Xuất khẩu và nhập khẩu là gì

Mục lục

  • 1 Định nghĩa
  • 2 Đặc điểm
  • 3 Vai trò của Nhập khẩu
  • 4 Phân loại Nhập khẩu
  • 5 Hàm nhập khẩu
  • 6 Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu
  • 7 Cán cân Thương mại
  • 8 Xem thêm
  • 9 Tham khảo

Khái niệm xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu (tiếng anh gọi là import-export) là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu đang được nhà nước ta quan tâm và ưu tiên nhằm giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường, tạo mối quan hệ làm ăn với các quốc gia khác để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Có thể xem ngành xuất nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương với mối tương quan lớn và có sự tác động rộng rãi đến nhiều ngành khác. Xuất khẩu là một ngành không thể thiếu với mọi quốc gia vì mang lại nguồn ngoại tệ cao để tăng cường nhập khẩu hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho người dân…

Một số khái niệm trong ngành xuất nhập khẩu được sử dụng nhiều nhất

  • Xuất khẩu là gì?
  • Nhập khẩu là gì?
  • CO CQ là gì
  • Incoterms là gì(và các điều kiện phổ biến:CIF, FOB, Exw…)
  • UCP là gì
  • Thư tín dụng (L/C) là gì
  • Hàng xuất khẩu
  • Xuất khẩu tại chỗ

Công việc trong ngành xuất nhập khẩu

Ngành xuất nhập khẩubao gồm những vị trí công việc cơ bản sau:

  • Nhân viên mua hàng (Purchasing Official)
  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales XNK)
  • Nhân viên chứng từ – dịch vụ khách hàng (CS)
  • Nhân viên hiện trường (Ops)
  • Nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng
  • Nhân viên tại Văn phòng Đại diện của các công ty đa quốc gia……

Chuẩn bị gì cho nghề xuất nhập khẩu

Một nhân viên trong ngành Xuất nhập khẩu có nhiều chức danh khác nhau như: Nhân viên Xuất nhập khẩu, Nhân viên mua hàng (Purchasing officer), Chuyên viên Xuất nhập khẩu, Nhân viên chứng từ…. Nhưng nhìn chung, để thành công trong nghề Xuất nhập khẩu bạn cần các điều kiện sau:

  • Nắm vững quy trình xuất-nhập khẩu và có kinh nghiệm làm chứng từ cũng như soạn thảo các loại văn bản, hợp đồng giao dịch; hiểu biết về hàng hóa và thị trường…
  • Có khả năng ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học.
  • Cần trang bị một số kỹ năng như kỹ năng đàm phán/thuyết phục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và kiểm soát công việc hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề…
  • Phải có một số tố chất như cẩn thận, nhanh nhẹn, linh hoạt, tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng chịu áp lực cao trong công việc…

Để thành công, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Tùy từng doanh nghiệp, ngành hàng kinh doanh và thị trường chủ yếu, yêu cầu cụ thể đối với một chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ khác đi.

1. Khái niệm nhập khẩu là gì?

Hiểu một cách đơn giản, thì nhập khẩu là việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu từ các quốc gia khác trên thế giới về Việt Nam để tiêu thụ hoặc đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Đây là cách định nghĩa nhập khẩu thông thường của hầu hết mọi người. Tuy nhiên trong từ điển mở Wikipedia và Luật thương mại thì hàng nhập khẩu là gì được định nghĩa chi tiết và cụ thể hơn.

Theo Wikipedia, thì “Nhập khẩu” được hiểu là các giao dịch liên quan về hàng hóa, dịch vụ từ một nguồn bên ngoài thông qua đường biên giới quốc gia. Đây là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, không phải dạng bán buôn riêng lẻ mà được điều hành dưới một hệ thống, bao gồm cả các tổ chức bên trong lẫn bên ngoài quốc gia nhập khẩu. Sự trao đổi hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ này sẽ dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá mà tiền tệ được dùng làm môi giới.

Còn tại điều 28, khoản 1 của Luật Thương mại 2015, định nghĩa nhập khẩu là gì như sau: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Bên cạnh đó còn có một số khái niệm hàng nhập khẩu liên quan khác như:

  • Nhập khẩu song song là gì (arallel import): Là một dạng nhập khẩu mà không thông qua đại lý có liên quan về công việc thương mại. Vì không thông qua đại lý uy tín nào nên lai lịch hàng thường không rõ ràng, nguy cơ cao là hàng giả, hàng nhái.
  • Nhập khẩu phi mậu dịch là gì (Non-commercial): Là một dạng nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh. Thông thường là các hàng do các quốc gia bên ngoài tài trợ không hoàn lại, hàng do Việt Kiều, học sinh sinh viên, người công tác nước ngoài mang về, hoặc đồ do khách du lịch nước ngoài mang đến,…(trái ngược lại, hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh mua bán gọi là hàng mậu dịch)
  • Nhập khẩu tiểu ngạch là gì: Hình thức nhập khẩu này rất được ưa chuộng bởi thủ tục đơn giản, chi phí thấp. Đó là hoạt động trao đổi mua bán của những người dân sinh sống gần đường biên giới giữa hai nước có biên giới liền kề. Ví dụ người dân nước ta ở các vùng cửa khẩu như Mộc Bài, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai… thường xuyên nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc nông sản, quần áo, vải vóc,…Phù hợp giao dịch nhỏ, hạn chế là tính ổn định không cao, nhiều rủi ro.
  • Nhập khẩu chính ngạch là gì (Pay Full Tax): Cũng là hình thức nhập khẩu hàng từ các nước liền kề. Nhưng nhập khẩu chính ngạch sẽ có quy mô lớn hơn, hàng được nhập qua các cửa khẩu với chế độ kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh,…mức thuế phí cao hơn nhiều so với tiểu ngạch và phải đóng đầy đủ trước khi thông quan.

SEC-WAREHOUSE cũng có bài viết khá chi tiết tổng hợp một số bước thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam, bạn có thể tham khảo tại bài viết “thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa”

Xuất khẩu và nhập khẩu là gì