Bài tập về chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì

Người ta là hoa đất - Tuần 19

Tiếng Việt lớp 4: Luyện từ và câu. Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?

1. Kiến thức cần nhớ bài chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì

- Trong câu kể Ai làm gì? Chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Ví dụ:

+ Dế Mèn (CN) // bênh vực chị Nhà Trò.

CN là con vật được nhân hóa

+ Mẹ em (CN) // đang nấu cơm.

CN là người

+ Chú mèo (CN) // đang rình chuột.

CN là con vật

- Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành

VD:

+ Học sinh (CN) // đang chăm chú nghe giảng.

CN là danh từ

+ Những học sinh ấy (CN) // đang chăm chú nghe giảng.

CN là cụm danh từ

2. Trả lời câu hỏi bài chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì

Câu 1 ( trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 2)

Tìm các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên.

Lời giải

Các câu kể trong đoặn văn:

Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.

Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.

Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.

Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.

Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

Câu 2( trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 2)

Xác định chủ ngữ trong các câu vừa tìm được.

Lời giải

Các câu trên có các chủ ngữ lần lượt là: Một đàn ngỗng, Hùng, Thắng, Em, Đàn ngỗng.

Câu 3( trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 2)

Nêu ý nghĩa của chủ ngữ:

Lời giải

Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối,...) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Câu 4( trang 7 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 2)

Cho biết chủ ngữ của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành?

Lời giải

- Trong các câu trên, chủ ngữ được tạo thành bởi:

+ Danh từ riêng chỉ tên người: Hùng, Thắng, Tiến.

+ Đại từ chỉ người: em.

+ Danh từ, cụm danh từ: một đàn ngỗng, đàn ngỗng.

Hướng dẫn giải Luyện tập

Câu 1 (trang 7 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Đọc đoạn văn sau:

a) Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.

b) Xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được.

Lời giải

a) Các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn

Trong rừng chim chóc hót véo von.

Thanh niên lên rẫy.

Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước

Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.

Các cụ già chụm đầu bên những chế rượu.

b) Chủ ngữ của các câu vừa tìm được lần lượt là: chim chóc, Thanh niên, Phụ nữ, Em nhỏ, Các cụ già

Câu 2 (trang 7 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Đặt câu với các từ ngữ sau làm chủ ngữ

a) Các chú công nhân

b) Mẹ em

c) Chim sơn ca

Lời giải

Các chú công nhân đang sửa chữa máy mócMẹ em đang nấu cơmChim sơn ca đậu trên cành cây nhãn

Câu 3 (trang 7 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Đặt câu nói về hoạt động của mỗi người và vật được miêu tả trong bức tranh

Lời giải

Quan sát toàn bộ bức tranh và dùng từ ngữ của mình để viết thành câu tả hoạt động của người và vật trong bức tranh

Trên đường các bạn học sinh tíu tít tới trường

Trên cánh đồng lúa trĩu vàng các mẹ đang gặt lúa

Chú công nhân lái máy gặt giơ tay vẫy chào chúng em

Bầy chim đang bay lượn giữa bầu trời trong xanh

Tham khảo toàn bộ: Tiếng Việt lớp 4

Nắm chắc kiến thức trọng tâm và luyện tập các dạng bài tiêu biểu về chủ ngữ, vị ngữ trong câu là yếu tố quan trọng giúp học sinh chinh phục các bài tập cấu tạo câu trong tiếng Việt 4.

Bài tập xác định cấu tạo câu là nội dung kiến thức quan trọng học sinh cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên nhiều học sinh vẫn chưa thể phân biệt rõ ràng ở nội dung xác định cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Để nắm rõ các trọng tâm kiến thức và phương pháp làm bài, hôm nay ta cùng đến với một chuyên đề quan trọng của nội dung cấu tạo câu: Chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? – Do cô Vân Anh (Hocmai.vn) hướng dẫn nhé!


Cô Vân Anh hướng dẫn chuyên đề chủ ngữ – vị ngữ trong câu

Cơ sở lý thuyết về phân tích bộ phận cấu thành câu

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, học sinh được tiếp cận với hai kiểu câu “Ai thế nào” và “Ai làm gì”. Sau đây, ta sẽ phân tích bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai làm gì.

Để phần khái niệm cơ bản trở nên dễ hiểu hơn, cô Vân Anh đã tách kiểu câu “Ai làm gì” thành hai bộ phận chính:

Bộ phận “Ai”: Thường là danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ nhân xưng (tôi, ta, chúng ta,…) đóng vai trò là chủ ngữ trong câu.

Bộ phận “làm gì”: Động từ hoặc cụm động từ chỉ hoạt động, đóng vai trò là vị ngữ trong câu.

 Ví dụ về phân tích bộ phận cấu thành câu

Các dạng bài tập thường gặp trong nội dung về chủ ngữ, vị ngữ.

  1. Bài tập xác định kiểu câu “Ai làm gì”.

Bài tập xác định kiểu câu là dạng bài tập ít xuất hiện trong các đề thi nhưng là dạng bài cơ sở, giúp học sinh nắm vững nền tảng về cấu tạo câu để biết cách hành văn, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.

Cô Vân Anh cũng đặc biệt nhắc nhở học sinh khi làm bài cần chú ý: trước động từ (vị ngữ) nếu xuất hiện từ “bị”, “được” thì câu đó trở thành câu “Ai thế nào” chứ không phải câu “Ai làm gì”. Trong một số câu, hai từ “bị”, “được” có thể bị rút gọn và ẩn đi. Dấu hiệu câu bị lược là chủ ngữ câu đó không thể tự thực hiện hoạt động được nhắc đến trong câu (câu bị động).

Chẳng hạn: “Cây lược này làm bằng ngà voi”. Ở đây, chủ ngữ trong câu trả lời cho “ai” là “Cây lược này”, vị ngữ là “làm bằng ngà voi”. Thoạt nhìn ta thấy đây là kiểu câu “Ai làm gì” bởi theo sau chủ ngữ là một cụm động từ. Tuy nhiên về mặt nghĩa, “Cây lược” không thể tự làm ra nó, vậy tức là nó “được” làm bởi ai đó: “Cây lược này (được) làm bằng ngà voi”. – kiểu câu “Ai thế nào”.

2. Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết là yêu cầu quan trọng để học sinh trả lời đúng các dạng bài này. Theo đó học sinh cần phân biệt rõ hai bộ phận quan trọng trong cấu trúc câu bao gồm “Ai” – chủ ngữ, “làm gì” – vị ngữ. Để bài tập này trở nên dễ hiểu và dễ xác định hơn, học sinh có thể thực hiện bằng cách tách các từ trong câu, đi trả lời cho câu hỏi “Ai” và “làm gì”.

Ví dụ: Công nhân nhà máy/đang/say sưa/làm việc.

“Ai” được nhắc đến ở đây? – Công nhân nhà máy => Chủ ngữ

Vậy “Công nhân nhà máy” làm gì? – đang say sưa làm việc. => Vị ngữ

Có học sinh sẽ thắc mắc: Tại sao trong câu xuất hiện động từ chỉ trạng thái “say sưa” nhưng lại không thuộc kiểu câu “Ai thế nào” thì bởi động từ chính trong câu là “làm việc”, còn “say sưa” chỉ là phần bổ nghĩa. Để dễ xác định động từ chính trong câu, ta có thể thử lược bớt từ đó đi, bởi nếu thiếu động từ chính thì câu sẽ không đúng hoặc đủ về mặt ngữ nghĩa nữa. Giả dụ ở đây, ta lược câu thành “Công nhân nhà máy đang say sưa”: rõ ràng người đọc không thể hiểu rốt cuộc công nhân đang say sưa làm gì, vậy câu chưa đủ ngữ nghĩa. Nếu ta lược câu còn “Công nhân nhà máy đang làm việc” thì câu hoàn toàn vẫn đủ nghĩa.

3. Bài tập tìm cấu tạo chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

Để hoàn thành dạng bài tập này, trước tiên học sinh cần tổng hợp lại kiến thức về các cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Đối với kiểu câu “Ai làm gì”, cô Vân Anh đã gợi ý một số kiến thức trọng tâm sau:

Học sinh có thể đi theo hai bước sau để giải quyết bài tập xác định cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ:

Ví dụ: “Bác hàng xóm đang say sưa cắt tỉa những khóm cây trong vườn”.

Bước 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ

“Ai”: Bác hàng xóm => Chủ ngữ

“làm gì’”: đang say sưa cắt tỉa những tán cây trong vườn => Vị ngữ

Bước 2: Xác định cấu tạo

Chủ ngữ: Bác hàng xóm => Danh từ

Vị ngữ: đang/say sưa/cắt tỉa/những khóm cây trong vườn. => Cụm động từ với “cắt tỉa” là động từ chính.

Trên đây là những nội dung chính về phần kiến thức xác định chủ ngữ, vị ngữ trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. Nắm vững kiến thức tổng thể và các chú ý khi làm bài không chỉ giúp đạt điểm cao trong bài tập luyện từ và câu mà còn giúp học sinh hình thành lối viết văn chính xác, rõ ràng, mạch lạc.

Video chuyên đề chủ ngữ, vị ngữ của cô Trần Thị Vân Anh thuộc CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT 2020-2021 của HOCMAI là tài liệu hữu ích để phụ huynh tham khảo bổ trợ cho con, giúp con tự tin hơn khi bắt gặp các nội dung bài tập này. Quý phụ huynh có thể đăng ký tham gia chương trình để nhận bài giảng Tiếng Việt miễn phí, giúp con nắm vững kiến thức, giải quyết các bài tập đơn giản, hiệu quả hơn.

>>> Phụ huynh đăng ký nhận ngay BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ môn Tiếng Việt cho con tại đây://hocmai.link/Bai-giang-Tieng-Viet-mien-phi  

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ đề