Vì sao nước có ga sủi bọt

Vì sao nước có ga sủi bọt

Nhiều người có thói quen gõ vào thành lon nước có gas trước khi mở nắp lon. Ảnh: Rex.

Theo Mirror, Christopher Arthur Edward Hamlett, giảng viên Đại học Nottingham Trent, Anh, chia sẻ một số lý thuyết khoa học xảy ra trong quá trình mở lon nước có ga. Trước khi lon được mở, các bọt khí cực nhỏ gắn vào thành lon. Khi mở lon nước, những bọt khí này tăng kích cỡ do độ hòa tan CO2 giảm. Khi các bọt khí đạt đến một kích thước nhất định, chúng tách ra khỏi vỏ lon và nổi lên bề mặt.

"Ban đầu, các bọt khí bám vào thành lon nước, việc gõ vào lon nước có thể đánh bật một vài bọt khí và tạo điều kiện cho chúng nổi lên mặt nước. Khi mở lon nước, những bọt khí nở ra tại vị trí thấp hơn sẽ chiếm nhiều không gian và đẩy nhiều nước ra ngoài hơn những bọt khí nở ra gần bề mặt", Christopher cho biết.

Vì vậy, việc gõ vào lon nước có ga trước khi mở sẽ hạn chế các bọt khí nở tại vị trí thấp, giúp nước không bị tràn ra ngoài.

Xem thêm:Tại sao không nên ngoáy tai bằng tăm bông

Thùy Dương

Những câu hỏi liên quan

Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì:

A. Áp suất của khí  CO 2  trong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí  CO 2 trong dung dịch thoát ra

B. Áp suất của khí  CO 2  trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO 2  trong dung dịch thoát ra

C. Áp suất của khí  CO 2  trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí  CO 2  trong dung dịch thoát ra

D. Áp suất của khí  CO 2  trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí  CO 2  trong dung dịch thoát ra

Thổi một luồng khí A thật chậm vào 1 cốc nước, người ta thấy có hiện tượng sủi bọt. A là khí nào sau đây?

A. Oxi

B. Hiđro

C. Cacbonic

D. Hiđro clorua

Hãy phân tích cho biết trường hợp nào xảy ra hiện tượng hóa học, trường hợp nào xảy ra hiện tượng vật lí. Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên.

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2022
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: hoặc

Nước có gas được làm bằng cách nén, để cho carbon dioxit (CO2) hòa tan vào trong dung dịch nước đuờng hoặc nước quả v.v... đựng trong chai đậy nắp kín. Carbon dioxit hòa tan vào trong nước làm cho nó có vị chua. Đó chính là nước axit carbonic hoặc nước soda mà người ta thường nói, cũng còn gọi là đồ uống mát lạnh.

Ở nhiệt độ bình thường, carbon dioxit là chất khí. Nếu chỉ bơm nó vào chất lỏng thì đại bộ phận không hòa ta được. Khi chịu một áp lực nhất định, carbon dioxit sẽ hòa tan một cách ổn định trong nước.

Nếu bật nắp ra, áp lực trong chai nhỏ đi, carbon dioxit trồi lên và bay đi, liền xuất hiện bọt hơi. Rót nước có gas vào trong cốc thì ta thấy có sủi bọt cũng chính vì lẽ đó. Nếu bạn khuấy động nước có gas trong cốc một chút, bạn sẽ thấy bọt tăng lên nhiều.

Vì sao không được cho đồ uống có gas vào ngăn đá tủ lạnh?

Khi được đặt trong nhiệt độ lạnh (dưới 0 độ C), các lon nước ngọt có gas (kể cả chai thủy tinh) sẽ khó có thể chịu được áp lực nở ra của khí gas.

Đầu tiên, khi nước ngọt bị đông đá, khối lượng của nó sẽ tăng lên, khiến chiếc lon bị biến dạng và cuối cùng là phát nổ. Thứ 2, ở nhiệt độ dưới 0 độ C, các loại nước có gas có thể vẫn có một phần ở dạng lỏng do nhiệt độ đóng băng đã bị giảm xuống.

Khi bạn mở lon nước ra, quá trình giải phóng lượng carbon dioxide hòa tan trong nước sẽ bắt đầu. Do một phần nước vẫn ở dạng lỏng nên áp lực nước thoát ra ngoài sẽ rất mạnh cộng thêm khối lượng đã bị gia tăng từ trước nên quá trình này sẽ xảy ra rất mạnh mẽ và thường gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Thực tế, rất nhiều nhà sản xuất đã lưu ý trên lon nước: “Không đốt nóng hoặc đông đá lạnh ở 0 độ C” nhưng không mấy ai chú ý đến. Nếu muốn làm lạnh nhanh, hãy chỉ để nước ngọt hay bia của bạn vào ngăn lạnh hoặc ngăn làm lạnh nhanh thôi để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Tác hại của nước ngọt có gas

  • Gây bệnh hen suyễn
  • Gây ra các vấn đề về thận
  • Gây hại gan
  • Tăng nguy cơ béo phì
  • Phân hủy men răng
  • Gây ra các vấn đề về tim mạch
  • Ảnh hưởng khả năng sinh sản
  • Bệnh tiểu đường

“Mùa hè, khi bạn nhễ nhại mồ hôi từ bên ngoài trở về nhà, được uống một cốc đồ uống chứa gaz mát lạnh, thì thật là dễ chịu vô cùng. Trong nước gaz có hoà tan cacbon đioxit. Khi rót nước gaz vào trong cốc, trong nước gaz có sủi bọt lên. Đó là nguyên nhân gì vậy?

Thật ra, cái đó có liên quan với cacbon đioxit hoà tan trong đồ uống. Khi điều chế nước gaz, người ta dùng áp suất đủ lớn, buộc cacbon đioxit hoà tan vào đồ uống. Sau đó đóng vào chai, đậy nắp chai bịt kín lại. Khi đem nước gaz ra dùng, nắp vừa mới bật lên, áp suất bên ngoài nhỏ hơn rất nhiều so với áp suất vốn có trong chai, cacbon đioxit bị ép buộc phải hoà tan trong đồ uống mất đi sự gò ép của áp suất, trong phút chốc bay lên, bốc thẳng ra ngoài. Vì vậy, chúng ta nhìn thấy bọt không ngừng sủi lên trong nước gaz, lại còn phát ra tiếng xì xì nữa.

Mùa hè, người ta đặc biệt thích uống nước gaz, chính là vì trong nước gaz chứa nhiều cacbon đioxit. Khi cacbon đioxit được giải thoát ra, nó có thể mang theo nhiệt lượng trong thân thể, làm cho chúng ta chợt cảm thấy mát mẻ, sảng khoái.”

Twitter Facebook LinkedIn