10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Nigeria năm 2022

Nigeria có ca tử vong đầu tiên, trong khi CHDC Congo ghi nhận 9 ca tử vong vì đậu mùa khỉ trong năm nay.

10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Nigeria năm 2022

Chưa có vắc xin chuyên ngừa đậu mùa khỉ, nhưng dữ liệu cho thấy các loại vắc xin đậu mùa có hiệu quả phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ đến 85%

reuters

Tờ The Washington Post ngày 31.5 đưa tin Nigeria ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì đậu mùa khỉ trong năm nay, còn CHDC Congo ghi nhận 9 ca tử vong kể từ đầu năm, trong khi ít nhất 20 nước tiếp tục ghi nhận các ca nhiễm bất thường chưa từng có trong nhiều năm qua.

Bác sĩ Aime Alongo, giám đốc Sở Y tế tỉnh Sankuru ở CHDC Congo, cho hay nước này đã ghi nhận 465 ca nhiễm, trở thành một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh này ở Tây Phi và Trung Phi.

Theo ông, dịch bệnh tiếp diễn là do thói quen ăn thịt khỉ và các loài gặm nhấm. “Người dân vào rừng, nhặt xác khỉ, dơi và các loài gặm nhấm vốn là nơi dễ chứa virus gây bệnh đậu mùa khỉ”, ông cho biết và kêu gọi người có triệu chứng nên đến cơ sở y tế để cách ly.

Trong khi đó, Nigeria ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì căn bệnh này trong năm nay, là một bệnh nhân 40 tuổi có bệnh nền.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Nigeria cho biết nước này đã ghi nhận 21 ca dương tính và 66 ca nghi nhiễm. Nigeria trước đó chưa ghi nhận đợt bùng dịch nào kể từ tháng 9.2017, nhưng tiếp tục có những ca không thường xuyên. Kể từ thời điểm đó, ít nhất 247 ca nhiễm đã được ghi nhận tại 22 trong số 36 bang, với tỷ lệ tử vong là 3,6%.

Tỉ phú Bill Gates dự đoán gì về đại dịch tiếp theo?

Tại châu Âu, Reuters ngày 31.5 đưa tin Bộ Y tế Tây Ban Nha cho hay số ca đậu mùa khỉ ở nước này tăng thêm 22 ca vào cuối tuần, nâng tổng số lên 120 ca nhiễm.

Trước đó, Tây Ban Nha ghi nhận 98 ca nhiễm đậu mùa khỉ tính đến ngày 27.5. Số ca nhiễm thường tăng nhiều hơn sau kỳ nghỉ cuối tuần do số liệu không được công bố trong 2 ngày thứ bảy và chủ nhật.

Tại Bồ Đào Nha, cơ quan y tế ghi nhận thêm 22 ca từ ngày 27.5, nâng tổng số lên 96 ca nhiễm đậu mùa khỉ.

\n

Tại Anh, tờ The Guardian đưa tin Cơ quan An ninh y tế Anh (HSA) ghi nhận thêm 71 ca nhiễm đậu mùa khỉ, nâng tổng số lên 172, bên cạnh 4 ca ở Scotland, 2 ca ở Bắc Ireland và 1 ca ở xứ Wales.

Thông tin được đưa ra trong bối cảnh HSA và giới chức Scotland, Bắc Ireland và xứ Wales ra hướng dẫn chung nhằm đối phó dịch bệnh này.

Theo khuyến cáo, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc gần với người khác cho đến khi thương tổn lành. Họ cũng nên tránh tiếp xúc với thú cưng trong 3 tuần. Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân có thể được yêu cầu tự cách ly tại nhà 21 ngày sau khi đánh giá nguy cơ.

Hướng dẫn mới đưa ra ngày 30.5 khuyến cáo những người nghi nhiễm hoặc nhiễm bệnh nếu cần di chuyển đến cơ sở y tế nên đeo khẩu trang, che các phần thương tổn nếu có, và tránh dùng phương tiện giao thông công cộng.

Ngoài ra, người bệnh không nên quan hệ tình dục ngay sau khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên, và nên dùng bao cao su trong 8 tuần sau khi nhiễm.

Khuyến cáo mới cũng hướng dẫn người bệnh có thể tự cách ly tại nhà nếu vẫn thấy khỏe, nhưng nên giới hạn tiếp xúc với người khác.

WHO ghi nhận gần 400 ca nhiễm và nghi nhiễm đậu mùa khỉ trong tháng 5 ngoài châu Phi - khu vực thường thấy dịch bệnh này. Bệnh thường nhẹ và lây qua tiếp xúc gần, với các triệu chứng có thể xuất hiện giống như cúm và những thương tổn ở da.

Giới khoa học đang tìm lời giải đáp cho việc gia tăng bất thường số ca nhiễm đậu mùa khỉ, trong khi hầu hết các ca nhiễm không liên quan việc đi lại. Theo WHO, chưa có vắc xin chuyên ngừa đậu mùa khỉ, nhưng dữ liệu cho thấy các loại vắc xin đậu mùa có hiệu quả phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ đến 85%.

Tin liên quan

  • WHO đánh giá nguy cơ toàn cầu từ bệnh đậu mùa khỉ ở mức trung bình
  • Argentina xác nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên ở Mỹ Latinh
  • WHO không tin đậu mùa khỉ sẽ gây đại dịch

Chính phủ Nigeria vừa lên tiếng cảnh báo về một căn bệnh lạ khiến ít nhất 15 người tử vong và hàng trăm người bị lây nhiễm trong chưa đầy một tuần lễ.

Các triệu chứng chính của căn bệnh này bao gồm như nhức đầu, nôn mửa, sưng tấy và tiêu chảy và người mắc bệnh có thể tử vong trong vòng 48 giờ.

Đợt bùng phát căn bệnh lạ được ghi nhận lần đầu tiên vào cuối tháng 1 ở bang Benue, ở phía đông nam thủ đô Abouja của Nigeria.

10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Nigeria năm 2022

Căn bệnh lạ đã khiến ít nhất 15 người chết. Ảnh: LEADERSHIP NEWSPAPER

Tờ Daily Post dẫn lời Thượng nghị sĩ Abba Moro đại diện cho bang Benue cho biết tính đến ngày 3-2, đã có 104 người mắc bệnh.

Thượng viện Nigeria đã thông qua một nghị quyết kêu gọi Bộ Y tế nước này cử chuyên gia đến khu vực tâm điểm của dịch bệnh lạ để tìm hiểu thêm về căn bệnh.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Nigeria (NCDC) cũng được yêu cầu theo dõi chặt chẽ tình hình nhằm ngăn chặn sự lây lan và cách ly những người mắc bệnh.

Bộ trưởng Y tế Nigeria Osagie Ehanire tuần qua cho biết đây là một loại bệnh mới, không phải Ebola hay Lassa - hai đại dịch từng hoành hành ở khu vực Tây Phi.

10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Nigeria năm 2022

Bộ trưởng Y tế Nigeria Osagie Ehanire nói căn bệnh lạ không giống dịch COVID-19 ở Trung Quốc. Ảnh: VANGUARD

Căn bệnh lạ cũng không giống với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (tên chính thức là COVID-19) bùng phát ở Trung Quốc cuối năm ngoái và đã lây lan ra hơn 20 quốc gia khắp thế giới.

Ông Ehanire cho biết NCDC hiện đã kích hoạt một chiến dịch ứng phó khẩn cấp ở khu vực bị ảnh hưởng.

Giới chức Nigeria tình nghi thủ phạm chính gây bệnh lạ là những hóa chất được sử dụng trong hoạt động câu cá. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có kết luận nào được đưa ra về căn bệnh lạ ở bang Benue.

Trong khi đó, NCDC đã thiết lập một đường dây nóng để người dân báo cáo các ca bệnh mới với mong muốn có thể dập dịch trong thời gian nhanh nhất có thể.