Vở bài tập Tiếng Việt trang 11 lớp 5 tập 2

I. Nhận xét

1. Gạch dưới các câu ghép trong đoạn trích sau :

(1)Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân l-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào... (2)Một lát sau, l-va-nốp đứng dậy nói : “(3)Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. (4)Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. (5)Đó là quyền của tôi.”

(6)Mọi người đều cho là l-va-nốp nói rất đúng. (7)Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cám ơn l-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

2. Dùng dấu gạch xiên ( / ) ngăn cách các vế câu trong từng câu ghép vừa tìm được.

3. Cách nối các vế câu trong những câu ghép nói trên có gì khác nhau ? Nhận xét vào bảng sau :

Câu ghép

Cách nối các vế câu

Câu số….

………………………………………

Câu số….

……………………………………

Câu số….

……………………………………

Phương pháp giải:

1) Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên.

2) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

3) Em quan sát xem giữa các vế có từ gì hay có dùng dấu gì để nối?

Trả lời:

1)

(1)Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân l-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào... (2)Một lát sau, l-va-nốp đứng dậy nói : “(3)Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. (4)Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. (5)Đó là quyền của tôi.”

(6)Mọi người đều cho là l-va-nốp nói rất đúng. (7)Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cám ơn l-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

2)

(1)Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân l-va-nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng lại mở / , một người nữa tiến vào... (2)Một lát sau, l-va-nốp đứng dậy nói : “(3)Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. (4)Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự / , nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. (5)Đó là quyền của tôi.”

(6)Mọi người đều cho là l-va-nốp nói rất đúng. (7)Lê-nin không tiện từ chối / , đồng chí cám ơn l-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

3) 

Câu ghép

Cách nối các vế câu

Câu số 1

Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng quan hệ từ “thì”, vế 2 và vế 3 nối với nhau trực tiếp, giữa hai vế có dấu phẩy.

Câu số 4

Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “tuy ... nhưng …”

Câu số 7

Vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa hai vế có dấu phẩy.

II. Luyện tập

1. Gạch dưới câu ghép trong đoạn văn sau. Dùng gạch xiên ( / ) để ngăn cách các vế câu. Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu :

Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy, phải trau dồi đạo đức cách mạng.

2. Hãy khôi phục những từ bị lược trong hai câu ghép ở cuối đoạn văn dưới đây :

Thái hậu ngạc nhiên nói:

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử ?

Tô Hiến Thành tâu :

-……….Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường.

Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước...... thần xin cử Trần Trung Tá.

3. Em tán thành hay không tán thành việc lược bớt từ của tác giả ? Vì sao ? Đánh dấu X vào □ trước ý em chọn.

□ Tán thành. Cần lược bớt từ để câu văn gọn gàng, không nặng nề.

□ Không tán thành. Bởi vì các quan hệ từ này giúp cho việc diễn đạt rõ nghĩa hơn.

4. Điền quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây :

a) Tấm chăm chỉ, hiền lành........... Cám thì lười biếng, độc ác.

b )Ông đã nhiều lần can gián........... vua không nghe.

c) Mình đến nhà bạn............. bạn đến nhà mình ?

Phương pháp giải:

1) - Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên.

- Em xác định các thành phần chủ - vị trong câu rồi tìm quan hệ từ nối các vế câu.

2) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

3) Em suy nghĩ và trả lời.

4) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

1) Gạch dưới câu ghép trong đoạn văn sau. Dùng gạch xiên ( / ) để ngăn cách các vế câu. Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu :

    Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu / thì  nhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy, phải trau dồi đạo đức cách mạng.

2) Hãy khôi phục những từ bị lược trong hai câu ghép ở cuối đoạn văn dưới đây :

Thái hậu ngạc nhiên nói:

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử ?

Tô Hiến Thành tâu :

- Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường.

Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước thì thần xin cử Trần Trung Tá.

3) Em tán thành hay không tán thành việc lược bớt từ của tác giả ? Vì sao ? Đánh dấu X vào □ trước ý em chọn.

X Tán thành. Cần lược bớt từ để câu văn gọn gàng, không nặng nề.

□  Không tán thành. Bởi vì các quan hệ từ này giúp cho việc diễn đạt rõ nghĩa hơn.

4) Điền quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây :

a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.

b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe.

c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình ?

Mục lục Giải Vở bài tập Tiếng việt lớp 5 trang 11, 12 Luyện từ và câu - Luyện tập về từ đồng nghĩa

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 11 Bài 1: Gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau :

Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

Phương pháp giải:

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Con hãy đọc kĩ trong đoạn thơ và tìm những từ được dùng để gọi mẹ ở các vùng quê khác nhau.

Trả lời:

Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 12 Bài 2: Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa :

bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang

a) bao la, ..............................

b).........................................

c).........................................

Phương pháp giải:

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Trả lời:

a) bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.

b) lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.

c) vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 12 bài 13: Viết một đoạn văn tả cảnh từ 3 đến 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2.

Phương pháp giải:

Con suy nghĩ rồi viết đoạn văn cho phù hợp

Trả lời:

Cánh rừng rộng mênh mông. Con đường đất đỏ dẫn vào rừng có vẻ như nhỏ lại. Càng vào sâu, khung cảnh càng hiu hắt. Thỉnh thoảng, hai bên đường, bắt gặp vài chòi lá của những người gác rừng. Trên nền chòi : một bếp lửa nhỏ, tro đã nguội, nhìn thật hiu quạnh... Chỉ có tiếng lao xao của đại ngàn, tiếng vi vút của gió như lời linh thiêng của rừng già. Vài tia nắng hiếm hoi lọt qua kẽ lá, rơi xuống giọt sương vương trên ngọn cỏ, ánh lên lấp lánh.

Xem thêm các bài soạn, giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Chính tả Tuần 2 trang 8, 9

Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ: Tổ quốc Tuần 2 trang 9, 10

Tập làm văn - Luyện tập tả cảnh Tuần 2 trang 10, 11

Tập làm văn - Luyện tập làm báo cáo thống kê Tuần 2 trang 13