Viết lại câu sau theo hướng mở rộng chủ ngữ là một cụm danh từ chẳng dế ngạo mạn và xấc xược làm sao

hãy mở rộng những danh từ làm chủ ngữ trong những câu sau thành một cụm chủvị làm chủ ngữ

a, Người thanh niên ấy làm mọi người khó chịu

b, Nam làm cho bố mẹ vui lòng

c, Gió làm đổ cây

mình đang cần gấp

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 8 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

(Bài tập 4, SGK) Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây:

a) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (Tô Hoài)

b) Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. (Tô Hoài)

c) Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé. (Cô bé bán diêm)

Phương pháp giải:

Đọc và xác định

Lời giải chi tiết:

a) chủ ngữ là cụm danh từ: những cái vuốt ở chân, ở khoeo.

b) chủ ngữ là cụm danh từ: những gã xốc nổi. 

c) chủ ngữ là các cụm danh từ: hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 8 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

(Bài tập 5, SGK) Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong từng cụm danh từ làm chủ ngữ nói trên. Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ.

Phương pháp giải:

Đọc và xác định

Lời giải chi tiết:

- Danh từ trung tâm: cái vuốt, gã, ngọn nến, bức tranh.

- Các thành tố phụ:

+ Các thành tố phụ đứng trước trung tâm (chỉ số lượng): những, hàng ngàn, rất nhiều. 

+ Các thành tố phụ đứng sau trung tâm (chỉ vị trí, đặc điểm, tính chất): ở chân, ở khoeo; xốc nổi; sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi; màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng.

- Tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ: Các thành tố phụ làm cho ý nghĩa của danh từ trung tâm và nghĩa của câu cụ thể, đầy đủ hơn, phù hợp với ngữ cảnh, với mục đích cần diễn đạt. Chẳng hạn, ở những câu 2a), 2b), nếu lược bỏ các thành tố phụ ở trước trung tâm (những) và ở sau trung tâm (ở chân, ở khoeo; xốc nổi), những câu nhận được sẽ có nghĩa khác hẳn và không biểu thị được nội dung mà tác giả muốn truyền đạt. Ở câu 2c), các định ngữ chỉ số lượng hàng ngàn, rất nhiều được dùng phối hợp với các định ngữ đứng sau trung tâm (sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi; màu sắc rực rỡ ...) có tác dụng diễn tả khung cảnh hết sức kì ảo, rực rỡ hiện ra trong trí tưởng tượng của em bé bán diêm.

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 8 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

Tìm các chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây.

Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó.

a) Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái to nhất cong chân nhảy ra. (Tô Hoài)

b) Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. (Tô Hoài)

c) Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. (Ông lão đánh cá và con cá vàng)

Phương pháp giải:

Đọc và xác định

Lời giải chi tiết:

Các chủ ngữ là cụm danh từ:

a) một mụ nhện cái to nhất (danh từ trung tâm: mụ nhện, thành tố phụ: một, cái, to nhất) 

b) Đầu tôi to ra và nổi từng tảng (danh từ trung tâm: đầu tôi, thành tố phụ: to ra, nổi từng tảng) 

c) Một cơn dông tố kinh khủng (danh từ trung tâm: dông tố, thành tố phụ: một cơn, kinh khủng)

Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 9 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

Trong những câu dưới đây, từ những ở câu nào là thành tố phụ chỉ số nhiều và chiếm vị trí liền trước trung tâm của cụm danh từ?

a) Những tay võ kém đã bị lọc hết. (Tô Hoài)

b) San ăn những hai quả chuối. (Nam Cao)

c) Rồi bà chỉ những hậm hực suốt ngày, chỉ những tiếc tiền... (Nam Cao)

d)                                                             Những là rày ước, mai ao,

Mười lăm năm ấy, biết bao nhiêu tình.

                                                                                           (Nguyễn Du)

Phương pháp giải:

Phân tích ý nghĩa và cách dùng (vị trí) của từ những trong bốn câu đã cho

Lời giải chi tiết:

Từ những trong câu a) (Những tay võ kém đã bị lọc hết.) đáp ứng được các tiêu chí: chỉ số nhiều và chiếm vị trí liền trước danh từ trung tâm.

Loigiaihay.com

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6

Câu 1

Đọc từng cặp câu sau:

a1. Đôi khi, chim bay lên.

a2. Đôi khi, những bầy chim hoang dại bay vù lên một loạt.

b1. Trên những ngọn cây già nua, lá vàng khua.

b2. Trên những ngọn cây già nua, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ.

c1. Tóc mẹ đen và dày.

c2. Tóc mẹ đen và dày, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối.

Em hãy:

- So sánh nghĩa của từng cặp câu trên.

- Xác định nguyên nhân khiến cho nghĩa của từng cặp câu khác nhau.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ và xác định

Lời giải chi tiết:

Trong từng cặp câu trên, các câu a2, b2, c2 trong từng cặp có chủ ngữ được cấu tạo là cụm danh từ, vị ngữ được cấu tạo là một cụm động từ với nhiều thông tin chi tiết hơn các câu a1, b1, c1

Phân tích chi tiết:

a1. Đôi khi, chim (CN) / bay lên (VN).

a2. Đôi khi, những bầy chim hoang dại (CN) / bay vù lên một loạt (VN).

b1. Trên những ngọn cây già nua, lá vàng (CN) / khua (VN).

b2. Trên những ngọn cây già nua, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng (CN) / đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ (VN).

c1. Tóc mẹ (CN) / đen và dày (VN).

c2. Tóc mẹ (CN) / đen và dày, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối (VN).

Câu 2

Cho từng cặp câu sau:

a1. Giọng bà trầm bổng, ngân nga.

a2. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.

b1. Cô Gió khẽ lách qua khe cửa kính.

b2. Cô Gió nhẹ nhàng khẽ lách qua khe cửa kính.

c1. Con chim đã không cứu được nó.

c2. Con chim cánh to cánh nhỏ đã không cứu được nó.

d1. Con vật lồng lộn.

d2. Con vật bỗng lồng lộn khắp phòng, như đau đớn, như căm phẫn.

đ1. Chú cừu cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.

đ2. Chú cừu trắng muốt hiền lành cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.

Em hãy:

a. Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu trên.

b. Câu thứ hai trong từng cặp câu trên có thành phần nào được mở rộng bằng cụm từ? Xác định loại cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ) được dùng để mở rộng trong những câu ấy. Nêu tác dụng của việc sử dụng những cụm từ ấy để mở rộng các thành phần chính của câu.

Phương pháp giải:

Ôn lại kiến thức về từ loại

Lời giải chi tiết:

a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ:

a1. Giọng bà/trầm bổng, ngân nga.

a2. Giọng bà/trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.

b1. Cô Gió/khẽ lách qua khe cửa kính.

b2. Cô Gió/nhẹ nhàng khẽ lách qua khe cửa kính.

c1. Con chim/đã không cứu được nó.

c2. Con chim cánh to cánh nhỏ/đã không cứu được nó.

d1. Con vật/lồng lộn.

d2. Con vật/bỗng lồng lộn khắp phòng, như đau đớn, như căm phẫn.

đ1. Chú cừu/cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.

đ2. Chú cừu trắng muốt hiền lành/cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.

đ2. Chú cừu trắng muốt hiền lành/cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.

b. 

Câu a2 có một phần vị ngữ được mở rộng bằng cụm từ “ngân nga như tiếng chuông”.

Câu b2 biến vị ngữ của câu từ một cụm động từ đơn giản thành một cụm động từ có thông tin chi tiết, cụ thể.

Câu c2 biến chủ ngữ của câu từ một cụm danh từ đơn giản thành một cụm danh từ có thông tin chi tiết, cụ thể.

Câu d2 biến vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm động từ.

Câu đ2 biến vị ngữ của câu từ một cụm động từ đơn giản thành một cụm động từ có thông tin chi tiết, cụ thể, biến chủ ngữ của câu từ một cụm danh từ đơn giản thành một cụm danh từ có thông tin chi tiết, cụ thể.

Câu 4

Tìm và chỉ ra tác dụng của những phép so sánh có trong các đoạn văn sau:

a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những nơi cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

     (Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên)

b. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn.

(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về phép so sánh

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Phép so sánh trong các đoạn văn:

a. 

“Những nơi cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua”

“Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc”

=> Tác dụng: làm câu văn thêm sinh động, gợi tả, giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức vóc cường tráng của Dế Mèn, đồng thời thể hiện thái độ kiêu căng, hóm hỉnh.

b. 

“Khu vườn là món quà bất tận của tôi”.

“Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn”.

=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung rõ hơn về giá trị của thiên nhiên đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”.

Câu 6

Cụm từ “sực nhớ” trong đoạn văn sau có thể được thay bằng những cách diễn đạt khác như “tha thiết nhớ”, “bồi hồi nhớ” không? Hãy lý giải câu trả lời của em.

     May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà. Không ngờ cái xóm nhỏ heo hút này lại giống cái xóm của ông thời thơ ấu đến thế. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất.

(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)

Phương pháp giải:

Thử thay "sực nhớ" bằng "tha thiết nhớ" hay "bồi hồi nhớ" xem có thay đổi ý nghĩa văn bản hay không

Lời giải chi tiết:

- Cụm từ “sực nhớ” trong đoạn văn sau không thể được thay bằng những cách diễn đạt khác như “tha thiết nhớ”, “bồi hồi nhớ”.

* Bởi vì: “tha thiết nhớ”, “bồi hồi nhớ” không diễn tả được như từ “sực nhớ”.

Cụm từ “tha thiết nhớ”, “bồi hồi nhớ” không diễn tả được đúng với hoàn cảnh của sự xuất hiện bất ngờ của nỗi nhớ quê hương trong tâm trạng của nhân vật Bọ Dừa. 

Từ “sực nhớ” thể hiện sự việc bất ngờ ập đến. Trước đó Bọ Dừa chưa từng có ý định về quê. Tuy nhiên giọt sương đêm lạnh toát rơi bộp xuống cổ có thể đã khiến Bọ Dừa nhớ lại trải nghiệm tương tự ở quê nhà, vì vậy nỗi nhớ quê cũng theo đó mà ập đến.

Loigiaihay.com