Bài giảng Luyện tập về từ đồng nghĩa Lớp 5 tuần 2

Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 1: Từ đồng nghĩa (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • Bài giảng Luyện tập về từ đồng nghĩa Lớp 5 tuần 2
    bai_giang_luyen_tu_va_cau_lop_5_tuan_1_tu_dong_nghia_tiet_1.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 1: Từ đồng nghĩa (Tiết 1)

  1. Luyện từ và câu TỪ ĐỒNG NGHĨA 1. Nhận xét: 1- So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau: a) Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Hồ Chí Minh b) Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Tô Hoài
  2. Nghĩa của các từ trong mỗi ý giống nhau hay khác nhau? a) Xây dưng – kiến thiết b) Vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm Kết luận: - Nghĩa của các từ trong mỗi ý giống nhau (cùng chỉ một hoạt động, một màu) - Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa.
  3. 2- Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những từ nào thay thế được cho nhau? Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao? a) Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xâykiến dựng thiết lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiếnxây dựngthiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
  4. Từ xây dựng và kiến thiết có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn (làm nên một công trình kiến trúc, hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị, xã hội, kinh tế). b) Màu lúa chín dưới đồng vàngvàng xuộmhoe lại. Nắng nhạt ngả màu vàngvàng hoe lịm . Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịmxuộmkhông trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. • Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên. Còn vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
  5. Ghi nhớ 1. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 2. Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói. 3. Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho đúng.
  6. III. LUYỆN TẬP Bài 1: Xếp những từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Hồ Chí Minh
  7. + nước nhà – non sông + hoàn cầu – năm châu Bài 2: Tìm những từ đồng nghĩa với những từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập. M: đẹp-xinh Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh tươi, tươi đẹp, mĩ lệ, To lớn: to, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ, lớn, Học tập: học, học hành, học hỏi,
  8. Bài 3: Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập số 2 M: - Quê hương em rất đẹp - Bé Hà rất xinh. - Phong cảnh nơi đây thật mĩ lệ. Cuộc sống mỗi ngày một tươi đẹp. - Em bắt được một chú cua to kềnh. Còn Nam bắt được một chú ếch to sụ. - Chúng em rất chăm học hành. Ai cũng thích học hỏi những điều hay từ bạn bè.
  9. 100123456789 Chọn A, hoặc B, hoặc C. Câu 1 Em hãy chọn ý đúng nhất. A. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. B. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau. C.Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhaunhau
  10. 100123456789 Chọn A, hoặc B, hoặc C, hoặc D Câu 2 Dòng nào dưới đây là những từ đồng nghĩa? A. Hồng, đỏ, thẫm. B. Đen đúa, xanh đen, xanh hồ thủy. C. Mang, vác, đi, đứng. D. Biếu, tặng, cho, bán.
  11. Ghi nhớ: 1. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. VD: siêng năng, chăm chỉ, cần cù, 2. Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói. VD: hổ, cọp, hùm, 3. Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho đúng. VD: - Ăn, xơi, chén, (biểu thị thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến). - Mang, khiêng, vác, (biểu thị những cách thức hành động khác nhau ).

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 tuần 4: Luyện từ và câu - Luyện tập về từ trái nghĩa được biên soạn chi tiết rõ ràng cho các thầy cô giúp các em hiểu được kiến thức về từ trái nghĩa. Vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được. Mời các thầy cô tham khảo.

Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 4: Tập làm văn - Luyện tập tả cảnh

Luyện từ và câu

Luyện tập về Từ trái nghĩa

I. Mục tiêu

1. Củng cố kiến thức về từ trái nghĩa.

2. Vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được.

II. Đồ dùng dạy - học

- Từ điển tiếng Việt (hoặc phô-tô-cóp-pi vài trang phục vụ bài học)

- Bút dạ và giấy khổ to đủ cho hai đến ba HS làm bài tập.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi HS nêu nội dung Ghi nhớ về từ trái nghĩa (tiết học trước), lấy ví dụ minh họa.

- Hai HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.

- GV nhận xét, cho điểm việc làm bài và học bài của HS.

- HS lắng nghe.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Các em đã được hiểu về từ trái nghĩa qua tiết học trước. Giờ học hôm nay chúng ta cùng vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để tìm từ trái nghĩa, đặt câu với những cặp từ trái nghĩa vừa tìm được.

- HS lắng nghe.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.

2. Hướng dẫn HS luyện tập

Bài tập 1,

- Yêu cầu HS đọc Bài tập 1.

- Một HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.

- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau khi HS làm bài xong các em trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả bài làm của mình.

- HS làm việc cá nhân. Sau khi làm xong, HS trao đổi theo nhóm đôi kết quả bài làm của mình.

- Gọi HS trình bày kết quả bài làm của mình.

- Năm đến bảy HS lần lượt trình bày kết quả bài làm của mình.

- Gọi HS nhận xét chữa bài, chốt lại lời giải đúng.

- Nhận xét bài làm của bạn.

Đáp án: (kèm theo nghĩa để GV tham khảo)

a) ăn ít ngon nhiều: ăn ngon, có chất lượng còn hơn ăn nhiều mà không ngon.

b) Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả.

c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối: trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác tối đến nhanh.

d) Yêu trẻ, trả hay đến nhà; kính già, già để tuổi cho: yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui vẻ; kính trọng tuổi già thì mình cũng được thọ như người già.

Bài tập 2

- Gọi một HS đọc yêu cầu bài tập.

- Một HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.

- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau khi HS làm bài xong các em trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả bài làm của mình.

- HS làm việc cá nhân. Sau khi làm xong, HS trao đổi theo nhóm đôi kết quả bài làm của mình.

- Gọi HS trình bày kết quả bài làm của mình.

- Năm đến bảy HS lần lượt trình bày kết quả bài làm của mình.

- Gọi HS nhận xét chữa bài, chốt lại lời giải đúng.

- Nhận xét kết quả làm bài của bạn, chữa lại kết quả vào bài làm của mình (nếu sai).

Bài tập 3: (dạy như quy trình bài tập 2)

Đáp án:

Bài tập 2:

a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn.

b) Trẻ già cùng đi đánh giặc.

c) Dưới trên đoàn kết một lòng.

d) Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức....

Bài tập 3:

a) Việc nhỏ nghĩa lớn.

b) áo rách khéo vá hơn lành vụng may.

c) Thức khuya dậy sớm.

d) Chết trong còn hơn sống đục.

Bài tập 4

- Gọi một HS đọc toàn bài.

- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm nhỏ, nhóm bốn. Mỗi nhóm làm một ý của bài tập. GV phát bút dạ, giấy khổ to, từ điển (hoặc một vài trang từ điển) cho các nhóm làm bài.

- HS các nhóm tra từ điển, trao đổi, cử một thư kí viết nhanh lên giấy từ trái nghĩa với những từ đã cho.

- Yêu cầu HS trình bày kết quả.

- Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài làm trên lớp, trình bày kết quả bài làm của nhóm.

- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua xem nhóm nào tìm được đúng, nhiều từ.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đáp án:

a) Tả hình dáng:

* Cao - thấp; cao - lùn; cao vống - lùn tịt;... To - bé; to - nhỏ; to xù - bé tí,... Béo - gầy; mập - ốm ; béo múp - gầy tong,...

c) Tả phẩm chất:

* Tốt - xấu; hiền - dữ; lành - ác; ngoan - hư; khiêm tốn; kiêu căng; hèn nhát - dũng cảm ; thật thà - dối trá; trung thành - phản bội; cao thượng - hèn hạ; giản dị - lòe loẹt; thô lỗ - tế nhị;...

b) Tả trạng thái:

* Vui - buồn; lạc quan - bi quan; phấn chấn - ỉu xỉu; ... No - đói... Sướng - khổ; vui sướng - khổ cực. Khỏe - yếu; khỏe mạnh - ốm yếu,.. Thờ ơ - tận tình; hờ hững - nhiệt tâm,...

Bài tập 5

- Gọi một HS đọc toàn bài.

- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Hoạt động cá nhân, hai HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp viết vào vở.

- Gọi HS dưới lớp nối tiếp đọc câu văn của mình. GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp hoặc cách dùng từ cho từng HS (nếu có).