Việt Nam còn bao nhiêu con rùa Hồ Gươm?

Ông Hoàng Văn Hà, Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á cho biết, rùa Hoàn Kiếm chỉ có ở miền Bắc Việt Nam và phía Nam Trung Quốc. Đây là loài rùa hết sức quan trọng cho công tác bảo tồn. Do đó, Chương trình bảo tồn rùa châu Á đã nỗ lực tìm kiếm, phát hiện, và bảo vệ các cá thể còn sót lại ngoài tự nhiên của loài từ những năm 2003 cho tới thời điểm hiện tại.

Loài rùa Hoàn Kiếm hiện đang được bảo vệ bởi pháp luật theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP (sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 64/2019/NĐ-CP) và được liệt kê trong Phụ lục IB Nghị định 06/2019/NĐ-CP. So với trước đây, luật pháp bảo vệ loài đã được cải thiện rất nhiều. Đây là một dấu hiệu tích cực, nhưng chúng ta cần làm nhiều hơn nữa để bảo vệ tương lai của loài rùa nguy cấp nhất thế giới.

Việc cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô chết khiến việc bảo tồn loài này đang gặp rất nhiều khó khăn. Để bảo tồn loài này, cần phát triển sự hợp tác quốc tế giữa Việt Nam, Trung Quốc, và có thể cả Lào trong công tác nhân giống. Việc cấp bách hiện nay là tiếp tục khảo sát để xác định bất kỳ quần thể nào còn sót lại của loài rùa này ở Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Cuối cùng, cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là người dân địa phương gần hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh về tầm quan trọng của loài rùa mai mềm khổng lồ này cũng như mối quan hệ cùng loài với cá thể rùa có cả giá trị sinh vật học lẫn giá trị văn hoá, tâm linh ở hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Năm 2018, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch bảo tồn các cá thể giải Sin-hoe (rùa Hoàn Kiếm). Theo đó, cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra, xác minh số lượng cá thể, giới tính rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô và Xuân Khanh. Giai đoạn 2021- 2025, các nhà khoa học nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện tự nhiên, môi trường phù hợp làm căn cứ đề xuất kế hoạch ghép đôi sinh sản, nếu được.

Đến năm 2026, các nhà khoa học sẽ thực hiện các dự án bảo tồn, ghép đôi sinh sản, ương nuôi giống loài rùa Hoàn Kiếm, tiến tới phục hồi quần thể loài rùa quý hiếm nhất thế giới và là biểu tượng tâm linh của người Hà Nội. Với việc cá thể ở hồ Đồng Mô chết, hy vọng khôi phục rùa Hoàn Kiếm hẹp dần hy vọng.

SKĐS - Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, một trong 3 cá thể rùa Hoàn Kiếm được ghi nhận chính thức trên thế giới và là 1 trong 2 cá thể cuối cùng ở Việt Nam vừa bị chết ở hồ Đồng Mô.

Làm tiêu bản rùa Hoàn Kiếm bằng phương pháp nhựa hóa

PGS.TS Phan Kế Long, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam cho biết, rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, dài 1,56 m, nặng 93 kg, được xác định chết sáng 23/4. Chiều 24/4, mẫu vật rùa đã được bàn giao về Bảo tàng thiên nhiên để bảo quản. Phòng lạnh âm sâu là môi trường tốt nhất cho việc bảo quản xác rùa để phục vụ cho chế tác hoặc nghiên cứu về DNA, cấu trúc di truyền sau đó.

"Trong thời gian chờ quyết định của UBND Hà Nội về phương án xử lý, xác rùa tạm thời sẽ được Bảo tàng bảo quản tại kho lạnh sâu ở nhiệt độ âm 20 độ C", ông Long nói. Diện tích kho lạnh của bảo tàng khoảng 20m3. Đây cũng là nơi từng bảo quản xác rùa Hoàn Kiếm ở hồ Gươm chết vào năm 2016 và nhiều động vật quý hiếm khác theo quyết định của Chính phủ.

Việt Nam còn bao nhiêu con rùa Hồ Gươm?

Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đông Mô.

Các chuyên gia đã lấy 15 mẫu phục vụ cho việc nghiên cứu để xác định loài, độ tuổi, nguyên nhân chết. Hiện vẫn cần phải đợi kết quả DNA để khẳng định chắc chắn, song theo ông Long, dựa vào hình thái đây là rùa Rafetus swinhoei (hay còn gọi rùa Hoàn Kiếm).

Dự kiến có hai cách để xử lý xác rùa như trước đây từng làm là nhựa hoá hoặc tiêu bản. Tuy nhiên việc ngâm xác rùa trong dung môi dễ gây ra hiện tượng cháy nổ, ngâm trong cồn hay ngâm phoóc-môn sẽ không đẹp và bị mất màu. Hiện phương pháp nhựa hóa là tối ưu nhất với loài không vây, không vảy này.

Phương pháp nhựa hoá giúp bảo quản nguyên trạng mẫu vật từ hình thái, màu sắc đến cả những phần khó như mắt, diềm mai. Nước và mỡ hòa tan trong tế bào sẽ được hút hết để thay vào đó một loại nhựa đặc biệt. Khi nhựa vào cơ thể sẽ thẩm thấu qua các tế bào giúp giữ nguyên cấu trúc. Phương pháp này cũng giúp giữ được nguyên vẹn mẫu vật (cả phần xương, sụn) sát thực nhất với mẫu sống, không để lại mùi và có độ bền cao. Về chi phí bảo quản, phục dựng xác rùa ở Đồng Mô, ông Long cho biết, UBND thành phố Hà Nội sẽ thực hiện chi trả và phối hợp với bảo tàng để xử lý.

Nhựa hóa là phương pháp hiện đại nhất thế giới, giúp bảo quản nguyên trạng mẫu vật từ hình thái, màu sắc đến cả những phần khó như mắt, diềm mai. Nước và mỡ hòa tan trong tế bào sẽ được hút hết để thay vào đó một loại nhựa đặc biệt. Khi nhựa vào cơ thể sẽ thẩm thấu qua các tế bào giúp giữ nguyên cấu trúc. Phương pháp này cũng giúp giữ được nguyên vẹn mẫu vật (cả phần xương, sụn) sát thực nhất với mẫu sống, không để lại mùi và có độ bền cao.

Hy vọng tìm được thêm cá thể rùa Hoàn Kiếm

Rùa Hoàn Kiếm là loài rùa quý hiếm nhất trên thế giới với ghi nhận chính thức chỉ có 3 cá thể. Một cá thể sống ở vườn thú Tô Châu (Trung Quốc), một cá thể ở hồ Xuân Khanh (Hà Nội) và cá thể vừa qua đời ở hồ Đồng Mô. Riêng tại hồ Đồng Mô, các nhà bảo tồn của Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á cho rằng, có ít nhất 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm ở đây. Một bức ảnh từng hai cá thể rùa Hoàn Kiếm song song. Tuy nhiên, tại đây mới bẫy bắt và xác định gene thành công một cá thể.

Vào năm 2016, cá thể rùa Hồ Gươm qua đời, có chiều dài toàn thân là 185cm, chiều rộng mai 100cm, nặng 169kg. Nguyên nhân rùa chết được cho là già yếu, bởi con rùa sống lâu nhất thế giới là 180 năm, trong khi rùa Hồ Gươm ước tính 200 tuổi.

Riêng tại hồ Đồng Mô, các nhà bảo tồn rùa vẫn kỳ vọng còn một cá thể rùa Hoàn Kiếm sinh sống tại đây vì từ lâu, người dân đánh bắt cá khẳng định có 1 cá thể nhỏ hơn cá thể vừa chết, đang sống trong hồ.

Ông Hoàng Văn Hà, Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á cho biết, rùa Hoàn Kiếm chỉ có ở miền Bắc Việt Nam và phía Nam Trung Quốc. Đây là loài rùa hết sức quan trọng cho công tác bảo tồn. Do đó, Chương trình bảo tồn rùa châu Á đã nỗ lực tìm kiếm, phát hiện, và bảo vệ các cá thể còn sót lại ngoài tự nhiên của loài từ những năm 2003 cho tới thời điểm hiện tại.

Loài rùa Hoàn Kiếm hiện đang được bảo vệ bởi pháp luật theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP (sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 64/2019/NĐ-CP) và được liệt kê trong Phụ lục IB Nghị định 06/2019/NĐ-CP. So với trước đây, luật pháp bảo vệ loài đã được cải thiện rất nhiều. Đây là một dấu hiệu tích cực, nhưng chúng ta cần làm nhiều hơn nữa để bảo vệ tương lai của loài rùa nguy cấp nhất thế giới.

Việc cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô chết khiến việc bảo tồn loài này đang gặp rất nhiều khó khăn. Để bảo tồn loài này, cần phát triển sự hợp tác quốc tế giữa Việt Nam, Trung Quốc, và có thể cả Lào trong công tác nhân giống. Việc cấp bách hiện nay là tiếp tục khảo sát để xác định bất kỳ quần thể nào còn sót lại của loài rùa này ở Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Cuối cùng, cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là người dân địa phương gần hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh về tầm quan trọng của loài rùa mai mềm khổng lồ này cũng như mối quan hệ cùng loài với cá thể rùa có cả giá trị sinh vật học lẫn giá trị văn hoá, tâm linh ở hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội.

  • Khởi tố vụ mua bán 2 cá thể rùa quý hiếm ở Quảng Trị

  • 'Nữ quái' 9X mang 100 cá thể rùa quý hiếm từ Đà Nẵng ra Hà Nội tiêu thụ

Năm 2018, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch bảo tồn các cá thể giải Sin-hoe (rùa Hoàn Kiếm). Theo đó, cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra, xác minh số lượng cá thể, giới tính rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô và Xuân Khanh. Giai đoạn 2021- 2025, các nhà khoa học nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện tự nhiên, môi trường phù hợp làm căn cứ đề xuất kế hoạch ghép đôi sinh sản, nếu được.

Đến năm 2026, các nhà khoa học sẽ thực hiện các dự án bảo tồn, ghép đôi sinh sản, ương nuôi giống loài rùa Hoàn Kiếm, tiến tới phục hồi quần thể loài rùa quý hiếm nhất thế giới và là biểu tượng tâm linh của người Hà Nội. Với việc cá thể ở hồ Đồng Mô chết, hy vọng khôi phục rùa Hoàn Kiếm hẹp dần hy vọng.

Việt Nam còn bao nhiêu con rùa Hồ Gươm?
Cận cảnh 59 cá thể rùa đầu to cực kỳ quý hiếm vừa bị tịch thu

SKĐS - Vườn quốc gia Pù Mát vừa phối hợp với Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam's Wildlife - SVW) tiếp nhận cứu hộ 59 cá thể rùa đầu to.