Bài tập nâng cao về số sánh số thập phân

Bài tập nâng cao về số sánh số thập phân
KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Số thập phân bằng nhau

– Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.

Lưu ý: Mỗi số tự nhiên a đều có thể viết thành số thập phân với phần thập phân là những chữ số 0

– Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.

2. So sánh hai số thập phân

– So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.

– Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn… đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.

– Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

Ví dụ 1: Điền vào chỗ trống để được khẳng định đúng.

a) Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì …………

b) Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số thập phân bằng nhau thì …………

Bài giải:

a) Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn

b) Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số thập phân bằng nhau thì hai số đó bằng nhau

Ví dụ 2: Sắp xếp các số dưới đây theo thứ tự từ lớn đến bé: 5,9 ; 5,89999 ; 7,2; 7,21; 5; 10.

Bài giải:

Các số được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:10; 7,21; 7,2; 5,9; 5,89999; 5.

Ví dụ 3: Điền dấu thích hợp (>,<,=)  vào chỗ trống: 58,6 …. 58,60

Bài giải:

58,6 = 58,60

Dấu điền vào chỗ trống là: “=”

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập nâng cao về số sánh số thập phân
BÀI TẬP CƠ BẢN

Bài 1:
Bài 2:

Bài tập nâng cao về số sánh số thập phân
BÀI TẬP NÂNG CAO

Bài 1:
Bài 2:

Xem thêm: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân

Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Số thập phân bằng nhau. So sánh hai số thập phân – toán cơ bản lớp 5.

Chúc các em học tập hiệu quả!

Bài 37: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN

1. >; <; = ?

a) 48,97 ...... 51,02

c) 0,7 ....... 0,65

b) 96,4 ........ 96,38

d) 53,05 ....... 53,050

2. Viết các số sau theo thứ từ bé đến lớn:

5,375; 9,01; 8,72; 6,735; 7,19

............................................................

3. Viết chữ số thích hợp vào ô trống:

a) 17,15 > 17,....5

c) 50,....9 < 50,41

b) 9,368 < 9,36.....

d) 48,04 = 48,04.....

4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Cho các số 0,45; 0,445; 0,54; 0,541. Số lớn nhất trong các số đó là:

A. 0,45B. 0,445C. 0,54D. 0,541

Bài tập & Lời giải

Lời giải bài tập thực hành toán 5: So sánh hai số thập phân

Sau đây là các bài tập TOÁN về SO SÁNH SỐ THẬP PHÂN dành cho học sinh lớp 6. Trước khi làm bài tập, nên xem lại lý thuyết trong các bài liên quan:

Nên xem:

✨ Bài học CÁCH SO SÁNH SỐ THẬP PHÂN.

Các dạng bài tập thường gặp:

Dạng 1: So sánh số thập phân

🤔 Số thập phân âm < 0 < Số thập phân dương.

🤔 Cách so sánh hai số thập phân dương đã được học ở tiểu học.

🤔 Cách so sánh hai số thập phân âm tương tự như khi so sánh hai số nguyên âm.

Bài tập 1.1: So sánh:

a) 13,27 và -1532;

b) 3,19 và 5,01;

c) -23,09 và -19,2

d) 375,13 và 375,009;

e) -15,12 và -15,13.

Bài tập 1.2: Cho các số sau: 9,105; -23,108; 0; 17,6; 10,909.

a) Tìm số lớn nhất trong các số đó;

b) Tìm số nhỏ nhất trong các số đó.

Bài tập 1.3: Sắp xêp các số sau theo thứ tự tăng dần: 0,125; -7; 5,14; -2,38; -3,01; -2,119.

Bài tập 1.4: Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần: 1,2; 2,3; -3,096; -3,609; 2,19.

Dạng 2: Tìm $x$

Bài tập 2.1: Tìm tất cả các số nguyên $x$ thỏa mãn:

a) $-3,9 < x < 2,1$

b) $-4,5 \leq x \leq 1$

d) $-1,2 < x < 3$ và $x\; \vdots \; 2$.

Bài tập 2.2: Tìm tất cả các số thập phân $x$ có một chữ số sau dấu phẩy và thỏa mãn:

a) $12,38 < x < 12,62$

b) $-7,13 > x > -7,67$

Bài tập 2.3:

a) Tìm số tự nhiên $x$ lớn nhất, biết $x < 3,005$

b) Tìm số tự nhiên $y$ nhỏ nhất, biết $y > 9,99$

Bài tập 2.4: Tìm hai số tự nhiên liên tiếp $m$ và $n$, biết: $m < 16,2756 < n$.

Bài tập 2.5: Cho $x < b$ và $b < 1,25$. Tìm số tự nhiên $x$, với $b$ là số tự nhiên.

Bài tập 2.6: Tìm tất cả các cặp chữ số $(a; b)$, biết rằng: $3,8276 < \overline{3,8ab4} < 3,84$

Dạng 3: Toán có lời văn

Bài tập 3.1: Bốn bạn Đức, Trung, Kiên, Nguyên cùng đo chiều cao. Đức cao $1,39\; m$; Trung cao $1320\; mm$; Kiên cao một mét rưỡi; Nguyên cao $1\; m\; 390\; mm$.

a) Bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?

b) Những bạn nào có chiều cao bằng nhau?

Bài tập 3.2: Cá voi xanh dài $330\;dm$; cá mập voi dài $0,015\; km$; kì đà Kô-mô-đô dài $35\; dm$; trăn mắt võng dài $1070 \; cm$.

a) Hãy đổi các số đo độ dài trên theo đơn vị mét.

b) Sắp xếp các con vật kể trên theo thứ tự tăng dần chiều dài.

Đáp án các bài tập:

Dạng 1:

Bài tập 1.1:

a) 13,27 > -1532

b) 3,19 < 5,01

c) -23,09 < -19,2

d) 375,13 > 375,009;

e) -15,12 > -15,13.

Bài tập 1.2: Sau khi so sánh các số: 9,105; -23,108; 0; 17,6; 10,909, ta thấy:

a) Số lớn nhất trong các số đó là 17,6.

b) Số nhỏ nhất trong các số đó là -23,108.

Bài tập 1.3: -7 < -3,01 < -2,38 < -2,119 < 0,125 < 5,14.

Bài tập 1.4: 2,3 > 2,19 > 1,2 > -3,609 > -3,096.

Dạng 2:

Bài tập 2.1:

a) $x$ là một trong các số -3; -2; -1; 0; 1; 2.

b) $x$ là một trong các số -4; -3; -2; -1; 0; 1.

d) Vì $-1,2 < x < 3$ nên số nguyên $x$ có thể là -1; 0; 1; 2.

Nhưng vì $x\; \vdots \; 2$ nên $x = 0$ hoặc $x = 2$.

Bài tập 2.2: Tìm tất cả các số thập phân $x$ có một chữ số sau dấu phẩy và thỏa mãn:

a) $x$ là một trong các số 12,4; 12,5; 12,6

b) $x$ là một trong các số -7,2; -7,3; -7,4; -7,5; -7,6.

Bài tập 2.3:

a) $x = 3$.

b) $y = 10$

Bài tập 2.4: $m = 16$ và $n = 17$.

Bài tập 2.5: $x = 0$ (và $b = 1$)

Bài tập 2.6: Vì $3,84 = 3,8400$ nên ta có thể viết lại yêu cầu trong đề bài dưới dạng sau: $3,8276 < \overline{3,8ab4} < 3,8400$

Do đó $276 < \overline{ab4} < 400$. Suy ra: $a = 2$ hoặc $a = 3$.

+) Nếu $a = 2$ thì $276 < \overline{2b4} < 400$. Suy ra $b = 8$ hoặc $b = 9$.

+) Nếu $a = 3$ thì $276 < \overline{3b4} < 400$. Suy ra $b \in \{ 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9\}$

Vậy $(a; b)$ có thể là một trong các cặp chữ số $(2; 8)$; $(2; 3)$; $(3; 0)$; $(3; 1)$; $(3; 2)$; $(3; 3)$; $(3; 4)$; $(3; 5)$; $(3; 6)$; $(3; 7)$; $(3; 8)$; $(3; 9)$.

Dạng 3:

Bài tập 3.1:

Trước tiên, cần đưa các độ dài về cùng đơn vị đo (ví dụ cùng đơn vị mét). Ta có:

+) Chiều cao của Đức là: $1,39\; m$;

+) Chiều cao của Trung là: $1320\; mm = 1,32 m$;

+) Chiều cao của Kiên là: $1,5\;m$;

+) Chiều cao của Nguyên là: $1\;m\;390\;mm = 1,39\;m$.

Từ đó suy ra:

a) Bạn Kiên cao nhất (vì $1,5\;m$ lớn hơn tất cả các số đo còn lại).

Bạn Trung thấp nhất (vì $1,32\;m$ nhỏ hơn tất cả các số đo còn lại).

b) Đức và Nguyên có chiều cao bằng nhau (cùng bằng $1,39\;m$).

Bài tập 3.2: Cá voi xanh dài $330\;dm$; cá mập voi dài $0,015\; km$; kì đà Kô-mô-đô dài $35\; dm$; trăn mắc võng dài $10700 \; cm$.

a) Đổi các số đo độ dài theo đơn vị mét:

$$330\;dm = \frac{330}{10}\;m = 33\;m$$

$$0,015\;km = 0,015 \cdot 1000\;m = 15 \;m$$

$$35\; dm = \frac{35}{10}\;m = 3,5\;m$$

$$1070\;cm = \frac{1070}{100}\;m = 10,7\;m$$

b) Ta có:

3,5 < 10,7 < 15 < 33

Do đó, thứ tự các con vật sắp xếp theo sự tăng dần chiều dài là: kì đà Kô-mô-đô, trăn mắt võng, cá mập voi, cá voi xanh.