Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản tâm biết Huế

Các đề đọc hiểu về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

THPT Sóc Trăng Send an email

0 15 phút

Tác phẩm văn học Ai đã đặt tên cho dòng sông là một trong các bài học thuộc môn Ngữ văn lớp 12. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến tác phẩm này, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo một số đề đọc hiểu Ai đã đặt tên cho dòng sông dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Bài văn tham khảo: Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bài viết gần đây

  • Nghị luận Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn (Tố Hữu)

  • Phân tích Vợ nhặt của Kim Lân (3 mẫu hay nhất)

  • Nghị luận bàn về nạn bạo hành gia đình qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

  • Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt (Kim Lân)

Nội dung

  • 1 Đề số 1
  • 2 Đề số 2
  • 3 Đề số 3

Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bạn đang xem: Các đề đọc hiểu về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa dòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường –

Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.198)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì ?

Câu 2. Đối tượng miêu tả của đoạn kí ? Đối tượng ấy hiện lên như thế nào qua đoạn văn ?

Câu 3. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ gì ? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy ?

Câu 4. Nhân vật “tôi” hiện lên như thế nào trong đoạn văn?

Câu 5. Đặc điểm Sông Hương ở đoạn này có điểm gì tương đồng với đặc điểm sông Đà ở thượng nguồn trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân?

Đáp án đề đọc hiểu Ai đã đặt tên cho dòng sông số 1

Câu 1:

– Đoạn văn trích trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

– Văn bản đó thuộc thể loại kí (bút kí)

Câu 2:

– Đối tượng miêu tả của đoạn kí là: Sông Hương ở thượng nguồn

– Dòng sông được hiện lên với vẻ độc đáo

  • Dòng chảy phong phú: vừa mãnh liệt vừa dịu dàng, say đắm
  • Dòng sông mang vẻ đẹp nữ tính: từ cô gái di-gan đến người mẹ phù sa
  • Dòng sông mang vẻ đẹp kín đáo với tâm hồn sâu thẳm

Câu 3:

– Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ là: đối lập (tương phản), so sánh, nhân hóa.

– Tác dụng ủa những biện pháp nghệ thuật ấy là:

  • Nghệ thuật đối lập (tương phản) nhằm làm nổi bật vẻ độc đáo của dòng sông
  • Nghệ thuật so sánh, nhân hóa khiến sông Hương trở nên sinh động, có hồn, dòng sông gần với tâm hồn của con người xứ Huế.

Câu 4: Nhân vật “tôi” hiện lên rõ nét trong đoạn trích:

– Kiến thức phong phú, am tường về Huế

– Trí tưởng tượng phong phú độc đáo, mãnh liệt

– Ngôn ngữ phong phú, tài hoa

– Tình yêu đối với xứ Huế

Câu 5: Điểm tương đồng giữa sông Hương ở đoạn này và sông Đà ở thượng nguồn là: sự hùng vĩ

Có thể bạn quan tâm: Phân tích vẻ đẹp sông Hương trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường –

Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.198-199)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Giới thiệu vài nét về thể loại bút kí.

Câu 2. Sưu tầm một số đoạn trích văn học khác có sự xuất hiện của hình ảnh sông Hương xứ Huế.

Câu 3. Nêu chủ đề của đoạn trích.

Câu 4. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 5. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại..

Câu 6. Tìm và nêu hiệu quả nghệ thuật của các động từ miêu tả dòng chảy của sông Hương.

Câu 7. Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp so sánh trong các hình ảnh sau: dòng sông mềm như một tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi; Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà.

Câu 8. Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Hương được thể hiện trong đoạn trích.

Câu 9. Đoạn trích cho thấy tình cảm, thái độ gì của tác giả đối với sông Hương và xứ Huế?

Đáp án đề đọc hiểu Ai đã đặt tên cho dòng sông số 2

Câu 1: Giới thiệu vài nét về thể loại bút kí:

– Bút kí là thể loại ghi chép các sự kiện, nhƣng thiên về bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.

Câu 2: Một số đoạn trích văn học khác có sự xuất hiện của hình ảnh sông Hương xứ Huế là: Hiểu quá Hương giang (Buổi sáng qua sông Hương – Cao Bá Quát), Chơi Huế (Tản Đà), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Cô gái sông Hương (Tố Hữu)…

Câu 3: Chủ đề của đoạn trích là: Vẻ đẹp của dòng sông Hương đoạn chảy qua vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế.

Câu 4: Phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích là: miêu tả (miêu tả thủy trình của sông Hương khi chảy qua vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố).

Câu 5: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại..là: tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Hình tượng sông Hương ngầm được sánh với người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, đang chờ người tình mong đợi của mình đến để đánh thức. Phép ẩn dụ đã mang lại cho hình tượng sông Hương vẻ đẹp nữ tính, lãng mạn, duyên dáng.

Câu 6

– Dòng chảy của dòng sông Hương đượccụ thể hóa bởi hàng loạt các động từ chuyển động: ra, chuyển, vòng, uốn, đi, qua, chuyển hướng, vòng, vẽ, ôm, đi, vượt, trôi

– Hiệu quả nghệ thuật của các động từ miêu tả dòng chảy của sông Hương đó là: Việc sử dụng với mật độ dày đặc các động từ chuyển động không chỉ tạo dáng vẻ sinh động cho dòng sông mà còn mang đến cảm nhận về một cuộc tìm kiếm có ý thức ngƣời tình nhân đích thực của một ngƣời con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.

Câu 7: Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vận dụng một cách sáng tạo biện pháp nghệ thuật so sánh trong việc tạo dựng các hình ảnh. Trong đó, có so sánh tạo hình để gợi tả vẻ đẹp mềm mại, thướt tha của dòng sông (dòng sông mềm như một tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi), có sánh trừu tượng để khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc về dòng sông Hương (Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà).

Câu 8: Sông Hương đoạn chảy qua vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố hiện lên với vẻ đẹp vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng vừa cổ kính, trầm mặc đậm chất Huế.

Câu 9: Đoạn trích thể hiện tình yêu, sự gắn bó và tự hào của nhà văn về vẻ đẹp của dòng sông quê hương.

Tham khảo thêm: Phân tích hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối con đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quí của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chờ một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại; ôi, tôi muốn hóa làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng ta đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quí điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố. Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.

Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc “Kiều”: “Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”… Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là “Tứ đại cảnh!”.

Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình.

Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường –

Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.199-201)

Câu 1. Nêu chủ đề của đoạn trích.

Câu 2. Vẻ đẹp của dòng sông Hương đã được tác giả cảm nhận từ những phương diện, góc độ nào?

Câu 3. Phân tích những liên tưởng thú vị, độc đáo của tác giả về sông Hương.

Câu 4. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu..

Câu 5. Nêu cảm nhận về hình tượng nhân vật “tôi” trong đoạn trích.

Đáp án đề đọc hiểu Ai đã đặt tên cho dòng sông số 3

Câu 1: Chủ đề của đoạn trích là: Vẻ đẹp của dòng sông Hương đoạn chảy qua thành phố Huế.

Câu 2: Vẻ đẹp của dòng sông Hương đã được tác giả cảm nhận từ những phương diện, góc độ là:

– Từ góc nhìn địa lí, nhà văn đã miêu tả lại thủy trình của dòng sông từ vùng ngoại ô Kim Long đến tận thị trấn Bao Vinh với những đƣờng lƣợn thực vui tươi.

– Từ góc độ âm nhạc, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát hiện ra vẻ riêng của dòng sông chính là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế và sông Hương là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.

– Từ góc nhìn văn học, tác giả đã cảm nhận dòng sông như một người tình dịu dàng và chung thủy, giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả.

Có thể thấy, từ góc độ nào, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng cảm nhận dòng sông như một sinh thể trữ tình có đời sống nội tâm hết sức phong phú.

Câu 3: Từ dòng sông của xứ Huế mộng mơ, nhà văn đã liên tưởng đến những dòng sông nổi tiếng trên thế giới như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Nê-va của Lê-nin-grát để phát hiện ra vẻ riêng, rất riêng của dòng sông quê hương: sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thật chậm như thể đó là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế vậy.

Sự liên tưởng của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ tạo ra sự so sánh thú vị mà còn giúp tác giả khắc sâu hơn vẻ đẹp riêng, đậm chất Huế của sông Hương.

Câu 4:

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu..đó là: so sánh.

– Cách so sánh của tác giả rất lạ, rất độc đáo. Sông Hương là một thực thể hữu hình được so sánh với một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu, tuy trừu tượng nhưng lại có thể gợi trong lòng người đọc những rung cảm thẩm mĩ đẹp đẽ. Sông Hương hiện lên như một ngƣời con gái với vẻ e lệ, dịu dàng, duyên dáng trước người tình của mình.

Câu 5: Trong đoạn trích, hình tượng nhân vật “tôi” hiện lên là một người nhạy cảm, tài hoa, gắn bó sâu sắc bằng một tình yêu nồng nàn, sâu đậm với sông Hương và xứ Huế thơ mộng.

Xem thêm:Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông

————-

Trên đây là một số đề Đọc hiểu Ai đã đặt tên cho dòng sôngmà THPT Sóc Trăng đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!

Cùng tham khảo các đề đọc hiểu Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về tác phẩm này trong các kì thi em nhé!

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Tags

Ngữ Văn lớp 12

THPT Sóc Trăng Send an email

0 15 phút

Đề kiểm tra bài viết số 5 môn ngữ văn 11 kèm đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.37 KB, 2 trang )

SỞ GD VÀ ĐT TỈNH ĐĂKLĂK
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
---***---

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5, NH 2015-2016
MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 11
(Thời gian: 90 phút )

Phần I: Đọc-hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hi vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai.
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước
Một giọng hò đưa hố não nùng.
(Trích “Nhớ đồng”, Tố Hữu)
1) Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ.(0,5 điểm)
2) Đoạn thơ diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ? Những hình ảnh diễn tả rõ nét tâm trạng
ấy? (1,5 điểm)
3) Nêu tên và phân tích tác dụng một phép tu từ trong đoạn thơ. (1,0 điểm)
4) Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “bàn tay vãi giống” trong đoạn thơ trên. (1,0
điểm)
Phần II: Làm văn (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Trên các cột đèn tín hiệu ở Bờ hồ Hoàn Kiếm, người ta đã lắp đặt thiết bị mà khi
người đi bộ bấm vào nút thì xe cộ sẽ dừng lại để mình đi qua. Thế nhưng, thiết bị ấy hình


như chỉ có người nước ngoài sử dụng, còn người mình thì cứ thế mà băng qua đường.
Phóng viên đứng quan sát một lúc lâu và tưởng chừng như đã có thể đưa ra nhận xét cuối
cùng về thử nghiệm kia thì một nhóm 9X đã dùng nút bấm đó. Nhà báo vui mừng nhận xét:
“Tương lai, 9X sẽ có ý thức giao thông tốt…..”.
( Bài tập Ngữ văn, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, trang 81)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị sau khi đọc đoạn trích trên.
- Hết –


SỞ GD VÀ ĐT TỈNH ĐĂKLĂK
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
----***----

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 5
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 11

I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát học
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý ( nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ.
II. Đáp án và thang điểm
Câu
Đáp án
Điểm
Phần I 1) Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ: PCNN nghệ thuật
0,5


(4điểm) 2) Đoạn thơ diễn tả tâm trạng nhớ thương quê hương tha thiết
0,75
Những hình ảnh diễn tả rõ nét tâm trạng ấy: những trưa hiu quạnh, 0,75
ruộng đồng quê, lưng cong, bùn hi vọng, những bàn tay, những chiều
sương phủ bãi đồng, lúa mềm, tiếng xe lùa nước, giọng hò,…
3) Nêu và phân tích một phép tu từ.
Ví dụ: Phép điệp ngữ (phép điệp, lặp từ ngữ,…) đâu những….dâu
0,5
những …
Tác dụng: Câu hỏi lặp đi lặp lại đầy trăn trở diễn tả tình cảm
0,5
sâu nặng và nỗi nhớ thương đau đáu, khắc khoải của tác giả với quê
hương.
4) Ý nghĩa hình ảnh: “bàn tay vãi giống”
- Nghĩa đen: Bàn tay vãi giống trên đồng ruộng
0,5
- Nghĩa bóng: Bàn tay gieo sự sống mới cho đời
0,5
Phần 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết
II
cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ
(6điểm) pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách,
nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí. Cần làm rõ các ý chính sau:
a) Mở bài:
0,5
Gợi ý một số vấn đề : Ý thức tham gia giao thông của người Việt Nam
hiện nay (trong đó có thế hệ 9X); Một tương lai mới mở ra với thế hệ
9X biết kỉ luật, chấp hành tốt các quy định;……
b) Thân bài:


- Giải thích: Từ mẩu chuyện, giải thích vấn đề được nêu ở mở bài
1,0
- Bàn luận:
+ Trình bày nhận định, đánh giá ý nghĩa, tác dụng của vấn đề bằng
3,0
cách phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề( (Ví dụ: Tình trạng giao
thông ở VN hiện nay và ý thức của người tham gia giao thông;
Nguyên nhân, biểu hiện; Ý thức của 9X; Tương lai đất nước phụ
thuộc vào thế hệ mai sau;…..)
+ Bày tỏ thái độ, suy nghĩ của bản thân.
1,0
c) Kết bài: Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
0,5



Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Luyện tập

a) Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau:


- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

b) Trong đoạn trích dưới đây, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Anh (chị) có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đoạn trích này?

Ông Năm Hên đáp:

Sáng sớm mai, đi cũng không muộn. Tôi cần một người dẫn đường ao cá sấu đó. Có vậy thôi! Chừng một giờ đồng hồ sau là xong chuyện! Sấu ở ao giữa rừng, tôi bắt nhiều lần rồi. Bà con cứ tin tôi. Xưa nay, bị sấu bắt là người đi ghe xuồng hoặc ngời rửa chén dưới bến, có bao giờ sấu rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt? Tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thị họ nói đó là bùa phép để kiếm tiền. Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không mang thứ phú quới (1) đó /…/. Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miền Rạch Giá, Cà

Mau này có nhiều con rạch, ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu, sau này hỏi lại tôi mới biết đó là nơi ghê gớm, hồi xưa lúc đất còn hoang. Rạch Cà Bơ He, đó là chỗ sấu lội nhiều, người Miên sợ sấu không dám đi qua nên đặt tên như vậy, cũng như phá Tam Giang truông nhà Hồ của mình ngoài Huế

Lời giải:

I. Ngôn ngữ sinh hoạt

1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

Đoạn văn ghi lại cuộc đối thoại trong ngôn ngữ sinh hoạt. Bên cạnh lời dẫn trực tiếp, tác giả còn đưa ra các chú thích về tâm trạng, cách biểu hiện lời nói của mỗi nhân vật trong cuộc hội thoại ấy.

Từ đó, ta có thể định nghĩa về ngôn ngữ sinh hoạt:

Ngôn ngữ sinh hoạt là khái niệm chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con người dùng để thông tin, suy nghĩ, trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng những nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.

2. Các dạng thể hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói và có cả ở dạng viết:

- Trong dạng nói (thể hiện bằng lời nói ra bên ngoài) có: đối thoại, đa thoại, và đàm thoại (qua các phương tiện nghe nhìn).

- Trong dạng viết (thể hiện bởi những suy nghĩ nội tâm bên trong) có:

+ Độc thoại nội tâm: là tự mình nói với mình nhưng không phát ra thành tiếng.

+ Đối thoại nội tâm: tự tưởng tượng ra một người nào đó đang trò chuyện với mình, đối đáp như một cuộc thoại.

+ Dòng tâm sự: là những suy nghĩ bên trong thành một chuỗi mạch lạc, trong đó có thể có cả đối thoại và độc thoại nội tâm. (nhật kí, hồi kí, …)

Song ở trường hợp nào nói hay viết, tái hiện hay sáng tạo, ngôn ngữ sinh hoạt vẫn là tiếng nói hàng ngày chưa được gọt giũa.

Chú ý:

+ Trong tác phẩm văn học, nhất là ở các thể loại diễn xướng, có dạng lời nói tái hiện, tức là mô phỏng lời nói trong tự nhiên như: Kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết...

+ Trong thực tế đời sống, bài ghi lời phát biểu, nói chuyện của các nhà lãnh đạo, nhà văn hóa... cũng được coi như thuộc phạm vi của ngôn ngữ sinh hoạt ở dạng viết.

Khi tái hiện lại lời nói trong sinh hoạt vào văn bản, lời nói đã có được những biến đổi nhất định theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạo.

GHI NHỚ

Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, … đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.

LUYỆN TẬP

a) Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau:

- Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

- Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

b) Câu 2. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 114 - Bắt sấu rừng U Minh Hạ) và xác định ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào?

Anh (chị) có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đọan trích này?

Trả lời:

a) Phát biểu ý kiến về nội dung của những câu ca dao:

+ Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Đây là bài học, là lời khuyên quý giá trong hội thoại, ứng xử. Nội dung câu ca dao muốn nhấn mạnh đến việc tôn trọng và giữ phép lịch trong khi nói chuyện. Dân gian khuyên mỗi chúng ta cần biết lựa chọn, cân nhắc ngôn từ sao cho đạt hiệu quả tốt nhất khi trò chuyện, làm sao để người nghe vừa có thể hiểu được nội dung của câu chuyện, vừa tạo được sự vui vẻ, hòa đồng trong khi nói.

Câu ca dao cũng muốn nhấn mạnh đến một đặc điểm lớn của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, là việc không có nhiều thời gian, điều kiện để gọt giũa. Vì thế, việc suy nghĩ kĩ trước khi nói, lựa chọn cách nói phù hợp là rất quan trọng.

Bài học: Khi nói năng trong sinh hoạt hằng ngày, cần phải "lựa lời" sao cho có hiệu quả giao tiếp tình cảm cao nhất.

+ Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

Câu này sử dụng các hiện tượng trong thực tế cuộc sống về cách tìm ra phẩm chất tốt của các sự vật, hiện tượng. Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa; muốn xem chuông tốt hay không thì phải đánh thử để nghe tiếng vang.

Con người cũng vậy. Bản tính, suy nghĩ của con người được thể hiện ra ngoài qua lời nói và tính nết, hành động. Vì thế, một trong những tiêu chí mà dân gian xưa dùng để đánh giá một người là qua cách nói năng. Qua lời nói của một người, có thể đánh giá được con người đó có tính nết như thế nào, người nói thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, thô lỗ. Người "ngoan" là người biết ăn nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết kính trên nhường dưới.

b)

+ Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: đó là lời nói của nhân vật Năm Hên trong bắt sấu rừng U Minh của nhà văn Sơn Nam. Lời nói nghệ thuật của nhân vật ở đây thực chất là một hình thức mô phỏng, bắt chước lời thoại tự nhiên trong sinh hoạt nhưng đã được sáng tạo và cải biến.

+ Nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đọan trích:

Cách xưng hô gần gũi, thân thuộc: tôi, bà con,...

Từ ngữ là khẩu ngữ: vậy thôi, chẳng qua là , cực lòng,...

Nhiều từ có nội kết nối, chuyển tiếp câu chuyện mang sự suồng sã và thân mật: xong chuyện, gì hết, chẳng qua, ngặt tôi,…

Nhiều từ ngữ manh đậm tính chất Nam Bộ: ghe, xuồng, rượt (đuổi) người, cực (phiền, đau) lòng, phú quới (phú quý)…

Giải các bài tập Tuần 12 SGK Ngữ văn 10 Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Bài trước Bài sau

Video liên quan

Chủ đề