Vì sao flc lại phát triển nhanh như vậy

FLC kỷ niệm 20 năm thành lập (2001 – 2021) trong một bối cảnh khá đặc biệt, khi những thách thức vô tiền khoáng hậu của Covid – 19 đang quét qua hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là những lĩnh vực như du lịch nghỉ dưỡng, hàng không…

“Rất nhiều người đặt câu hỏi: vậy tình hình FLC ra sao? Tôi có thể trả lời là FLC chịu ảnh hưởng lớn nhưng đến hiện tại vẫn kiểm soát rất tốt”, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC cho hay. 

Theo ông Quyết, cách thức để FLC vững vàng “vượt bão” Covid là kích hoạt tinh thần thời chiến trong quản trị doanh nghiệp và chuyển đổi linh hoạt giữa hai chế độ ON (mở cửa) và OFF (giãn cách). 

“Chuẩn bị đầy đủ các phương án để tận dụng tối đa từng cơ hội. Được mở cửa 7 ngày, vài tuần, hay 1 tháng thì guồng máy FLC vẫn luôn sẵn sàng hoạt động. Giống như mưa thì vào trú mưa, tạnh mưa là phải tiếp tục đi ngay. Luôn giữ tinh thần sẵn sàng trở lại như vậy, bởi phía sau hàng ngàn nhân sự của chúng tôi còn là hàng chục ngàn người thân của họ”, ông Quyết nói.

Sự sẵn sàng một cách quyết liệt của FLC được giải thích bởi nhiều nguyên nhân, nhưng một trong các nguyên nhân chính có lẽ xuất phát từ việc doanh nghiệp này hiếm khi để mình trở nên xa lạ với những chông gai của thị trường. 

Nhất quán và bền bỉ, FLC đã chọn cho mình một triết lý kinh doanh khác biệt trong suốt lịch sử 20 năm hình thành và phát triển: đó là sẵn sàng "đi ngược chiều gió" so với nhìn nhận chung của cộng đồng nếu cảm thấy đó là một cơ hội, sau đó là nỗ lực đến cùng để vượt thách thức và hiện thực hoá bằng được những cơ hội này.

Vì sao flc lại phát triển nhanh như vậy
Chú thích ảnh

“Khẩu vị” riêng của FLC 

Thời dựng nghiệp của FLC, ông Quyết và các cộng sự thành lập văn phòng luật sư SMIC vào đầu những năm 2000. Quyết định này được đánh giá là mạo hiểm vì thời điểm đó, việc tư vấn luật cho giới doanh nhân là vô cùng khó khăn. 

“Khi đó người làm kinh doanh không quá quan tâm đến vấn đề tư vấn pháp lý một cách chính thống. Họ thích sử dụng các mối quan hệ và nếu muốn tư vấn luật, họ sẽ tìm hiểu thông tin từ chính các đơn vị quản lý là cơ quan nhà nước”, ông Quyết cho hay. Nhưng những người sáng lập của FLC đã nhìn thấy cơ hội, khi nhiều Tập đoàn đứng trước nhu cầu chuyển đổi cấp bách để chuyên nghiệp hơn trong hoạt động quản lý, đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là kiểm soát và hạn chế các rủi ro pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Sự kiên định của những người sáng lập đã mang về trái ngọt khi SMIC trở thành một thương hiệu uy tín trên thị trường dịch vụ pháp lý. Sau 7 năm thành lập, SMIC nằm trong Top 10 hãng luật hàng đầu Việt Nam và cũng là hãng luật duy nhất được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen ở thời điểm đó. 

Bước chân vào lĩnh vực bất động sản, FLC tiếp tục theo đuổi khẩu vị riêng, và không ít lần đi ngược lại những làn sóng chung.
Đơn cử, khi nhiều “ông lớn” bất động sản nghỉ dưỡng đổ xô về những “điểm nóng” nổi tiếng như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, thì FLC chọn chiến lược “đánh bắt xa bờ” để trở thành nhà đầu tư tiên phong tại những điểm đến vô cùng đặc biệt. 

Đó là vùng đầm lầy tại Sầm Sơn, khu đồi khai thác than "thổ phỉ" của Quảng Ninh, cho đến vùng bán sa mạc gần như không người tại Quảng Bình, hay những đồi cát hoang sơ của Quy Nhơn… Điểm chung của tất cả những khu vực này là địa hình phức tạp, không dễ khai thác du lịch và sự rời bỏ của những nhà đầu tư “đến rồi lại đi” trước đó. 

Nhưng FLC đã đến, đã ở lại và đã thành công trên chính những vùng đất gai góc này.  

Theo một lãnh đạo cấp cao của Thanh Hoá, dự án của FLC đã tác động lớn đến không gian cảnh quan, kiến thức, văn hoá du lịch và thậm chí là cả giá trị của Sầm Sơn. Từ một điểm đến khiến du khách e ngại, sau khi FLC Sầm Sơn đi vào hoạt động, nhiều dự án bất động sản du lịch, khách sạn cao cấp, nhà hàng đã theo đó mọc lên, đưa Sầm Sơn trở thành một đại đô thị biển văn minh và hiện đại hơn, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch. Văn hoá du lịch cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn. 

Còn tại Quy Nhơn, dự án đã “biến những cồn cát ở Nhơn Hội đầy nắng gió trở thành một khu du lịch nghỉ dưỡng phủ sắc xanh cực kỳ cao cấp, một địa điểm giá trị”, theo TS. Trần Du Lịch. 

Đánh giá về vai trò tiên phong của dự án tại Bình Định, ông Nguyễn Thanh Tùng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định (2015 – 2020) cho biết “FLC như con sói đầu đàn kéo theo nhiều con sói khác, cho nên Bình Định trong vòng mấy năm phát triển rất nhanh, Quy Nhơn có rất nhiều sự khác biệt”.

Sau thành công với các dự án nghỉ dưỡng, vài năm gần đây, FLC tiếp tục mở rộng chiến lược “đánh bắt xa bờ” bằng hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị và quần thể sinh thái tại những vùng đất mới như quần thể du lịch FLC Hà Giang, quần thể du lịch FLC Gia Lai, hay các dự án đô thị tại trung tâm Pleiku, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Tháp…

Có thể nói, trong sự dịch chuyển mang tính chất “bùng nổ” của làn sóng đầu tư về những thị trường mới trong 3- 5 năm trở lại đây, có vai trò dẫn dắt rất lớn từ những nhà đầu tư tiên phong như FLC. 

Vì sao flc lại phát triển nhanh như vậy
FLC Hạ Long, công trình được xây dựng trên một đồi than khai thác trái phép cũ của Quảng Ninh

Dấu ấn từ những “đầu tiên” 

Câu chuyện “ngược gió” của FLC trong lĩnh vực pháp lý và bất động sản, từ năm 2017 đã được tiếp nối bằng một thương hiệu mới: Bamboo Airways. 

Rất nhiều hãng bay trẻ khi bước vào một lĩnh vực có sức ép cạnh tranh khắc nghiệt như hàng không đã chọn chiến lược tiếp cận an toàn, với quy mô nhỏ gọn và một hệ thống các đường bay ngách được tính toán kỹ lưỡng. Nhưng đây không phải lựa chọn của FLC. “Bay là phải rộn ràng, phải hoành tráng. Chứ nếu bay mà chỉ hai ba tàu thì nhom nhem, chết ngay”, ông Quyết nói. 

Chiến lược đầu tư quy mô ngay từ đầu đã đưa một hãng hàng không đến sau trên đường đua đang vươn lên chiếm lĩnh nhiều vị trí dẫn đầu, dù hơn một nửa quãng thời gian hoạt động phải đối mặt với bão Covid.

Hàng loạt cột mốc “đầu tiên” và “duy nhất” của Bamboo Airways có thể kể đến như: Hãng hàng không tư nhân đầu tiên định hướng dịch vụ 5 sao, hãng hàng không tư nhân đầu tiên đón và vận hành máy bay thân rộng hiện đại, hãng hàng không tư nhân duy nhất tại Việt Nam vận hành chuỗi Phòng chờ Thương gia tại các sân bay trọng điểm.  Về mạng bay, đây là hãng bay đầu tiên và duy nhất khai thác mạng bay quy mô 7 đường tới Côn Đảo; hãng bay đầu tiên tại Việt Nam khai thác đường bay thẳng Hà Nội – Rạch Giá, và liên tiếp các đường bay mới kết nối tới Điện Biên, Phú Yên, Quy Nhơn, Phú Quốc… bằng máy bay tải trọng lớn và dịch vụ cao cấp.

Ở thị trường quốc tế, ngay giữa đợt dịch thứ 4, chuyến bay thẳng không dừng kết nối Việt – Mỹ của Bamboo Airways đã triển khai thành công, với hành trình bay kéo dài xấp xỉ 13h30 phút, rút ngắn lên tới 6 - 7 tiếng so với một số chuyến bay nối chuyến Việt - Mỹ hiện hành - điều mà rất ít hãng bay châu Á hiện nay thực hiện được.

Trong 2 năm trở lại đây, Bamboo Airways là hãng hàng không hiếm hoi của Việt Nam cũng như thế giới ghi nhận tăng trưởng liên tục về đội bay, mạng bay cũng như công suất hoạt động, với sự tận tâm hiếm có và tỷ lệ bay đúng giờ dẫn đầu toàn ngành được duy trì từ khi cất cánh.

Vì sao flc lại phát triển nhanh như vậy

Bamboo Airways vận chuyển hơn 10 nghìn người dân về các tỉnh an toàn tuyệt đối cùng hàng trăm tấn trang thiết bị vật tư y tế phục vụ chống dịch trong thời gian qua

“Nếu như có bất cứ một khách hàng nào chê, không hài lòng mà chúng tôi biết hoặc khách hàng phản ánh đến đều được hãng giải quyết triệt để. Nếu khách hàng chưa hài lòng, chúng tôi sẽ làm bằng được để khách hàng hài lòng. Chẳng hạn, hành khách nở nụ cười với tiếp viên của hãng nhưng tiếp viên không nở nụ cười đáp lại thì hãng cũng yêu cầu tiếp viên dừng bay và làm rõ thái độ đó”, ông Quyết nói.

Những dấu ấn “đầu tiên” ấy của Bamboo Airways, một lần nữa cho thấy sự nhất quán trong chiến lược kinh doanh của ông Trịnh Văn Quyết cũng như FLC: “Trong kinh doanh, doanh nhân phải tính đường đi của mình, có nhiều con đường đến đích, muốn trở thành thương hiệu mạnh, có thị phần nhanh thì phải chọn được đường đi khác biệt”.

Chính “đường đi khác biệt” này đã giúp FLC vươn lên thành một tên tuổi lớn trên thị trường sau 20 năm, với những dấu ấn đậm nét trên nhiều lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế, từ bất động sản, du lịch cho đến hàng không. Hệ sinh thái của FLC đã và đang xác lập lại nhiều tiêu chuẩn mới trong sự vận hành của thị trường khi tiên phong giải quyết những “bài toán” khó mà thị trường từng bỏ ngỏ. 

PV

13:15' - 05/05/2020

BNEWS Hoạt động kinh doanh các mảng du lịch, hàng không, nghỉ dưỡng và bất động sản của FLC Group đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19.

 

Liên tiếp thực hiện các hoạt động thoái vốn, sáp nhập, mở mới doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu ra công chúng, tái cơ cấu các hoạt động đầu tư cho thấy phong cách quản trị linh hoạt của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC - FLC Group (mã chứng khoán: FLC). Dù vậy, chỉ trong quý I/2020, doanh nghiệp này lỗ hàng nghìn tỷ đồng dưới tác động tiêu cực của dịch COVID-19.
*Khó khăn từ mảng kinh doanh cốt lõi FLC Group là tập đoàn kinh tế hoạt động kinh doanh đa ngành, tại các lĩnh vực: bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng - golf, hàng không, nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư tài chính, giáo dục, y tế…  Tuy nhiên, theo FLC Group, bất động sản là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, trên tất cả các phân khúc như bất động sản nhà ở - văn phòng, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản khu công nghiệp. Tại lễ Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 và kế hoạch, mục tiêu năm 2020 “Gắn kết nội lực - Vươn tầm cao mới” của Tập đoàn diễn ra vào đầu tháng 2, lãnh đạo tập đoàn đặt ra kỳ vọng đột phá mới trong năm 2020. Theo đó, FLC Group xác định, bất động sản sẽ tiếp tục là ngành kinh doanh mũi nhọn, với khoảng 20 dự án dự kiến khởi công và hàng nghìn sản phẩm đa dạng trong các lĩnh vực đô thị và nghỉ dưỡng. Thực tế, tính riêng trong lĩnh vực bất động sản, năm 2019, tập đoàn đã đưa ra thị trường hàng nghìn sản phẩm mới và khởi công thành công hàng loạt dự án quy mô trên khắp cả nước như: Quần thể nghỉ dưỡng FLC Quảng Ngãi, đô thị Đại học FLC Quảng Ninh, FLC Legacy Kontum, FLC LaVista Sadec… Tuy nhiên, do tác động của dịch COVID-19, hoạt động của các doanh nghiệp và giao dịch trên thị trường bất động sản đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, gây thiệt hại và tạo thêm những thách thức mới đối với lĩnh vực này. Theo Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản Nguyễn Trọng Ninh, số lượng sàn giao dịch đóng cửa chiếm tới 80%, còn lại đều hoạt động cầm chừng. Tỷ lệ người lao động mất việc, tạm ngừng công việc hoặc làm việc cầm chừng trong lĩnh vực bất động sản tương đối lớn. Thống kê từ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cũng cho thấy, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng quy mô lớn trong nước đều do các doanh nghiệp bất động sản đầu tư và quản lý vận hành giảm sút lên đến gần 90%; phần lớn cơ sở du lịch nghỉ dưỡng phải đóng cửa hoặc giảm công suất. Thời gian tới, nếu dịch bệnh thuyên giảm thì khả năng phục hồi tốt nhất cũng đạt khoảng 50% trong năm 2020 và 60 - 70% cho năm 2021, VNREA nhận định. Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, bất động sản là loại hàng hoá đặc thù riêng với dòng tiền lớn, các sản phẩm có giá đắt đỏ. Do đó, trong bối cảnh dịch bệnh, thị trường bất động sản sẽ chững lại và là lĩnh vực đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự đi xuống của nền kinh tế. Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng càng khó khăn hơn. Nhiều khách sạn, khu du lịch đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động vì vắng khách. Tương tự, các phân khúc bán lẻ, văn phòng cũng bị ảnh hưởng bởi người dân ít ra ngoài đường và không đến chỗ đông người. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư kinh doanh cho thuê bất động sản như trung tâm thương mại, toà nhà văn phòng… cũng bị thiệt hại nặng nề do việc kinh doanh, bán hàng của khách thuê bị đình trệ, gián đoạn. Số lượng hợp đồng cho thuê mới hầu như không có. Không nằm ngoài sự ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, bất động sản công nghiệp, bất động sản nông nghiệp được hình thành có quy mô lớn, công nghệ đầu tư, máy móc thiết bị phải đối mặt khó khăn trong việc xây dựng chuỗi hàng hoá dịch vụ, logistics phục vụ cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, dư nợ tín dụng của doanh nghiệp bất động sản đang ở mức cao, áp lực trả lãi vay, nợ vay rất lớn. Theo Công ty cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS, trong quý I/2020, hoạt động của các khách sạn và cơ sở lưu trú trên cả nước chịu ảnh hưởng mạnh từ dịch bệnh COVID-19, với công suất lấp đầy phòng khách sạn tại các thành phố lớn giảm từ 30 - 50% so với cuối năm 2019. Trong năm nay, nếu lượng khách du lịch đến Việt Nam giảm từ 70 - 80% theo kịch bản của Tổng cục Du lịch, nhiều doanh nghiệp trong ngành này có thể phải ngừng hoặc thu hẹp hoạt động, ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu xây mới các khách sạn, cơ sở lưu trú trên cả nước. Đối với lĩnh vực hàng không của FLC Group, vào đầu tháng 2, lãnh đạo tập đoàn cho biết, Bamboo Airways hướng tới chiếm lĩnh 30% thị phần hàng không nội địa với đội bay dự kiến sẽ đạt 50 máy bay và khai thác 85 đường bay trong - ngoài nước. Mục tiêu vốn hóa của hãng đạt 1 tỷ USD sau niêm yết. Tập đoàn cũng tiếp tục tập trung vào mảng dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, đẩy mạnh các lĩnh vực bổ trợ cùng chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư quốc tế. Nhìn lại năm 2019, cơ cấu doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của FLC Group cũng ghi nhận sự thay đổi đáng kể so với năm 2018; trong đó, riêng mảng cung cấp dịch vụ đóng góp vào tổng doanh thu hơn 29% nhờ sự góp mặt từ Bamboo Airways. Dù vậy, trước thực trạng lợi nhuận giảm kỷ lục trong quý I/2020, FLC Group lý giải hoạt động kinh doanh các mảng du lịch, hàng không, nghỉ dưỡng và bất động sản đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19. FLC Group không công bố con số cụ thể về kết quả kinh doanh của mảng hàng không cũng như các mảng khác, nhưng có thể thấy các doanh nghiệp cùng ngành hàng không đang lỗ nặng. Đơn cử, quý I/2020, Vietnam Airlines báo lỗ 2.600 tỷ đồng, cao hơn lợi nhuận sau thuế cả năm 2019 của doanh nghiệp. Điều này cho thấy một thực trạng chung là các doanh nghiệp ngành hàng không đang chịu thua lỗ, trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Hiện FLC Group đang sở hữu 52,11% cổ phần của Bamboo Airways, một hãng hàng không non trẻ mới chính thức thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên vào ngày 16/1/2019. Hiện hãng đang có tham vọng chiếm 30% thị phần hàng không Việt Nam. Vì vậy, kết quả kinh doanh của ngành hàng không sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp tới tập đoàn.

Dù vậy, mức độ ảnh hưởng đối với doanh nghiệp ngành hàng không là khác nhau tùy vào quy mô, đối tượng khách hàng và việc quản trị công ty. Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hãng hàng không Bamboo Airways cho biết, ngành hàng không đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19 nhưng Bamboo Airways vẫn giữ vững mục tiêu chiếm 30% thị phần hàng không nội địa trong năm 2020 và tạm thời điều chỉnh kế hoạch phát triển đội bay ở mức tối thiểu với 40 máy bay.
*Liên tục sáp nhập, tái cơ cấu hoạt động đầu tư Thời gian gần đây, nhà đầu tư liên tục chứng kiến việc sáp nhập của các công ty mà FLC Group có vốn góp. Ngày 16/4/2020, Hội đồng quản trị FLC Group đã thông qua chủ trương nâng sở hữu tại Công ty cổ phần FLC Travel lên tối đa 79,2% thông qua việc mua cổ phần từ các cổ đông hiện hữu. FLC Travel tiền thân là Công ty cổ phần Trang trại và Nông sản Quý Giáp. Hiện Chủ tịch Hội đồng quản trị của FLC Travel là bà Hương Trần Kiều Dung – Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC. Trước đó, ngày 1/4/2020, Hội đồng quản trị CTCP Xây dựng FLC Faros quyết định trình Đại hội đồng cổ đông thông qua chủ trương sáp nhập vào CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (FLC GAB).

Hai doanh nghiệp này đều có liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC Group. Hiện, ông Quyết nắm giữ tới 42,15% cổ phần tại FLC FAROS. Tại FLC GAB, ông sở hữu 8% cổ phần, trong khi tập đoàn FLC Group nắm 9% cổ phần.

Ngoài ra, ngày 2/3, CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone cũng đã công bố việc thông qua chủ trương nghiên cứu và lập phương án sáp nhập vào FLC GAB. 

FLC GAB tiền thân là CTCP GAB hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất - phân phối vật liệu xây dựng, thương mại hàng hóa và đầu tư tài chính. Hiện, ngành nghề chính của doanh nghiệp là quản lý tài sản với danh mục đa dạng như nhà ở thương mại, khu nghỉ dưỡng, sân golf, tàu bay… Mới đây, FLC GAB cho biết, nhằm mở rộng quy mô kinh doanh trong năm 2020 và các năm tiếp theo, công ty đang tiến hành đăng ký chào bán thêm 55,2 triệu cổ phiếu theo Nghị quyết tại Đại hội cổ đông bất thường thông qua vào ngày 3/2/2020. Hiện vốn điều lệ của FLC GAB là 138 tỷ đồng, nếu thực hiện thành công đợt chào bán, vốn điều lệ công ty sẽ tăng thêm 552 tỷ đồng, đạt quy mô vốn 690 tỷ đồng. Với việc vận hành một tập đoàn đa ngành, hoạt động trên nhiều lĩnh vực đã giúp doanh thu của FLC Group tăng cao. Theo đó, doanh thu thuần quý I/2020 của FLC ghi nhận gần 4.768 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá vốn trong kỳ cũng lên tới 6.215 tỷ đồng khiến FLC lỗ gộp gần 1.448 tỷ đồng, trong khi quý I năm 2019, doanh nghiệp vẫn lãi nhẹ 84 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các khoản chi phí của FLC Group đều tăng; trong đó, chi phí lãi vay tăng 51%; chi phí bán hàng tăng 19%; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 6%.

FLC Group lỗ ròng gần 1.172 tỷ đồng trong quý I vừa qua. Đây là mức lỗ kỷ lục kể từ khi doanh nghiệp này niêm yết trên sàn chứng khoán.

Đặc biệt, cuối quý I, lượng tiền mặt của FLC Group chỉ còn hơn 48,5 tỷ đồng, trong khi tiền mặt của tập đoàn này tại thời điểm đầu năm có tới gần 633 tỷ đồng. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng giảm tới 62%, chỉ còn gần 71 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, FLC hiện giao dịch mức giá 2.810 đồng/cổ phiếu (cuối phiên sáng 5/5). Trong khi mở cửa phiên giao dịch đầu năm 2/1, cổ phiếu này có giá 4.720 đồng/cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu của FLC giảm giá tới hơn 40,46% kể từ đầu năm đến nay. Hiện FLC đang giao dịch với mức P/E (hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu) là hơn 10 lần. Vốn hóa thị trường đạt 2.002,19 tỷ đồng./.