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết và thường gặp nhất.

Người bệnh hay bị chóng mặt, dễ ngất xỉu hoặc choáng váng

- Chóng mặt, dễ ngất xỉu hoặc cảm thấy choáng váng, không đứng vững. Nguyên nhân là do tình trạng nhịp tim quá nhanh dẫn đến thiếu máu lên não hoặc hạ huyết áp tư thế đột ngột.

- Đau thắt ngực hoặc đau nhói vùng ngực khiến bạn khó chịu. Những cơn đau này xuất hiện bất ngờ khiến bạn cảm thấy nghẹt thở, căng tức vùng ngực.

- Khó thở là một trong những trường hợp bạn dễ nhận ra đặc biệt trong các trường hợp ra ngoài nơi đông đúc, tập trung nhiều người. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy khó thở và phải rướn người ra để thở hoặc hít thở sâu mới cảm thấy dễ chịu.

- Tay chân run và đổ mồ hôi nhiều do hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức. Triệu chứng này cũng xuất hiện khi người bệnh căng thẳng, hốt hoảng nhiều.

- Mất ngủ thường xuyên là một trong những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bởi tình trạng lo lắng, bồn chồn khiến bạn ngủ không được ngon và sâu giấc.

- Cơ thể mệt mỏi, uể oải và thiếu sức sống là triệu chứng thường gặp. Điều này sẽ khiến người bệnh khó chịu và khó hồi phục lại cơ thể, dù được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.

Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố gây ra rối loạn thần kinh thực vật

4. Giải pháp nào cho người bị rối loạn thần kinh thực vật?

Có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh và muốn chữa trị được thì ngoài điều trị triệu chứng thì tìm thêm nguyên nhân gây ra.

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh thì bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh, luôn suy nghĩ lạc quan, yêu đời. Bên cạnh đó, việc tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp bạn giải tỏa căng thẳng, stress hiệu quả.

Mặc dù đây chỉ là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lâu dài còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Việc sử dụng các loại thuốc an thần và các loại vitamin nhóm B có tác dụng hỗ trợ, làm giảm các triệu chứng nặng của bệnh, cải thiện tinh thần hiệu quả.

Bên cạnh đó, kết hợp phương pháp trị liệu giúp quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt, tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực sẽ là yếu tố tiên quyết giúp cho bệnh nhanh khỏi.

5. Những lưu ý khi điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Bệnh này có tính chất không quá nghiêm trọng nên bạn không quá lo lắng và chỉ cần tuân thủ đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để có được kết quả điều trị tốt nhất. Đặc biệt, trong quá trình trị liệu thì tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực là vô cùng quan trọng khiến cho tình trạng bệnh sớm thuyên giảm.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, duy trì lối sống lành mạnh khoa học, không sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.

Việc kiểm soát căng thẳng, cân bằng cuộc sống, giảm stress cũng rất quan trọng. Do đó, bạn nên sắp xếp hợp lý giữa nghỉ ngơi và làm việc. Không nên làm việc quá nhiều, hoặc thức khuya thường xuyên sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, các bài tập hít thở sâu hoặc xoa vùng trên rốn hàng ngày sẽ rất có tác dụng trong việc phòng và điều trị bệnh. Bạn có thể lựa chọn tập yoga tại nhà hoặc thiền định giúp tĩnh tâm, thư giãn và thả lỏng cơ thể hiệu quả.

Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã bước sang tuổi 24 và là một trong những địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị rối loạn thần kinh thực vật. Chuyên khoa Thần kinh được thành lập với đội ngũ các bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh chuyên khoa thần kinh uy tín

Cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm là hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ trang thiết bị nhập khẩu đáp ứng mọi nhu cầu thăm khám của người bệnh. Giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh tốt nhất.

Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám nhanh nhất, liên hệ ngay tới hotline 1900 56 56 56.

Rối loạn thần kinh thực vật khó thở là một trong những triệu chứng gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nguy hiểm hơn, nếu không được chữa trị, bệnh tiến triển kéo dài thậm chí còn có thể dẫn tới hành vi tự sát.

1. Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật là gì

Hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm là hai bộ phận cấu thành nên hệ thần kinh thực vật. Hệ này có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mà không phụ thuộc vào sự chỉ huy của hệ thống não bộ. Một khi hai bộ phận này trở nên mất cân bằng sẽ gây ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật và làm ảnh hưởng đến chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như: tim, tiêu hóa, hô hấp,...

Bệnh tự miễn là một trong những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật, trong đó điển hình là: bệnh ung thư tấn công hệ miễn dịch, xạ trị hoặc phẫu thuật cổ làm tổn thương dây thần kinh vùng này, bệnh tự miễn, biến đổi do tuổi tác, bệnh truyền nhiễm,... Ngoài ra, một số loại thuốc với tác dụng phụ của nó cũng có thể gây rối loạn thần kinh thực vật: thuốc điều trị bệnh tim, thuốc điều trị ung thư, thuốc trị trầm cảm,...

2. Rối loạn thần kinh thực vật khó thở ra sao

2.1. Rối loạn thần kinh thực vật khó thở

Hệ hô hấp là một trong những cơ quan phải chịu tác động của bệnh. Vì thế rối loạn thần kinh thực vật khó thở là một trong những triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh lý này. Sở dĩ người bệnh bị khó thở là bởi cơ trơn phế quản sẽ bị co thắt.

Cảm giác khó thở sẽ tăng lên mạnh hơn nếu người bệnh căng thẳng hoặc có sự thay đổi của thời tiết. Lúc này người bệnh cảm thấy như mình bị hụt hơi, ngộp thở, họ phải hít thật sâu hoặc rướn người lên mà thở thì mới cảm thấy dễ chịu. Rối loạn thần kinh thực vật khó thở còn khiến họ sợ nơi ồn ào đông đúc, ồn ào đồng thời thích những nơi thoáng khí.

2.2. Những biểu hiện khác của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Do hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm bị mất cân bằng nên tùy thuộc vào loại rối loạn ở từng người bệnh mà các biểu hiện ở họ cũng có sự khác nhau. Biểu hiện điển hình thường gặp gồm:

- Rối loạn tuần hoàn: thiếu máu não gây ra mất tập trung, mất ngủ, dễ lo âu vô cớ.

- Choáng, chóng mặt, hụt hơi, tim đập nhanh/chậm hoặc không thay đổi một cách bất thường, hồi hộp, đau tức ngực.

- Rối loạn tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu, ăn nhanh no, tiêu chảy, ợ hơi nhiều, táo bón, dễ bị kích thích đại tiện nếu căng thẳng.

- Tiểu khó hoặc không tự chủ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, rối loạn hệ tiết niệu,...

Rối loạn thần kinh thực vật khó thở ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh

- Giảm hoặc tăng tiết mồ hôi bất thường, thân nhiệt tăng giảm bất thường.

- Chân tay buồn bực và đau nhức xương khớp nếu thời tiết thay đổi.

- Rối loạn tình dục: khô âm đạo, xuất tinh sớm, khó đạt cực khoái hoặc khó duy trì sự cương cứng,...

- Da khô, tóc rụng, mạch ngoài da bị co giãn,...

3. Tính chất nguy hiểm của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật khó thở không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tác động mạnh đến tâm lý và sức khỏe người bệnh. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lý này đều cảm thấy hoang mang vì khám mãi không ra nguyên nhân, điều trị nhiều mà không khỏi. Thậm chí những triệu chứng của bệnh còn như kiểu giả vờ nên người bệnh khó nhận được sự thông cảm từ những người xung quanh.

Tất cả những hệ lụy này kéo dài khiến bệnh trở nên nặng dần, người bệnh có xu hướng né tránh nơi đông người, mệt mỏi trầm trọng, chán nản với cuộc sống, trầm cảm,... Nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến trầm cảm kéo dài khiến bệnh nhân tự tử.

4. Biện pháp khắc chế bệnh

Một số việc làm sau có thể giúp khắc chế tạm thời các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật:

- Thay đổi tư thế hoạt động

Đứng lên một cách từ từ giúp triệu chứng chóng mặt thuyên giảm. Khi đứng hãy uốn cong bàn chân và lấy tay bám chặt vào một bên chân vài giây trước khi đứng để giúp lưu lượng máu tăng lên. Khi đã đứng hẳn lên và bước đi hãy căng cơ bắp chân để giúp cho huyết áp tăng dần.

- Để chân kê cao trên giường

Trước khi rời khỏi giường hãy nâng cao chân khoảng 30cm và ngồi ở tư thế hai chân lủng lẳng bên cạnh giường vài phút.

- Thay đổi thói quen ăn uống

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước, tăng cường bổ sung chất xơ và chất béo để giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

- Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

Với những người bị tiểu đường mắc rối loạn thần kinh thực vật khó thở, để bệnh thuyên giảm, tốt nhất cần giữ cho lượng đường trong máu cận mức bình thường nhất. Việc kiểm soát lượng đường trong máu còn giúp ngăn ngừa làm trầm trọng hơn các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.

Kiểm soát lượng đường giúp hạn chế triệu chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Đến nay, việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật vẫn chỉ nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh chứ không thể giải quyết triệt để bệnh bởi rất khó thiết lập được sự cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm ở bệnh nhân. Mặc khác, khâu chẩn đoán bệnh cũng gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng của bệnh tương đồng với rất nhiều bệnh lý khác, dễ gây nhầm lẫn, thực hiện các biện pháp siêu âm, chụp chiếu hầu như không có tác dụng

Mặc dù tính chất của bệnh rối loạn thần kinh thực vật và triệu chứng khó thở do bệnh gây ra phần lớn không quá nguy hiểm nhưng việc điều trị là cần thiết và phải hết sức kiên trì. Để tránh được những hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, ngay khi có những biểu hiện đã nói đến trên đây, tốt nhất bạn nên đến chuyên khoa thần kinh thăm khám để có hướng khắc phục càng sớm càng tốt.

Với những thông tin được chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng giúp các bạn có được cái nhìn tổng thể về bệnh rối loạn thần kinh thực vật khó thở để cảnh giác với các triệu chứng của bệnh, chủ động thăm khám để bảo vệ chính mình. Mọi sự hỗ trợ về y tế khi cần thiết bạn đọc có thể liên hệ tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 1900565656 để được giúp đỡ tận tình.