African swine fever là gì

Bệnh bùng nổ mạnh hay không tùy thuộc vào sự cường độc của vi-rút, độ tuổi của heo và tình trạng miễn dịch của cả đàn.

Trong các ổ bệnh điển hình, heo thường nhiễm dòng vi-rút độc lực cao, tỉ lệ chết cao, triệu chứng bệnh rõ ràng nên được chuẩn đoán rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu chỉ nhiễm các dòng vi-rút độc lực yếu hơn thì việc chuẩn đoán bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các heo được nuôi lâu. Khi đó, biểu hiện bệnh ở heo khá nhẹ và có thể có các triệu chứng gần giống với các bệnh truyền nhiễm khác. Đôi khi trong vài đàn, chỉ phát hiện được hiện tượng năng suất của heo thấp hay vài heo không đạt được chỉ tiêu tăng trọng bình quân.

Các dấu hiệu lâm sàng thay đổi tùy theo dòng vi-rút và biểu hiện bệnh gần giống với các bệnh khác chính là nguyên nhân làm cho bệnh dịch tả heo rất khó để chuẩn đoán chính xác, và do đó làm cho công tác phòng ngừa và bảo vệ đàn heo trước mối nguy này gặp khó khăn.

Vì thế, Ceva Animal Health Việt Nam hân hạnh cung cấp những thông tin hữu ích và kịp thời có liên quan đến bệnh dịch tả heo để hỗ trợ kiến thức chuyên môn và gợi ý một vài giải pháp có thể áp dụng trong thực tế.

Để biết thêm một số câu hỏi thưởng gặp xoay quanh vaccine Coglapest®, có thể vào đây  để tìm hiểu về một số cách khắc phục.

..........

Virus ASFv mới đang lưu hành ở Trung Quốc là từ virus đã bị xóa hai gen MGF360 và CD2v, được dùng để điều chế vaccine. Điều này làm suy yếu, nhưng không khiến virus trở nên vô hại, nó vẫn có khả năng gây bệnh nhưng nhẹ hơn virus hoang dã. Vì vậy tính hiệu quả và mức độ an toàn của vaccine thật sự không rõ ràng.

Giống như vaccine PRRS (Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo, Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome) bị xóa gen kép sau khi tiêm cho heo nái vẫn gây chết phôi, thai chết lưu, thai gỗ, vô sinh, sẩy thai và heo nái có thể chết (mặc dù tỷ lệ tử vong không cao). Đối với trường hợp ASF, heo con sơ sinh có thể yếu và giảm sức sống. Triệu chứng của heo bị ASF mãn tính thường không điển hình, chủ yếu là tổn thương hệ mạch máu và suy giảm hệ miễn dịch. Các ổ nhiễm trùng bị xuất huyết, vón cục và hoại tử, đồng thời các nơi bị tổn thương mãn tính thường bị xơ hóa và được thấy ở nhiều cơ quan khác nhau dưới kính hiển vi, đặc biệt là ở các hạch bạch huyết và thận.

Trong tự nhiên, virus thường có xu hướng biến thể theo thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp này không có dấu hiệu nào cho thấy virus đang nổi lên ở Trung Quốc là một dạng đột biến xóa tự nhiên. Hay nói đúng hơn đó là kết quả của việc cố ý đưa virus vaccine xóa gen kép vào một tỷ lệ đáng kể của đàn heo. Vì vaccine không được phê duyệt nên không có thông tin nào đáng tin cậy về số lượng vaccine đã được sử dụng cũng như mức độ lây lan thứ cấp là do heo bài thải virus vaccine hay do động vật trung gian.

Việc chính thức cấm tiêm phòng vaccine ASF đã được ban hành nhưng có dấu hiệu cho thấy việc tiêm phòng vẫn đang tiếp tục diễn ra, vì bệnh ASF đang lan rộng ở nhiều vùng của Trung Quốc, người chăn nuôi cảm thấy tuyệt vọng và cho rằng họ không có nhiều lựa chọn. Sự ra đời của vaccine xóa gen kép là một biến chứng không mong muốn đối với một vấn đề quá lớn và tình hình dịch tễ học đang nằm ngoài tầm kiểm soát.

Heo được tiêm phòng nói chung có kháng thể chống lại ASFv sau khi tiêm phòng từ 2 đến 3 tuần nhưng không phải con nào cũng có khả năng này. Vaccine bất hợp pháp tác động tiêu cực trên đàn heo nái sinh sản, làm cho nhiều trang trại phải dừng hoạt động. Tuy nhiên, virus vaccine vẫn lây lan và dường như vẫn tồn tại trong đàn ngay cả khi đã ngừng tiêm phòng. ASFv hoang dã có thể tìm thấy trong máu và mô của heo sau khi nhiễm vài tuần. Có khoảng 5 đến 20% số heo sống sót sau đợt bùng phát ASF chính thức thường có kháng thể.

Việc phát hiện virus vaccine mới bằng kỹ thuật PCR có thể là khó khăn. Kỹ thuật xét nghiệm ASFv thông qua mẫu swab nước bọt thường không đáng tin cậy, thậm chí còn ít nhạy cảm hơn với virus vaccine đã xóa genkép (vốn có thể không tìm thấy trong máu nhưng có thể tìm thấy trong các hạch bạch huyết và các mô khác trong trường hợp mẫu máu âm tính).

ASFv thường được phát hiện bằng kỹ thuật PCR đối với gen P72. Nếu P72 được phát hiện, xét nghiệm tiếp theo sẽ được thực hiện để tìm ra gen MGF360/CD2v hoặc cả hai được tiến hành đồng thời nếu muốn chắc chắn đó là virus thực địa (loại hoang dã) hay virus biến thể từ vaccine. Virus ASFv hoang dã thường dương tính với cả 3 gen (P72, MGF360 và CD2v), trong khi virus vaccine chỉ có gen P72 mà không có MGF360/CD2v nên các xét nghiệm thường cho kết quả dương tính với P72 và âm tính với MGF360/CD2v.

Các nhà chức trách Trung Quốc đangcho tiến hành nghiên cứu vaccine ASF nhưng dường như hoàn toàn không liên quan đến những gì đang xảy ra với vaccine bất hợp pháp. Hiện các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Thú y Cáp Nhĩ Tân (Harbin Veterinary Research Institute) đã công bố tiến bộ đạt được trong năm 2020. Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế không quá lạc quan về vaccine mới của họ. Theo đó, vaccine sống nhược độc (chủng HLJ/-18- 7GD) của Cáp Nhĩ Tân sẽ bị xóa 7 gen (MGF505- 1R, MGF505-2R, MGF505-3R, MGF360-12L, MGF360-13L, MGF360-14L, và CD2v deleted), dựa trên cách tiếp cận xóa 6 gen của Trung tâm Dịch bệnh Động vật Plum Island, một bộ phận của Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu ở Plum Island cho rằng việc xóa thêm gen thứ 7 (CD4) sẽ không cải thiện được kết quả.
Thực tế, vaccine Cáp Nhĩ Tân với 7 gen bị xóa đã không được tung ra thị trường. Nó thiếu 2 gen bị cắt từ vaccine đã bị xóa gen kép cộng với 5 gen bị xóa khác. Hiện Cáp Nhĩ Tân đã và đang tiến hành thử nghiệm an toàn tại thực địa trên cơ sở giới hạn và được cho phép bởi các quy định hiện hành. Không có thông tin rõ ràng về việc có bao nhiêu loại vaccine bất hợp pháp trên thị trường mặc dù nó vẫn đang được lưu hành.

Một báo cáo của tập đoàn New Hope Liuhe (một trong 5 tập đoàn hàng đầu về chăn nuôi heo của Trung Quốc) cho thấy có sự lây nhiễm của 2 chủng ASFv mới trên hơn 1.000 cá thể heo nái ở một số trang trại, các chủng virus này thiếu cả hai gen MGF360 và CD2v.

PGS.TS. Đỗ Võ Anh Khoa1, TS. Phan Thị Hồng Phúc1, TS. Nguyễn Tuyết Giang2, TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh3
1Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên
2Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
3Trường Đại học Cần Thơ

(Lược dịch từ: www.pigprogress.net; ASFv mutation in China: What does it mean on-farm?)

Nguồn: Tạp chí chăn nuôi Việt Nam

Bệnh sốt lợn châu Phi (African swine fever – ASF) (cũng được gọi với tên là bệnh dịch tả lợn châu Phi) được gây ra bởi virus sốt lợn châu Phi (African swine fever virus-ASFV), virus thuộc họ Asfarviridae. ASFV thường gây ra bệnh sốt kèm xuất huyết với tỷ lệ tử vong cao ở lợn. Mặc dù các dấu hiệu của ASF và sốt lợn cổ điển (classical swine fever – CSF) tương tự nhau, virus ASF hoàn toàn khác virus gây bệnh CSF. ASF là một bệnh được quy định phải báo cáo cho Tổ chức thú y thế giới (World Organisation for Animal Health).

African swine fever là gì

Bệnh ASF xảy ra ở cả lợn hoang dã và lợn nuôi, nó được ghi nhận xảy ra lần đầu tiên vào năm 1921 tại Kenya và sau đó xảy ra ở một số nước khác tại Châu Phi. Bệnh xảy ra ở Châu Âu (đầu tiên ở Lisbon, Bồ Đào Nha) vào những năm 1957

. Ngày nay, ASF xảy ra ở Châu Âu, Châu Phi và Châu Á. Bệnh ASF không lây truyền sang người, nó chỉ xảy ra chủ yếu đối với lợn. Đường lây chính bao gồm: (i) Tiếp xúc trực tiếp với lợn mắc bệnh; (ii) Tiếp xúc gián tiếp thông qua việc tiêu thụ các thức ăn nhiễm bệnh; (iii) Thông qua các vector sinh học như loài ve thuộc chi Ornithodoros…

Dấu hiệu mắc bệnh ở lợn có thể khác nhau, phụ thuộc vào độc lực của virus cũng như chủng/loài lợn. Trong trường hợp cấp tính, lợn có thể có các dấu hiệu đặc trưng như sốt cao, lờ đờ, bỏ ăn, xuất huyết da (đỏ da tai, bụng và chân), sẩy thai, tím tái, nôn, tiêu chảy và tử vong trong vòng 6-13 ngày (hoặc tối đa 20 ngày). Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 100%. Đối với các trường hợp nhẹ hơn thì tỷ lệ tử vong có thể dao động từ 30-70%. Bệnh cũng có xảy ra dưới dạn mạn tính với các triệu chứng bao gồm giảm cân, sốt không liên tục, các dấu hiệu hô hấp, loét da mãn tính và viêm khớp.

Nhận diện bệnh ASF có thể dựa vào các biểu hiện triệu chứng, tuy nhiên để chẩn đoán xác định thì phải cần thực hiện xét nghiệm, nhất là để phân biệt với CSF.

African swine fever là gì

Hiện nay chưa có vacine cho ASF. Đối với các quốc gia, khu vực chưa có sự hiện diện của ASFV thì biện pháp phòng ngừa chủ yếu là thắt chặt các khâu nhập khẩu lợn, các chế phẩm từ lợn, đảm bảo không đưa ASFV từ nơi khác đến, tạo điều kiện lây truyền cho lợn trong nước. Để làm được điều này thì phải đảm bảo xử lý đúng cách thực phẩm thải từ máy bay, tàu hoặc phương tiện đến từ các quốc gia bị ảnh hưởng và kiểm soát nhập khẩu lợn và các sản phẩm thịt lợn từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Khi bệnh đã xảy ra thì tùy tình hình cụ thể mà có các biện pháp dịch tễ can thiệp thích hợp. Một số biện pháp có thể kể đến như phát hiện sớm bệnh và tiêu hủy lợn mắc bệnh, vệ sinh chuồng trại, môi trường. Các vector sinh học cũng cần phải được lưu ý đến, tùy tình hình dịch tễ học nơi xảy ra bệnh. Theo ghi nhận tại châu Âu và một số khu vực châu Á, việc lây truyền ASFV dường như có phụ thuộc vào mật độ của lợn rừng và sự tương tác của chúng đối với các cơ sở nuôi lợn ở không đảm bảo tốt về an toàn sinh học.

Theo báo cáo của Tổ chức thú y thế giới, từ năm 2016 – 2018 có 43/198 (22%) quốc gia/vùng lãnh thổ ở châu Âu, châu Phi, và châu Á báo cáo xảy ra bệnh ASF. Trong giai đoạn 2016 – 2018, Moldova là nước xảy ra bệnh đầu tiên tại châu Âu (12/2016), và Trung Quốc là nơi bệnh được báo cáo đầu tiên tại châu Á (8/2018). Từ 2016 – 2018, 98% các vụ dịch xảy ra ở Châu Âu (6741 vụ), gây chết khoảng 733706 con lợn (chiếm 89% số lợn chết do ASFV trên toàn cầu). Tổ chức thú y thế giới ghi nhận Việt Nam xảy ra dịch đầu tiên vào 2/2019, tổng cộng có 11 vụ dịch được ghi nhận từ 20/2/2019 – 01/3/2019.

Bệnh ASF có xu hướng diễn ra mạnh ở khu vực châu Á trong thời gian gần đây. Bệnh tăng cao trong giai đoạn 15/12/2018 – 17/01/2019 với 427 vụ dịch mới (1191 vụ dịch xảy ra trước đó và đang tiếp diễn), gây chết 81824 con lợn (97.8% là ở châu Á – 80014 con, chủ yếu là xảy ra ở Trung Quốc với 79715 lợn chết – 97.4% tổng số). Bệnh giảm mạnh trong khoảng 18/01/2019 – 14/02/2019, 685 vụ dịch mới nổi và 2445 vụ đang tiếp diễn, gây chết 8295 con lợn (83.6% ở Châu Á – 6938 con, Trung Quốc chiếm 60.1% tổng số lợn chết – 5023 con). Bệnh lại có chiều hướng tăng cao trở lại trong giai đoạn 15/2/2019 – 1/3/2019, với 264 vụ dịch mới và 1233 vụ đang tiếp diễn, gây chết cho 27510 con lợn. 99.6% lợn chết là ở châu Á (27393 con), Trung Quốc chiếm 92.2% lợn chết (25371 con) và đây cũng là khoảng thời gian Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận bệnh ASF với 2022 lợn chết (7.4% tổng số).

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp), đến thời điểm 13/3/2019, Việt Nam ghi nhận có 13 tỉnh đang xảy ra bệnh ASF với khoảng hơn 11.360 con lợn đã phải tiêu hủy (các tỉnh xảy ra dịch: Nam Định, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nam, Hải Dương, Hà Nội, Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên). Ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên ngày 1/2.

Nguồn tài liệu tham khảo, người trích dẫn:

https://vnexpress.net/thoi-su/lon-chuyen-vao-nam-giam-manh-do-dich-ta-chau-phi-3893044.html