Vì sao vào mua động các nhà máy phải ngừng hoạt động

24 tháng 9 2021

Vì sao vào mua động các nhà máy phải ngừng hoạt động
Vì sao vào mua động các nhà máy phải ngừng hoạt động

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

85% hộ gia đình Anh dùng gas để sưởi hoặc đun nấu

Dự trữ khí đốt thấp và lệ thuộc vào nguồn gas nhập khẩu là một trong nhiều lý do hàng loạt công ty cung ứng của Anh phá sản và chính phủ phải 'chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất'.

Cho đến ngày 25/09/2021, các công ty Hub, Money Plus, Utility Point, People's Energy, PFP, Green và Avro ở Anh đã rơi vào tình trạng ngừng hoạt động.

Giá khí đốt họ mua vào tăng 70% chỉ trong tháng 8 trong khi giá bán cho người tiêu dùng bị chính phủ cấm tăng, khiến các công ty này không hạch toán được thu chi và phải dừng kinh doanh.

Tòa châu Âu phạt Ba Lan nửa triệu euro một ngày vì mỏ than

Pháp kêu gọi Đức dừng dự án Nord Stream 2 vì vụ Navalny

TT Mỹ Biden và Thủ tướng Đức Merkel 'đoàn kết trước Nga'

Dự án phá đập thủy điện lớn nhất nước Mỹ

Họ kêu gọi chính phủ cứu giúp, hoặc bằng cách điều chỉnh giá cố định (price cap), hoặc hỗ trợ tài chính, trước mùa đông 2021 mà chính phủ thừa nhận là "sẽ khó khăn".

Thep phóng viên kinh doanh của BBC Kevin Peachey thì hàng trăm nghìn gia đình là khách hàng của công ty Avro vừa phá sản sẽ phải trả ít nhất là 1.277 bảng Anh/năm cho hóa đơn gas.

Hồi tháng 3, giá gas trung bình một năm cho hộ gia đình như vậy chỉ có 920 bảng.

Không chỉ giá khí đốt tăng mà khả năng thiếu xăng dầu cho xe hơi cá nhân cũng ập tới với hàng triệu người ở Anh.

Hiện tượng thiếu xăng dầu xảy ra do các tập đoàn xăng dầu không có đủ lái xe vận chuyển hàng từ nhà máy lọc tới các trạm bán lẻ đang làm tăng cảm giác hoang mang.

Từ hơn một năm qua, dịch Covid và Brexit khiến Anh thiếu chừng 90 nghìn tài xế xe tải mà một phần không nhỏ là công dân châu Âu đã bỏ về nước.

Tuyển dụng và huấn luyện cho người đủ tiêu chuẩn lái xe bồn chở xăng dầu (fuel tanker) - loại hàng dễ cháy nổ - lại cần thời gian lâu hơn tuyển lái xe tải bình thường.

Báo chí đưa tin tại London và Kent hôm 24/09 đã có những hàng dài xe hơi đợi mua xăng ở các cây xăng còn mở vì một số trạm của Tesco, BT bị đóng.

Theo phân tích của trang Business, BBC News thì nhiều tháng qua, giá khí đốt trên cả châu Âu và ở thị trường châu Á đã tăng đột biến.

Hai lý do khiến châu Âu và Anh gặp khó khăn hiện nay:

  • Mùa đông 2020 đầu năm 2021 làm lượng khí đốt tích trữ giảm hẳn.
  • Nhu cầu khí đốt và gas hóa lỏng tăng cao tại châu Á.

Hai yếu tố này đẩy giá gas tăng 250% từ tháng 1/2021, và tăng 70% trong tháng 8 vừa qua.

Vì sao Anh quốc bị nặng?

Chụp lại hình ảnh,

So với các nước châu Âu khác, Anh phụ thuộc vào khí đốt rất nhiều mà lượng tích trữ lại rất thấp

Nhưng có các lý do riêng khiến Anh bị khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng.

Một là sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn khí đốt - chừng 85% hộ gia đình Anh dùng gas để sưởi, và 1/3 điện năng toàn quốc dùng nhiên liệu này.

Hai là gió ít hơn trước khiến nguồn cung cấp từ các mạng điện gió giảm nhiều trong năm nay.

Mùa hè 2021 là mùa hè ít gió nhất trên các đảo Anh từ 1961, và trong tuần giữa tháng 8, điện gió chỉ cung cấp 9% cho toàn bộ lưới điện ở ba xứ Anh, Wales và Scotland.

Thêm lý do đặc thù thứ ba khiến vùng Đông Nam nước Anh thêm thiếu điện: trạm điện tại Kent, nhập điện qua đường dây cáp biển từ Pháp vừa phải đóng cửa sau một vụ hỏa hoạn.

Lại chuyện Nga và Trung Quốc

Về bối cảnh ngoại giao, chính trị, một số báo Anh đặt câu hỏi khủng hoảng thiếu xăng, điện và gas hiện nay "nên đổ lỗi cho Brexit, nước Nga hay thị trường thế giới"?

Câu trả lời có thể là cả ba.

EU cũng bị thiếu gas và đang kêu gọi nước cung ứng là Nga có biện pháp tương ứng.

Chụp lại hình ảnh,

Một trạm xăng của hãng BP tại Anh tạm thời đóng cửa

Dù không còn năm trong EU, Anh vẫn nhập khí đốt chủ yếu từ Na Uy và Hà Lan. Mà khí đốt Hà Lan lại lấy từ nguồn của Nga.

Tại sàn giao dịch Dutch TTF hub, giá khí đốt tăng ba lần trong một năm qua.

Hôm 24/09, lãnh đạo tập đoàn Gazprom, Alexei Miller cảnh báo châu Âu rằng giá khí đốt "sẽ còn tăng, thậm chí đạt mức kỷ lục" vào mùa đông năm nay.

Ông Miller nói đó là vấn đề của châu Âu vì dự trữ của họ hiện quá thấp: 22,9 tỷ mét khối (bcm) thấp hơn mức cần có.

Theo ông thì Trung Quốc và châu Á đang nhập nhiều gas của Nga và đây là thị trường rất tốt cho các nhà cung ứng khí đốt hóa lỏng.

Riêng Trung Quốc nhập 160 tỷ bcm từ các nguồn khác nhau trong năm 2021, theo Gazprom.

Họ sẽ còn tiếp tục nhập, bất kể giá gas ở châu Âu thế nào, theo tờ Euronews hôm 24/09 trích lời quan chức Gazprom.

Mất điện diện rộng trên toàn Argentina

Tập đoàn Mỹ ký thỏa thuận khí đốt với Việt Nam

Pháp-Việt ký nhiều hợp đồng hàng tỷ USD

24 tháng 1 2022

Chụp lại hình ảnh,

Nhà máy trị giá hàng tỷ USD tại Nghi Sơn, Thanh Hóa

Nhà máy hóa lọc dầu lớn nhất Việt Nam đang cắt giảm công suất và có thể phải đóng cửa sau Tết Nguyên đán vì khó khăn tài chính.

Nhà máy Nghi Sơn, công trình lớn nhất Việt Nam trong ngành hóa dầu ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa đang phải cắt giảm công suất và có thể phải đóng cửa sau Tết Nguyên đán vì khó khăn tài chính, theo Bloomberg (24/01/2022).

Hiện nhà máy đang yêu cầu chính phủ Việt Nam hỗ trợ và nếu không có thêm ngân khoản từ nhà nước thì khả năng "đóng cửa" vào tháng 2/2022 là rất cao, Bloomberg dẫn hai nguồn tin không nêu tên nhưng biết được tình hình bên trong nhà máy Nghi Sơn cho biết.

Dầu thô nhà máy Nghi Sơn nhập về từ Kuwait đã bị giảm đi một nửa vào tuần trước.

Việt Nam xuất khẩu dầu do 'tồn kho cao'?

Việt Nam: Kỳ họp Quốc hội bất thường và tham nhũng chính sách

Năm Nhâm Dần, dân Hà Nội mua quà 'hổ vàng nghìn đô'

Đã khó khăn từ lúc vận hành năm 2018

Hồi tháng 8/2021, báo VnExpress đưa tin nhu cầu xăng dầu giảm khiến hai nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn đều phải cắt giảm việc xuất hàng.

"Giãn cách xã hội ở nhiều địa phương khiến nhu cầu tiêu thụ dầu thô, xăng dầu... sụt giảm mạnh.

"Số liệu từ Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) cho thấy, tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu của doanh nghiệp trong tháng 8 giảm hơn 40% so với kế hoạch. Sản lượng bán lẻ của PVOIL tại TP HCM và các tỉnh phía Nam giảm đến 80% và ở Hà Nội sụt giảm 60%. Tính chung, tổng nhu cầu thị trường giảm khoảng 40%."

Trang báo trong bài hôm 25/08/2021, nói Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho hay tồn kho của các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn lên tới hơn 85%, bất chấp "giải pháp quyết liệt để giảm tồn kho".

Riêng nhà máy Nghi Sơn được khởi công xây dựng từ 2013, và đưa vào vận hành gần 5 năm sau ở thời điểm không thuận lợi cho ngành xăng dầu Việt Nam.

Hồi 2018, tỉnh Thanh Hoá đã yêu cầu chính phủ "xin dừng nhập xăng vì lo xăng dầu Nghi Sơn ế ẩm".

Vào thời điểm đó, theo báo Dân Trí trích nguồn chính thống, Việt Nam vẫn cho nhập 5,7 triệu tấn xăng dầu/năm.

Năm 2018, Nghi Sơn nói sẽ bán tất cả các sản phẩm xăng, dầu và khí đốt hóa lỏng cho thị trường địa phương, trong khi các sản phẩm khác, bao gồm hóa dầu, sẽ được xuất khẩu, theo quan chức nhà máy.

Dự án thuộc Khu kinh tế mở Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa có công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm, gần gấp đôi Nhà máy Dung Quất (Quảng Ngãi).

Dự án nhà máy Nghi Sơn là liên doanh của bốn nhà đầu tư gồm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), KPI (Kuwait), Idemitsu và Mitsui (Nhật Bản).

Vào tháng 10/2021, các báo quốc tế ghi nhận khu vực nhà máy Nghi Sơn ở Việt Nam "vẫn bị phong tỏa vì dịch Covid".

Vì sao vào mua động các nhà máy phải ngừng hoạt động
Vì sao vào mua động các nhà máy phải ngừng hoạt động

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM

Chụp lại hình ảnh,

Cảnh xây cất ở Khu công nghiệp Dung Quất

Việc điều chỉnh thị trường xăng dầu chưa xong thì ngành này bị dịch Covid làm thất thu.

Nhà máy lớn thứ nhì VN tại Dung Quất, cũng gặp cảnh tương tự vì dịch Covid.

Hồi tháng 7/2020, báo VN nêu "trong thời điểm căng thẳng nhất, lãnh đạo của nhà máy lọc dầu Dung Quất từng phải đứng trước lựa chọn: Tiếp tục vận hành hay tạm ngưng nhà máy?"

Lý do là giá bán ra phải bù lỗ mỗi thùng xăng dầu, khiến Dung Quất khó có thể duy trì sản xuất như trước, theo truyền thông Việt Nam.

Việc cắt giảm lưu thông, tiêu dùng xăng dầu hơn hai năm qua khiến các doanh nghiệp trong ngành buôn bán xăng dầu lâm nguy không chỉ xảy ra ở Việt Nam.

Chỉ trong tháng 11/2021, sau gần hai năm chống dịch Covid, bốn công ty bán lẻ xăng dầu và năng lượng tại Vương quốc Anh đã phá sản.

Các công ty Zebra Power, Omni Energy, Ampower UK và MA Energy đều báo lên Bộ Thương mại Anh rằng họ không thể hoạt động nổi.

Vì sao vào mua động các nhà máy phải ngừng hoạt động
Vì sao vào mua động các nhà máy phải ngừng hoạt động

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ngành dầu khí Anh phải sa thải nhân viên vì thua lỗ cuối 2021-hình minh họa giàn khoan ngoài khơi Scotland

Cuối năm 2020, một công ty là Marathon Petroleum ở Texas, Hoa Kỳ tuyên bố "đóng van cung cấp xăng dầu" vì thị trường của họ sụp đổ.

Lý do và hệ lụy của hai vụ cổ phiếu FLC và Tân Hoàng Minh 'bỏ cọc'

Gói tài trợ 4.000 tỷ đồng 'giải cứu Vietnam Airlines'

'Giải cứu' công dân VN là cơ hội cho ai đang làm giàu?