Vì sao tăng huyết áp gây khó thở

1. Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp là lực tác động của máu lên thành các động mạch. Đơn vị đo huyết áp được tính bằng mmHg. Để biết có bị tăng huyết áp không thì cần đo huyết áp và tăng huyết áp xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới, tỉ lệ người mắc tăng huyết áp trung bình gần 20%. Thống kê tại Mỹ được công bố bởi CDC cho thấy nước Mỹ có khoảng ¼ dân số bị tăng huyết áp và tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo tuổi.

Tại nước ta, khi kinh tế phát triển thì tần suất mắc tăng huyết áp ngày càng gia tăng. Nếu không có các biện pháp dự phòng hữu hiệu thì ước tính đến năm 2025 sẽ có gần 10 triệu người bị tăng huyết áp.

Vì sao tăng huyết áp gây khó thở

Tăng huyết áp được xác định khi: Huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

2. Nguyên nhân của tăng huyết áp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, theo đó chia thành hai loại, đó là:

- Tăng huyết áp nguyên phát

- Tăng huyết áp thứ phát.

Trong đó, khoảng 90 - 95% là tăng huyết áp nguyên phát mà các nguyên nhân không xác định được. Còn lại là tăng huyết áp thứ phát khi có những nguyên nhân rõ ràng, có thể từ tim mạch , hoặc nguyên nhân do các bệnh khác liên quan đến tim mạch, thận.

3. Dấu hiệu của tăng huyết áp

Vì sao tăng huyết áp gây khó thở

Những biến chứng của tăng huyết áp.

Tăng huyết áp thường không có biểu hiện, hoặc các biểu hiện rất mơ hồ như:

- Nhức đầu,

- Dễ mệt,

- Đau ngực,

- Hồi hộp,

- Khó thở…

Có rất nhiều trường hợp bị tăng huyết áp nhưng không biết, vì không có biểu hiện nào khác thường. Tuy bệnh tăng huyết áp diễn biến âm thầm nhưng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân và để lại hậu quả nặng nề.

Biến chứng thường thấy của tăng huyết áp là cơn đau thắt ngực , xuất huyết não , nhũn não, suy thận, rối loạn tiền đình, tăng áp động mạch võng mạc, mù lòa… Vì vậy, việc điều trị và kiểm soát huyết áp là vô cùng quan trọng.

4. Đo huyết áp đúng cách

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), chẩn đoán tăng huyết áp khi trị số trung bình qua ít nhất hai lần đo của huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc trị số trung bình của huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg, trong ít nhất hai lần thăm khám liên tiếp.

Vì sao tăng huyết áp gây khó thở

Chủ động đo huyết áp tại nhà là biện pháp tốt nhất để kiểm soát, hạn chế biến chứng do tăng huyết áp.

Hiện nay, việc đo huyết áp tại nhà để khẳng định chẩn đoán, cần thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Mỗi lần đo huyết áp cần đo hai lần liên tiếp, cách nhau khoảng 1 phút ở tư thế ngồi.

- Cần đo huyết áp 2 lần trong một ngày, tốt nhất là một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.

- Cần đo huyết áp liên tục ít nhất 4 lần trong một ngày, lý tưởng là 7 ngày. Loại bỏ ngày đầu tiên và sử dụng giá trị trung bình của các lần đo còn lại (≥135/85 mmHg) để khẳng định chẩn đoán.Trên thực tế hiện nay, máy đo huyết áp tại nhà được nhiều người dùng vì mức độ tiện lợi, giúp cho người bệnh theo dõi tình trạng tăng huyết áp dễ dàng. Vậy lưu ý cần nhớ khi đo huyết áp tại nhà cần đảm bảo 3 điều sau:

- Nếu người có huyết áp bình thường, cần đo lại huyết áp định kỳ 1 năm 1 lần. Nếu người có nguy cơ cao, người tiền tăng huyết áp cần 3 đến 6 tháng đo huyết áp định kỳ. Ngoài ra cần thực hiện việc thay đổi lối sống để phòng ngừa tăng huyết áp phát triển.

5. Điều trị tăng huyết áp

Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, nếu không điều trị đúng và thay đổi lối sống sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ biến chứng nặng tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy, mục tiêu khi điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân là loại bỏ yếu tố nguy cơ, kiểm soát mức huyết áp đề phòng biến chứng.

Các nghiên cứu đều cho thấy, điều trị tăng huyết áp làm giảm biến cố tim mạch. Tuy nhiên, trên thực tế nếu chỉ điều trị thuốc hạ áp đối với dự phòng đột quỵ và tử vong do bệnh mạch vành hiệu quả lại không cao. Nguyên nhân là số bệnh nhân được điều trị đủ liều thấp, thiếu quan tâm đến các yếu tố đi kèm, mức huyết áp để bắt đầu điều trị và huyết áp mục tiêu quá cao.

Vì sao tăng huyết áp gây khó thở

Người bị tăng huyết áp cần thay đổi lối sống và chú ý đến kiểm soát cân nặng.

Vậy câu hỏi đặt ra cho người tăng huyết áp là làm thế nào để kiểm soát được huyết áp. Để điều trị bệnh tăng huyết áp cần lưu ý đến việc dùng thuốc hoặc không dùng thuốc.

Huyết áp mục tiêu mà người bệnh cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Tuy nhiên, khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.

Vì sao tăng huyết áp gây khó thở

Người tăng huyết áp cần giảm ăn muối và chất béo bão hòa

Vì vậy, đối với điều trị tăng huyết áp cần sự tuân thủ lâu dài của người bệnh. Thông qua việc theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà và ở cơ sở y tế, chỉnh liều thuốc hạ áp một cách thích hợp, để đạt mục tiêu huyết áp chấp nhận được.

6. Phòng bệnh tăng huyết áp thế nào?

Người bệnh cần thay đổi lối sống, trong đó cần chú ý đến kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu béo phì, giảm ăn muối và chất béo bão hòa, giảm lượng calo trong chế độ ăn , tập thể dục đều đặn và bổ sung calci, kali, uống rượu vừa phải… Đây là điều cực kỳ quan trọng và là yếu tố kết hợp dùng thuốc.

Những thay đổi lối sống kết hợp dùng thuốc là 2 biện pháp song song không thể tách riêng. Theo nghiên cứu với những bệnh nhân tiền tăng huyết áp (nằm giữa 120/80 và 140/90 mmHg) việc thay đổi lối sống đã được khuyến cáo để ngăn ngừa sự tiến triển thành tăng huyết áp thực sự.

Các nhà nghiên cứu cho thấy, nếu thay đổi lối sống ở người béo phì, nếu giảm 4,5kg có thể giúp hạ huyết áp, chế độ ăn nhiều hoa quả, ít đạm muối có thể giúp hạ huyết áp (ăn ít hơn 6g muối/ngày rất tốt cho tim mạch).

Vì sao tăng huyết áp gây khó thở

Người tăng huyết áp nên rèn luyện thể lực thường xuyên.

Bên cạnh đó, người tăng huyết áp nên rèn luyện thể lực thường xuyên, đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày. Không hút thuốc lá, thuốc lào để bảo vệ tim mạch.

Điều trị tăng huyết áp là cá thể hóa điều trị và điều trị suốt đời. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc ngay cả khi huyết áp được kiểm soát. Nếu ngừng thuốc đột ngột, huyết áp tăng mạnh và nguy cơ xảy ra biến chứng lúc này là cao nhất.

Chào bạn,

Bệnh cao huyết áp ngày càng trở nên phổ biến, và thời gian mắc bệnh càng lâu dài, càng nhiều biến chứng xuất hiện. Cao huyết áp khó thở, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, … là những dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp ở mức nặng. Trong đó, khó thở là tình trạng hiếm gặp nhưng lại nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu của cơ thể đến tim.

Vì sao tăng huyết áp gây khó thở
Cao huyết áp khó thở – biến chứng bệnh nguy hiểm

Cao huyết áp khó thở biểu hiện:

Thông thường, chúng ta dễ có cảm giác khó thở khi phải leo cầu thang, hoặc thực hiện một số hoạt động thể chất khác. Tăng huyết áp khi tác động đến phổi – khó thở là dấu hiệu rõ ràng của tình trạng này. Đó là vì “phía bên phải của trái tim đang gặp khó khăn trong việc đẩy lưu lượng máu qua phổi – và nó không đi đến bên trái của tim và cơ thể”.

Bệnh nhân bị tăng huyết áp đã bị chặn hoặc thu hẹp động mạch trong phổi. Kết quả là, hệ thống mang máu tươi, ôxy vào bên trái tim và sau đó đến phần còn lại của cơ thể bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu khác của tăng huyết áp thường bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, đau ngực, nhịp tim đập và sưng ở mắt cá chân hoặc chân.

Mặc dù có những cảnh báo riêng biệt, cao huyết áp khó thở thường bị chẩn đoán sai. Để phát hiện chính xác tình trạng bệnh, bạn sẽ cần loại bỏ các dấu hiệu khác chẳng hạn như hen suyễn hoặc một vấn đề về tim hoặc phổi khác. Nên yêu cầu siêu âm tim nếu không tìm thấy nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Khó thở trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết, nên các bác sĩ có thể tiến hành đặt ống thông tim ngay, có thể đo áp lực của tim và phổi.

Nguyên nhân và điều trị

♦ Cao huyết áp khó thở, hay còn được gọi là tăng huyết áp động mạch phổi, làm cho các mạch máu của phổi trở nên dày và hẹp, dẫn đến tăng áp lực. Khoảng 10% các trường hợp như vậy là di truyền, và những người có tiền sử gia đình có nguy cơ phát triển nó cao hơn.

♦ Phần còn lại của chẩn đoán tăng huyết áp phổi được phân loại thành năm loại bởi Tổ chức Y tế Thế giới, có liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm bệnh tim trái và phổi, cục máu đông và các điều kiện như HIV, bệnh hồng cầu hình liềm và xơ cứng bì.

Đọc thêm:

Cao Huyết Áp Cần Hiểu Thật Rõ Để Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

♦ Bệnh thường phát triển ở những người ở độ tuổi 30 và 40, và có thể được chẩn đoán trong nhiều năm. Việc điều trị của từng bệnh nhân sẽ thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Một số cá nhân có thể nhận được thuốc uống, hít vào, hoặc sử dụng dưới da để làm giãn mạch máu hoặc tăng cung cấp máu và oxy cho tim. Một trường hợp nguy hiểm khác là những người có cục máu đông trong phổi của họ, có thể được yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Vì sao tăng huyết áp gây khó thở
Cao huyết áp khó thở – Trên 35 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh

Phong cách sống

Để ngăn ngừa cao huyết áp khó thở, kiểm tra huyết áp thường xuyên là việc làm cần thiết nhất để phát hiện bệnh sớm. Bạn có thể trang bị máy đo huyết áp điện tử cá nhân, đây là công cụ hiệu quả giúp người mắc bệnh tăng huyết áp và cả người có nguy cơ mắc bệnh, có thể kiểm tra huyết áp đều đặn, bảo đảm sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Tất cả bệnh nhân cao huyết áp khó thở cũng nên thay đổi lối sống để kiểm soát các triệu chứng. Ở độ tuổi trung niên, để phòng ngừa bệnh hiệu quả nên duy trì mức huyết áp ở ngưỡng 125/80 mmHg.

Chế độ ăn uống lành mạnh: “Hạn chế natri trong thức ăn (muối,…) có lẽ là điều quan trọng nhất. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo một chế độ ăn uống lành mạnh cũng ít chất béo, cholesterol và đường.

Một chìa khóa khác cho bệnh nhân cao huyết áp khó thở là duy trì trọng lượng thích hợp, duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 và bỏ thuốc lá, hạn chế các chất kích thích.

Tăng cường các hoạt động thể lực ở mức thích hợp: Tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

Ngoài ra, tinh thần người bệnh cần được thư giãn, đồng thời sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lí. Bệnh tăng huyết áp dù cấp tính hay mãn tính đều có cơ hội trị lành, nên người bệnh chỉ cần an tâm lựa chọn phương pháp đúng.

Đối tượng nguy cơ cao huyết áp

  • Độ tuổi có nguy cơ cao huyết áp khó thở tăng cùng với tuổi, ở người từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ cao.
  • Người thừa cân béo phì
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá làm tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do tăng huyết áp.
  • Những người mà công việc ít hoạt động thể lực.
  • Người hay bị căng thẳng tâm lý
  • Người mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, đái tháo đường…

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Biến chứng Cao Huyết Áp gây khó thở”. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi hoặc đang gặp khó khăn trong việc trị lành bệnh cho mình và người thân, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline bên dưới, hoặc để lại câu hỏi, Nesfaco sẽ trực tiếp hỗ trợ giải đáp miễn phí cho bạn nhé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đọc thêm:

Cao Huyết Áp Lành Tính Là Thế Nào?

Uống Thuốc Hạ Huyết Áp Thường Xuyên Có Hại Không?

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công Ty Cổ Phần NESFACO
Địa chỉ:  Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, P.24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
Website: nesfaco.com/chuacaohuyetap.com.vn

Điện thoại(028) 7300 2328
Hotline:  093 878 6025 Hoặc 1900 633004
Email: 

Từ khóa tìm kiếm:

Cao huyết áp khó thở

Cao huyết áp khó thở là gì

Cao huyết áp khó thở điều trị