Ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội và tin đồn

Đất nước mở cửa, hội nhập, cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều hệ lụy mang lại từ công cuộc đổi mới. Các vấn đề về tranh chấp đất đai, ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội và nhất là vấn đề tham nhũng đã gây ra nhiều bức xúc trong các tầng lớp nhân dân …

Các thế lực thù địch, phản động, bất mãn, cơ hội chính trị cả ở trong và ngoài nước luôn dựa vào đó xuyên tạc, bóp méo sự thật, sử dụng mạng xã hội loan tin công kích, chống phá Đảng và Nhà nước với mục đích gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây bạo loạn lật đổ chế độ.

Trong thời gian qua, những hiện tượng rất không đẹp được đăng tải trên các mặt báo, các trang mạng xã hội có chiều hướng gia tăng; hành vi phản cảm, thời thượng, lố bịch của giới Showbiz được quảng bá hàng ngày; khá nhiều danh hiệu hão được tiếp tay bởi các cơ quan có trách nhiệm diễn ra rất công nhiên; đưa quá nhiều thông tin tiêu cực về tệ nạn mua điểm, chạy chức, chạy quyền, chạy tiêu chuẩn, chạy tuổi…

Nguy hiểm hơn, trước những vấn đề đời sống dân sinh mà người dân đặc biệt quan tâm, thông qua những ý kiến phát biểu của một số đại biểu Quốc hội bên lề các phiên họp của Quốc hội, của Chính phủ đã bị một số tờ báo mạng lợi dụng chức năng phản biện xã hội của báo chí để "đặt lại vấn đề", thậm chí cố tình "lật ngược chân lý"… đưa tin giật gân với mục tiêu câu khách, không thực hiện đúng chỉ đạo định hướng thông tin.

Bên cạnh đó, chúng ta cần phải nhận thấy một điểm yếu nữa mà báo chí, truyền thông thường xuyên vấp phải, đó là còn tỏ ra lúng túng trong phối hợp xử lý thông tin một số vấn đề, sự kiện được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; có lúc thông tin báo chí đi sau mạng xã hội hoặc sử dụng thông tin từ mạng xã hội một cách tùy tiện, thiếu cân nhắc, thiếu kiểm chứng; hay trước những thông tin xuyên tạc, kích động, bịa đặt về cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất là "thanh trừng nội bộ", là "cuộc đấu đá phe phái, triệt hạ lẫn nhau".

Ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội và tin đồn
Trong một thế giới đa thông tin như hiện nay, cần thiết phải có sự định hướng dư luận xã hội.

Sự bị động, lúng túng của thông tin, truyền thông còn có phần trách nhiệm lớn của các cơ quan chức năng, của các đơn vị, địa phương trong việc chia sẻ, cung cấp thông tin kịp thời để định hướng, trấn an dư luận.

Những vụ việc sai phạm của cán bộ, công chức trong dự án Thủ Thiêm, trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018, hay xử lý các sai phạm nhà số 8 phố Lê Trực, các dự án BT, BOT và mới đây là dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông... là những vụ việc không những làm nóng dư luận xã hội, mà còn nóng cả nghị trường Quốc hội, nhưng việc xử lý, giải quyết dây dưa từ năm này qua năm khác mà không có kết quả, khi báo chí và người dân chất vấn thì những người có trách nhiệm giải thích quanh co, tìm cách lảng tránh để sự việc rơi vào im lặng.

Những hành động như vậy đã trở thành "bữa tiệc" cho các "anh hùng bàn phím", các báo mạng, báo lề trái nhân danh giám sát, phản biện xã hội đưa ra những phân tích, đánh giá có sự bao che, nương nhẹ, đặt ra những vấn đề đi ngược lại chính sách của Đảng, Nhà nước và lợi ích của nhân dân, dẫn dắt độc giả đi từ hoang mang đến hồ nghi, dần dà suy giảm niềm tin vào những thông tin chính thống. Mặc dù những điều đó là không chính xác, không đúng bản chất sự việc, nhưng vẫn được đông đảo người dân tìm đọc. Việc tự tạo khoảng trống về thông tin, tuyên truyền này chính là lỗi từ sự thiếu tin tưởng, thiếu phối hợp trong việc chia sẻ, cung cấp thông tin giữa các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương với báo chí, truyền thông.

Mục tiêu xâu xa mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị hướng tới không gì khác là gieo rắc sự hoài nghi trong nội bộ, trong dư luận quần chúng nhân dân, phá hoại sự đồng thuận trong xã hội và chia rẽ cán bộ, đảng viên, chính quyền với nhân dân. Các thủ đoạn này ngày càng bài bản hơn, mưu mô thâm hiểm hơn, có sự phối hợp giữa người trong nước và người ở nước ngoài. Trong khi đó, không ít người dân không thể biết cái gì là lan truyền, bịa đặt, đây là vấn đề rất nguy hiểm.

Do vậy, công tác định hướng dư luận xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay và là một nhiệm vụ không thể thay thế trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần giữ vững sự trật tự, ổn định trong xã hội để phát triển đất nước. Dư luận xã hội là thước đo về hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền. Thành công của công tác thông tin, tuyên truyền thể hiện ở chỗ tạo ra được dư luận xã hội chín chắn, có các thái độ, phán xét đánh giá đúng đắn về các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội.... Nếu công tác thông tin, tuyên truyền nói một đằng, dư luận xã hội nói một nẻo thì đó là sự thất bại của công tác thông tin, tuyên truyền.

Không để các thế lực thù địch lợi dụng phát tán, lèo lái thông tin, tạo ra những dư luận bất lợi đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng, đơn vị, địa phương và báo chí, truyền thông phải phối hợp chặt chẽ, đi đầu trong việc cung cấp thông tin đúng đắn, tác động vào các tầng lớp xã hội để hình thành dư luận xã hội tích cực.

Có thể nói, người lãnh đạo, quản lý, thủ trưởng cơ quan, thủ lĩnh các nhóm xã hội có vai trò to lớn trong việc hình thành và định hướng dư luận xã hội diễn ra tại cơ quan, đơn vị hoặc trong nhóm xã hội, trong tập thể mà họ là người lãnh đạo, quản lý, là thủ lĩnh. Cùng một nội dung phát ngôn nhưng nếu đó là phát ngôn của một nhà khoa học hay một chính khách thì người ta tin hơn là phát ngôn của cán bộ về hưu, của sinh viên hay của một nhân viên bình thường.

Trong một cơ quan, một tập thể, một nhóm xã hội, họ chính là người lãnh đạo, quản lý, nhà hoạt động xã hội có uy tín. Trong các tôn giáo, họ là các chức sắc tôn giáo. Trong các dân tộc thiểu số miền núi, họ là già làng, trưởng bản, còn ở nông thôn họ có thể là các trưởng họ, người cao tuổi, người có uy tín trong dòng tộc...

Dư luận xã hội hình thành qua các kênh truyền thông, giao tiếp xã hội có khả năng phát tán thông tin nhanh, trên diện rộng, tức thời, đồng thời cùng lúc tới số đông công chúng. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng góp phần tăng cường dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội, trong đó có dân chủ hóa thông tin, tạo điều kiện để nhân dân được biết, được bàn, được kiểm tra những vấn đề có liên quan đến lợi ích chính đáng của họ; tạo lập dư luận xã hội tích cực về một vấn đề, sự kiện nào đó nhằm thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của sự kiện, hiện tượng đó; xây dựng lòng tin, thế giới quan khoa học và các chuẩn mực giá trị đúng đắn, tiến bộ, nhân văn; điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, tăng cường tính tích cực chính trị - xã hội của quần chúng.

Với các chức năng và ưu thế vốn có của mình, các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí tham gia định hướng dư luận xã hội sẽ cung cấp thông tin đa dạng, nhiều chiều, sâu sắc giúp quá trình đánh giá của công chúng đối với sự kiện, hiện tượng mang tính khách quan nhiều hơn. Thông qua quá trình luận bàn về sự kiện, hiện tượng, báo chí tham gia vào quá trình hình thành quan điểm, cách đánh giá đối với sự kiện hiện tượng.

Báo chí còn phân tích, làm sáng tỏ mối liên hệ của sự kiện, hiện tượng với lợi ích của cộng đồng, quốc gia hay nhóm xã hội. Nhờ việc làm sáng tỏ mối quan hệ này mà công chúng bày tỏ thái độ ủng hộ hay phản đối, đồng tình hay không đồng tình đối với sự kiện, hiện tượng diễn ra.

Bằng việc thông tin về sự kiện, hiện tượng trên quy mô rộng lớn, báo chí góp phần khơi nguồn, tạo lập dư luận xã hội. Tuy nhiên, khi tham gia tạo lập dư luận xã hội thông qua việc cung cấp thông tin về sự kiện, hiện tượng, báo chí phải lựa chọn thông tin, phải đứng trên lợi ích dân tộc, quốc gia để lựa chọn.

Việc phản ánh tính đa dạng, phong phú, nhiều chiều của dư luận, báo chí góp phần tạo nên ở công chúng cách đánh giá vừa khách quan, vừa dân chủ, tạo nên tính tự giác cho quá trình tiếp nhận thông tin và hình thành dư luận xã hội tích cực, tránh võ đoán, gò ép.

Khi sử dụng báo chí để định hướng dư luận xã hội, phải mời được những nhà báo, những tờ báo có uy tín tham gia, những người lãnh đạo, quản lý, những thủ lĩnh dư luận phát ngôn trên báo chí.

 Đảng và Nhà nước đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng, chống các biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Các cơ quan chức năng, đơn vị, địa phương cần phối hợp tốt với báo chí, truyền thông không để tạo ra những khoảng trống trong thông tin, tuyên truyền để các thế lực thù địch, bất mãn, cơ hội chính trị lợi dụng chống phá, góp phần giữ ổn định an ninh chính trị vì sự phát triển của cộng đồng dân tộc, sự thịnh vượng của đất nước.

Cù Tuệ Minh

MỤC LỤCĐẶT VẤN ĐỀNỘI DUNGI - Một số vấn đề lý luận1. Định nghĩa dư luận xã hội2. Các bước hình thành dư luận xã hộiII - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội1. Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ratrong xã hội2. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội củacon người3. Thông tin đại chúng4. Những nhân tố thuộc về tâm lí xã hội5. Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội6. Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trongxã hộiIII - Ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật1. Phát huy quyền làm chủ của người dân2. Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân3. Góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo và quản lí xã hội của Đảng và Nhà nước trêncơ sở khoa học và thực tiễn4. Vai trò của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luậtKẾT THÚC VẤN ĐỀDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOMỞ ĐẦUDư luận xã hội là hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Dưluận xã hội đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trong lịch sử, nó hình thành, tồn tại và pháttriển cùng với quá trình vận động, phát triển của bản thân xã hội loài người. Để có thểtìm hiểu kĩ càng hơn về dư luận xã hội, việc tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh1hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội, vai trò của nó đối với đất nước ta, cùng với ýnghĩa trong việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa quan trọng, nhất là đối với sinh viênluật. Bài viết này xin được làm rõ hơn những điểm vừa được nêu.NỘI DUNGI - Một số vấn đề lý luận1. Định nghĩa dư luận xã hộiCó nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm “dư luận xã hội”, nhưng định nghĩatổng quát nhất thì đây là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá củacác nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, cóliên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiệntrong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.2. Các bước hình thành dư luận xã hộiTrong điều kiện bình thường, việc hình thành dư luận xã hội thường trải qua cácbước:- Giai đoạn hình thành thuộc ý thức cá nhân;- Giai đoạn trao đôi thông tin giữa mọi người;- Giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan trọng;- Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễnII - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hộiSự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau, cảchủ quan và khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ nhận thức, tâmlý xã hội… Dưới đây là những yếu tố chính tác động đến sự hình thành dư luận xã hội.1. Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đangdiễn ra trong xã hộiĐây có thể coi là một yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xãhội. Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng, phong phú và phức tạp với nhiều sự việc, hiệntượng xã hội hay quá trình xã hội khác nhau. Dư luận xã hội là hiện tượng tinh thầnphản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ánh đó trước hết phụ thuộc vào quy mô, cường độ,tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội mà nó phản ánh; đồng thời phụthuộc và ý nghĩa của các sự việc, hiện tượng đó đối với các nhu cầu, lợi ích về vật chất,tinh thần của cộng đồng người mang dư luận. Khuynh hướng chung trong các ý kiếnđánh giá và thái độ của công chúng là sự bày tỏ tán thành, ủng hộ đối với các sự việc,2sự kiện phù hợp với các nhu cầu, lợi ích của mình và lên tiếng phê phán hay phản đốinhững sự việc, sự kiện đi ngược lại, xâm hại tới lợi ích của họ. Trên thực tế, có nhữngsự kiện xảy ra ban đầu chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của một nhóm xã hội nhất định, tuynhiên sự phát triển tiếp theo đã cho thấy mối liên quan đến lợi ích của cả những nhómxã hội khác. Khi đó, các nhóm xã hội này sẽ bàn luận, trao đổi ý kiến tại các thời điểmkhác nhau. Bên cạnh đó, những sự kiện, hiện tượng có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếpđến đại đa số người dân như dịch bệnh, thiên tai, đồng tiền mất giá... sẽ tạo ra cácluồng dư luận xã hội nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn.Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc phát sinh dư luận xã hội thì phảixuất phát từ chính bản thân các sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế xã hội với quymô, cường độ và tính chất của chúng.Ví dụ như trong thời gian gần đây, những tin tức về sự điều chỉnh giá bán lẻ xăngdầu luôn là một trong những mối quan tâm số một. Xăng dầu là thứ nhiên liệu buộcphải có để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu đi lại, dichuyển của con người, do đó nó tác động trực tiếp đến nhiều mặt của kinh tế và xã hội.Ngay lập tức, những bàn bạc, nghiên cứu, thảo luận về vấn đề này đã được đưa ra dướinhiều góc độ: từ những nhà chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, những người côngtác trong ngành giao thông vận tải, đến cả những người dân bình thường nhất. Và cứmỗi lần giá xăng dầu được điều chỉnh dù là lên hay xuống, luôn có một luồng dư luậnlớn trong xã hội nói về nó.2. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xãhội của con ngườiSự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiếnthức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của các cá nhân, các nhóm xã hội trong xãhội. Nói cách khác là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận các sự việc,sự kiện, hiện tượng cần thiết. Nếu thông tin không đầy đủ thì dẫn đến khả năng tranhluận kéo dài, không hình thành dư luận xã hội. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn của conngười cũng ảnh hưởng quan trọng tới khuynh hướng, chiều sâu, tính chất phản ánhđúng sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét, đánh giá đối với sự việc, sự kiện.Chẳng hạn, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn cao, các cá nhân có thể dễ dàngtiếp cận nguồn thông tin, phân tích một cách khoa học về nội dung, bản chất, nguồngốc, nguyên nhân của các sự việc, sự kiện... từ đó mà đưa ra các phán xét, đánh giá3phù hợp về sự việc, góp phần hình thành những dư luận xã hội tích cực, có lợi ích chocộng đồng, cho dân tộc hay quốc gia. Ngược lại, ở những nhóm xã hội có trình độ họcvấn thấp, người ta có thể dễ dàng tin tưởng vào những điều nhảm nhí, những tin tứcthất thiệt, vô tình tham gia vào việc làm lan truyền các những tin đồn nhảm, gây ra hậuquả xấu cho các cá nhân, các nhóm xã hội.Hiện nay, chưa có bất cứ một căn cứ khoa học chính xác nào giải thích cho nhữnghiện tượng kì bí mà chúng ta vẫn thường gọi là “từ cõi âm”, chính vì thế mà con ngườiluôn khao khát được tìm hiểu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, lợi dụng trí tò mò của nhiềungười, có những kẻ đã biến tấu những điều này thành những trò mê tín dị đoan vớinhiều mánh khóe tinh vi, nhằm lôi kéo những người có trình độ học vấn hay hiểu biếthạn chế, cả tin nhưng hiếu kì vào những sự việc đó. Đã có nhiều sự việc nổi lên gâyxôn xao dư luận Mỗi khi xuất hiện một “cô đồng” hay “thánh cậu” được quảng cáo làcó khả năng “kì diệu” nào đó như gọi hồn người đã mất, chữa bách bệnh mà y họcnhiều khi phải bó tay (như vô sinh, ung thư) thì luôn có một bộ phận quần chúng tin vàbị lừa. Tuy nhiên trước khi biết mình bị lừa, chính họ cũng góp phần lan truyền nhữngdư luận sai lệch cho thêm nhiều bộ phận khác trong xã hội. Như vậy, trình độ học vấnquyết định tính chất tốt, xấu, lợi, hại cho xã hội, nó có khả năng tạo ra những ảnhhưởng tốt đến cộng đồng, nhưng cũng có thể là liều tạo ra luồng dư luận rất xấu tácđộng đến rất nhiều người.3. Thông tin đại chúngHoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo, tạpchí, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm in, mạng máy tính... có tác động, ảnh hưởngmạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội. điều đó thể hiện trên các phương diện sau:- Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải kịp thời vàđầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội: Việc đáp ứng sở thíchvà nhu cầu thông tin của công chúng được coi là những tiền đề cơ bản cho sự phát triểncủa hệ thống truyền thông đại chúng. Trên phương diện này, hệ thống truyền thông đạichúng ở đất nước ta đã có những bước tiến nổi bật trong những năm đổi mới. cácchương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm trở nên đa dạng, phong phú hơn,cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, chính trị của đấtnước; sự phản ánh của các thông tin cũng chân thực và khách quan hơn.4- Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai: Ngàynay, trình độ dân trí của người dân được nâng cao. Các tầng lớp nhân dân cũng ngàycàng tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị xã hội của đất nước. Trong bối cảnhđó, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông tin về các ýkiến phán xét, đánh giá, thái độ của công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, diễn ratrong đời sống xã hội. Bằng cách này, công chúng sẽ có được cơ hội tham gia ngàycàng tích cực và có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực hiện và giám sát vàđánh giá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các hoạt động cụthể, thường xuyên của các tổ chức chính quyền.- Các phương tiện thông tin đại chúng điều chỉnh, định hướng sự phát triển củadư luận xã hội: Hệ thống truyền thông đại chúng phải dành phần thích đáng cho việcđăng tải các thông tin được kiểm chứng và mang tính định hướng xây dựng. Đặc biệt,khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và liên quan đến lợi ích của đấtnước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị chuẩn mực của xã hội cơ bản, khi đó địnhhướng thông tin phải phản ánh được quan điểm của Đảng và Nhà nước, ý kiến chínhthức của cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét, đánh giá chung của xã hội.Tình hình những căng thẳng trên biển Đông trong thời gian qua là một trong sốnhững vấn đề được các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm, bởi nó là một vấnđề vừa có tính lịch sử lại vừa mang tính kinh tế. Những thông tin về việc Trung Quốctự mình vẽ ra cái gọi là “đường lưỡi bò” bao trọn quần đảo Hoàng Sa và Trường Sathuộc chủ quyền của Việt Nam, đưa tàu hải giám cắt dây cáp thăm dò dầu khí trênvùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam… được chuyểntải một cách nhanh chóng và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng chínhthống. Các phương tiện này cũng là phương tiện giúp cho nhiều tầng lớp xã hội phảnảnh quan điểm của mình. Tuy nhiên, những thông tin được đưa ra, những nhận xét,thái độ của nhân dân được chọn lọc mang tính định hướng sâu sắc của Đảng và Nhànước, nhằm đảm bảo cho người dân không có cái nhìn sai lệch về vấn đề, tránh khỏinguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng sự phức tạp của vấn đề làm rối ren tình hình đất nước.4. Những nhân tố thuộc về tâm lí xã hộiTrạng thái tâm lí xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố như thói quen, nếpsống, ý chí, tâm trạng hay tình cảm của nhóm xã hội, cộng đồng người đã được hìnhthành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày5hoặc do tác động của công tác tuyên truyền, giáo dục. Ảnh hưởng của nhân tố này cónhiều mặt đôi khi khó nhận biết. tùy từng thời điểm nhất định, tâm trạng của con ngườicó thể được thể hiện ở các trạng thái khác nhau, thậm chí đối lập nhau như hưng phấnhoặc ức chế; tích cực hoặc tiêu cực; lạc quan hoặc bi quan; yêu đời hoặc chán nản; hyvọng hoặc thất vọng... Khi con người đang ở trong tâm trạng phấn chấn, hồ hởi thì nộidung phán xét, đánh giá về sự kiện, hiện tượng xã hội sẽ có những khía cạnh khác vớikhi đang ở trong tâm trạng bi quan, chán nản. Thường khi phấn chấn, lạc quan thì thấynhiều thuận lợi hơn, ít thấy khó khăn và ngược lại. Những nếp nghĩ bảo thủ, di sản củaquá khứ cũng có thể ảnh hưởng tới sự hình thành dư luận xã hội nếu không có sự địnhhướng đúng đắn.Có thể thấy yếu tố thuộc về tâm lí xã hội được biểu hiện ra bên ngoài rất rõ ràng.Vào những ngày đầu năm mới, khi tất cả mọi người đều hướng đến những cái “mới”tốt đẹp, vui vẻ hơn cho cả một năm tiếp theo, thì ngay cả có những vấn đề xã hội nangiải như chuyện đồng tiền mất giá - bình thường luôn là vấn đề khiến nhiều người dânđau đầu, thì để đón một cái Tết trọn vẹn, người ta thường nghĩ đến một tương lai tíchcực hơn, xán lạn hơn mà không bao giờ tỏ ra bi quan hay thất vọng.5. Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hộiMức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của ngườidân vào các sinh hoạt chính trị - xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng tới sựhình thành dư luận xã hội. Trong điều kiện xã hội có dân chủ rộng rãi, có thông tin đadạng, phong phú thì mọi người dân sẵn sàng thẳng thắn, cởi mở, bộc lộ các ý kiến,quan điểm của mình, tham gia bàn bạc các vấn đề chung, do vậy, dư luận xã hội cóđiều kiện hình thành thuận lợi. ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thôngtin nghèo nàn, thậm chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã hội thường hình thành khókhăn, chậm chạp. Dưới các chế độ độc tài, phát xít, mọi quyền dân chủ bị tiêu diệt, dưluận xã hội càng khó hình thành và phát huy tác dụng, khi nó thường biểu hiện dướidạng hình thức biểu tượng, hò vè, tiếu lâm, châm biếm.Không phải ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào của xã hội Việt Nam, người dân lạiđược hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần dân tộc một cách đầy đủ như ngày nay.Có rất nhiều tác phẩm thơ, văn xuôi trong thời kì kháng chiến bị cấm lưu hành. Các tácphẩm này thể hiện quan điểm chiến đấu vì độc lập dân tộc, cổ vũ tinh thần đấu tranhtrong nhân dân, và đương nhiên là đi ngược lại những gì mà đế quốc và thực dân đang6mong muốn, vì thế chúng cấm. Khi hòa bình được lập lại, công dân có quyền tự dongôn luận, tự do báo chí. Chính vì thế mà dư luận có điều kiện để phát sinh và pháttriển mạnh mẽ.6. Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiệnhành trong xã hộiCác phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hànhtrong xã hội trong chừng mực nhất định tác động tới sự hình thành dư luận xã hội. Vềcơ bản, các phong tục tập quán, các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện hành, tạo ra nhữngkhuôn mẫu tư duy, khuôn mẫu hành động làm cơ sở cho việc phán xét, đánh giá, khácnhau về cùng vấn đề. Điều này thể hiện rõ nét qua sự nhìn nhận khác nhau giữa các thếhệ đối với những biểu hiện của lối sống hiện đại như cách ăn mặc, các sản phẩm canhạc và phim ảnh, cách sinh hoạt, vui chơi, giải trí...Trong một ngôi nhà, có lẽ có một hiện tượng không hề hiếm gặp đó là việc tranhgiành xem chương trình TV giữa bố mẹ và con cái - đại diện của hai thế hệ khác nhautrong xã hội. Trong khi bố mẹ có thể muốn xem những vở chèo, tuồng, cải lương kinhđiển, thì người con lại muốn xem những bộ phim điện ảnh Mỹ hay phim truyền hìnhHàn Quốc, những chương trình ca nhạc nước ngoài. Thế hệ nào cũng cho rằng chươngtrình mà mình muốn theo dõi là đặc sắc hơn, có ý nghĩa hơn, điều này xuất phát từ tưduy khác nhau giữa hai thế hệ.III - Ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luậtTrên cơ sở quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của dư luận xãhội, coi cách mạng là sự nghiệp quần chúng, quần chúng nhân dân là người tạo ra lịch sử,Đảng Cộng Sản Việt Nam nhận thức sâu sắc vai trò của dư luận xã hội đối với các lĩnhvực của đời sống xã hội và thấu hiểu vai trò của công tác nghiên cứu dư luận xã hội. Vaitrò của dư luận xã hội trong lĩnh vực pháp luật thể hiện trên một số phương diện sau:1. Phát huy quyền làm chủ của người dânDư luận xã hội là điều kiện, phương tiện cần thiết để nhân dân phát huy quyềnlàm chủ của mình, từ đó mở rộng nền dân chủ trong xã hội.Sức mạnh của Đảng và Nhà nước thể hiện ở sự gắn bó chặt chẽ, liên hệ mật thiếtvới nhân dân, khơi dậy tiềm năng sáng tạo vĩ đại của nhân dân. Vì thế, các tổ chứcĐảng và cơ quan Nhà nước các cấp cần tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng để cán bộ,đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến, tham gia vào các công việc của Đảng, Nhà7nước. Việc tiếp xúc của các cộng tác viên nghiên cứu dư luận xã hội với người dân đểnắm bắt ý kiến của họ, nhất là các cuộc điều tra, thăm dò dư luận xã hội là cơ hội đểngười dân bày tỏ chính kiến, tham gia ý kiến đối với các công việc điều hành, quản lýđất nước của các cấp ủy đảng và chính quyền, nâng cao ý thức làm chủ đất nước, làmchủ xã hội.Phát huy vai trò phản biện xã hội, vai trò kiểm tra, giám sát của cán bộ, Đảng viênvà nhân dân: khi người dân cảm thấy ý kiến của mình được lắng nghe, được coi trọngthì trách nhiệm phản biện, kiểm tra, giám sát xã hội của họ cũng được nâng cao. Nhândân có “trăm tai, nghìn mắt” nên có thể nhìn rõ mọi vấn đề, sự vật dưới nhiều góc độ.Sự phản biện, kiểm tra, giám sát xã hội của nhân dân giúp các cơ quan lãnh đạo, quảnlý kịp thời phát hiện những sơ hở, hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lýcủa mình, trên cơ sở đó, kịp thời đề ra các giải pháp khắc phục.2. Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dânNhờ phản ánh khách quan, trung thực và khả năng dự báo chính xác tình hình tâmtrạng, tư tưởng, thái độ, nguyện vọng của các tầng lớp xã hội trước các sự kiện, hiệntượng, vấn đề xã hội, nhất là các vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo, quản lý đấtnước, các báo cáo tổng hợp, phân tích tình hình dư luận xã hội là căn cứ thông tin quantrọng phục vụ quá trình soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương, quyết sáchcủa các cơ quan lãnh đạo, quản lý đất nước. Các cơ quan lãnh đạo, quản lý khó có thểban hành được các chủ trương, quyết sách sát thực, có sức sống, có tính khả thi nếukhông nắm chắc được tâm trạng, tư tưởng của đối tượng có liên quan đến các chủtrương, quyết sách đó. Công tác nghiên cứu dư luận xã hội giúp các cơ quan lãnh đạo,quản lý giải đáp các câu hỏi như: “Các vấn đề bức xúc mà thực tiễn đất nước (hoặc ởđịa phương, ngành) đòi hỏi phải giải quyết là gì?”, “Các chủ trương, quyết sách dựđịnh được ban hành (của cơ quan lãnh đạo, quản lý) có được người dân ủng hộ không?Nếu không thì tại sao? Có cần dừng việc thông qua không? Nếu không dừng thì cần cócác biện pháp thông tin, tuyên truyền cụ thể gì để tạo sự ủng hộ của nhân dân?”...Trên cơ sở lý luận về cơ chế hình thành dư luận xã hội và các thông tin cụ thể vềcác băn khoăn, thắc mắc của nhân dân, công tác nghiên cứu dư luận xã hội có khả năngđề xuất các giải pháp thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội có hiệu quả.3. Góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo và quản lí xã hội của Đảng và Nhànước trên cơ sở khoa học và thực tiễn8Dư luận xã hội góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo và quản lí xã hội của Đảngvà Nhà nước trên cơ sở khoa học và thực tiễn.Cách nắm bắt tâm trạng, tư tưởng cán bộ, Đảng viên và nhân dân mang tínhtruyền thống lâu nay của các cấp ủy đảng thường là: tổng hợp phản ánh của cấp dưới,các tổ chức chính trị - xã hội; trao đổi, tọa đàm, đối thoại trực tiếp với các đối tượng;hội thảo… Cách thức này có ưu điểm là dễ làm, ít tốn kém về thời gian, nhân lực và tàichính, nhưng cũng có những hạn chế như: các thông tin thu được thường không rõ vềmặt định lượng, dễ mang tính chủ quan, nhất là trong bối cảnh bệnh thành tích pháttriển như hiện nay (các báo cáo dễ bị “vo tròn”, biểu hiện tâm trạng, tư tưởng tích cựcdễ bị “thổi phồng”, những vấn đề gai góc, phức tạp trong tâm trạng, tư tưởng xã hội dễbị bỏ qua).Điều tra xã hội học về dư luận xã hội giúp khắc phục những hạn chế nêu trên củaviệc nắm bắt tâm trạng, tư tưởng theo các phương pháp truyền thống, góp phần hoànthiện công tác lãnh đạo và quản lí xã hội của Đảng và Nhà nước trên cơ sở khoa học vàthực tiễn.4. Vai trò của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luậtThông qua dư luận xã hội, nhân dân có điều kiện bày tỏ quan điểm, ý kiến củamình về các vấn đề kinh tế, chính trị, đạo đức. Việc hiểu được vai trò của dư luận xãhội sẽ giúp những người làm công tác lãnh đạo và quản lý có được cái nhìn đa chiều,từ đó có những biện pháp xây dựng pháp luật phù hợp xác đáng với mọi công dânđồng thời, có những chính sách khắc phục những quyết định, những ý chí biểu hiệuquan liêu, xa rời quần chúng. Ở nước ta hiện nay pháp luật có ý nghĩa hết sức to lớn,đó là công cụ quản lý xã hội, mang lại thành quả vô cùng to lớn trên con đường hiệnđại hóa đất nước.Dư luận cũng góp phần rất tích cực nhằm hoàn thiện, thực hiện pháp luật ở ViệtNam hiện nay bởi “pháp luật không phải là công cụ quản lý vạn năng” do vậy trongpháp luật sẽ có những lỗ hổng thiếu sót nhất định, dư luận sẽ nêu ra biện pháp khắcphục mà pháp luật mắc phải.Dư luận xã hội luôn hỗ trợ cùng pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của conngười, duy trì trật tự trong toàn xã hội cũng như trong mỗi cộng đồng. Trong xã hội dưluận tác động mạnh mẽ tới ý thức, tư tưởng, riêng đối với pháp luật nó góp phần giáo9dục nhận thức đúng đắn về điều tốt xấu, điều nào đúng pháp luật, điều nào trái phápluật.KẾT LUẬNDư luận xã hội có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Việc nghiên cứucác yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, cũng như vai trò của nó đối với lĩnh vực phápluật ở đất nước ta mang nhiều ý nghĩa, khi nó sẽ giúp chúng ta định hướng dư luận xãhội, thực hiện các mục đích nhằm nâng cao dân trí và chất lượng đời sống xã hội. Đảngvà Nhà nước cũng sẽ có trong mình một công cụ đủ mạnh có tác dụng định hướng dưluận xã hội theo hướng có lợi cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc, hạn chế nhữngluồng ảnh hưởng tiêu cực xuất phát ngay từ trong lòng xã hội và cả từ những yếu tốbên ngoài.10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Tập bài giảng xã hội học - Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân,Hà Nội, 20102. Xã hội học pháp luật - TS. Ngọ Văn Nhân, NXB Tư Pháp, Hà Nội, 20103. Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở TS. Ngọ Văn Nhân, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 20114. Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu dư luận xã hội - TS. Phạm ChiếnKhu, Tạp chí Tuyên giáo, 201111