Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng thế nào

Bài 5: Trang 25 - SGK vật lí 7

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh gì ? Độ lớn của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến gương thế nào so với độ lớn của vật và khoảng cách từ vật đến gương ?


Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, có độ lớn bằng vật và khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương.


Từ khóa tìm kiếm Google: cách giải câu 5, hướng dẫn làm bài tập 5, giải bài tập 5, gợi ý giải câu 5 Bài 9: Tổng kết chương I : Quang học

Câu hỏi: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?

Trả lời:

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có 3 tính chất:

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.

- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.

- Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về gương phẳng và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng nhé!

I. Gương phẳng

1. Định nghĩa gương phẳng

- Gương phẳng: là gương có bề mặt phản xạ là một phần của mặt phẳng có tác dụng phản chiếu ánh sáng truyền tới.

- Gương phẳng cho ta ảnh ảo với vật và có độ lớn bằng vật.

- Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương hay ảnh đối xứng với vật qua gương.

- Nếu 2 vật cùng kích thước đứng trước gương, vật một cách gương xa hơn vật 2 thì vật 1 nhỏ hơn vật 2.

- Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

- Tính chất tia sáng: các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S'.

2. Áp dụng trong đời sống

- Gương phẳng là loại gương được ứng dụng rộng rãi nhất.

- Gương phẳng được dùng để làm gương soi, gương trang trí trong gia đình, hiệu làm tóc, gương chiếu hậu. Gương phẳng được làm một bộ phận trong kính nha khoa,kính hiển vi,kính thiên văn,ống nhòm.

- Tấm kính phẳng thực ra có 2 mặt phản xạ: mặt trên và mặt dưới, bởi vậy ta sẽ thấy 2 ảnh. Tấm kính càng mỏng thì 2 ảnh càng gần trùng nhau

- Gương phản xạ thường dùng là tấm kính phẳng bằng thủy tinh cũng có 2 mặt phản xạ, nhưng mặt dưới được tráng 1 lớp bạc phản xạ tốt hơn, nên tạo ra 1 ảnh rõ nét

II. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

1. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm:

- Là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn).

- Có kích thước lớn bằng vật.

- Đối xứng với vật qua gương phẳng (tức là khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).

2. Một số lưu ý về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

- Ảnh của vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

- Giải thích sự tạo ảnh bởi gương phẳng:

+ Ảnh của một vậtlà tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật

+ Ta nhìn thấy ảnh ảoS′mà không hứng được ảnh đó trên màn vì: các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnhS′.

3.Cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Muốn vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ta vẽ ảnh của các điểm đặc biệt trên ảnh sau đó nối các điểm ảnh cho ta ảnh của vật.

* Muốn vẽ ảnh của một điểm ta dựa vào:

- Định luật phản xạ ánh sáng.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

- Cách vẽ:

+ Từ một điểm S ta vẽ hai tia tới mặt phẳng gương.

+ Vẽ hai tia phản xạ tương ứng.

+ Giao nhau của phần kéo dài hai tia phản xạ chính là ảnh S’ của S (hình a).

- Lưu ý:Nên chọn một tia tới đặc biệt là tia vuông góc với mặt phẳng gương cho tia phản xạ bật trở lại (hình b)

* Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng:

- Cách vẽ:Chỉ cần lấy điểm đối xứng

+ Ảnh S’ của S qua gương phẳng (hình c).

+ Ảnh A’B’ của vật AB qua gương phẳng (hình d).

Đáp án và lời giải thích chính xác cho câu hỏi: “Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh gì?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Vật lí 7 là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Trả lời câu hỏi:Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh gì?

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo,Có kích thước lớn bằng vật, Đối xứng với vật qua gương phẳng (tức là khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu vềẢnh của một vật tạo bởi gương phẳng dưới đây nhé

Kiến thức mở rộng về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

1. Gương phẳng là gì?

- Trước khi tìm hiểu vềảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, các em nên biết trước về gương phẳng. Theo định nghĩa, gương phẳng là gương có bề mặt phản xa. Đây là một phần của mặt phẳng, và chúng có tác dụng phản chiếu lại ánh sáng được truyền tới.

- Đối với những loại gương khác, gương phẳng được sử dụng rộng rãi nhất. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp gương phẳng ở nhiều nơi khác nhau. Không chỉ trong gia đình mỗi người, gương còn được dựng nhiều ở những cửa hàng khác. Ví dụ như: cửa hàng quần áo, cửa hàng trang sức.

- Ngoài ra, gương được ứng dụng để tạo nên những bộ phận ở trong kính hiển vi, kính nha khoa, ống nhòm, kính thiên văn…

2. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm:

- Là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn).

- Có kích thước lớn bằng vật.

- Đối xứng với vật qua gương phẳng (tức là khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).

Lưu ý

- Ảnh của vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

3. So sánh ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng với các loại gương khác

Nhắc đếnảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, người ta thường so sánh với cả những loại gương khác. Có tất cả 3 loại gương. Đó là: gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng:

-Ảnh ảo có kích thước bằng với vật khi đi qua gương phẳng

- Ảnh ảo có kích thước nhỏ hơn vật khi đi qua gương cầu lồi

- Ảnh ảo có kích thước lớn hơn vật khi đi qua gương cầu lõm

4. Cách giải bài tập về gương phẳng

Cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

* Muốn vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ta vẽ ảnh của các điểm đặc biệt trên ảnh sau đó nối các điểm ảnh cho ta ảnh của vật.

* Muốn vẽ ảnh của một điểm ta dựa vào:

- Định luật phản xạ ánh sáng.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

Cách vẽ:

- Từ một điểm S ta vẽ hai tia tới mặt phẳng gương.

- Vẽ hai tia phản xạ tương ứng.

- Giao nhau của phần kéo dài hai tia phản xạ chính là ảnh S’ của S (hình a).

Lưu ý:Nên chọn một tia tới đặc biệt là tia vuông góc với mặt phẳng gương cho tia phản xạ bật trở lại (hình b)

* Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng

Cách vẽ:Chỉ cần lấy điểm đối xứng

- Ảnh S’ của S qua gương phẳng (hình c).

- Ảnh A’B’ của vật AB qua gương phẳng (hình d).

5. Bài tập vận dụng

Bài 1: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:

A. Ảnh của một vật được tạo qua gương phẳng sẽ luôn có kích thước nhỏ hơn vật

B. Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật. Điều này tùy thuộc vào vị trí đặt vật ở trước gương.

C. Nếu như đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật đặt ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh. Ảnh này là ảnh của vật và tạo bởi gương phẳng.

D. Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng sẽ luôn có kích thước bằng với vật.

Đáp án đúng là D. Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng sẽ luôn có kích thước bằng với vật.

Ảnh tạo bởi gương phẳng sẽ không hứng được ở trên màn chắn. Bởi thế đáp án C là sai

Ảnh tạo bởi gương phẳng có kích thước bằng với vật. Do đó đáp án A, B là đáp án sai, còn đáp án D đúng.

Bài 2: Ta nhìn thấy ảnh S’ được tạo bởi một điểm sáng S đặt ở trước gương phẳng khi nào?

A. Khi mà ảnh S’ được đặt ở phía trước của mắt chúng ta

B. Khi mà S’ được chuyển thành nguồn sáng

C. Khi mà giữa mắt và ảnh S’ không tồn tại vật để chắn sáng

D. Khi mà mắt nhận được tia phản xạ tới từ các tia tới, và xuất phát từ điểm sáng S.

Đáp án đúng là D. Khi mà mắt nhận được tia phản xạ tới từ các tia tới, và xuất phát từ điểm sáng S.

Để có thể nhìn được vật, tia sáng từ vật phát ra phải đi đến mắt người. Thế nên, để có thể nhìn thấy ảnh của vật qua gương, mắt sẽ phải nhận được tia phản xạ. Những tia này sẽ xuất phát từ điểm sáng S.

Bài 3:Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?

A. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.

B. Khi S’ là nguồn sáng

C. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.

D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.

- Để nhìn được vật thì tia sáng từ vật phát ra phải đi đến mắt người.

- Để nhìn được ảnh của vật qua gương, mắt phải nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.

⇒ Đáp án đúng là D.

Bài 4:Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?

A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.

B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.

C. Vì ảnh ảo là vật sáng.

D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra là giao điểm của đường kéo dài của các tia sáng phản xạ trên gương. Vì thế khi ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S thì sẽ không hứng được ảnh trên màn ⇒ Đáp án đúng là B.