Bao lâu thì sữa về một lần

Hẳn là các mẹ nuôi con bằng cách hút sữa đều băn khoăn không biết nên hút sữa khi nào? Hút bao nhiêu lần một ngày? Hút sữa trong bao lâu để đạt được hiệu quả tốt nhất?

Hút không đủ tần suất và thời gian thì sẽ không có đủ sữa cho bé yêu mà hút nhiều quá thì còn đâu thời gian dành cho mẹ cũng như các thành viên khác trong gia đình! Vậy như thế nào là đúng và đủ, mẹ cùng theo dõi bài viết sau nhé!

Bắt đầu hút sữa: Mẹ nên bắt đầu hút sữa khi nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ không thể cho bé bú ngay sau khi sinh. Vậy, nếu ở trong trường hợp này, mẹ nên bắt đầu hút sữa trong vòng 6 giờ sau khi sinh. Bắt đầu sớm sẽ tạo ra nhiều khác biệt cho việc sản xuất sữa sau này và mẹ cần biết hút sữa đúng cách để sữa về nhiều.

Nếu mẹ đang cho bé bú hoàn toàn và nhận thấy các dấu hiệu của việc nguồn sữa bị giảm không đáp ứng được nhu cầu của bé, đây là lúc mẹ cần quan tâm đến hút sữa song song với việc cho bé bú.

Mẹ vẫn đang đáp ứng được nhu cầu của bé nhưng cần tăng nguồn sữa để dự trữ cho những khoảng thời gian việc bú mẹ bị gián đoạn. Đó có thể là khi mẹ buộc phải đi vắng một thời gian, mẹ phải dùng thuốc đặc hiệu trong vài tuần hoặc ăn đồ ăn gây dị ứng cho bé và cơ thể mẹ cần một vài ngày để đào thải hết. 

>> Làm sao để kích sữa L3 đạt hiệu quả cao?

Bao lâu thì sữa về một lần

Mẹ cần hút sữa đúng cách để sữa về nhiều

Bao lâu nên hút sữa 1 lần?

Nếu bé chịu ti mẹ

Nhiều mẹ băn khoăn không biết vừa cho con bú vừa hút sữa như thế nào? Mẹ hoàn toàn có thể hút sữa một bên vú và cho bé bé bên còn lại. Trẻ bú mẹ sẽ thúc đẩy phản xạ tiết sữa cũng như kích thích tăng sản lượng sữa. Bên cạnh đó, mẹ cần tranh thủ thời gian hút sữa giữa các lần cho bé bú khi ngực của mẹ có vẻ căng. Mẹ cũng cần hút cạn sữa sau khi cho bé bú và hút thêm ngay cả khi không ra sữa để gửi tín hiệu cho cơ thể nhận biết em bé đang có nhu cầu bú nhiều sữa hơn nữa.

Khi đi làm trở lại, mẹ có thể bắt chước lịch bú của bé và hút sữa vào cùng thời điểm bé sẽ bú mẹ nếu mẹ ở nhà.

Khi nào nên hút sữa? Có nên hút sữa ban đêm? Nên hút sữa vào thời điểm nào là tốt nhất? Thời điểm tốt nhất để hút sữa là ngay sau lần bú đầu tiên trong ngày của bé, vì hầu hết các mẹ đều có nhiều sữa vào buổi sáng.

>> Kích sữa bằng cho bé bú mẹ trực tiếp

Bao lâu thì sữa về một lần

Nếu mẹ chỉ hút sữa mà không cho bé ti trực tiếp

Trong trường hợp này, mẹ nên vắt sữa bao nhiêu lần/ngày?  Mẹ có thể vắt 8 - 10 lần sao cho lượng sữa tiết ra đầy đủ là khoảng 750 - 1.035 ml mỗi ngày.

Trong khi lên kế hoạch cho việc chỉ hút sữa mà không cho bé ti trực tiếp, mẹ phải cân bằng giữa nhu cầu hút đủ sữa và quỹ thời gian của mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể hỏi thêm kinh nghiệm về cách giãn cữ hút sữa mà không bị giảm sữa nếu lịch sinh hoạt quá bận rộn. 

Mẹ hãy cân nhắc lịch hút sữa mỗi ngày và sắp xếp quỹ thời gian sao cho phù hợp nhất để có thể vệ sinh và tháo lắp máy hút sữa. Mẹ cần đầu tư những công cụ bổ trợ nào để tiết kiệm thời gian tối đa như cup hút sữa, túi zip/hộp chất lượng cao để bảo quản dụng cụ vắt sữa giúp mẹ không phải vệ sinh nhiều lần trong ngày?…

Liệu mẹ có đi làm trở lại hay không, mẹ có muốn ở nhà với con hay không và trên hết mẹ thực sự cần nghỉ ngơi đầy đủ vào ban đêm. Sắp xếp lịch hút sữa tối ưu là rất quan trọng đối với sức khỏe lâu dài của cả mẹ và bé.

Bao lâu thì sữa về một lần

Mẹ hãy sắp xếp lịch hút sữa phù hợp để có thời gian nghỉ ngơi

Lịch hút sữa - Thời gian biểu hút sữa

Lịch hút sữa cho bé mới sinh

Các mẹ mới sinh thường hỏi nên vắt sữa bao nhiêu lần/ngày? Và mẹ hút sữa nhiều có tốt không? Trẻ mới sinh cần được cho ăn 2 giờ một lần. Vì vậy, đối với một em bé mới sinh, hầu hết các chuyên gia khuyên rằng mẹ cần sắp xếp thời gian biểu hút sữa sao cho đủ 8 -12 lần mỗi ngày.

Mẹ nên đặt giới hạn là 7-10 lần bởi quá ít thì không đảm bảo lượng sữa và quá nhiều có nghĩa là mẹ sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và để ôm ấp vỗ về em bé mới sinh bé bỏng của mình.

Lịch hút sữa với 8 lần hút trong 24 giờ. Lịch hút sữa này sẽ dành cho mẹ ít nhất 3,5 giờ ngủ liên tục, từ khoảng 12:30 sáng đến 4 giờ sáng, ngay sau thời gian hút sữa của mẹ (nếu em bé của mẹ để mẹ nghỉ ngơi!).

Thời gian biểu hút sữa: 7 giờ sáng, 10 giờ sáng, 12 giờ trưa, 3 giờ chiều, 6 giờ chiều, 9 giờ tối, 12 giờ sáng, 4 giờ sáng.

Lịch hút sữa 10 lần mỗi ngày. Với những mẹ đang băn khoăn nên hút sữa trước hay sau khi cho con bú để tranh thủ thời gian nghỉ ngơi thì có thể chọn phương án này. Với lịch hút sữa dưới đây, mẹ được ngủ liên tục 4 tiếng rưỡi từ 7:30 tối đến 12 giờ sáng mà không cần phải lo bé yêu đòi bú tiếp. 

Thời gian biểu hút sữa: 7 giờ sáng, 9 giờ sáng, 11 giờ sáng, 1 giờ chiều, 3 giờ chiều, 5 giờ chiều, 7 giờ tối, 12 giờ sáng, 3 giờ sáng, 5 giờ sáng.

Bao lâu thì sữa về một lần

Mỗi ngày, mẹ cần hút sữa đủ 8-12 lần để đáp ứng nhu cầu của bé sơ sinh

Lịch hút sữa cho bé lớn hơn

Mẹ có thể điều chỉnh lịch hút sữa và thời gian hút sữa sao cho phù hợp với nhu cầu của mẹ và bé. Sau đây là lịch trình gợi ý nhằm giúp mẹ có thể ngủ liên tục 8 tiếng bởi ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tiết sữa mẹ đó mẹ ạ!

Bao lâu thì sữa về một lần

                  Lịch hút sữa cho bé lớn hơn                            

Lịch hút sữa sữa trong trường hợp mẹ sinh đôi, sinh ba

Khi mẹ sinh đôi, sinh ba thì 10 lần hút sữa mỗi ngày là con số hợp lý. Sau đó mẹ có thể quan sát để điều chỉnh phù hợp với các bé nhà mình. Tuy nhiên, mẹ hút sữa nhiều có tốt không và bao lâu nên hút sữa một lần?

Thời gian hút sữa cách nhau bao lâu là phù hợp? Các buổi hút sữa của mẹ không cần cách nhau đồng đều. Tuy nhiên, mẹ nên cho các bé bú hoặc hút sữa ít nhất một lần vào ban đêm trong vài tháng đầu hoặc bất kỳ lúc nào mẹ cảm thấy nguồn sữa bị giảm sút. Mẹ lưu ý không để quá 5-6 giờ mà không hút sữa trong vài tháng đầu.

Mẹ cần lưu ý một chút khi lên lịch hút sữa vào ban đêm nhé! Hãy đặt chuông báo thức để dậy hút sữa đúng giờ thay vì chỉ tỉnh giấc khi ngực quá căng.

Bao lâu thì sữa về một lần

Mẹ nhớ đặt chuông báo thức để hút sữa cữ đêm đúng giờ nhé!

Thời gian hút sữa tối đa là bao lâu để đạt hiệu quả tốt nhất?

Mỗi cữ nên hút sữa trong bao lâu phụ thuộc vào 2 trường hợp sau mẹ nhé:

Trong trường hợp mẹ không thể cho bé ti mẹ trực tiếp

Trong vài ngày đầu, trước khi sữa mẹ bắt đầu chảy, vắt sữa bằng tay là một kỹ thuật cực kỳ hiệu quả để vắt sữa non. Nhưng mỗi lần hút sữa trong bao lâu? Mẹ có thể hút sữa thêm khoảng 10 đến 15 phút mỗi lần để kích thích tuyến sữa. Khi sữa đã về, mẹ có thể hút 30 phút mỗi lần và thêm 2-5 phút sau khi đã hút kiệt.

>> Gọi sữa mẹ về dồi dào với phương pháp kích sữa power pumping

Bao lâu thì sữa về một lần

Nếu em bé ti mẹ nhưng không cạn sữa

Trong trường hợp này, mẹ nên hút sữa trong bao lâu? Mẹ nên hút trong vòng 10 đến 15 phút sau khi cho bé ăn và tiếp tục hút thêm 2 đến 5 phút nữa.

Ngoài ra, mẹ đừng quên massage ngực và đầu ti trước khi hút sữa bởi đây là bước vô cùng quan trọng để kích thích phản xạ xuống sữa, đồng thời giúp lưu thông tránh tắc sữa cho mẹ.

Nếu mẹ đang hút sữa hoàn toàn, mẹ cần phải hút sữa trong 2 giờ mỗi ngày. Để biết mình nên hút sữa trong bao lâu, mẹ hãy chia 120 phút cho số lần mẹ hút sữa và lấy đó làm mục tiêu. 

Mẹ không cần phải chính xác về mặt thời gian mà chỉ cần nhớ một cách dễ hiểu: Mỗi lần hút, mẹ luôn hút cạn sữa và tiếp tục hút thêm sau đó vài phút nhằm gửi cho cơ thể thông điệp rằng: cần tiết nhiều sữa hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của bé yêu.

Bao lâu thì sữa mẹ “về”. Những câu trả lời không đúng cho câu hỏi này đã tạo ra nhiều hệ lụy. Thực tế bao lâu sữa mẹ “về”. Cùng Milena trả lời câu hỏi này hóc búa mà lại rất đơn giản nhé.

1. Bao lâu thì sữa mẹ về?

Ngay cả trước khi mẹ sinh con, sữa của mẹ đã “sẵn sàng”. Sữa non là sữa mẹ đã được tạo ra trong ngực mẹ từ ba tháng cuối thai kỳ. Có nghĩa là sữa mẹ đã “về” đủ cho con bú ngay những ngày sau sinh từ khi mẹ mang thai. Tuy nhiên, khi chúng ta nói “sữa về” thì lại thường đề cập đến sự tăng lượng sữa và sự thay đổi trong thành phần của sữa. Có nghĩa là chúng ta hay nói về sữa “chuyển tiếp”.

Bình thường, sau sinh sữa mẹ sẽ thay đổi và tăng về lượng ngay cả khi mẹ không cho con bú. Khi nhau thai được cắt, hormon kích thích sản xuất sữa (prolactin) sẽ hoạt động. Vì vậy, dù mẹ có cho em bé bú hay không, cơ thể mẹ sẽ vẫn tạo sữa, sữa mẹ vẫn “về”.

Bao lâu thì sữa về một lần
Bao lâu thì sữa mẹ về là điều băn khoăn của nhiều mẹ mới sinh con lần đầu

Mẹ cần làm gì để có sữa ngay sau khi sinh?

Do đó ngay sau khi sinh, sớm nhất có thể, mẹ hãy cho bé được da tiếp da. Đồng thời cho con bú mẹ trực tiếp, tốt nhất là trong một giờ đầu tiên sau sinh. Thời điểm ngay sau sinh, bao giờ cũng ưu tiên số 1 là bé bú mẹ trực tiếp giúp cho việc kích thích tiết sữa của mẹ diễn ra nhanh hơn.

Vì vậy, quá trình này diễn ra khi mẹ cho bé ngậm vú mẹ. Bé ngậm hết đường quầng đen xung quanh núm vú mẹ. Khi bé bú mẹ, cơ thể mẹ tự động tiết ra hoocmon Oxytocin. Hoocmon hạnh phúc này giúp kích thích sữa về nhanh nhất. Đồng thời nó cũng có tác dụng làm co cơ tử cung giúp ngưng chảy máu sau sinh.

2. Nguyên nhân mẹ hỏi “bao lâu sữa mẹ về”

Nguyên nhân chính là do mẹ không cảm nhận được cơ thể của mình có sữa. Bởi vì lượng sữa non của mẹ những ngày đầu sau sinh rất ít, chỉ vừa đủ cho nhu cầu của con.

1)  Một hai ngày đầu sau sinh ngực mẹ mềm.

Mới sinh dạ dày bé rất nhỏ, chỉ chứa được 5-7 ml sữa mẹ, tương đương khoảng 1.5 – 2 muỗng cà phê sữa mẹ. Và mẹ cũng chỉ sản xuất ra đủ lượng sữa cần cho bé. Mẹ hãy tưởng tượng 2 muỗng nhỏ sữa mẹ nếu đổ lên ngực mình thì có cảm giác nặng không? Đó chính là lý do khiến nhiều mẹ nhầm tưởng là sau khi sinh mình chưa có sữa cho con.

2) Sữa non khó vắt nếu không biết cách.

Các mẹ mới sinh con, đặc biệt là các mẹ sinh con lần đầu hầu như sẽ không làm tốt kỹ năng này. Do đó thường sữa non không ra hoặc ra rất ít. Điều này càng khiến mẹ nghĩ mình không có sữa.

3) Thêm một yếu tố nữa là cách cho con bú có đúng cách không.

Nhiều mẹ không cho con bú đúng cách, con sẽ không thể bú hiệu quả được. Cộng thêm con có thể chưa có khớp ngậm đúng cũng sẽ không thể bú mẹ hiệu quả. Khi không bú mẹ hiệu quả, con sẽ không nhận được lượng sữa mẹ cần thiết. Khi đó, con có thể khóc lóc, làm cả nhà lo lắng. Mọi người sẽ nghĩ là sữa mẹ chưa “về”, mà cho con bú dặm sữa công thức. Nhưng thực sự là sữa non đã “về” rồi, chỉ là bị “kẹt” bên trong ngực mẹ, đang cần lấy ra đúng cách thôi.

Cách lấy sữa non ra tốt nhất là cho con bú mẹ đúng cách. Khi con bú mẹ, với lực hút tự nhiên của bé, đầu lưỡi và môi em bé kích thích lên vú mẹ, sữa non của mẹ sẽ ra, sữa mẹ sẽ “về”. Lượng sữa cũng chỉ ra vừa đủ theo nhu cầu của con. Có nghĩa là ngày đầu sau sinh, sữa non của mẹ chỉ “về” 5 – 7 ml. Sau đó lượng sữa mẹ sẽ tăng dần những ngày sau đó. Chính vì sữa mẹ không nhiều như mẹ tưởng tượng, nên mẹ cứ nghĩ sữa không về.Chính vì thế mẹ cho dặm trẻ thêm sữa công thức.

Sử dụng máy hút sữa ở giai đoạn này thường không hiệu quả. Hơn nữa do lượng sữa ít, sữa sẽ dính vào các phụ kiện máy hút sữa, rất lãng phí. Giải pháp được nhiều người lựa chọn hơn là sử dụng cốc hứng sữa silicon NatureBond. Đây là loại cốc được ưu chuộng số 1 tại Anh, Mỹ và Canada.

3. Mẹ sinh mổ khi nào sữa “về” đủ cho con?

Cho dù sinh mổ hay sinh thường thì sữa non vẫn có trong ngực mẹ từ 3 tháng cuối thai kỳ. Có nghĩa là sữa mẹ sinh mổ có sữa non và sữa “về” đủ cho con ngay sau khi sinh. ngay sau sinh.

Bên cạnh đó, cơ thể người mẹ rất thông minh. Cho dù mẹ sinh mổ hay sinh thường, chỉ cần nhau thai bong ra khỏi cơ thể mẹ (xong quá trình sinh nở), cơ thể mẹ sẽ tự động tạo tín hiệu sản xuất sữa. Vì thế mẹ sinh mổ hãy cứ tự tin cho bé bú ngay khi bé được về với mẹ. Khi nhau bong khỏi tử cung, hormone trong cơ thể mẹ thay đổi để kích hoạt quá trình tạo sữa một cách mãnh liệt.

Lượng sữa những ngày đầu khi sinh

Nếu mẹ lần đầu làm mẹ, có thể mẹ sẽ thấy sữa của mình nhiều hơn khoảng 3-4 ngày sau sinh. Khi đó bầu vú của mẹ sẽ căng hơn, chắc hơn và nặng hơn. Nếu mẹ sinh khó, sinh mổ hoặc nếu mẹ bị sưng phù nề sau khi gây tê, có thể mẹ sẽ phải mất thêm một hoặc hai ngày để lượng sữa tăng lên. Có nghĩa là sữa mẹ “về” nhiều hơn.

Từ con thứ hai, sữa mẹ có thể về sớm hơn một chút, khoảng hai đến ba ngày. Khung thời gian này là trung bình. Một số mẹ có sữa mẹ về “nhiều” sớm hơn, một số sữa mẹ về muộn hơn. Em bé chắc chắc có sữa non ngay từ khi sinh ra. Vì vậy đừng lo lắng rằng con không có gì để ăn!

4. Hậu quả của việc trả lời sai câu hỏi “Bao lâu sữa mẹ về?”

Chỉ một chút hiểu sai câu trả lời thôi thì đã là “sai một ly đi một dặm”.

Quay lại để làm rõ định nghĩa sữa “về”. Sau khi sinh, mẹ sẽ có các loại sữa như sau:

1. Sữa non: Là sữa đã có sẵn trong ngực mẹ từ tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Nên sau khi sinh con xong, sữa non đã có sẵn ở đây. Sữa mẹ đã “về” đủ cho con bú ngay từ khi con chào đời. Sữa non rất cô đặc là có lượng rất ít. Ngày đầu sau sinh, mỗi lần bé bú hoặc vắt cũng chỉ có 5 – 7 ml sữa non (khoảng 1.5 – 2 muỗng cà phê).

Bao lâu thì sữa về một lần
Có thể hút sữa non bằng Cốc Hứng Sữa NatureBond

2. Sữa chuyển tiếp: Là sữa tiếp theo của sữa non. Thông thường sau 72 giờ, sữa non sẽ hết dần và chuyển dần sang một loại sữa khác gọi là sữa chuyển tiếp. Sữa chuyển tiếp lỏng hơn nhưng lượng nhiều hơn. Mẹ sẽ cảm thấy ngực căng hơn. Dân gian thường hay gọi là sữa mẹ “về”, chính là giai đoạn sữa chuyển tiếp về.

3. Sữa trưởng thành: Là khi sữa non hoàn toàn hết.

Hệ luỵ của việc trả lời sai câu hỏi: Bao lâu thì sữa mẹ về

Mọi người hiểu sai định nghĩa “sữa về” là giai đoạn sữa chuyển tiếp về. Mọi người thường nghĩ những ngày đầu sau sinh sữa mẹ chưa “về”, nên con không có sữa bú. Vì vậy mọi người thường cho con bú dặm sữa công thức ngay từ những giờ đầu sau sinh, với lý do sợ con đói, mẹ chưa có sữa, sữa mẹ chưa “về”.

Hệ luỵ từ đây.

Cứ mỗi ml sữa công thức mẹ cho con bú là mỗi ml sữa mẹ bị mất đi. Dạ dạy con sau sinh rất nhỏ. Ngày đầu cũng chỉ bằng viên bi. Nên khi mẹ cho con bú sữa công thức, con đã no. Thường là mẹ hay cho con bú sữa công thức nhiều hơn so với lượng cần thiết của con ở giai đoạn này. Dẫn đến con quá no so với nhu cầu của mình.

Vì vậy, khi mẹ cho con bú sữa mẹ, chắc chắn con không thể bú mẹ nữa bởi vì con đã quá no sữa công thức rồi. Nguồn sữa mẹ chỉ được kích thích đúng cách khi con phải bú mỗi 2 – 3 giờ. Sữa non của mẹ “về” nhưng không được lấy ra, bị kẹt trong ngực mẹ.

Hơn nữa bú bình thì dễ dàng hơn nhiều so với bú mẹ. Bú hầu như chỉ cần hoạt động nhẹ cơ hàm là sữa trong bình đã chảy ra. Trong khi bú sữa mẹ, bé hầu như phải vận dụng tất cả các cơ trên mặt. Đã quen với sự dễ dàng của bú bình, nên khi cho bú mẹ, bé từ chối ngay. Bé khóc thé lên, thì mọi người lại nói mẹ sữa chưa về, mẹ không có sữa. Thế là bé lại bú bình thay vì bú mẹ.

Và rồi…

Việc này cứ tiếp diễn, đến khi sữa chuyển tiếp về. Sữa non “mắc kẹt” trong ngực mẹ chặn dòng sữa chuyển tiếp đi ra ngoài. Lượng sữa chuyển tiếp về mỗi ngày một nhiều làm mẹ bị căng tức sữa sau sinh. Mẹ phải chịu đựng đau đớn vì căng tức sữa. Có mẹ bị phát sốt, đau đớn vì căng tức sữa. Sau đó thì bác sĩ cho uống thuốc giảm đau để giúp mẹ cầm cự. Khi đau mẹ lại không dám cho con bú, vì sợ bị đau hơn.

Sau một thời gian

Và rồi những cơn đau do căng tức sữa cũng dần qua sau một vài ngày chịu đựng. Sữa chuyển tiếp về nhưng không được lấy ra do vẫn bị sữa non đã về trước đó cản lại. Sữa mẹ lại được sản xuất theo cơ chế cung – cầu. Em bé không bú, mẹ không biết vắt sữa ra, cơ thể mẹ hiểu là con không cần sữa và sản xuất sữa ít dần hơn.

Và lượng sữa mẹ giảm dần, giảm dần, giảm dần rồi mất hẳn. Bé yêu của mẹ chính thức trở thành fan cuồng của sữa công thức. Bé đã mất đi nguồn dinh dưỡng bổ dưỡng nhất trên đời là sữa mẹ chỉ vì sự hiểu lầm “bao lâu thì sữa mẹ về”.

5. Chuẩn bị gì để sữa non của mẹ về đủ cho con bú ngay sau sinh

Cần nhắc lại một điều là sữa non của mẹ đã về từ trước khi sinh. Việc của mẹ sau sinh là làm thế nào để có thể lấy sữa non của mẹ ra. Mẹ thực hiện các việc sau:

1. Cho con da tiếp da ngay sau khi sinh.

Da tiếp da càng sớm càng giúp mẹ kích thích bản năng làm mẹ. Kích thích cơ thể tiết ra hóc môn oxytoxin và hóc môn prolatin. 2 loại hóc môn “sữa mẹ” này càng được tiết ra nhiều, sữa mẹ về càng nhiều.

2. Cho con bú sớm nhất có thể.

Tốt nhất là cho con bú ngay từ khi ở phòng sinh, trong giờ đầu sau sinh. Bởi vì khi cho bú mẹ sớm đúng cách sẽ làm tăng hoạt động của prolactin trong tuyến vú, giúp sữa mẹ được tạo ra dồi dào và nhanh chóng.

Có thể một số bệnh viện sẽ chưa áp dụng việc này. Mẹ nên tìm hiểu và chọn bệnh viện có áp dụng việc da tiếp da và cho con bú ngay sau khi sinh.

3. Tập cho con bú đúng cách.

Bao lâu thì sữa về một lần
Tập cho con bú đúng cách giúp sữa mẹ “về” nhanh hơn

Việc này sẽ gồm việc mẹ tập tư thế cho bé bú mẹ đúng cách. Tiếp theo là giúp con có khớp ngậm đúng. Khớp ngậm đúng phụ thuộc rất nhiều vào tư thế bú đúng. Chỉ khi nào có tư thế bú đúng mẹ mới có thể có khớp ngậm đúng. Mẹ phải tìm hiểu tư thế bú đúng và khớp ngậm đúng trước khi sinh. Chỉ có như vậy sau sinh mẹ mới bớt bỡ ngỡ khi cho con bú.

Bên cạnh đó, việc bỡ ngỡ những lần đầu cho con bú sau sinh là điều tất yếu. Tuy nhiên nếu mẹ đã có kiến thức sẵn từ trước khi sinh, chỉ cần một vài lần thực hành với con là mẹ có thể làm chủ được kỹ năng năng này dễ dàng.

4. Cho con bú thường xuyên nhất.

Tiếp theo đó, cơ thể mẹ sản xuất sữa theo quy luật cung – cầu. Mẹ càng cho trẻ bú nhiều, sữa mẹ càng về nhiều. Điều này đặc biệt quan trọng trong những ngày đầu sau sinh. Đây là giai đoạn bộ máy sản xuất sữa mẹ được thiết lập.

Mẹ hãy cho con bú mỗi 2 – 3 tiếng. Nếu trẻ có ngủ quên thì hãy đánh thức trẻ dậy, để trẻ có thể bú đủ sữa mẹ. Điều này giúp sữa mẹ về nhiều sớm hơn. Khi sữa mẹ càng về nhiều, trẻ lại càng thích bú mẹ và dễ bú mẹ hơn.

 Mẹ càng thường xuyên cho bé bú trong 48 đến 72 giờ đầu, nguồn sữa của mẹ càng tốt. Và khi đó sữa mẹ sẽ về nhanh hơn bất kể mẹ sinh thường hay sinh mổ.

Các bước này cùng trải lời cho câu hỏi mà các mẹ thường hỏi: Cách giúp sữa mẹ về nhanh sau sinh.

6. Mẹ mang thai chuẩn bị sẵn sàng để sữa mẹ về ngay sau sinh

Như vậy là việc 1, 2, 4 mẹ chỉ có thể thực hiện sau khi sinh. Riêng việc 2 mẹ có thể chuẩn bị trước khi sinh. Nhưng làm thế để có thể chuẩn bị đủ kiến thức cho con bú sau sinh trong khi mẹ đang mang thai. Hiện ở Việt Nam có nhiều tài liệu và khóa học dạy con bú mẹ.

Tuy nhiên các kiến thức này thường là không chính thống, sẽ rất dễ làm các mẹ bị rối loạn. Mẹ ngập giữa những thông tin trái chiều, và khi sinh con mẹ không biết áp dụng cách nào cho hiệu quả.

Ở Việt Nam hiện tại mới chỉ có duy nhất một chuyên gia tư vấn sữa mẹ quốc tế IBCLC là bác sĩ sữa mẹ Lê Ngọc Anh Thy. Bác sĩ thường có các khoá học sữa mẹ cho các mẹ mang thai. Các khoá học sữa mẹ thường được tổ chức ở Tp.HCM. Mẹ ở tp.HCM hoặc các tỉnh gần có thể liên hệ bác sĩ và tham gia để chuẩn bị trước kiến thức.

Một cách khác là mẹ có thể học khoá học online về nuôi con bằng sữa mẹ. Mẹ chỉ nên học các khoá học của các chuyên gia tư vấn sữa mẹ quốc tế IBLCL. Vì chỉ như vậy kiến thức mẹ học được mới đảm bảo chính xác và khoa học. Sau sinh mẹ có thể yên tâm áp dụng theo để sữa mẹ về sớm.

Video hướng dẫn

Video dưới là một phần trong Khoá học Nuôi con bằng sữa mẹ của 2 chuyên gia tư vấn sữa mẹ quốc tế IBLC. 2 chuyên gia đang hướng dẫn cho mẹ tư thế bú đúng và cách chỉnh khớp ngậm đúng. Toàn bộ khoá học là chuỗi gồm 7 Videos. 2 chuyên gia sẽ hướng dẫn cho các mẹ những kiến thức cho con bú thiết thực và dễ hiểu nhất. Toàn bộ những kiến thức cần thiết nhất được cô đọng, chắt lọc để đưa vào khoá học. Mẹ sẽ nắm vững được cả kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.

Và tất cả hướng dẫn đều có hình ảnh minh họa, người mình hoạ trực quan nhất. Nó giúp mẹ có thể tham khảo và thực hành cho con bú theo dễ dàng, hiệu quả. Mẹ nắm rõ được bao lâu thì sữa mẹ về. Mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho sữa mẹ về. Hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của mẹ sẽ trở nên hoàn hảo. Sữa mẹ sẽ về sớm và đủ cho con.

7. Nếu mẹ lỡ đợt sữa mẹ “về” rồi thì phải làm sao?

Khi mẹ đã hiểu lầm câu “sau sinh bao lâu thì sữa mẹ về” thì chắc chắn sẽ có sẽ có những hậu quả nhất đinh. Khi mẹ nhận ra là mình đã hiểu sai thì sẽ có cách khắp phục.

Trường hợp 1) Sữa chuyển tiếp chưa về.

Lúc này mẹ có thể áp dụng vắt sữa bằng tay, đồng thời kết hợp với việc tập cho con bú. Những việc này mẹ có thể tự làm. Tuy nhiên vẫn có trường hợp mẹ không làm được. Giải pháp cho mẹ là có thể sử dụng các dịch vụ chỉnh khớp ngậm đúng. Bác sĩ sữa mẹ Lê Ngọc Anh Thy là một chuyên gia có thể giúp đỡ các mẹ trong trường hợp này. Bác sĩ sẽ hỗ trở chỉnh khớp ngậm đúng để giúp bé bú hiệu quả. Và bác sĩ cũng sẽ tư vấn thêm nhiều kiến thức cho con bú để mẹ có thể vững tâm hơn.

Giải pháp khác

Giải pháp 1

Bên cạnh đó, một giải pháp khác là mẹ có thể sử dụng máy hút sữa. Tuy nhiên phải dùng máy hút sữa chuyên dụng. Bởi vì lượng sữa non rất ít, đặc biệt là sữa non rất cô đặc nên các loại hút sữa thông thường không thể sử dụng được. Chỉ có một loại máy hút sữa duy nhất có thể vắt được sữa non là Máy hút sữa Symphony, chuyên dùng cho bệnh viện. Đây là dòng máy hút sữa tốt nhất thế giới, chuyên hút sữa non và trị căng tức sữa, tắc tia sữa. Mẹ có thể mua hoặc thuê loại máy này.

Một lựa chọn gần đây được sử dụng rất thông dụng trên thế giới là sử dụng cốc hứng sữa NatureBond. Đây là loại cốc được ưu chuộng số 1 tại Anh, Mỹ và Canada. Với thiết kế đặc biệt, NatureBond bám đặt vào ngực mẹ, tự động hút sữa mẹ bằng lực hút chân không tự nhiên. Đặc biệt nó có thể sử dụng để hút sữa non ngay những ngày đầu sau khi. Có thể dùng khi cho con bú hoặc khi trẻ chưa bú mẹ được tốt.

Tìm hiểu thêm về Cốc hứng sữa NatureBond.

Sau khi sữa đã được thông, mẹ phải cho con bú thường xuyên nhất. Đồng thời mẹ phải hút sữa cho con thường xuyên để kích thích lại nguồn sữa mẹ. Sử dụng máy hút sữa cũng giúp mẹ có thêm thời gian để tập cho con bú thành thạo, mà nguồn sữa vẫn được duy trì. Mẹ vẫn có thể duy trì việc dùng máy hút sữa Symphony, tuy nhiên chi phí sẽ cao.

Giải pháp 2

Kế tiếp, một lựa chọn khác là mẹ có thể dùng một máy hút sữa điện đôi tốt thực sự. Bởi vì giai đoạn này mẹ cần kích sữa, tạo nguồn sữa ổn định. Nếu sử dụng máy hút sữa không tốt sẽ làm việc hút sữa không hiệu quả, làm giảm nguồn sữa, thậm chí mất sữa.

Một mẹ chia sẻ khi đổi từ một máy hút sữa thông thường sang một máy hút sữa điện đôi tốt, lượng sữa của chị một cữ hút đã thay đổi từ 120ml / cữ thành 270ml / cữ. Việc hút kiệt sữa là vô cùng quan trọng nhất là ở giai đoạn này đang cần kích sữa và thiết lập nguồn sữa ổn định lâu dài.

Các máy hút sữa điện đôi Medela như Medela Sonata, Medela FreeStyle, Medela Pump sẽ là lựa chọn tốt nhất cho mẹ. Medela là hãng sản xuất máy hút sữa lâu đời và uy tín nhất thế giới. Các máy hút sữa của Medela nổi tiếng về kích sữa và duy trì sữa cho con. Khi con bú tốt, và lượng sữa mẹ ổn định, mẹ có thể giảm việc dùng máy hút sữa lại.

Trường hợp 2) Sữa chuyển tiếp đã về.

Khi đó mẹ đã bắt đầu bị căng tức sữa sau sinh. Lúc này sẽ rất khó để mẹ có thể tự xử lý. Giải pháp tốt nhất là mẹ nhờ sự hỗ trợ của các dịch vụ chữa căng tức sữa sau sinh.

Đông thời, có nhiều dịch vụ chữa căng tức sữa ở Tp.HCM. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ khó có thể kiểm chứng được. Để giải quyết việc lỡ thời điểm sữa mẹ về sau sinh, mẹ có thể tham khảo dịch vụ của chuyên viên Jully Khương. Khương đã có nhiều năm kinh nghiệm về chữa căng tức sữa, tắc tia sữa sẽ hỗ trợ mẹ rất tốt.

Kèm theo đó, sau khi đã chữa căng tức ngực sau sinh xong, mẹ lại tập cho con bú thường xuyên và kết hợp với việc dùng máy hút sữa điện đôi tốt để kích sữa và duy trì sữa cho con.

Vẫn muốn khuyên các mẹ nên sử dụng máy hút sữa điện đôi của Medela như Medela Sonata, Medela FreeStyle, Medela Pump để đảm bảo nguồn sữa. Nếu tốt nhất, mẹ có thể dùng máy hút sữa Medela Symphony.

Trong trường hợp này, cốc hứng sữa silicon NatureBond vẫn là một giải pháp hoàn hảo. Sử dụng cốc hứng sữa sẽ giúp phòng tránh hiện tượng căng tức sữa, tắc tia sữa sau sinh. Đồng thời nó cũng giúp hỗ trợ điều trị căng tức sữa, tắc tia sữa rất hiệu quả.

Bao lâu thì sữa về một lần

Kế tiếp đó, việc chuẩn đoán sai “Bao lâu sữa mẹ về sau sinh” sẽ được giải quyết an toàn và triệt để.

Như vậy câu hỏi Bao lâu thì sữa mẹ về đã được trả lời thỏa đáng.
Nó tùy thuộc phần lớn vào việc mẹ cho con bú sớm chừng nào và việc mẹ cho con bú thường xuyên thế nào. Cộng thêm với việc mẹ cho con bú đúng cách, kết hợp với khớp ngậm đúng thì  sữa mẹ sẽ không chỉ về nhanh mà còn về nhiều nữa.

_________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang | Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger |  | Youtube