Khái niệm chứng khoán là gì

Hiện nay thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang có sự phát triển rõ rệt, điều này được biểu hiện thông qua việc số lượng các công ty chứng khoán thành lập ngày một nhiều, số lượng nhà đầu tư chứng khoán ngày một gia tăng với một hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục thuật hiện đại phục vụ cho sự phát triển của chứng khoản. Tuy nhiên, việc tham gia vào chứng khoán cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, vì vậy nhà đầu tư cần có những kiến thức pháp lý cơ bản về chứng khoán để tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Dưới đây là sự phân tích của Luật Minh Gia về chứng khoán từ và những khuyến nghị cho những người quan tâm đến chứng khoán nói chung và nhà đầu tư chứng khoán nói riêng. Luật Minh Gia hi vọng sẽ tháo gỡ được những nút thắt pháp lý cơ bản liên quan đến thị trường chứng khoán.

1. Chứng khoán là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì:

Chứng khoán là tài sản và liệt kê các loại chứng khoán bao gồm:

- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

- Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

- Chứng khoán phái sinh;

- Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Có thể thấy, Luật chứng khoán chỉ liệt kê các loại chứng khoán chứ không khái niệm về chứng khoán một cách rõ ràng, do đó khi tiếp cận về chứng khoán thì chúng ta có thể tiếp cận các khái niệm của từng loại chứng khoán được liệt kê từ khoản 2 đến khoản 9 của Điều 4 Luật chứng khoán 2019.

2. Đặc điểm của chứng khoán

- Thứ nhất, chứng khoán là tài sản

Do vậy, chủ sở hữu của chứng khoán có đầy đủ các quyền tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Tuy nhiên đây là một loại tài sản đặc biệt nên khi chủ sở hữu thực hiện các quyền tài sản thì phải tuân theo những quy định pháp luật nhất định.

- Thứ hai, chứng khoán được phát hành bởi một cơ quan, tổ chức

Cá nhân không được quyền phát hành chứng khoán, bởi lẽ: Theo quy định tại Điều 15 Luật chứng khoán về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng và Điều 30 Luật chứng khoán về chào bán riêng lẻ thì chủ thể phát hành chứng khoán là tổ chức và phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Do đó, cá nhân không có quyền phát hành chứng khoán cho chính bản thân mình.

- Thứ ba, chứng khoán có tính thanh khoản

Tính thanh khoản của chứng khoán được thể hiện ở chỗ chứng khoán có thể chuyển đổi từ chứng khoán thành tiền mặt và từ tiền mặt thành chứng khoán. Thông thường những chứng khoán có tính thanh khoản cao là chứng khoán có thể dễ dàng mua đi bán lại trên thị trường, giá cả ổn định theo thời gian.

- Thứ tư, chứng khoán có tính rủi ro cao

Tính rủi ro của chứng khoán thể hiện ở việc giá trị của chứng khoán phụ thuộc phần lớn vào giá trị biến động trên thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phát hành chứng khoán. Trong khi đó thị trường chứng khoán biến động rất mạnh từ các tin tức như giá xăng dầu, lãi suất, giá tiền tệ…kéo theo đó là sự giảm mạnh hoặc lên xuống thất thường giá trị của chứng khoán. Vì vậy nhà đầu tư rất khó có thể kiểm soát được giá trị của chứng khoán nên trường hợp giá chứng khoán bất ngờ giảm mạnh sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho chủ đầu tư.

- Thứ năm, chứng khoán có tính sinh lợi cao

Nguồn lợi thu được từ chứng khoán tương đối lớn tùy thuộc vào từng loại chứng khoán và sự biến động lớn của thị trường. Nếu nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu thì việc sở hữu càng nhiều cổ phiếu sẽ được tham gia vào quá trình điều hành, quản lý doanh nghiệp và tỷ lệ được chia lợi nhuận cao hơn những cổ đông khác. Ngoài ra nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động mua bán chứng khoán để hưởng chênh lệch đây cũng là phương thức mà nhà đầu tư chứng khoán chủ yếu sử dụng.

3. Quy định về thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư nên làm gì khi tham gia vào thị trường chứng khoán?

Thị trường chứng khoán là tập hợp người mua, người bán chứng khoán, môi giới chứng khoán, nền tảng giao diện chứng khoán. Hiện nay thị trường chứng khoán ở Việt Nam khá sôi động khi số lượng người tham gia hoạt động đầu tư chứng khoán này một gia tăng ở tất cả các đối tượng trong xã hội. Tuy nhiên như đã phân tích nêu trên, hoạt động đầu tư chứng khoán tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên nhà đầu tư cần cẩn trọng trong quá trình tham gia vào hoạt động đầu tư này. Luật Minh Gia đưa ra một số khuyến nghị sau đây để nhà đầu tư chứng khoán hay những chủ thể quan tâm đến chứng khoán có thể tham khảo:

- Tìm hiểu quy định pháp luật cơ bản về chứng khoán như điều kiện phát hành chứng khoán, mệnh giá phát hành chứng khoán, hình thức phát hành chứng khoán… để tự xác định cho mình về loại chứng khoán mà mình dự định mua có hợp pháp hay không?;

- Tìm hiểu về tổ chức phát hành chứng khoán nơi nhà đầu tư dự định mua như tình trạng pháp lý của tổ chức, khoản nợ, tài chính của tổ chức đó và các vấn đề khác liên quan đến tổ chức phát hành chính quán tùy thuộc vào từng loại chứng khoán;

- Theo dõi diễn biến trên thị trường chứng khoán thường xuyên để đưa ra những tính toán hợp lý hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia kịp thời để hạn chế những rủi ro mà loại chứng khoán mà nhà đầu tư đang sở hữu có thể gây ra;

- Trước khi quyết định đầu tư chứng khoán thì phải kiểm tra thông tin của tổ chức phát hành vì nhiều trường hợp nhà đầu tư đã trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo mà công cụ tội phạm sử dụng chính là chứng khoán;

Trên đây là những phân tích của Luật Minh Gia về chứng khoán và những khuyến nghị mà Luật Minh Gia muốn gửi đến Quý khách hàng, hi vọng có thể giải đáp được những thắc mắc của Quý khách hàng về chứng khoán.

Trân trọng./.

Lĩnh vực chứng khoán hình thành sơ khai vào thế kỷ 15 ở châu Âu. Nó trải qua một quá trình phát triển rất dài để hoàn thiện và phát triển. Hiện tại, thị trường chứng khoán là một phần cực kỳ quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế của quốc gia nào. Nó là một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho cả nhà nước và tư nhân. Tại Việt Nam, khái niệm chứng khoán còn khá mới mẻ và còn nhiều khoảng trống để phát triển. Vậy chứng khoán là gì? Đầu tư chứng khoán có rủi ro không?

Định nghĩa theo các ấn phẩm chính thống của Trung tâm đào tạo thuộc Ủy ban chứng khoán nhà nước: Chứng khoán là một dạng sở hữu hợp pháp đối với một phần tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Và sự trao đổi mua bán dạng sở hữu này tạo thành thị trường chứng khoán. Tuy nhiên cách định nghĩa này dường như chỉ đúng với cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ. Chứng khoán hiện đại được phát triển thêm các loại mới như: chứng khoán phái sinh, quyền chọn,… Theo mình, để hiểu đúng nhất thì chúng ta nên tìm hiểu từng loại chứng khoán.

Cổ phiếu là giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của công ty. Người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông. Chỉ những công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu, công ty trách nhiệm hữu hạn không được phép thực hiện việc này.

Khái niệm chứng khoán là gì

Như hình trên là thông tin cổ phiếu HPG – Tập đoàn Hòa Phát. Theo số liệu từ CafeF ngày 3/7/2020. Vốn hóa thị trường của công ty là 76,205,650,000,000đ. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết là 2,761,074,115 cp. Giá cổ phiếu = Vốn hóa/Tổng KL CP niêm yết = 27.55. Xem thêm: Mệnh giá cổ phiếu, Cổ phiếu quỹ và Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Trái phiếu là giấy chứng nhận nghĩa vụ của tổ chức phát hành (bên vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu một số tiền nhất định trong 1 khoảng thời gian cụ thể. Tổ chức phát hành phải hoàn trả khoản tiền đã vay khi đến hạn.

Khái niệm chứng khoán là gì

Thu nhập của người nắm giữ trái phiếu là tiền lãi định kỳ từ trái phiếu. Mức lãi này không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của tổ chức phát hành. Trái phiếu được xem là chứng khoán nợ. Vì thế nếu tổ chức phát hành phá sản thì phải có nghĩa vụ thanh toán cho người nắm giữ trái phiếu trước khi chia cho cổ đông.

Chứng chỉ quỹ (Exchange Traded Fund) là một loại chứng khoán. Nó biểu thị quyền sở hữu một phần đối với quỹ đại chúng. Quỹ đại chúng là một hình thức các nhà đầu tư nhỏ lẻ góp vốn vào một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp (tổ chức quỹ đầu tư).

Khái niệm chứng khoán là gì

Thực chất, chứng chỉ quỹ giống cổ phiếu. Nó xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn và cũng được niêm yết trên thị trường chứng khoán để giao dịch. Tuy nhiên chúng cũng có những điểm khác nhau:

Chứng chỉ quỹCổ phiếu
Là phương tiện để tạo nên quỹ đầu tư và được vận hành chuyên nghiệp bởi tổ chức quỹ. Tổ chức này chuyên mang tiền đi đầu tư vào thị trường chứng khoán.Là phương tiện huy động vốn của một công ty kinh doanh trong một ngành nghề cụ thể nào đó
Người nắm giữ chứng chỉ quỹ không có quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh của công ty quỹ.Có quyền biểu quyết và quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty quản lý quỹ sẽ thay khách hàng (người nắm giữ chứng chỉ quỹ) lên kế hoạch đầu tưNhà đầu tư phải tự lên kế hoạch tìm hiểu, theo dõi thị trường và tự giao dịch.

Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở có thể là rổ chỉ số (như Việt Nam hiện nay sử dụng VN30), nông sản, kim loại hoặc cổ phiếu trái, phiếu . . . Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc tham khảo các bài viết chuyên sâu về chứng khoán phái sinh tại đây.

Đầu tư chứng khoán là một hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận đáng mơ ước nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và cần một lượng kiến thức đủ lớn để có thể sống sót. Nhà đầu tư cần phải hiểu rõ các rủi ro và chấp nhận vượt qua trước khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Về cơ bản, đầu tư chứng khoán sẽ có 2 loại rủi ro chính:

  • Rủi ro hệ thống: Là loại rủi ro có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Chúng ta không thể tránh được loại rủi ro này mà chỉ có thể tránh hoặc hạn chế thiệt hại khi nó xảy ra mà thôi.
  • Rủi ro phi hệ thống (rủi ro cụ thể): Là loại rủi ro không có tính chất bao trùm lên toàn thị trường. Nó chỉ xảy ra trong từng trường hợp đầu tư riêng lẻ và ảnh hưởng lên một khoản đầu tư cá biệt nào đó.

Rủi ro hệ thống bao gồm các sự kiện chính trị đột xuất, suy thoái kinh tế, biến động lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái,… Các sự kiện này sẽ tác động lên toàn bộ nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng – vốn là hoa tiêu của nền kinh tế.

Để phân loại rủi ro hệ thống, chúng ta sẽ có 1 số loại như: rủi ro giá hàng hóa, rủi ro tiền tệ, rủi ro biến động lãi suất, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu tức là đã có phần sở hữu trong doanh nghiệp niêm yết đó. Nói cách khác, nhà đầu tư đang đặt cược vào lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm dịch vụ của công ty đó. Khi giá cả của loại hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh, hoặc hàng hóa dịch vụ liên quan/bổ sung bị biến động thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó cũng sẽ bị biến động theo. Đặc biệt những hàng hóa liên quan đến chính sách điều hành kinh tế của nhà nước như: xăng, dầu, điện, ga, khí đốt, … sẽ có mức độ nhạy cảm với biến động cao hơn. Như vậy, biến động giá cả hàng hóa sẽ dẫn đến rủi ro hệ thống khi đầu tư chứng khoán.

Rủi ro lãi suất được hiểu là khả năng biến động của mức sinh lời do những thay đổi của lãi suất trên thị trường gây ra. 

Rủi ro lãi suất bắt nguồn từ việc biến động lợi nhuận đầu tư do những biến đổi của lãi suất trên thị trường gây nên. Trên thực tế, giới đầu tư thường coi lãi suất tín phiếu kho bạc là loại lãi suất phi rủi ro, nên nó thường được dùng làm tiêu chuẩn để xác định lãi suất trái phiếu doanh nghiệp.

Trong khi mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu cũng như giá cổ phiếu ưu đãi là mối quan hệ tỷ lệ nghịch, còn giữa lãi suất và giá cổ phiếu thường là mối quan hệ gián tiếp và biến thiên liên tục. Nguyên nhân là do luồng thu nhập đến từ cổ phiếu thường có thể thay đổi theo lãi suất nhưng chúng ta khó có thể xác định được sự thay đổi đó là cùng chiều hay ngược chiều so với sự thay đổi lãi suất.

Để có thể phân tích được mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và giá cổ phiếu thường là một việc đòi hỏi các nhà đầu tư phải có kiến thức kinh tế vững vàng, kinh nghiệm và cần được đánh giá theo từng giai đoạn cụ thể.

Rủi ro tỷ giá bắt nguồn từ tác động của tỷ giá tới các khoản đầu tư chứng khoán, từ đó ảnh hưởng lên tâm lý thị trường. Khi giới đầu tư dự đoán đồng nội tệ sẽ bị mất giá trong tương lai thì họ sẽ có thể ra quyết định rút vốn khỏi thị trường chứng khoán vì khi đó giá tri chứng khoán sẽ bị giảm. Họ có xu hướng thay thế chứng khoán bằng tài sản ngoại tệ hơn.

Rủi ro thị trường hiểu nôm na là mức sinh lời đầu tư bị biến động do sự đánh giá và ra quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường. Mặc dù doanh thu lợi nhuận của công ty vẫn ổn định nhưng giá cổ phiếu có thể dao động mạnh bởi cách nhìn nhận và phản ứng khác nhau của các nhà đầu tư.

Quyết định của các nhà đầu tư thường bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố. Một là các sự kiện kinh tế chính trị xã hội. Hai là các sự kiện vô hình được tạo nên bởi tâm lý đám đông của thị trường.

Rủi ro phi hệ thống là dạng rủi ro mà chỉ một nhóm nhà đầu tư bị ảnh hưởng mà thôi. Đây là những rủi ro đặc thù trong từng ngành hoặc từng doanh nghiệp. Ví dụ các rủi ro cụ thể trong đầu tư chứng khoán như công ty sản xuất bị cháy nhà máy dẫn đến cổ phiếu của công ty bị rớt giá. Chúng ta có thể phân loại các loại rủi ro hệ thống như sau:

Là loại rủi ro bắt nguồn từ sự biến đổi bất lợi trong tình hình cung cầu hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc là sự thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Được hiểu là loại rủi ro về khả năng thanh toán trái tức, cổ tức và hoàn vốn cho người sở hữu chứng khoán. Rủi ro tài chính thường bắt nguồn tư sự mất cân đối giữa doanh thu, chi phí và các khoản nợ của doanh nghiệp.

Là loại rủi ro bắt nguồn từ tác động của các quyết định của nhà quản lí doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ bài viết trình bày về vấn đề khái niệm chứng khoán là gì và các rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Nếu bạn có vấn đề thắc mắc cần giải đáp có thể liên hệ mình hoặc để lại lời nhắn. Mình sẽ liên hệ sớm nhất để hỗ trợ.

Khái niệm chứng khoán là gì

Bài viết liên quan:

Có thể bạn quan tâm: