Bài tập tình huống về công ước viên 1980 năm 2024

Công pháp quốc tế, một hệ thống pháp luật quan trọng, bao gồm tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế. Nó là sản phẩm của sự thoả thuận tự nguyện và bình đẳng giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế. Được xây dựng thông qua quá trình đấu tranh và thương lượng, công pháp quốc tế chủ yếu phục vụ để điều chỉnh và quản lý mối quan hệ phức tạp giữa các chủ thể của luật quốc tế. Các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thường tự nguyện tham gia vào các hiệp định, hợp đồng và giao kèo quốc tế để thiết lập một cơ sở pháp lý chung. Qua quá trình thương lượng, họ đặt ra các quy tắc và nguyên tắc mà tất cả các bên phải tuân theo. Điều này giúp duy trì sự ổn định và công bằng trong quan hệ quốc tế. Học viện đào tạo pháp chế chia sẻ các Bài tập tình huống công pháp quốc tế có lời giải sau đây, mời bạn đọc tham khảo

Hundu và Renda đều là hai quốc gia thành viên của Công ước về chống khủng bố quốc tế. Tháng 4/ 2011, Chính phủ Hundu nhận được báo cáo của Cục tình báo quốc gia về việc phát hiện ra nơi ẩn náu trên lãnh thổ Renda của tên trùm khủng bố ( bị truy nã toàn cầu) mà quốc gia này đang tìm kiếm. Chính phủ Hundu ngay lập tức bí mật điều động máy bay quân sự với tần số siêu âm, thoát khỏi sự kiểm soát của rada trinh thám Renda, vượt biên giới, tiến vào lãnh thổ nước này và tấn công nơi ở của tên trùm khủng bố, đồng thời tiêu diệt tên này.

Phát hiện ra hành vi của Hundu, Renda đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. phía Renda cho rằng hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, Hundu cho rằng hành vi của quốc gia này là nhằm thưc hiện nghĩa vụ thành viên của Công ước về chống khủng bố. Hơn nữa, Tổng thống Hundu đã thực hiện cuộc điện đàm chính thức với Tổng thống Renda và ông này hứa sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động chống khủng bố được thực hiện bởi Hundu. Hãy cho biết:

– Tính hợp pháp trong hành vi của Hundu? Vì sao?

Trả lời:

Hành vi của Hundu là không hợp pháp. Vì:

Hành vi của Hundu đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia của luật quốc tế. Chính phủ Hundu khi nhận được báo cáo của Cục tình báo quốc gia về việc phát hiện ra nơi ẩn náu trên lãnh thổ Randa của tên Trùm khủng bố ( bị truy nã toàn cầu) mà quốc gia này đang tìm kiếm. Chính phủ Hundu ngay lập tức bí mật điều động máy bay quân sự với tần số siêu âm, thoát khỏi sự kiểm soát của rada trinh thám Renda, vượt biên giới, tiến vào lãnh thổ nước này và tấn công nơi ở của tên trùm khủng bố, đồng thời tiêu diệt tên này đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc, lãnh thổ là biểu hiện của nền độc lập dân tộc và bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia. Bảo vệ biên giới, lãnh thổ chính là bảo vệ chủ quyền quốc gia chống lại mọi hình thức ngoại xâm. Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1970 cũng đã quy định rõ nội dung nguyên tắc này. Như vậy, trong tình huống này thì Hundu đã xâm phạm chủ quyền quốc gia Renda vì hành động bí mật điều động máy quân sự tiến vào Renda.

Bài tập tình huống về công ước viên 1980 năm 2024

Bên cạnh đó còn vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nguyên tắc này được quy định trong Tuyên bố năm 1970 của Liên hợp quốc về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia. Hành vi Hundu bí mật điều động máy bay quân sự với tần số siêu âm, thoát khỏi sự kiểm soát của rada trinh thám Renda, vượt biên giới, tiến vào lãnh thổ Renda có thể bị coi là một hành vi sử dụng vũ lực với quốc gia Renda cho dù có mục đích chỉ là bắt tên khủng bố, nhưng nó làm ảnh hưởng tới nền an ninh của Renda khi có quốc gia dùng lực lượng quân sự tiến vào lãnh thổ mình bí mật như vậy. Tuy luật quốc tế không quy định rõ về định nghĩ thế nào là “ Vũ lực” nhưng theo các văn kiện của Liên hợp quốc thì vũ lực được hiểu là sức mạnh về quân sự, chính trị, kinh tế hoặc ngoại giao mà quốc gia này sử dụng bất hợp pháp đối với quốc gia khác. Hundu và Renda đều là thành viên của Công ước về chống khủng bố quốc tế nên khi tên khủng bố này đang ẩn náu trên lãnh thổ Renda thì Renda phải có nghĩa vụ cùng hợp tác với Hundu để bắt tên trùm khủng bố này chứ Hundu không được bí mật điều động máy bay quân sự tiến vào Renda để tiêu diệt tên khủng bố. Điều này vi phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, ảnh hưởng tới nền an ninh quốc gia của Renda.

Bài tập tình huống công pháp quốc tế có lời giải – số 2

Các quốc gia A, B, C và D là thành viên của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế. Ngày 11/4/2004 các nước này đã ký Hiệp ước hợp tác chống khủng bố” trong đó cho phép các quốc gia thành viên được áp dụng mọi biện pháp đểvô hiệu hóa tất cả các hoạt động khủng bố, kể cả áp dụng hình phạt tử hình. Hiệp ước này yêu cầu phải phê chuẩn và có cho phép bảo lưu.

Quốc gia A ngay khi ký Hiệp ước đã đưa ra bảo lưu đối với điều khoản áp dụng biện pháp tử hình. Sau đó, ngày 19/11/2004, cả 3 quốc gia A, B và C đã phê chuẩn Hiệp ước mà không có bảo lưu (quốc gia A khi ký có bảo lưu nhưng khi phê chuẩn không nhắc lại bảo lưu đó). Quốc gia D đã gửi kèm văn kiện phê chuẩn một tuyên bố bảo lưu: “Các điều khoản củaHiệp ước ràng buộc quốc gia D, trừ điều khoản áp dụng biện pháp tử hình”. Quốc gia C phản đối bảo lưu này của quốc gia D và tuyên bố hai bên không có quan hệ điều ước. Quốc gia B cũng phản đối bảo lưu nhưng không phản đối Hiệp ước có hiệu lực giữa quốc gia B và D. Quốc gia A im lặng.

Hãy phân tích và xác định hiệu lực của Hiệp ước hợp tác chống khủng bố và điều khoản áp dụng biện pháp tử hình trong mối quan hệ giữa bốn quốc gia A, B, C, D.

Trả lời

Trước hết, trường hợp quốc gia A khi ký có đưa ra bảo lưu đối với điều khoản áp dụng biện pháp tử hình nhưng ngay sau đó, ngày 19/11/2004, A lại phê chuẩn Hiệp ước mà không có bảo lưu. Do đó, việc bảo lưu của quốc gia A khi ký không có giá trị pháp lý và quốc gia A qua việc phê chuẩn, đã chấp nhận chịu sự ràng buộc của Điều ước (Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế).

Xét trường hợp tuyên bố bảo lưu và văn kiện phê chuẩn một tuyên bố bảo lưu của quốc gia D là hợp pháp, do đó việc chấp thuận, phản đối của các quốc gia thành viên còn lại của điều ước quốc tế về vấn đề Không áp dụng biện pháp tử hình sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lý nhất định. Dựa vào các căn cứ pháp lí nêu trên, ta thấy quan hệ điều ước giữa các quốc gia thay đổi như sau:

1. Căn cứ theo khoản 5 Điều 20 Công ước Viên 1969,chấp nhận và phản đối bảo lưu:” Theo qui định tại các khoản 2 và 4 và trừ khi điều ước có qui định khác, một bảo lưu coi như được quốc gia khác chấp thuận nếu quốc gia này không đưa ra phản đối bảo lưu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bỏa lưu hoặc vào ngày quốc gia này biểu thị đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của điều ước, nếu thời hạn 12 tháng nêu trên đã chấm dứt” và điểm a Khoản 4 Điều 20 “Việc chấp thuận một bảo lưu của một quốc gia kí kết khác sẽ làm cho quốc gia đưa ra bảo lưu trở thành một thành viên của điều ước này trong quan hệ với quốc gia kí kết khác nêu trên, nếu hoặc khi điều ước đó có hiệu lực đối với các quốc gia đó”.

Xét việc trước hành động bảo lưu của quốc gia D, quốc gia A im lặng và sau 12 tháng xem như Quốc gia A chấp thuận bảo lưu của quốc gia D về văn kiện phê chuẩn một tuyên bố bảo lưu. Vì vậy giữa quốc gia A và quốc gia D vẫn tồn tại quan hệ điều ước quốc tế về chống khủng bố, theo đó, quốc gia D sẽ Không áp dụng biện pháp tử hình và tương tự, quốc gia A cũng sẽ không áp dụng biện pháp tử hình để vô hiệu hóa tất cả các hoạt động khủng bố ở nước mình

Bài tập tình huống công pháp quốc tế có lời giải – số 3

Năm 2012, tại quốc gia A xảy ra nội chiến. Hàng ngàn người nổi dậy đã tiến hành đập phá các cửa hàng, nhà kho sân bãi nhằm tăng sức ép đề nghị chính phủ đương nhiệm phải từ chức. Cuộc giao tranh giữa Chính phủ đương nhiên và phe nổi dậy ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như đe dọa sự an toàn của những người nước ngoài đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia A. Trước tình hình nguy cấp này, Hội động bảo an Liên hợp quốc, với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đã có những cuộc họp nhằm xem xét vấn đề của quốc gia. Dự thảo Nghị quyết của hội đồng bảo an trong đó đề cập đến việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp về quân sự, đối với quốc gia A cũng đã được soản thảo. Trong thời gian chờ đợi nghị quyết được thông qua, với tư cách là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an quốc gia X đã cho một số tàu quân sự của mình tiến sâu vào neo đậu trong lãnh hải của quốc gia A để sẵn sang thực hiện Nghị quyết của Hội đồng bảo an. Hãy cho biết:

1. Hành vi của quốc gia X có phù hợp với quy định của Công ước luật biển 1982 hay không? Tại sao?

Trả lời: Hành vi của quốc gia X không phù hợp với quy định của Công ước luật biển 1982. Vì:

Quốc gia X cho neo đậu tàu tại lãnh hải của quốc gia A là trái với quy định của khoản 2 Điều 18 Công ước luật biển 1982 khi thực hiện quyền qua lại lãnh hải đó là đi qua phải liên tục và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đi qua bao gồm cả việc dừng lại và thả neo, nhưng chỉ trong trường hợp gặp phải những sự cố thông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc cạn”. Trong tình huống này, quốc gia X đã neo đậu tại vùng lãnh hải của quốc gia A mà không phải vì gặp những sự cố thông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc cạn mà vì để chuẩn bị sẵn sàng thực hiện Nghị quyết của Hội đồng bảo an.

Bên cạnh đó, quốc gia X đã vi phạm quy định của công ước Luật biển 1982 việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài bị coi là phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, nếu như trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành các họat động quy định tại khoản 2 Điều 19 Công ước Luật hiển 1982. Cụ thể việc đưa quân sự vào khu vực lãnh hại của quốc gia A là hành vi đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, điều này càng vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của Luật quốc tế – nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ luật quốc tế. Việc quốc gia X đưa tàu quân sự vào khu vực lãnh hải của quốc gia A để sẵn sàng thực hiện nghị quyết của Hội đồng bảo an là không có căn cứ vì Nghị Quyết của hội đồng bảo an chưa được thông qua, Nghị quyết của HĐBA được thông qua khi có 9 ủy viên của Hội dồng bảo an, trong đó có tất cả các ủy viên thường trực bỏ phiếu thuận (Điều 27 Hiến chương liên hợp quốc).

Như vậy, hành vi của quốc gia X không phù hợp với Công ước Luật biển 1982.

Câu hỏi thường gặp

Luật Quốc tế có vai trò như thế nào?

– Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể của luật quốc tế trong quan hệ quốc tế. – Là công cụ, là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế. – Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh.

Hình thức của điều ước quốc tế như thế nào?

Điều ước quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản. Trước đây, trong quan hệ quốc tế có sự xuất hiện của một số điều ước quân tử (bất thành văn), tuy nhiên các điều ước loại này hiện nay hầu như không còn tồn tại trong quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế.