Xác định các điểm tiếp xúc cho kế hoạch IMC như thế nào

QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP (IMC)

Điểm khác biệt lớn nhất của quy trình lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp IMC là việc tận dụng tối đa các công cụ trong một chiến dịch truyền thông tiếp thị với cùng một ý tưởng, vượt ra ngoài phạm vi mà thông điệp mang lại, trở thành sợi dây liên kết xuyên suốt để đảm bảo khách hàng có thể tiếp nhận sản phẩm đa dạng trên nhiều kênh truyền thông. Tuy nhiên không phải Marketer nào cũng nắm được quy trình lập kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp chuẩn. Cùng tìm hiểu IMC là gì và quy trình lập kế hoạch ra sao nhé!

Xác định các điểm tiếp xúc cho kế hoạch IMC như thế nào

IMC là gì?

IMC – Integrated Marketing Communication hay còn gọi là truyền thông tích hợp là những hoạt động marketing có sự phối hợp và gắn bó chặt chẽ giữa các nền tảng Marketing lại với nhau nhằm truyền tải một thông điệp rõ ràng, có tính nhất quán, xuyên suốt và thuyết phục đến khách hàng mục tiêu về một doanh nghiệp hay những sản phẩm của doanh nghiệp đó (Armstrong & Kotler 2005).

Đây là một sự kết hợp của các công cụ truyền thông marketing có sự chọn lọc; kết hợp với nguồn những nguồn lực đang có của doanh nghiệp nhằm tác động đến khách hàng mục tiêu với một mức chi phí hợp lý nhất.

Các công cụ chính trong truyền thông marketing tích hợp

Xác định các điểm tiếp xúc cho kế hoạch IMC như thế nào

Trong IMC có 5 công cụ chính bao gồm:

  • Advertising (Quảng cáo)
  • Public Relations (PR)
  • Promotion (Khuyến mãi)
  • Direct Marketing (Tiếp thị trực tiếp)
  • Personal Selling (Bán hàng cá nhân)

Mỗi công cụ trong marketing tích hợp sẽ có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Mặc dù vậy nếu biết cách kết hợp hài hoà với 4Ps (Product, Price, Place, Promotion) trong Marketing Mix; nó sẽ có thể giúp doanh nghiệp tận dụng được điểm mạnh và hạn chế được các điểm yếu của công cụ marketing tích hợp. Từ đó,  doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đề ra của mình.

Quy trình lập kế hoạch truyền thông tích hợp IMC

Việc xây dựng một kế hoạch truyền thông tích hợp (IMC) đang dần trở thành yếu tố cốt lõi làm nên thành công cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp phải truyền thông cái gì? Tích hợp như thế nào mới hiệu quả?

Dưới đây là Noka Marketing sẽ chia sẻ cho mọi người một quy trình chuẩn gồm 6 bước được có thể đưa ra Một kế hoạch Truyền Thông hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.

Bước 1: Xác định mục tiêu

Để một kế hoạch Truyền thông có hiệu quả việc đầu tiên chúng ta phải biết mình muốn đi đâu thì sau đó mới có thể lựa chọn xem phương tiện nào và đi như thế nào mới tối ưu nhất. Và lập kế hoạch truyền thông tích hợp ( IMC ) cũng không phải là một ngoại lệ.

Giai đoạn đầu bạn cần thiết lập và vẽ ra một bức tranh tổng quát về các hoạt động tiếp thị trong thời gian tiếp theo. Đặt ra mục tiêu rõ ràng bao gồm những điều sau đây:

  • Mở rộng thị trường
  • Thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh
  • Mở rộng mạng lưới và phân phối sản phẩm
  • Tung ra những sản phẩm mới lạ và hữu dụng cho người dùng

Bạn Nên Sử dụng Mô hình SMART Trong việc lập mục tiêu. Mô hình này sẽ giúp các mục tiêu bạn mang tính định lượng và phù hợp với nguồn lực sẵn có của bạn hiện nay.

  • S- Specific: Mục tiêu càng cụ thể càng dễ dàng thực hiện và tránh sai hướng.
  • M- Measurable: Mục tiêu cần đo lường được, tránh tìm kiếm các mục tiêu mơ hồ, không có thực, cũng như khó đo lường bằng kết quả.
  • A- Achievable: Có thể đạt được.
  • R- Relevant: Có liên quan, nếu mục tiêu đề ra không liên quan đến những gì cần thực hiện thì chắc chắn nó sẽ khiến cho người thực hiện theo kế hoạch truyền thông sẽ khó khăn hơn. Đồng thời, có có thật sự phù hợp với định hướng chung của doanh nghiệp hay không?
  • T- Time: Giới hạn thời gian. Khoảng thời gian cần và đủ để thực hiện mục tiêu.

Các mục tiêu này sẽ giúp bạn đo lường hiệu quả và có cơ sở để đánh giá hoạt động truyền thông của mình. Tuy nhiên, có một yêu cầu bắt buộc đó là mục tiêu trong kế hoạch của bạn bắt buộc phải đáp ứng 2 yêu cầu “bất di bất dịch” là “Achievable” và “Realistic”. Nếu mục tiêu chưa đạt 2 tiêu chí này hãy cẩn trọng trong việc thực hiện nó.

Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu chính

Khách hàng mục tiêu chính là nhóm người có đặc điểm nhân khẩu học phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp hướng tới. Đó có thể là các nhóm đối tượng online hoặc đối tượng hiện hữu ngoài đời thực, có thói quen mua hàng, hành vi mua hàng cụ thể và quan trọng là có khả năng chi trả, bỏ tiền ra mua các sản phẩm, dịch vụ họ cần.

Việc xác định được đối tượng mục tiêu chính sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được đúng khách hàng mong muốn, tiết kiệm chi phí và đưa ra những kế hoạch phù hợp để “chinh phục” họ.

Để xác định được chính xác đối tượng mục tiêu, bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc cơ bản trong Marketing.

Dựa trên nghiên cứu, lý thuyết

  • Tiến hành các thống kê, nghiên cứu từ những số liệu thu thập được trên 1 phạm vi khách nhất định (số lượng nghiên cứu phải đủ nhiều để đưa ra được các chỉ số chung)
  • Nghiên cứu, phân tích đối thủ trong cùng lĩnh vực, từ đó nghiên cứu về nhóm đối tượng khách hàng mà mình muốn nhắm đến.

Dựa trên yếu tố thực tiễn

  • Đi khảo sát thị trường
  • Quan sát thực tế hành vi của người tiêu dùng
  • Sống thử và trải nghiệm cuộc sống của người tiêu dùng
  • Khảo sát thực tế thói quen truyền thông của khách hàng
  • Nghiên cứu và phân tích tâm lý của khách hàng về nhu cầu, mong muốn, và khát khao cũng như nỗi sợ hãi của người dùng khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ.

Bước 3: Phân Tích Khách hàng Mục tiêu và tìm ra Consumer Insight

Customer insight là việc diễn giải về hành vi và xu hướng của khách hàng dựa trên các data mà chúng ta có về họ để thông qua đó có thể khai thác được tâm lý, thói quen, sở thích của khách hàng có thể khiến họ cảm thấy hứng thú vì được thấu hiểu. Điều này sẽ kích thích sự tò mò và mong muốn được trải nghiệm sản phẩm.

Tâm lý và hành vi của người tiêu dùng thay đổi từng ngày, do đó việc xác định được insight khách hàng đòi hỏi các Marketer phải có một kiến thức nền tảng chắc chắn và một khả năng “cảm thụ” mạnh mẽ. Một vài “chỉ dẫn” được đưa ra để việc tìm ra “sự thật ngầm hiểu” này bao gồm:

  • Collect (thu thập thông tin) 
  • Connect & Dig Deeper (Kết nối và đào sâu) 
  • Crafting (sắp xếp thủ công)

Xem Thêm: Cách Vẽ Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu và Tìm Insight

Bước 4: Big Idea

Xác định các điểm tiếp xúc cho kế hoạch IMC như thế nào

Big idea trong Marketing chính là hướng giải quyết cho những vấn đề mà insight chưa giải quyết được cho người tiêu dùng. Một doanh nghiệp tận dụng tốt và sử dụng big idea ấn tượng và hiệu quả là biết kết nối với insight và bắt buộc phải bắt nguồn từ insight (from insight to big idea)

Big idea tốt cần phải đáp ứng đủ những yếu tố cơ bản là (chuyên sâu, bền bỉ và khả thi). Thông thường, big idea sẽ gồm ba loại

  • Brand Big Idea (Sứ mệnh, tầm nhìn và định vị)
  • Communication Big Idea (Khái niệm truyền thông chiến lược)
  • Advertising Big Idea (Quảng cáo)

3 yếu tố cơ bản của Big Idea

Big Idea là một trong những thứ doanh nghiệp phải thực hiện khi lập kế hoạch truyền thông. Dưới đây, là 3 yếu tố cơ bản để tạo ra big idea:

  • Thông tin chi tiết (Piercing Insight)

Một cái nhìn sâu sắc thu hút người tiêu dùng bởi vì đó là một sự thật không rõ ràng đối với họ, và thường là một điều họ cần giải quyết. Thông tin chi tiết là cốt lõi cho bất kỳ thương hiệu nào, và một sự chi tiết sẽ chứa đủ sức mạnh để thu hút sự chú ý, cũng như kích thích trí tưởng tượng của người tiêu dùng và khéo léo thiết lập thương hiệu để đưa ra giải pháp.

Những hiểu biết này khai thác vào một sự thật đầy tham vọng hoặc truyền cảm hứng (về cảm xúc hay lý trí) và khi được thể hiện ngắn gọn bằng ngôn ngữ của người tiêu dùng, có thể dễ dàng được họ kể lại.

  • Kết nối thương hiệu (Brand Connection)

Nếu cái nhìn sâu sắc thực hiện công việc của mình, thương hiệu có thể cung cấp một giải pháp hữu hiệu cho thách thức hoặc nhu cầu đó. Vì thương hiệu đã thuộc danh mục này (có thể hữu hình hoặc theo khái niệm), nên nó có thể tự nhiên kết nối với cái nhìn sâu sắc, giải quyết nó, thậm chí vượt quá nhu cầu của người tiêu dùng.

  • Biểu hiện cô đọng (Succinct Expression)

Và cuối cùng, bạn cần một cụm từ gọn gàng để nắm bắt được cái nhìn sâu sắc và kết nối thương hiệu, có thể kích hoạt việc gợi lại khoảnh khắc thương hiệu cho người tiêu dùng. Nó thậm chí có thể xuống dòng một cách sáng tạo nhằm cung cấp nguồn cảm hứng cho một khẩu hiệu

Cách xây dựng một Big Idea bùng nổ

Bên cạnh những Insight được khai thác, bạn có thể xây dựng Big Idea dựa trên việc:

  • “Big Idea” bắt nguồn từ đối thủ

Bây giờ có thể thấy những ý tưởng rất dễ bị đạo nhái, và trong môi trường số hiện nay thì mọi thông tin có thể được liên kết với nhau một cách hết sức dễ dàng

  • Big Idea” xây dựng từ những ý kiến của khách hàng

Hiện nay rất nhiều thương hiệu lên những ý tưởng và những chiến lược Marketing dựa trên những ý kiến thăm dò của khách hàng. Khách hàng vô tình trở thành người “truyền cảm hứng” cho thương hiệu của mình.

  • Tạo ra Big idea từ tạp chí

Xem các tạp chí nổi tiếng, đặc biệt là các loại tạp chí mà cộng đồng thường xuyên sử dụng đọc. Sau đó hãy cập nhật xu hướng của thị trường để tạo ra một ý tưởng tuyệt vời. Đây là một cách tuyệt vời không chỉ đưa ra một ý tưởng lớn, mà nó còn là một cách hết sức đặc biệt để nghĩ ra tiêu đề cho chiến dịch sắp tới.

Cho dù được tạo nên từ cách nào thì Big Idea của bạn phải thể hiện được vai trò của thương hiệu một cách dễ dàng và khiến khách hàng biết, thích, nhớ về thương hiệu của bạn.

Xem Thêm: Cách Xây Dựng 1 Chiến Lược Content Marketing

Bước 5: Lên Kế hoạch thực hiện kế hoạch truyền thông marketing tích hợp IMC

Xác định các điểm tiếp xúc cho kế hoạch IMC như thế nào

Để hiện thực hóa được những ý tưởng đến gần hơn với khách hàng thì bạn cần phải phát triển nó thành một bản kế hoạch chi tiết hơn.

5.1 Lựa chọn Thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải

Đây chính là điều bạn cần nói trước khi làm truyền thông. Đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi từ phía người tiêu dùng: Vì sao cần mua/ quan tâm những gì được đề cập trong kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp.

Bởi vậy, để đưa ra được thông điệp có tác động lớn đến khách hàng, chắc chắn bạn cần tìm hiểu kỹ những điều mà khách hàng quan tâm, mong muốn sở hữu,… Từ đó, việc nắm bắt nhu cầu, và thôi thúc hành động của người dùng không còn trở ngại.

5.2 Lựa chọn Kênh truyền thông

Nhìn chung, lựa chọn kênh truyền thông ở mỗi kế hoạch, trong từng loại hình là khác nhau. Đó cũng chính là lý do vì sao bạn nên lựa chọn thật kỹ phương thức truyền thông sao cho hiệu quả.

Một số kênh tham khảo như:

  • Digital Marketing
  • Quảng cáo Ngoài trời
  • Truyền hình
  • Thông cáo Báo chí
  • Clip truyền thông
  • Mạng xã hội, mạng Internet.

Xem Thêm: Tổng Hợp Tất Cả Những Kênh Xây Dựng Chiến Lược Marketing Online

5.3 Chiến lược truyền thông và ngân sách

Chiến lược là một trong những phần khá trọng tâm của kế hoạch truyền thông. Bởi vậy, người thực hiện cần đề ra chi tiết từ 2-3 chiến lược đối với một nhóm công chúng mục tiêu. Cụ thể, hãy lên kế hoạch cho từng nội dung nhỏ bên trong như cuộc thi, triển lãm, hội chợ, hội thảo,…

Bên cạnh đó, đề ra chi phí chi tiết cho từng công việc. Nhìn chung, nếu ngân sách tiếp cận thụ động thông qua hình thức viết lách thì khá thấp. Ngược lại, với hình thức tiếp cận chủ động, ngân sách được đánh giá cao hơn rất nhiều.

Các yếu tố cần xác lập phải trả lời được các câu hỏi:

  • Thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải là gì?
  • Bạn muốn truyền tải thông điệp của mình thông qua hình ảnh, Clips hay OOH v.v...
  • Thời gian, chi phí, ngân sách dành cho từng giai đoạn là bao nhiêu?
  • Các hoạt động chính (key hook) và hoạt động truyền thông chủ đạo (key message) là gì?
  • Đâu sẽ là kênh triển khai hoạt động truyền thông tích hợp của bạn
  • Đâu là những hoạt động phụ trợ cho từng giai đoạn?
  • Trả lời đầy đủ những câu hỏi định hướng trên bạn đã có thể xây dựng cho mình một kế hoạch chi tiết và rõ ràng.

Xem Thêm: Cách phân bổ ngân sách của một chiến dịch Marketing

Bước 6: Đánh giá hiệu quả truyền thông

Đánh giá hiệu quả truyền thông kế hoạch truyền thông marketing tích hợp IMC là một trong những bước không kém phần quan trọng nhưng lại có rất nhiều Marketer bỏ qua. Kết thúc các chiến dịch truyền thông, dựa trên những số liệu thu thập được từ khách hàng và chi phí thực hiện với những mục tiêu, ngân sách dự kiến ban đầu để đánh giá hiệu quả. Các nội dung đánh giá bao gồm:

  • Một số thước đo tiêu chuẩn cho một kế hoạch truyền thông bao gồm:
  • Hiệu ứng truyền thông: Báo đài, TV có đề cập đến sự kiện?
  • Lượt tiếp cận trên mạng xã hội ra sao: Bao nhiêu người tiếp cận, bao nhiêu người tương tác trên bài viết, dẫn đến các hành động cụ thể khác.
  • Tham gia buổi giới thiệu sản phẩm: Số người được mời, số người tham gia thực tế, sử dụng sản phẩm thử.
  • Lượt truy cập website, thời gian ở lại trên trang.
  • % phản hồi khách hàng với các email được gửi.
  • Mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng mục tiêu
  • Mức độ lan tỏa chiến dịch truyền thông
  • Mức độ nhớ và hiểu biết thông điệp truyền thông
  • Sự tác động của chiến dịch về mức độ nhận thức và tình cảm đối với thương hiệu
  • Sự tác động của chiến dịch với hành vi mua hàng của khách hàng (bao gồm cả tỉ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ và tỉ lệ khách hàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho người khác)
  • Phản hồi từ khách hàng

Xem Thêm: Các Tiêu Chí Dánh Giá Hiệu Quả Của 1 Chiến Dịch Truyền Thông

Ngoài ra cũng cần phải đánh giá các hoạt động truyền thông của đối thủ trên chỉ số SOV/SOI để điều chỉnh các hoạt động phù hợp hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Thực hiện tốt việc đánh giá hiệu quả truyền thông sau mỗi chiến dịch sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và gia tăng hiệu quả truyền thông.

Kết Luận

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về IMC và quy trình lập kế hoạch truyền thông tích hợp sao cho hiệu quả, để có thể áp dụng cho doanh nghiệp và dự án riêng của mình.

Thông tin liên hệ:

NOKA MARKETING

SĐT/ Zalo: 0901 634 434

Mail:

Fanpage: Dịch Vụ Quảng Cáo Marketing

Website: Nokamarketing.com